Chữa sỏi thận bằng rau ngổ an toàn, cực tốt

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Chữa sỏi thận bằng rau ngổ an toàn, cực tốt

19/04/2015 08:23 AM
5,809

Chữa sỏi thận bằng rau ngổ an toàn, cực tốt. Rau ngổ còn gọi là cây rau om, ngổ trâu, thường mọc hoang ở ruộng nước, vùng lầy, có tác dụng trị sỏi thận, rắn cắn, đầy hơi, sổ mũi, viêm tấy đau nhức...






CÁCH CHỮA SỎI THẠN BẰNG RAU NGỔ

Rau ngổ chữa sỏi thận

Theo đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị s���i thận rất tốt. Ngoài ra, rau ngổ được dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…

Rau ngo chua soi than

Rau ngổ. Ảnh: H.N.K

Trị viêm tấy đau nhức: lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị ho, sổ mũi: lấy 15 - 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị sỏi thận: lấy 20 - 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hằng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.

Trị rắn cắn: lấy 15 - 20 gr rau ngổ tươi, 25 gr kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 - 30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 - 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 lần liều.

Râu ngô trị bệnh thận tiết niệu

Râu ngô tên thuốc là ngọc mễ tu. Loại có sợi dài, dai, màu nâu hung, vị ngọt, khô mà mềm được coi là loại tốt. Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết.
Thành phần hóa học và tác dụng sinh học của râu ngô

Trong râu ngô chứa 2,5% chất béo, 0,12% tinh dầu, 3,8% chất gôm, 2,7% chất nhựa, 1,5% glycosid đắng, 3,18% saponin, crytoxanthin, sitosterol, stigmasterol, acid hữu cơ: acid malic, acid tartric; anthoxyan, các hợp chất vitamin: vitamin C, vitamin K (1g râu ngô có 1.600 đơn  vị sinh lý vitamin  K, tương đương 0,064mg vitamin K tổng hợp). Ngoài ra, trong râu ngô còn có nhiều chất khoáng: giàu muối kali, calci (20g râu ngô, chứa tới 0,532g kali và 0,28g Ca), có nhiều đường, lipid, tanin, allatoin. Vì thế khi uống nước râu ngô, có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Râu ngô thu hái ở vùng Đà Bắc tỉ
nh Hòa Bình còn phát hiện các thành phần flavonoid, saponin, acid hữu cơ, carotenoid, polysaccharid và nguyên tố sắt.

Rau ngổ ngừa sỏi thận

Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.


Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.

Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.

Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.

Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa..., uống trong và kết hợp rửa ngoài.

Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.

Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

Lưu ý, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.
 
THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỮA SỎI THẬN KHÁC
 

Chữa sỏi nhỏ ở thận bằng y học cổ truyền

Dứa có tác dụng chữa sỏi thận.




Có rất nhiều cây thuốc và bài thuốc chữa sỏi thận. Trường hợp sỏi còn bé thì có thể dùng các cây, lá lợi tiểu để tống sỏi ra, nhưng phải dùng dài ngày.

Các bài thuốc:

- Rễ cây dứa (thơm) rửa sạch, phơi khô, sao lên nấu nước uống hằng ngày. Hoặc: Dùng dịch ép lá và quả dứa chưa chín mỗi ngày 20-30 g. Có thể giã nát nõn dứa, vắt lấy nước hoặc sắc lên uống.

- Mỗi ngày dùng đọt non dứa dại 15-20 g, rễ dứa dại 6-10 g, chế biến như với rễ và nõn dứa thường.

- Đem 10 g râu ngô cắt nhỏ, đun sôi với 200 ml nước, để nguội, cứ 3-4 giờ uống 3 thìa canh. Hoặc chế thành cao lỏng, đóng vào lọ 20 g, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 30-40 giọt trước bữa ăn. Râu ngô giúp làm tăng lượng nước tiểu 3-5 lần.

- Rễ cỏ tranh rửa sạch, phơi khô, sao lên; mỗi ngày sắc 10-40 g uống (vừa tống sỏi vừa chữa được đái máu).

- Râu ngô 40 g, xa tiền tử (hạt mã đề) 25 g, rễ cỏ tranh 30 g, hoa cúc 5 g. Tất cả thái nhỏ, trộn đều, mỗi lần dùng 50 g hãm như chè, pha thành 750 ml, chia uống trong ngày.

- Xa tiền tử 10 g, cam thảo 2 g, nước 600 ml (tương đương 3 bát) đun sôi lên 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày.

- Kim tiền thảo mỗi ngày lấy 10-30 g sắc uống.

Chữa bệnh bằng chuối hột

Chuối hột, còn gọi là chuối chát, có thể trị được nhiều bệnh, không độc hại lại rẻ tiền. Ở VN, hầu như nơi nào cũng có loại chuối này.

Quả chuối hột tròn dài, lúc chín màu vàng, có nhiều hột màu đen, ăn ngọt. Theo cuốn “450 vị thuốc nam có tên trong bản Dược thảo Trung Quốc” (NXB Y học - 1963), lá và vỏ quả chuối hột khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng sưng chân. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo, bệnh dạ dày, đau bụng, chữa cả chứng tiêu khát.

Nước sắc quả chuối hột dùng chữa bệnh đái rắt; lá và vỏ quả chuối khô sắc uống làm thuốc lợi tiểu, chữa phù thũng. 

Ngoài ra, quả và cây chuối hột còn chữa được sỏi thận, đái tháo đường, hắc lào, táo bón, sốt, cảm...

Để chữa sỏi thận, lựa quả chuối hột thật chín, lấy hột phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống; cho 7 thìa cà phê bột hột chuối vào 2 lít nước, đun nhỏ lửa khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền 2-3 tháng. Để chữa bệnh đái tháo đường, đào lấy củ cây chuối hột rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết. Hoặc chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc, lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) để uống.

Để trị bệnh hắc lào, dùng quả chuối hột còn xanh cắt đôi, xát trực tiếp vào nơi tổn thương liên tục 7-8 ngày. Với trẻ táo bón, lấy 1-2 quả chuối hột chín đem vùi vào bếp lửa cho vỏ ngả màu đen chín nhũn, lấy ra để nguội, cho ăn, khoảng 10 phút sau là đi tiêu được. Khi cảm, sốt, đào lấy củ chuối hột rửa sạch, giã nát, vắt lấy một chén nước cho uống...

 

Có rất nhiều cách trị sỏi thận, nhưng sự hiệu quả thì chưa thể khẳng định chắc chắn được :
1. Uống nước hàng ngày thật nhiều
2. Dứa (thơm) + phèn chua ( dùng để lằng nước ): Cho phèn chua vào trong dứa nướng khoảng 10 phút rồi ăn phần dứa!
3. Chuối hột (ăn hoặc phơi khô sắc nước uống.

* Phương pháp 4:
- 10 gam bút dầu thái;
- 400 CC nước lã;
Cách dùng: Đung sôi 400CC nước trong siêu (Nồi có nấp đậy hoặc bình thủy tinh càng tốt), để 10 gam bút dầu thái vào nồi nước sôi, lập tức tắt lửa. để vậy cho đến khi thật nguội và chia làm nhiều lần uống trong ngày.

* Phương pháp 5:
- Hải la hoặc hải giới;
- 550 CC nước;
Cách dùng: 1/2 miếng (Hải la, Hải giới) chung với 550CC vào cái nồi, mở lửa nhỏ cho đến sôi, đến khi Hải giới (Hải la) tan sền sệt thì tắt lửa để nguội và uống.
.......
Nhưng bạn nên đi bác sĩ thì có lẽ hiệu quả hơn và đỡ mất công sức!

Bạn áp dụng thử bài thuốc này nhé :

- Rễ cây Cỏ tranh ( Thứ cỏ dùng lá để lợp nhà đó)
- Cây Bông má đề (Lấy cả Lá, thân ,rẽ, hoa)
- Cây Ké đầu ngựa
- Cây Cỏ bợ( Thường mọc ở ruộng nước, lá có 4 cánh, trông hơi giống cây Chua me đất, nhưng lá to hơn nhiều)
- Râu Ngô .

Chỉ có 5 thứ lá tưởng chừng như đơn giản này, mà mình đã được biết có nhiều người sau khi dùng 1 tuần (7 ngày), khi đi tiểu tiện đã bật được nhiều viên sỏi cỡ chừng 1- 1,5 hạt ngô ra ngòai.

Liều dùng mỗi ngày: Mỗi thứ lá khoảng 200 gr, cắt khúc 3-4 cm. Sao vàng ( riêng cỏ bợ không cần vàng cũng được), ha thổ 15 phút, xong mang sắc uống. Nước đầu sắc 3 bát lấy 1. các nước sau uống thay nước uống./.

Bài 1: Dùng quả đu đủ xanh

Chọn quả đu đủ độ 400 - 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thủy độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.

Bài 2: Dầu ô liu và quả chanh

Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau:

Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hòa với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 - 4 bát nước lã đun sôi để nguội hòa đều rồi uống. Uống sau 3 - 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.

Bài 3: Rau om nước dừa

Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hòa với nước dừa uống ngày 2 - 3 lần nếu là khô dùng 5 - 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 - 7 ngày tùy lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên.

Bài 4: Hoa cây đu đủ đực

Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hòa với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên).

Bài 5: Mề gà, mật vịt

Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biế


Bài thuốc chữa sỏi thận đơn giản và hiệu quả


Hiện nay, chứng sạn thận rất phổ biến, không những hay gặp ở người lớn tuổi mà còn gặp cả ở tuổi thanh niên nữa. Bệnh thường phát táo bạo, đau dữ dội từ sau lưng lan ra đến trước vùng bụng, rất nguy hiểm, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện cấp cứu.

Nếu sạn còn nhỏ thì uống thuốc lợi tiểu cho sạn thoát ra ngoài. Còn sạn tương đối lớn có thể làm tắt nghẽn niệu đạo, tiểu ra huyết, nếu quá lớn, phải giải phẫu lấy sạn ra mới được nhẹ nhàng. Sau đây là một số bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa sạn thận:

Bài thuốc chữa sỏi thận từ lá cây thiên nhiên

Bài 1: Lá ngò gai, lấy chừng 01 nắm, đem hơ lửa cho héo, bỏ vô siêu, đổ 03 chén nước, sắc còn lại 8 phân, ngày uống 3 lần: sáng, tối và đi ngủ, trước bữa ăn. Uống như vậy liên tục, nam uống 7 ngày, nữ uống 9 ngày, thì tiểu ra hết sạn trong bọng đái, nếu còn nhỏ thì sẽ tiêu mất. Bài thuốc này rất hiệu quả, đã có nhiều người dùng và đều cho kết quả tốt.

Bài 2: Trái chuối hột giú chín, đãi ra lấy hột, chừng 1 chén, đem phơi khô, rang cho cháy, tán thành bột, đi đâu đem theo, uống mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê, uống từ 10 ngày đến 20 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 3: Lá thúi địch, loại lá xanh giống như lá sâm, hái 01 nắm lớn, rửa sạch, đâm vắt nước uống sống mỗi ngày 2 lần, liên tục 10 ngày đến 20 ngày trở đi sẽ hết.

Bài 4: Lá bông bụp lồng đèn theo hàng rào, hái 01 nắm, đâm, để chút muối, chế thêm nước lạnh, vắt cho sệt sệt, ngày uống 2 lần, uống trong 15 ngày sẽ tiêu ra hết.

Bài 5: Lá trầu bà loại lá lớn, hái chừng 5-10 lá, bỏ vô nồi sắc 3 chén còn 1 chén, uống chừng 10 ngày, sẽ tiêu ra hết. Còn xác thì nấu thế nước trà uống thường xuyên cho nó tiêu, không tái phát.

Bài 6: Trái khóm, khoét lỗ, nhét phèn chua vô ruột, nướng chín, vắt nước uống ngày vài lần sẽ hết. Chỉ uống khoảng 15 phút là hết đau liền.

Bài 7: Đọt tre mỡ, rễ tranh, râu bắp, lấy mỗi thứ 01 nắm, sao khử thổ, sắc 03 chén còn 01 chén, uống trong 3 tuần sẽ hết.

Bài 8: Hột chuối hột chín, đãi ra, đem rang cho vàng, lấy 01 nắm, sắc 03 chén còn 8 phân, uống sẽ hết

Bài 9: Vỏ sầu riêng, xắc mỏng, phơi khô, sao, cắt lá mã đề, nấu chung, sắc uống chừng 7 lần, tiểu ra hết.

Bài 10: Dây hàn the, cắt đem phơi khô, sao khử thổ, mỗi ngày nấu 01 nồi, nấu cho kẹo lại, uống liên tiếp trong vòng một tháng sẽ tan sạn.

Bài 11: Đọt gòn còn non, mỗi ngày đâm vắt nước, uống 1 tô, uống trong một tháng, tiểu ra sạn từ từ, và sau khi uống, chụp hình lại sẽ thấy kết quả không lường được. Hiệu nghiệm trăm phần trăm.

Bài 12: Cây bông nở ngày (bông tròn màu tím), chặt phơi khô, để dành, mỗi ngày nấu 1 nồi, uống liên tiếp cho đến khi hết sạn, tiểu thông thì thôi.

Bài 13: Trái chuối hột non (chuối chát), đâm vắt lấy nước chừng 1 ly, để chút muối uống liên tục, sẽ đái ra hết hoặc sạn sẽ tiêu.

Bài 14: Rau om, độ một nắm, đâm nhuyễn, đỗ nước, vắt lấy nước cốt chừng hai phần chén. Chặt ngang rồi khoét lỗ cây chuối hột, đỗ nước cốt rau om vô lỗ cây chuối hột, lấy chén đậy lại 1 đêm. Sáng ra lấy nước để vô chai, ngày uống 03 lần. Nếu đau nặng, chặt uống chừng 5 cây, làm như vậy sẽ kết quả. Bài thuốc này áp dụng để trị sạn thận, đau nhức, tiểu khó khăn.

Bài 15: Đập 02 hột vịt, lấy lòng trắng hòa với chút rượu trắng, uống chừng vài ba lần sẽ hết, kết quả trăm phần trăm. Bài này áp dụng để điều trị đau nhức 2 bên trái thận, đi đứng khó.

Bài 16: Bột ngọt 01 muỗng cà phê, một chút muối, một chút đường, hòa với nước lạnh, cho uống sẽ hết liền. Áp dụng trong trường hợp đau thận làm ngất xỉu. Lưu ý: chỉ uống một lần thôi

Bài 17: Một trái khóm, nướng cho chín, vắt nước vô 2 tròng đỏ hột gà, quậy cho đều, ăn vài lần sẽ hết. Bài này rất công hiệu trong việc thận nhức, thận đau.

Bài 18: Lá dâu tằm ăn, hái lá non, giã ra, vắt nước, còn lá già, sao khử thổ, sắc uống sẽ hết. Bài thuốc này dùng trong trường hợp tiểu đêm (độc vị)

Bài 19 - Thuốc bổ thận: Hột mận phơi khô chừng 01 ký, bỏ vô ngâm với 1 lít rượu trắng độ 7 hôm, uống mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa cơm, uống chừng 10 ngày.

Bài 20 - Thông tiểu, hạ nhiệt: Rễ cây Sâm Đất (cây nổ, có hoa màu tím, có trái chín đen khi thả xuống nước nổ lụp bụp) nấu nước uống với lá sâm dứa thơm như uống nước trà. Dùng thay cho nước lọc càng tốt giúp thanh nhiệt, hạ hỏa, uống lâu ngày da dẻ mịn màng, không có tác dụng trị sạn thận nhưng dùng lâu ngày ngăn nguy cơ sạn thận. Cây này có thể phơi khô để bảo quản sử dụng lâu ngày.



(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý