Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu cho bạn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu cho bạn

19/04/2015 08:21 AM
212

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu cho bạn. Thức dậy sớm, tích cực giao lưu với người dân địa phương và thoải mái tạo dáng sẽ giúp bạn có nhiều khung hình đẹp và đáng nhớ trong suốt chuyến đi.



Bất cứ du khách nào cũng có nhu cầu lưu giữ hình ảnh ở những nơi mình đặt chân qua trong các chuyến du lịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng sẵn tiện máy ảnh chuyên nghiệp, cũng như người biết chụp ảnh trong những khoảnh khắc đặc biệt ấy. Tất nhiên, tốt nhất là bạn nên đi cùng một tay máy "xịn" để không phải bận tâm nhiều nhưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, bạn cũng vẫn có thể mang về cho mình những bức hình ý nghĩa nếu trang bị một số kiến thức cơ bản.

Xin đưa ra cho bạn một vài lưu ý về việc chụp ảnh cho người không chuyên, để có được bức ảnh tốt nhất mức có thể chỉ bằng chiếc máy ảnh du lịch nhỏ gọn.

Chuẩn bị

Trước khi khởi hành tới một địa điểm nào đó, hãy dành ra ít phút để kiểm tra máy ảnh để tránh những tình huống đáng tiếc xảy ra như quên thẻ nhớ, hết pin... Nếu có thể, bạn cũng nên mang theo chân máy để chụp tự động (loại mini nhỏ gọn, có thể gập lại) bởi nếu đi đông người, một bức ảnh có đầy đủ mọi người với khung cảnh tuyệt đẹp phía sau sẽ là một kỷ niệm khó quên.

Bình minh và hoàng hôn được xem như là thời điểm vàng để chụp ảnh. Ảnh: Kiên Focus

Lựa chọn thời điểm

- Thời điểm đóng vai trò rất quan trọng để cho ra đời một bức ảnh đẹp. Chọn sai thời điểm sẽ khiến bạn khó có được những bức ảnh ưng ý. Hơn nữa, bạn cũng sẽ mất công đi quãng đường xa để tới những địa danh đó mà không thể mang về hình ảnh làm kỷ niệm.

Thời khắc vàng dành cho việc chụp ảnh là lúc sáng sớm, khi mặt trời mới lên và lúc hoàng hôn, khi mặt trời sắp lặn, có thể xê dịch một chút tùy nơi. Lúc này ánh sáng không quá gắt giúp bức ảnh đủ sáng mà vẫn có chiều sâu. Tuy nhiên, trước khi đến một địa điểm nào, bạn nên tìm hiểu qua một chút về thời điểm mặt trời mọc và lặn ở đó (có thể tra thông qua Google bằng cách gõ ký tự: Hanoi sunrise...). Sẽ thật đáng tiếc nếu thức dậy muộn và bỏ lỡ mất thời điểm đẹp chỉ bởi bạn vẫn đinh ninh nghĩ rằng bình minh ở đó cũng giống như nơi bạn sống.

Ngoài ra, ở một số địa danh, chụp ảnh theo mùa cũng mang tới những bức ảnh đẹp hơn mong đợi như chụp vào mùa hoa nở, mùa lá rụng, mùa tuyết rơi...

Quan sát ánh sáng

- Ánh sáng là một trong những điều kiện tiên quyết tạo nên khuôn hình trong mơ. Nên quan sát kỹ nguồn sáng mạnh nhất rồi lựa chọn góc chụp cho thật phù hợp, đặc biệt nên tránh quay lưng nhân vật vào nguồn sáng (như mặt trời) vì sẽ bị ngược sáng, bức ảnh sẽ tối thui.


Ánh sáng chiếu bên hông sẽ tạo ra hiệu ứng bóng đổ thú vị. Ảnh: Kiên Focus

Khuôn mặt người được chụp phải nhận đủ ánh sáng để khi lên hình được đẹp và rõ nét. Tuy nhiên, để nguồn sáng chiếu thẳng trước mặt vào cũng không phải cách hay vì khuôn mặt sẽ nhăn nhó vì chói mắt, hơn nữa rất dễ khiến bức ảnh bị "cháy" (quá sáng). Để ánh sáng chiếu từ trên đầu, hoặc từ bên hông là một ý tưởng tốt để tạo ra hiệu ứng bóng đổ thú vị.

Tìm hiểu bố cục

Có thể không cần tìm hiểu quá sâu về bố cục chụp ảnh nhưng bạn cũng nên biết qua một vài nguyên tắc cơ bản như về đường chân trời, tiền cảnh hậu cảnh...

Một bức ảnh đẹp là bức ảnh có chiều sâu, có chủ thể được lấy nét chặt, không thừa quá nhiều chi tiết xung quanh, cho hình rõ (tiền cảnh) và có thêm hậu cảnh phía sau để thêm sinh động. Tuy nhiên, hậu cảnh không nên quá phức tạp, quá sáng, tránh làm phân tán sự chú ý vào chủ thể bức ảnh (như chụp ở nơi quá đông người phía sau).

Bạn cũng nên biết sơ qua về nguyên tắc 1/3 khi xác định bố cục bức ảnh. Nếu chia khuôn hình thành 9 phần bằng nhau (3 cột ngang và 3 cột dọc), tâm điểm của bức ảnh nên nằm ở 4 giao điểm của các đường thẳng này. Đường chân trời trong bức ảnh nên nằm ở đường 1/3 phía trên hoặc 1/3 phía đưới. Nên tránh để đường chân trời cắt đôi bức ảnh và cũng không nên để nhân vật nằm chính giữa, chia đôi bức hình thành 2 phần khiến người được chụp như bị "đóng đinh", bức ảnh trở nên khô khan, nhàm chán, không còn thú vị và đáng xem. Ngoài ra nên để đường chân trời thẳng, không nghiêng lệch.

Ở nhiều máy ảnh du lịch hiện nay đã có sẵn đường kẻ này, bạn chỉ cần đưa tâm điểm bức ảnh vào đúng các vị trí sẵn sẽ có được bức ảnh có bố cục hợp lý.

Tâm điểm của bức ảnh nên nằm ở 1 trong 4 chấm đỏ trên ảnh minh họa. Ảnh: Linh Linh.

Sử dụng những chế độ sẵn

- Bạn nên thử một số những chế độ có sẵn cho từng điều kiện cụ thể như chụp dưới nắng, chụp ngày mây âm u, chụp ban đêm, chụp pháo hoa, chụp chân dung, chụp phong cảnh... Các phó nháy chuyên nghiệp thường không thích sử dụng những chế độ tự động này vì sẽ không cho ra một bức ảnh hoàn hảo. Tuy nhiên, đối với đa số người chụp ảnh không chuyên, việc được máy lập trình sẵn các thông số sao cho phù hợp rất tiện lợi, cho ra bức ảnh đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật tối thiểu.

- Có thể dùng flash khi chụp dưới trời quá nắng, nhiều ánh sáng hay trong đêm tối để cân bằng độ sáng, không làm ảnh quá sáng hay quá tối. Flash ban đêm thường khiến khuôn mặt trở nên bóng nhẫy và sáng lóa nhưng hãy nhớ, ưu tiên số một của bạn là ghi lại được những bức hình rõ ràng nhất.

Tìm ra những góc chụp khác biệt

Ngoài ra, bạn cũng có thể sáng tạo, tìm ra một vài góc chụp lạ ở những địa danh thân quen mà nhiều người từng ghé chân đến để có nhiều bức hình độc đáo hơn như chụp nghiêng 30 độ so với chủ thể, trèo lên vài bậc thang chụp xuống...

Sử dụng chân máy

Hiện nay nhiều đôi bạn trẻ hoặc các nhóm bạn đi du lịch cùng nhau thường muốn ghi lại các bức ảnh chung, nhưng không phải lúc nào cũng có thể nhờ người khác chụp hộ. Lúc này chân máy ảnh (hay còn gọi là tripod) sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn. Bạn gắn máy ảnh vào chân máy, rồi thiết lập chế độ hẹn giờ khoảng 10 giây và chọn chụp liên tiếp. Như vậy từ lúc bấm mới tới khi máy ảnh bấm chụp, bạn sẽ có 10 giây để đứng vào vị trí mong muốn. Chế độ chụp liên tiếp từ 3 - 5 kiểu một lúc cũng là lựa chọn "an toàn", giúp bạn có thêm nhiều bức ảnh sinh động.

Tuy nhiên, ở những nơi có đông người hoặc nơi không ăn toàn, dễ bị giật đồ, bạn không nên đặt chân máy mà nên tìm người tin cậy, ví dụ như khách du lịch, hay người dân địa phương nhờ chụp ảnh hộ.

Chú trọng chụp các nhân vật hay các hành động

- Không nên chỉ chụp phong cảnh đơn thuần bởi như vậy sẽ rất giống một bức bưu thiếp có thể dễ dàng mua được ở dọc đường. Bạn có thể chụp cảnh sinh hoạt của người dân khu vực đó để thay đổi không khí hay đặt chế độ chụp tự động để lấy được hình ảnh bản thân và phong cảnh phía sau.

- Tạo dáng thật thoải mái. Sẽ rất nhàm chán nếu cả trăm bức ảnh đều chỉ là những dáng điệu đơn giản như giơ tay chữ V hay cười gượng gạo, có chăng chỉ khác các hậu cảnh. Hãy thật tự nhiên khi tạo dáng cho phù hợp với ngoại cảnh nơi bạn đến, như thử một bộ trang phục truyền thống địa phương, nằm dài trên bãi cỏ, đạp xe trên đường hay sà vào một cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ. Chụp chung với người dân bản địa hồn hậu và mến khách cũng là một ý hay.


Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch



Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn có được những bức ảnh đẹp dù chụp trong điều kiện ngược sáng.

1. Thời điểm chụp ảnh

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng

Thời điểm lý tưởng để chụp những bức ảnh ngược sáng là buổi sáng sớm khi mặt trời mới mọc hoặc buổi chiều muộn trước hoàng hôn – lúc trời vẫn sáng nhưng không quá gắt. Thông thường, vào mùa hè, bạn nên bắt đầu chụp ảnh trước 7h sáng và buổi chiều từ 4h30 – 6h30.

2. Chế độ đo sáng

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng

Trong trường hợp muốn chụp ảnh ngược sáng, bạn nên lựa chọn chế độ Spot Metering (đo sáng điểm). Bằng cách này, máy ảnh sẽ đo ánh sáng trên chủ thể chính mà bạn định chụp và không bị “nhiễu” vì ánh sáng của cảnh vật xung quanh.

3. Nguồn sáng

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng

Thông thường nếu nguồn sáng ở phía sau quá gắt, mặt của chủ thể thường bị tối hay bức ảnh bị sáng quá. Nếu muốn mặt của chủ thể sáng hơn, hãy để chủ thể đứng sau một cái cây và phía sau cái cây là ánh sáng mặt trời. Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng một chiếc gương hay thiết bị hắt sáng.

4. Cài đặt máy ảnh

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng

Để tạo nên bức ảnh ưng ý, bạn cần phải cài đặt máy ảnh. Việc cài đặt này tùy thuộc vào bạn muốn bức ảnh của mình như thế nào. Thông thường, nếu muốn kể một câu chuyện, bạn nên để khẩu độ nhỏ: f/22, f/16, f/11, khi đó tất cả quang cảnh xung quanh đều rõ ràng. Còn nếu muốn nhấn mạnh vào nhân vật chính, hãy để khẩu độ lớn: f/1.4, f/1.6, f/1.8, f/2.0…

5. Hiện tượng lóe sáng

Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch ngược sáng

Hiện tượng lóe sáng hay còn gọi là lens flare là một thuật ngữ quen thuộc khi chụp ảnh ngược sáng. Đó là những quầng sáng hay vòng ánh sáng thường xuất hiện khi bạn chụp ngược sáng.

Rất nhiều người thích dấu ấn này trên bức ảnh vì trông chúng rất lãng mạn. Tuy nhiên, nếu bạn không thích để lại những bóng lóe sáng này, bạn cũng nên để chủ thể đứng trước một cái cây hay vật thể che chắn khác để làm tản mất những vòng tròn sáng xuất hiện trong ảnh.

Mang máy ảnh mọi lúc mọi nơi, tìm những góc lạ, căn được những điểm vàng, tìm điểm nhấn, hoạ tiết đặc trưng là những điều bạn cần để có được những pose ảnh đẹp khi đi du lịch.

Kinh nghiệm 1: Mang máy ảnh mọi lúc có thể

Nhiều khi những tấm hình đẹp đến từ những lúc bạn không thể ngờ, vì thế máy ảnh cần có sẵn trong tay bạn khi khoảnh khắc tới. Bạn nên nhớ, những tấm hình tự nhiên và đời thường luôn luôn đắt giá hơn những gì được sắp đặt. Lưu giữ lại những hoạt động của người địa phương , hoặc các nhóm người đang nói chuyện mang đến sức sống cho các tấm hình của bạn.

Nhiều người thường thích chụp những tấm hình chân dung của người dân địa phương để cảm nhận được “không khí” và “cuộc sống” nơi đang thăm quan.

Kinh nghiệm 2: Tìm những góc máy lạ

Các “nhiếp ảnh gia” nghiệp dư thường chọn những góc máy đơn giản, điều này chính là lý do khiến cho những tấm hình trở nên thiếu chuyên nghiệp và hấp dẫn. Vì thế, một lời khuyên cho bạn là hãy tìm những góc chụp mới, ví dụ từ trên cao xuống, hoặc từ thấp chiếu lên.

Một số dòng máy như Canon G12, G1X, hoặc các máy DSLR như Canon 60D, 600D, 650D có một màn hình xoay lật linh hoạt sẽ giúp người chụp tiếp cận với cách chụp hình này một cách dễ dàng.

Thay vì phải mất nhiều thời gian “setup” chân máy cho 1 cảnh chụp, sử dụng
máy ảnh có màn hình LCD xoay giúp việc “tự chụp” trở nên dễ dàng hơn nhiều (hiệu quả hơn nữa với ống kính góc rộng).

Khi có điều kiện đứng ở một ví trí cao, ví dụ đứng trên toà nhà cao tầng, đường đi bộ trên cao, thành phố hay khung cảnh bạn được chụp trở nên vô cùng khác lạ và nhỏ bé.

Với các mẫu máy compact và một vài máy DSLR của Canon (600D, 650D, 60D) có tính năng chụp hình thu nhỏ (hiệu ứng miniature). Chỉ với một vài thao tác trên máy và một vài giây để máy xử lý, những tấm hình của bạn sẽ trông “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều.

Hiệu ứng thu nhỏ của máy Canon 650D (ảnh trên) và các thành phố lớn thường hay có khu quan sát toàn cảnh, đây là một điểm bạn nên quan tâm (ảnh dưới).

Kinh nghiệm 3: Tìm điểm nhấn, hoạ tiết đặc trưng

Đối với những tấm hình cần sự đặc tả, hoặc khung cảnh quá rối rắm, hãy sử dụng lợi thế của các ống kính có độ mở lớn, ví dụ Canon 50mm/f1.8, hay cao cấp hơn
Canon 85mm/1.2L để có được trường ảnh mỏng giúp nổi bật chủ thể.

Bạn cũng nên vận dụng óc quan sát của mình để tìm ra các hoạ tiết đặc biệt, ví dụ như các tiệm bán đồ, nơi có các món hàng được xếp thẳng thớm tắp, các màu sắc đan xen hoặc đơn giản chỉ là các góc cạnh của cuộc sống nơi bạn đang có mặt.

Lấy ví dụ cụ thể về việc chụp lại một xe hàng bán đồ uống trên đường của thành phố Bangkok, qua tấm hình bạn truyền tải được cách người dân Thái Lan sinh hoạt và lao động cũng như ẩm thực nơi đây.




Kinh nghiệm 4: Thời gian vàng

Một thực tế đó là nhiếp ảnh phong cảnh phụ thuộc khá nhiều vào thời điểm chụp hình. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thể loại Nhiếp ảnh đường phố - anh Hải Thanh cho rằng, khung thời gian vàng “mặt trời mọc” và “xế chiều” là lúc tuyệt vời nhất để bạn thoả sức chụp và cơ hội “săn” ảnh đẹp.

Tùy thuộc vào từng vị trí địa lý, nhưng cơ bản, mặt trời sẽ mọc vào tầm 6 - 8h sáng, từ khi tia nắng đầu tiên xuất hiện, cho đến khi mặt trời xuất hiện hoàn toàn. Khi mặt trời lặn, chúng ta có thể “săn cảnh” từ khung thời gian 14h - 18h.

Đặc điểm ánh sáng của 2 thời điểm này rất đặc biệt: màu của ánh sáng sẽ có tông vàng, hướng đi của ánh sáng thường là xiên chéo, giúp tạo nên những mảng bóng đổ vô cùng tuyệt vời. Bầu trời lúc đó cũng sẽ kì ảo và lôi cuốn hơn bao giờ hết, lúc thì đỏ rực, có trường hợp lại tím ngắt pha ánh xanh.

Một nhà văn kiêm hoạ sĩ người Mỹ - Henry Miler từng nói “One’s destination is never a place, but a new way of seeing things”. Có thể hiểu nôm na là “điểm đến của mỗi chuyến hành trình không đơn thuần là một địa điểm, mà là một cách mới bạn cảm nhận về thế giới xung quanh”.

Hãy chia sẻ cảm nhận qua từng tấm hình mà bạn chụp, để thấy cuộc sống của bạn là một chuyến hành trình đầy lý thú.



Bí quyết chụp ảnh đẹp hơn


Thiết bị hoàn chỉnh, kĩ thuật khá ổn, nhưng các bức ảnh chụp vẫn còn thiếu chút gì đó có thể khiến bạn hoàn toàn hài lòng. Một trong số các bí quyết sau có lẽ là điều bạn đang
tìm kiếm để có những bức ảnh đẹp hơn.

1. Dịch chuyển gần hơn đến chủ thể

Trong đa số các trường hợp, khi bạn tiến gần hơn đến chủ thể, bức ảnh sẽ đẹp hơn rất nhiều. Do vậy hãy luôn lưu ý lấy hình chủ phủ đầy khung hình để nắm bắt được những chi tiết thú vị ấn tượng hơn với người xem, chứ không chỉ chú trọng vào cách nhìn tổng thể.

Để ảnh sắc nét nhất, hãy sử dụng zoom quang học nếu như không thể tiến gần hơn đến chủ thể.

2. Sử dụng ống ngắm

Màn hình LCD máy ảnh số thường rất tốn pin. Để tối ưu tuổi thọ cho pin, hãy dùng ống ngắm máy ảnh thay vì quan sát qua màn hình LCD.

3. Chờ đợi khoảnh khắc

Phần lớn các máy ảnh số phổ thông đều có một khoảng thời gian chờ từ khi bấm nút cửa trập và thời điểm lấy hình của máy. Để “chộp” đúng thời điểm, bạn nên hòa mình với sự kiện và luôn ở trạng thái sẵn sàng bấm máy.

4. Tận dụng nguồn sáng sẵn có
Khi chụp ảnh trong nhà, bối cảnh tự nhiên thường không “tương thích” với ánh đèn flash. Cho nên, hãy cố gắng tận dụng các nguồn sáng tự nhiên như nguồn sáng từ cửa hoặc cửa sổ để lấy sáng cho chủ thể, đồng thời tránh sử dụng ánh sáng từ đèn flash máy ảnh.

5. Chụp ở độ phân giải cao nhất

Nếu muốn in ảnh hoặc phóng to, cắt cúp một phần bức ảnh, sử dụng ảnh gốc độ phân giải càng cao càng tốt. Hãy thiết lập độ phân giải cao nhất khi chụp ảnh. Đừng vì lý do tiện dụng khi email file kích thước nhỏ mà chụp ảnh độ phân giải thấp vì bạn có thể dễ dàng resize ảnh bất cứ lúc nào.

6. Chụp càng nhiều càng tốt

Chụp càng nhiều ảnh, cơ hội tìm được bức ảnh đặc biệt ưng ý càng cao. Bạn chẳng tốn hao gì nếu chưa in ảnh, do vậy hãy tìm bức ảnh đẹp nhất để in bằng cách chụp càng nhìều càng tốt.

7. Xóa ngay các bức ảnh không ưng ý

Trong lúc chụp ảnh và xem lại, hãy xóa ngay các bức ảnh không thật sự đẹp, đừng chần chừ vì bạn đang hao phí dung lượng thẻ nhớ cho chúng. Nếu như vẫn chưa chắc chắn vào nhận định của bạn về bức ảnh, hãy lưu ảnh để xem lại trên máy tính.

8. Trang bị pin dự trữ

Hao pin chính là “tật xấu” có tiếng của máy ảnh số. Do vậy, hãy trang bị thêm một bộ pin sạc dự trữ. Bạn vẫn có thể tiếp tục chụp ảnh trong khi bộ pin kia đang sạc.

9. Thẻ nhớ dung lượng lớn

Đa số các thẻ nhớ đi kèm máy có dung lượng khá nhỏ, 16MB – 32MB. Do vậy hãy trang bị một thẻ nhớ có dung lượng “cực đại” trong khả năng của bạn. Giá thẻ nhớ ngày càng hạ, do vậy hãy “quẳng gánh lo” về thẻ nhớ đi và chỉ chú tâm vào việc chụp ảnh.

10. Đầu đọc thẻ nhớ

Đây là m��t trong những cách lưu chuyển hình ảnh nhanh và dễ dàng nhất giữ máy ảnh và máy tính. Đầu đọc thẻ nhớ giúp tải hình ảnh nhanh hơn cáp usb của máy ảnh. Ngoài ra, nếu máy ảnh không có bộ sạc hoặc dock, đầu đọc thẻ nhớ sẽ giúp máy ảnh ít hao pin khi tải hình ảnh lâu.

Các bí quyết trên giúp bạn luôn sẵn sàng có những bức ảnh đẹp. Nhưng bí quyết quan trọng nhất được nhiếp ảnh gia Rick Sammon tóm tắt như sau: “Dù cho bạn là lính mới hay người lăn lộn nhiều với nhiếp ảnh, điều quan trọng nhất cần nhớ chính là sự tự do và linh hoạt mà máy ảnh số mang đến cho việc chụp ảnh. Hãy cầm máy ảnh và trải nghiệm. Cứ thể nghiệm các kĩ thuật mới. Và trên hết, đừng quên tận hưởng niềm vui khi chụp ảnh”.






Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Tự chụp ảnh cưới cần chuẩn bị gì?
Cách tạo dáng chụp ảnh cưới để có khuôn hình hết ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc -
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý