Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường ghi lại từng khoảnh khắc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường ghi lại từng khoảnh khắc

19/04/2015 08:21 AM
328

Kinh nghiệm chụp ảnh đời thường ghi lại từng khoảnh khắc. Chụp ảnh đời thường không hề dễ. Cả một thế giới hối hả chạy đua và bạn sẽ phải thực hành rất nhiều mới có thể chụp được những bức hình ưng ý về cuộc sống xung quanh. 



1. Tìm điểm dừng chân hợp lý.

Mona. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.

Bạn có thể vừa cầm máy ảnh, vừa đi tản bộ trong thành phố để tìm kiếm góc hình hay những khoảnh khắc đẹp, nhưng rõ ràng thật khó để có thể vừa ngắm nghía xung quanh, vừa giơ được máy lên và chọn ngay được khung hình ưng ý.

Hãy đi chậm lại. Cứ mỗi vài chục mét, bạn nên dừng lại khoảng vài phút, nhìn ngắm xung quanh, chú ý từng chi tiết trước khi bước tiếp. Cứ vừa đi vừa dừng để nhìn và ngắm, sẽ có lúc bạn chớp được đúng khoảnh khắc để đời như bức ảnh Mona ở trên. Nếu cứ vừa đi vừa nhìn, bạn sẽ không thể kịp giơ máy và chắc chắn sẽ vuột mất cơ hội.

2. Chú ý đến đôi mắt.

Tại công viên Rucker. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.

Nếu muốn cải thiện chất lượng ảnh chủ đề chân dung đời thường, hãy luôn chú ý đến đôi mắt của nhân vật. Mọi người có thể rất giỏi giấu cảm xúc trên khuôn mặt mình nhưng đôi mắt thì không bao giờ nói dối. Hãy tìm kiếm những cảm xúc thể hiện qua đôi mắt, bạn sẽ thấy nó hiệu quả thế nào khi lên ảnh.

Thêm vào đó, ánh mắt trực diện có tầm quan trọng đặc biệt, bởi nó có thể tạo một sự liên kết chặt chẽ cảm xúc của nhân vật. Mặc dù không phải ai cũng thích bị chụp ảnh trực diện nhưng đôi khi kiên nhẫn chờ cho tới khi họ hướng ánh mắt vào máy ảnh và chớp được khoảnh khắc này, bạn sẽ có một bức ảnh ưng ý trước khi đối tượng kịp có phản ứng nào đó.

3. Tập trung vào chi tiết.

Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.

Chụp ảnh đời thường không nhất thiết cứ phải có người hoặc cả loạt người xuất hiện trong ảnh. Nên đơn giản hóa bằng cách tập trung vào những chi tiết tưởng chừng như nhỏ nhặt mà mọi người dễ bỏ qua. Hãy nhìn vào các chi tiết như bàn tay, ánh mắt, hay một phần trang phục của nhân vật và chụp cận cảnh các vật này. Đôi khi chỉ nhờ những thứ giản đơn mà ý tưởng và cảm xúc được thể hiện rõ rệt và mạnh mẽ hơn.

4. Chụp với ISO cao.

Ngủ. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.

Máy ảnh đời mới có chất lượng ảnh đáng kinh ngạc ngay cả với ISO cao. Vì thế, trừ khi chụp ngoài trời, nếu trong hoàn cảnh thiếu sáng, bạn hoàn toàn có thể chọn mức ISO lên tới 1.600 hay thậm chỉ 3.200 mà không phải quá lo lắng. Chụp với ISO cao giúp ảnh vẫn đạt độ nét với tốc độ cao và độ mở hẹp. Với các máy ảnh đời mới, bạn có thể thấy rằng chụp với ISO cao cũng có thể có được những bức ảnh đủ chất lượng, trừ một chút vấn đề với nhiễu.

Nhưng không phải cứ bị nhiễu hạt là ảnh không đẹp. Chỉ cần đảm bảo bạn không xử lý ảnh quá nhiều ở khâu hậu kỳ, bởi nhiễu có thể trở nên tồi tệ hơn và phá hỏng bức ảnh. Khi đã chụp với ISO cao, tốt nhất là nên chỉnh phơi sáng cho đúng để không phải xử lý ảnh hậu kỳ.

5. Chụp cảnh không người.

Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh.

Chụp ảnh đời thường không có nghĩa là phải chụp người trên đường phố. Mặc dù chụp ảnh đời thường là chụp về con người, nhưng không nhất thiết phải có con người hiện diện trong ảnh. Có rất nhiều cách thức để chụp ảnh mà không cần phải có người mà bạn vẫn thể hiện được một thông điệp liên quan.

Nhưng cũng đừng vì thế mà nhầm lẫn ảnh đời thường không người với ảnh quang cảnh đô thị. Ảnh thể loại quang cảnh đô thị chủ yếu diễn tả về không gian đô thị, chẳng hạn một tòa nhà hay một công trình nào đó. Còn ảnh đời thường là phải thể hiện một điều gì đó về con người. Ví dụ ảnh Layers of the City ở trên thể hiện sự thay đổi của khu Manhattan, cụ thể là vùng ngoại ô của East Village, hiện là vùng phát triển với tốc độ chóng mặt của thành phố. Nó thể hiện một quá trình lột xác từ một vùng nghèo khó trở thành một khu vực sẽ phát triển trong tương lai. Bức ảnh vì thế thể hiện một xu hướng nào đó về con người và thành phố chứ không chỉ là bức ảnh đơn thuần về một công trình xây dựng nữa.

6. Chụp ảnh đêm.

Chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.

Ban đêm là một trong những khoảng thời gian hợp lý để chụp ảnh đời thường. Nói chung, chụp ảnh đường phố về đêm thường mang lại nhiều cảm xúc hơn là cũng cảnh đó nhưng chụp ban ngày. Khi chụp chủ đề này, tốt nhất không dùng đèn flash. Thay vào đó, hãy tận dụng ánh sáng từ cửa hàng, từ đèn đường… để tăng thêm hiệu ứng cho ảnh. Hãy sử dụng ISO cao nếu cần thiết.

7. Ghi lại những khoảnh khắc sẽ trở thành lịch sử.

Ảnh của James Maher / Digitalphotographyschool.

Ảnh đời thường cũng như rượu, càng để lâu càng có giá. Vì thế, hãy nghĩ về những cảnh vật hay khung cảnh có thể thay đổi, sẽ không như cũ trong vòng 2, 3, 10 hoặc thậm chí là 20 năm nữa. Ví dụ bức ảnh 4 người đọc sách, báo trên tàu điện ngầm ở trên. Mặc dù trông có vẻ bình thường nhưng với sự phát triển công nghệ như vũ bão hiện nay, hình ảnh như vậy chắc chắn sẽ biến mất trong vài ba năm tới, khi ai cũng có sách điện tử để đọc thay vì sách báo giấy, và lúc đó bạn sẽ chẳng thể nào có được những bức kiểu này.



Những kỹ năng chụp ảnh đời thường.


Chụp ảnh đời thường (Street Photography) là một trong những thể loại được nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh chụp nhất. Ngay từ khi cầm máy sáng tác, những bức ảnh đầu tay của bạn thường là những bức ảnh đời thường. ảnh đời thường ta ví như làm thơ “lục bát” dễ làm nhưng khó hay...

Vậy Có cách nào để chụp ảnh đời thường thành công và cách đi tìm đề tài cho ảnh đời thường sao cho hiệu quả.

Trước tiên cần nhấn mạnh, trong ảnh nghệ thuật, đề tài đời thường cũng như một số thể loại ảnh nghệ thuật khác, cho phép người nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo, nghĩa là được phép dàn dựng. Không nhất thiết ảnh phải được chụp theo phương pháp ghi thực như ảnh báo chí. Miễn sao đừng để “thật” mà như “giả”…

Trong sáng tác ảnh đời thường có những hạn chế mà chúng ta thường gặp như; cảnh đẹp, ánh sáng tốt thì lại thiếu vắng con người sinh hoạt, lao động. Hay ngược lại, “người mẫu” tốt thì thời tiết lại không như mong muốn…nên đi sáng tác các nghệ sĩ chúng ta hay mượn, thậm chí thuê người mẫu “dàn dựng” để tự làm chủ trong mọi tình huống. Điều này cần đến một “cái đầu” thông minh, hơn là sự may mắn.

Tôi không phản bác, hay chê bai cách dàn dựng mà nói ở đây cách chụp ảnh đời thường theo phương pháp ghi thực, vì ảnh ghi thực dễ gây cảm xúc mạnh tới người xem.

Sức sống giữa thiên nhiên Ảnh Vũ Chiến.

 Về phần thiết bị nên dùng những máy ảnh tốt, chuyên nghiệp. Ta nên chọn những ống kính tele và loại đa tiêu cự (zoom lens).  Có tiêu cự thường 80-200. Không nên dài quá vì tiêu cự càng dài thì xử lí càng chậm, khẩu độ 2.8 (f/2.8 là nhanh nhất vào thời điểm hiện nay). Nên có chế độ chống rung (image stablizer) để chụp ảnh tốt ở vùng ánh sáng yếu. Đôi khi cần đến những ống kính góc rộng (Wide-angle lens) để tạo sự lạ mắt về bố cục nhưng với ống kính loại này thì thường hay dễ làm đối tượng phát hiện, mất tự nhiên nên người chụp phải tìm cách tiếp cận tốt thao tác máy chụp phải nhanh và một số thiết bị đi kèm như chân máy, dây bấm mềm…

Tôi đưa ra ba cách để các bạn cùng tham khảo, sau những kinh nghiệm mỗi lần đi sáng tác.

- Một là “TINH” để phát hiện đề tài

- Hai là “NHANH” để phân tích tính triết lý đề tài đó.

- Ba là “NHậY BéN” trong thao tác cho cú bấm máy.

1- Đã là chụp khoảnh khắc ảnh đời thường thì yếu tố “TINH” cực kì quan trọng khi bạn quan sát. Đây là cách ta tìm đề tài. Có một kinh nghiệm thực tế là nghệ thuật nói chung ảnh nghệ thuật nói riêng, đạt thành công ở mức nào đi nữa thì tính mới, lạ là điều quan trọng hàng đầu nên khi đi sáng tác trên đường, tôi hay quan sát, để tâm đến những gì, sự việc gì có tính chất khác lạ xảy ra. Vì khác lạ hay nảy sinh những tứ hay và đừng quên thủ pháp so sánh là yếu tố bạn nên quan tâm luôn đặt sự so sánh như cũ mới, cao thấp, đẹp xấu, ngay cả yếu tố sự khác nhau về màu sắc…

2 - Khi bạn đã có cái quan tâm cho đề tài rồi thì kế đến là ta phải NHANH để phân tích đề tài đó, con người đó, hoàn cảnh, công việc đó. Muốn phân tích tốt thì lúc này rất cần một trình độ cảm thụ ngôn ngữ ảnh của bạn mang tính triết lý. Triết lý của ảnh nghệ thuật khác với tính triết lý của ảnh báo chí là ở chỗ. ảnh báo chí yếu tố triết lý không thể thay đổi trong cái có lý 100% không thể hư cấu, trừu tượng. Còn tính triết lý trong Văn học nghệ thuật nói chung, ảnh nghệ thuật nói riêng nó được mở rộng biên diện cái gọi là tính triết lý trong hoàn cảnh, sự việc xảy ra kể cả yếu tố về thời gian. Không gò bó, cứng nhắc về cái lý lẽ 100% kia. Vốn dĩ là nghệ thuật sáng tác nên lý chí của người nghệ sĩ thường hình tượng hóa một vấn đề trên một cái sườn của quy luật cuộc sống. Nên người nghệ sĩ rất cần đến vốn sống là vậy. Hơn thế nữa phải biết dựa trên cái phạm trù tính “Thiện” trong phạm trù “Chân - Thiện - Mỹ”, cái gì đáng để chụp hay không? Bức ảnh đó, tác phẩm bạn làm ra có đem lại sự lạc quan, yêu đời, yêu nhân loại. Hay nói rộng hơn có làm cho một xã hội đẹp hơn hay không?... Nên có thể nói một bức ảnh đẹp chỉ có thể chụp từ một tâm hồn đẹp của người nghệ sĩ.

3 - Hai bước cơ bản trong cách chụp ảnh đời thường ở trên thì bây giờ là lúc, chất lượng ảnh đẹp hay xấu là do kĩ năng xử lí ánh sáng, sử dụng chiếc máy ảnh của bạn. Muốn được vậy thì  bạn phải làm chủ được phương tiện, hiểu rõ đường đi của nguồn sáng, biết kết hợp hài hòa các thông số như đặt tốc độ, khẩu độ sao cho hình ảnh được nổi bật hơn và điều quan trọng là tốc độ, khẩu độ phải kết hợp làm sao cho mỗi khi thấy đối tượng “vào tầm ngắm” là đưa ra những cú bấm máy nhanh nhất, kịp thời nhất.

- Gợi ý sử dụng chế độ ưu tiên tốc độ  S (ở máy Nikon) Hay Tv (ở máy Canon) Giúp người chụp quản lý tốt hiện tượng rung tay máy khi cầm chụp. Nhiều người chụp thường đặt ở tốc độ từ 1/125s-1/250s để đạt được điều này. Kể cả trong điều kiện ánh sáng môi trường điều hòa, không quá gắt và không quá yếu, hay các trường hợp chụp trong nhà có ánh sáng môi trường tương đối ổn định, không phải chụp ngược sáng, v.v… chế độ S/Tv cũng cho phép người chụp giản thiểu tính toán phơi sáng bằng cách đặt một tốc độ chụp cố định (cùng ISO và WB cố định). Và ảnh đời thường của bạn có là một tác phẩm nghệ thuật còn do tính quyết định ở cú bấm máy đúng lúc


Làm sao để chụp một bức ảnh đời thường không thường thường



Nhân dịp có topic ảnh đời thường của bác Dr Thanh. Mình muốn chia sẻ với các bạn đam mê nhiếp ảnh tinh tế một vài cách để có thể chụp những bức ảnh đời thường đẹp.
Ảnh đời thường đúng như tên gọi của nó - thể loại ảnh chụp những họat động bình thường của cuộc sống vẫn diễn ra từng phút xung quanh chúng ta. Nếu chỉ coi việc chụp ảnh là ghi lại hình ảnh thì quả thật nhàm chán và rất khó để người xem cảm thấy thú vị vì những họat động đó quá quen thuộc với mọi người. Để tránh sự nhàm chán đó, nhiều người luôn cố gắng đi tìm những khoảnh khắc bất thường (tai nạn, hành vi kỳ quặc,), sử dụng những công cụ làm biến đổi hình ảnh gây nên sự lạ mắt(ống kính góc rộng, ống kính mắt cá...), sử dụng các phần mềm xử lý ảnh để thay đổi, cắt ghép màu sắc, nhân vật, bối cảnh. Hay có người viết cả 1 bài văn kể ra một câu chuyện đau lòng/thương tâm/bốc phét hay chép nguyên 1 bài thơ đi kèm với ảnh. Tất cả những điều nêu trên đều có thể thực hiện, không có quy định nào cấm cản nhưng theo mình, làm như vậy là hạ thấp ý nghĩa của NHIẾP ẢNH - hành động lưu lại 1 khoảnh khắc không bao giờ có thể quay lại nữa. Nhiếp ảnh không phải là hội họa nên nó đòi hỏi sự trung thực, trung thực trong hình ảnh, trung thực trông chú thích...nhất là đối với ảnh đời thường.
Vậy làm thể nào để chỉ bằng 1 cú bấm máy, ta có thể thu hút người xem, có thể làm bức ảnh trở nên ý nghĩa hơn, đẹp mắt hơn?
Những cách mình sẽ chia sẻ không phải do mình nghĩ ra mà chỉ là cóp nhặt kiến thức từ nhiều nguồn, kết hợp với kinh nghiệm bản thân, tổng hợp chia sẻ lại với mọi người.
I. Khoảnh khắc quyết định:
khoảnh khắc là thứ quan trọng nhất trong nhiếp ảnh. Nó có thể là 1 ánh mắt, 1 hành động, một tia nắng... Ở đây mình muốn nói đến khoảnh khắc tốt nhất khi chụp 1 chuyển động của cơ thể con người. Khoảnh khắc tốt nhất của chuyển động là lúc mà chuyển động đó đạt đỉnh điểm (căng nhất), bước chân chạy dơ lên cao nhất rồi hạ xuống, cú đấm căng nhất khi người đấm duỗi hết chiều dài của cánh tay, cú sút của cầu thủ bóng đá..... Nói ngắn gọn là cách chụp bước chân CĂNG trong ảnh đời thường. Với những trước DSLR hiện đại có thể chụp tới 12 hình trên giây hiện nay thì việc này không khó, ta cứ việc ghì nút chụp rồi về chọn cái tốt nhất, ai cũng làm được cả. Nhưng việc phán đoán, chớp đúng khoảnh khắc căng nhất của chủ thể lại là việc làm cực kỳ thú vị và thách thức. Nó đòi hỏi người chụp phải có sự nhạy bén tốt, hiểu biết về chuyển động của cơ thể con người. Cách để chụp CĂNG không khó, với những chuyển động bình thường như đi lại, chạy nhảy...người chụp cần nắm vững nhịp độ của nhân vật, thậm chí có thể đếm 1,2,3...1,2,3 khi đã nắm được nhịp độ thì việc chụp đúng khoảnh khắc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Khi chụp thể thao, sân khấu đòi hỏi người chụp phải nắm được hành động đẹp nhất, căng nhất của nhân vật, ví dụ như bóng đá thì là cú sút của cầu thủ, cú bay người phá bóng của thủ môn, bóng chuyền là cú đập trên lưới, tennis là những cú giao bóng, smash...
Một bức ảnh mình chụp 1 em bé đang chạy về nhà

DSC_0313rs

Chân phải của em bé căng hết cỡ về phía sau, chân trái đang chuẩn bị dậm để tạo trụ đưa chân phải lên trước. Thêm vào đó là 1 hậu cảnh với tường vôi khá đẹp. Bạn thấy bức ảnh này thế nào?

5754023913_d18a06b3a6_o


Tấm này thì kết hợp cả 2 trường hợp, căng và chùng. Bước chân của em bé đẩy căng để tăng tốc chiếc xe, bước chân của người mẹ thì như níu lại để chờ con.

II. Sử dụng ánh sáng
Ánh sáng là phần quan trọng nhất của nhiếp ảnh. Chụp ảnh thực chất là họat động lưu lại ánh sách chiếu vào cảm biến (phim với máy phim). Một bức ảnh có ánh sáng tốt là bức ảnh có đủ sáng, tối. Khi chụp đời thường ta không thể mang theo đèn flash, hay đèn quay phim để tạo ra ánh sáng tốt cho ảnh. Khi chụp đời thường tôi luôn chọn thời điểm sáng sớm hoặc chiều muộn, lúc đó ánh nắng mặt trời là nắng xiên chéo, rất hợp với việc chụp ảnh.

7905825378_af089b79e9_b


Ánh nắng chiều xiên khe qua những tấm bạt tạo thành những đường chéo trên ảnh. Tình huống này ta chỉ cần đứng đợi, sẵn sàng máy ở khẩu độ 5.6 trở lên để đảm bảo chủ thể nét, chờ nhân vật đi quá là có một bức ảnh tốt.

5699684238_e4479c590c_o


Ánh nắng chiều chiếu qua mái nhà, kết hợp với đường đi lên của cầu thang tạo thành 1 bức ảnh có bộ cục tốt

3873860490_ccb7b380de_o


Ánh nắng buổi sáng xiên qua những hàng cây, tạo thành bóng in trên tường. Ở những trường hợp này thì người chụp chỉ cần chuẩn bị máy sẵn sàng, đứng chờ nhân vật đi qua mà thôi. Tuy nhiên, những khoảnh khắc như thế này không nhiều trong năm ở Hà Nội.

5990821348_0faf11159e_b


Không phải lúc nào cũng có nắng đẹp đặc biệt là lúc trời tối :D. Vì vậy tận dụng những nguồn sáng nhân tạo như đèn xe máy, ô tô trên đường cũng là 1 lựa chọn tốt

III. Frame in Frame (Các khung hình khác nhau trong cùng 1 khung hình, hehe, cái này là nghĩa nôm na mình hiểu thôi nhá). Đây là một cách chụp rất thú vị trong nhiếp, người chụp lồng ghép nhiều khung hình trong 1 khung hình duy nhất, mỗi khung hình thể hiện 1 ý nghĩa, 1 hành động khác nhau trong 1 bức ảnh. Kê cả chả có ý nghĩa gì thì cũng tạo nêu hiệu ứng hay trên bức ảnh

7567958970_d2329ba850_b


4199977292_ee051a1e74_o


5722711692_f1411162b0_b


IV. Tương phản
Chụp một bức ảnh có tính tương phản cao là cách thể hiện hay được dùng nhất trong nhiếp ảnh đời thường. Để thể hiện sự tương phản có rất nhiều cách như giàu - nghèo, cũ - mới, sáng - tối, nhanh - chậm, đen - trắng, cao - thấp, già - trẻ...Sự tương phản trên ảnh có thể được thể hiện một cách rõ ràng hoặc rất kín đáo. Việc chụp một bức ảnh có tính tương phản cao là rất dễ mà cũng rất khó. Người ta thường nói trong ảnh có ý, mỗi bức ảnh là một câu chuyện...Một câu chuyện hay một ý nghĩa mà chỉ nhìn qua đã nhận ra hay biết rõ rồi thì kể cũng không thú vị. Trình độ, nhận thức cũng như sự trải nghiệm cuộc sống của Nhiếp anh gia thường được thể hiện rõ ràng ở thể loại này.

4464033045_b1278596eb_o


Một bức ảnh mình khá tâm đắc, nó thể hiện được sự tương phản giữa già và trẻ, nhanh và chậm, chân đi giầy và chân không giầy. Hơn cả là nó được chụp bằng máy phim, chỉ một cú bấm cò duy nhất nhưng rất may mắn là những bước chân bước chân của vận động viên đều thể hiện trạng thái CĂNG nhất, thậm chí còn như đang bay :D

V. Sự liên kết giữa khung cảnh trên phố và nhân vật
Với đặc thù của ảnh streetlife - cuộc sống trên đường phố. Cách chụp những khung cảnh cố định trên phố như biển quảng cáo, hình ảnh cố định cùng với các nhân vật là một cách cực kỳ thú vị, dễ chụp. Hầu hết các Nhiếp ảnh gia nổi tiếng đều có những bức ảnh tuyệt vời thể hiện sự tương tác hết sức ngẫu nhiên của đồ vật, hình ảnh với cuộc sống.

5253425364_e19563d475_b


Bức ảnh này mình chụp trong 1 siêu thị, các cô gái trong ảnh quảng cáo dường như đang cười cợt trước sự lựa chọn quần áo của một chị đứng tuổi

5836377496_a448f95a7a_b


4126956567_5df7f4fe29_o

........................................................

Vậy là mình đã chỉ sẻ gần như hết các cách để có thể chụp một bức ảnh đời thường tốt mà mình biết. Tuy nhiên làm sao để thực hiện thì lại là việc khác. Chỉ có chụp thật nhiều mới có thể làm ảnh tốt lên, mọi lý thuyết chỉ là vô nghĩa. Một nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã nói 10000 bức ảnh đầu tiên của bạn chỉ là bỏ đi. Mọi bức ảnh đều có giá trị, không phải hôm nay thì là nhiều năm sau. Mọi người khi chụp đời thường hay gặp khó khăn khi tiếp cận với nhân vật, mình cũng chia sẻ luôn là mọi việc đều sẽ dễ dàng khi ta biết cách tiếp cận, có thể bằng sự trân thành, vui vẻ, hoặc bằng những cách khác tùy theo kinh nghiệm sống của mỗi người. Một đặc tính dễ nhận thấy của người Việt Nam là rất xởi lởi với người nước ngoài, khó chịu với đồng bào, vậy khi gặp khó khăn, cản trở, bạn hãy nói chuyện với họ bằng 1 thứ tiếng khác với tiếng Việt, đảm bảo sẽ có hiệu quả




Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại đẹp
Kinh nghiệm chụp ảnh cưới ngoại cảnh hữu ích
Tự chụp ảnh cưới cần chuẩn bị gì?
Cách tạo dáng chụp ảnh cưới để có khuôn hình hết ý
Địa điểm chụp ảnh cưới đẹp ở miền Bắc -
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -




(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý