Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh sắc nét, ấn tượng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh sắc nét, ấn tượng

19/04/2015 08:24 AM
512

Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh sắc nét, ấn tượng. Những kinh nghiệm chụp ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có những khung hình vô cùng bắt mắt nhé. Cùng tham khảo nào



Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều yêu thích ảnh phong cảnh vì nó cung cấp cho bạn một cơ hội để hòa nhập với thiên nhiên. Để có bức ảnh phong cảnh đẹp có nhiều lớp cảnh không phải là dễ, một bức ảnh phong cảnh đẹp phải có tính chủ quan của người chụp với độ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Nó không đơn giản là thiết lập một khẩu độ nhỏ và sử dụng chân máy, nó phức tạp hơn và bạn cần phải kiểm soát được độ sâu trường ảnh trước khi bấm máy. Trong ảnh phong cảnh này, chúng tôi sẽ giải thích từng bước một cách làm thế nào để có hình ảnh sắc nét.

How to take sharp landscape photos: a simple tutorial for getting your scene in focus every time you shoot

Độ sâu trường ảnh là một khái niệm mô tả khoảng cách nét tính từ phía trước chủ đề và sau chủ đề chính của bạn. Với chiều sâu ảnh trường mỏng sẽ làm phần nền mờ nhòe còn chủ đề chính rõ nét.

Độ sâu ảnh trường mỏng là rất tốt cho chụp chân dung, khi bạn muốn tập trung sự chú ý vào chủ đề của bạn. Tuy nhiên, trong thể loại ảnh phong cảnh, gần như toàn bộ khung cảnh sẽ là chủ đề của bạn, và bạn muốn nhiều chiều sâu càng tốt, để làm cho tất cả mọi thứ trong hình ảnh sắc nét, từ những bông hoa (tiền cảnh) đến ngôi nhà nhỏ (trung cảnh) và bầu trời (hậu cảnh).

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh mà các bạn nên biết. Độ dài của tiêu cự ống kính ống kính tele sẽ có chiều sâu ảnh mỏng hơn các ống kinh wide nếu bạn có ống kinh zoom thì việc chọn chụp ở tiêu cự dài sẽ có chiều sâu mỏng hơn tiêu cự ngắn. Thiết lập tiêu cự ống kính có góc rộng (nhỏ hơn 50mm) sẽ cho chiều sâu ảnh trường sâu hơn, trong khi một thiết lập tele (lớn hơn 85mm) sẽ cho ít hơn. Khẩu độ ống kính là một yếu tố có tác động mạnh hơn tiêu cự. Dù bạn dùng tiêu cự ống kính là góc rộng nhưng sử dụng khẩu độ mở lớn (khoảng 1.2) thì chiều sâu trong ảnh cũng mỏng, sử dụng khẩu độ nhỏ (khoảng 22) cho chiều sâu tốt hơn.

Một yếu tố cực kì quan trọng tác động đến chiều sâu ảnh trường là khoảng cách đến chủ đề. Nếu chủ đề của bạn gần với máy ảnh, độ sâu của ảnh trường sẽ được khá cạn, nhưng nếu nó xa hơn, độ sâu của ảnh trường sẽ tăng lên. Như rất nhiều lý thuyết chụp ảnh, tất cả bắt đầu có ý nghĩa hơn khi bạn thực sự thử nó và bạn có thể xem kết quả trong hình ảnh của bạn.

Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều sâu trường ảnh sẽ giúp bạn hiểu cách tạo ra độ sâu trường ảnh phục vụ cho việc chụp ảnh phong cảnh. Và đó là một cách để làm cho độ sâu trường ảnh đơn giản hơn nhiều khi bạn đang chụp ảnh phong cảnh.

How to take sharp landscape photos: step 1

01 hiệu ứng zoom

Nếu chúng ta chụp cảnh này với ống kính kit tiêu chuẩn tại tiêu cự rộng nhất 17mm của nó, có vẻ vấn đề chiều sâu ảnh trường không xuất hiện ở đây – tất cả mọi thứ rất sắc nét.

How to take sharp landscape photos: step 1b

Nhưng nếu chúng ta zoom in vào chủ đề với tiêu cự tối đa 55mm của ống kính, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có chủ đề của chúng tôi là sắc nét, cả nền và tiền cảnh bị mờ.

How to take sharp landscape photos: step 2

02 Chuyển sang chế độ A (ưu tiên khẩu độ)

Chúng tôi thích chế độ này, và việc sử dụng tiêu cự ống kính dài thì chỉ có lựa chọn này là hay nhất. Chúng ta cần một chiều sâu ảnh trường tốt chúng ta cần ưu tiên khẩu độ mở nhỏ nên mode A là lựa chọn tốt. Nếu bạn đang chụp ở chế độ P, máy ảnh sẽ tự chọn độ mở ống kính và tốc độ màn trập một cách tự động mode P sẽ không hiểu là bạn cần một khẩu độ nhỏ để có chiều sâu ảnh.

How to take sharp landscape photos: step 3

03 Thay đổi độ mở ống kính (khẩu độ)

Bây giờ hãy hiệu chỉnh thiết lập lựa chọn khẩu độ. Chúng tôi thiết lập khẩu độ f/16 cho chiều sâu ảnh trường tốt và tốc độ của nó sẽ được máy ảnh tính toán cân bằng.

How to take sharp landscape photos: step 4

f/5.6

04 Thấy sự khác biệt

Trong cùng một tiêu cự tại f/5.6, cả nền và các ngôi nhà mất nét, nhưng ở f/16, khoảng cách nét nới rộng ra rất đáng kểHow to take sharp landscape photos: step 4

f/16

Nhưng chúng ta có thể mở rộng chiều sâu hơn nữa bằng cách điều chỉnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây…

How to take sharp landscape photos: step 5

Foreground

05 Tối đa hoá độ sâu trường ảnh

Bí quyết là không lấy nét vào một trong hai mặt trước và sau của cảnh. Nếu bạn lấy nét vào tiền cảnh, nền sẽ không nét, và nếu bạn lấy nét vào một chi tiết trong nền, tiền cảnh sẽ bị mờ.

How to take sharp landscape photos: step 5

Background

Để làm cho cả hai trở nên sắc nét, bạn cần phải lấy nét giữa chúng

How to take sharp landscape photos: step 6

06 Chọn điểm tập trung của bạn

Có hai cách để làm điều này. Một là thiết lập máy ảnh tự động lấy nét, nhưng bạn chọn đặt lại vị trí điểm lấy nét. Bạn có thể tìm thấy nó dễ dàng khi chuyển sang chế độ Live View và sử dụng lấy nét đa điểm để chọn đặt các điểm lấy nét nơi bạn muốn – nó phải là gần một phần ba của lên khung (tham khảo nguyên tắc 1/3 phía trước và 2/3 phía sau của DOF).

How to take sharp landscape photos: step 7

07 Tính toán và lấy nét bằng tay

Hoặc bạn có thể chuyển sang lấy nét bằng tay và sử dụng một ứng dụng như phần mềm tính chiều sâu ảnh trường để tính toán ra các “khoảng cách hyperfocal”. Ở tiêu cự 55mm và khẩu độ f/16, ứng dụng của chúng tôi nói rằng chúng ta cần phải lấy nét tại 9.5m

How to take sharp landscape photos: step 8



Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh


Người viết vẫn luôn lưu ý các bạn rằng, mặc dù những phần bài viết đầu thường thiên về lý thuyết và khá nhàm chán, tuy nhiên chúng lại rất quan trọng cho những ai mới bắt đầu bước chân vào con đường nhiếp ảnh. Bởi nếu không nắm vững những nguyên tắc cơ bản cũng như hiểu đúng bản chất của chúng, bạn sẽ rất dễ rơi vào trường hợp “làm sai mà không biết mình sai”, hoặc không thể tự phát triển những kỹ năng riêng sau này dựa trên nền móng chuẩn mực sẵn có.

Như thường lệ, trong bài viết tuần này, GenK sẽ giới thiệu sơ qua về những trang thiết bị nên hoặc cần có khi chụp ảnh phong cảnh.

 1. Thân máy

Độ phân giải cao đặc biệt hữu ích trong ảnh chụp phong cảnh. Bởi chúng giúp ta dễ dàng thực hiện 2 việc sau đây:

-In ảnh với kích thước lớn: Rất nhiều người chụp ảnh phong cảnh có nhu cầu in chúng với kích thước lớn để trưng bày. Đặc điểm của ảnh chụp phong cảnh nói chung là “rõ nét đến từng chi tiết”, bởi vậy một thân máy với độ phân giải cao – kết hợp cùng kỹ năng lấy nét chính xác – khi in ảnh ở kích thước lớn sẽ cho ra kết quả vô cùng mãn nhãn.

-Cắt (cúp / crop) ảnh: Vì nhiều lý do, trong đó có sự hạn chế của trang thiết bị, mà đôi khi ảnh chụp cần phải được crop lại để loại bỏ những chi tiết thừa thãi, tạo cái nhìn tập trung vào chủ thể hoặc điểm nhấn mong muốn. Lúc này, độ phân giải cao sẽ giúp ta vẫn giữ được chất lượng ảnh đủ tốt để in ấn hoặc chia sẻ với kích thước lớn.

Người ta vẫn thường cho rằng thân máy fullframe chụp ảnh phong cảnh (và nói chung là với mọi thể loại ảnh) tốt hơn thân máy crop. Xét về mặt lý thuyết, điều này là đúng vì cảm biến trên thân máy fullframe cho độ chi tiết hình ảnh, độ bão hòa màu và dải tương phản động (dynamic range) rộng hơn so với thân máy crop. Có điều, khoảng cách này đang ngày được các hãng máy ảnh gắng sức thu hẹp. Và thực tế thì thân máy crop có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với thân máy fullframe. Chưa kể sự lựa chọn về ống kính dành cho thân máy crop cũng đa dạng và có chi phí thấp hơn khá nhiều so với số lượng ống kính sử dụng được trên thân máy fullframe.

Với ảnh chụp phong cảnh thì những tiêu chí như tốc độ lấy nét nhanh, tốc độ chụp liên tiếp nhanh, v…v.. đã không còn quan trọng nữa. Ngay cả những tính năng được các hãng sản xuất đưa vào trong nhiều thân máy tối tân hiện nay như tích hợp khả năng chụp HDR, khả năng chụp panorama, giả lập hiệu ứng màu, v..v.. cũng chỉ nhằm lôi kéo những đối tượng khách hàng muốn “nghịch ngợm” với ảnh chụp nhưng thiếu kiên nhẫn, thích “ăn sẵn”. Tới đây, xin bật mí luôn với bạn đọc rằng trong phần cuối của loạt bài Hướng dẫn chụp ảnh phong cảnh này, tác giả sẽ hướng dẫn các bạn thật chi tiết cách chụp ảnh panorama và HDR mà không sử dụng tính năng “mỳ ăn liền” trong máy!

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Một tấm hình phong cảnh với hiệu ứng HDR (High Dynamic Range). Nguồn ảnh: Internet.

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Ảnh siêu rộng (Panorama). Nguồn ảnh: Internet.

Một tính năng khác thường được người sử dụng quan tâm là khả năng khử nhiễu (noise) của máy ảnh. Điều này cũng không thật sự quan trọng trong ảnh chụp phong cảnh. Bởi vì đã là ảnh chụp phong cảnh nghĩa là chụp ngoài trời, như vậy trong điều kiện ánh sáng ban ngày, ta chỉ cần tối đa đến ISO 800 là đủ. Với ảnh chụp ban đêm, ta chuyển về chụp phơi sáng hoặc tốc độ chậm (khoảng 1/4s hoặc trên 1s). Khi đó, khả năng khử noise sẽ không còn quan trọng nữa. Một lý do khác là thuật toán khử noise trong đại đa số máy ảnh hiện nay đều để lại hậu quả là đánh mất chi tiết của hình chụp, và thật sự đó là thảm họa đối với ảnh phong cảnh, khi yếu tốt “nét căng đến từng milimet” thường được đặt lên hàng đầu.

Như vậy, có thể thấy rằng thân máy sử dụng trong ảnh chụp phong cảnh không yêu cầu những tính năng quá cao cấp (mà lại thừa thãi). Một thân máy đời cũ như Canon 30D hay Nikon D70s cũng đã dư sức cho ra những tấm hình phong cảnh “coi được”. Phần ngân quỹ còn lại, bạn hãy đầu tư vào ống kính. Bởi đó mới chính là yếu tố (ngoại trừ con người) làm nâng cao chất lượng hình chụp một cách rõ rệt.

2. Ống kính

Ống kính góc rộng là thứ không thể thiếu đối với ảnh chụp phong cảnh. Ống kính góc rộng cho một cái nhìn bao quát hơn, giúp thu lại được nhiều hơn chi tiết vào trong khuôn hình, và cũng dễ dàng để crop hình hơn sau khi chụp.

Một ống kính được coi là góc rộng trong ảnh chụp phong cảnh nên có tiêu cự (quy đổi trên cảm biến fullframe) từ 28mm trở xuống. Như thế có thể thấy, ống kính kit 18-55mm thường được bán kèm với các thân máy đời thấp, với tiêu cự quy đổi từ 27mm (18mm x 1.6 hoặc 18mm x 1.5) đã phần nào đáp ứng được điều này.

Với tiêu cự nhỏ hơn, có thể kể đến các ống kính 17-40mm, 16-35mm, 10-22mm, 16-50mm, v..v.. của các hãng Canon, Nikon và Sony. Ngoài ra, các hãng thứ ba chuyên sản xuất ống kính cũng có những sản phẩm được rất nhiều người ưa chuộng như Tamron 17-50mm, Sigma 17-70mm, Tokina 12-24mm, Tokia 11-16mm, v..v..

Ngoài ra, đóng góp không nhỏ vào thể loại ảnh chụp phong cảnh còn có các loại ống kính tạo hiệu ứng mắt cá như Nikon Fisheyes 10mm, hay ống kính chuyên chụp kiến trúc như Canon Tilt-shift 24mm.

Ống kính tiêu cự tele thậm chí cũng có thể sử dụng trong ảnh phong cảnh. Đó là khi bạn muốn cô lập một chủ thể ở rất xa trong một không gian rất rộng như tấm hình dưới đây:

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Ảnh chụp phong cảnh với không gian cực rộng dễ gây cảm giác “loãng” ảnh, không có điểm nhấn.

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Sử dụng một ống kính tele để tạo sự tập trung. Nguồn ảnh: Internet

3. Kính lọc

Kính lọc (filter) là một hoặc nhiều thấu kính, thường được lắp đặt phía trước ống kính nhằm bảo vệ ống kính hoặc tăng chất lượng ảnh. Một số lớp tráng (coating) sẽ được thêm vào bên trên các tấm kính đó tùy theo loại kính lọc và mục đích sử dụng của nó. Các lớp tráng này còn có công dụng chống trầy cho kính lọc.. Các loại kính lọc thường dùng bao gồm:

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Trong đó với ảnh chụp phong cảnh, 2 loại kính lọc quan trọng nhất là:

Kính phân cực:

Kính lọc phân cực có tác dụng làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào cảm biến. Với kính lọc phân cực, trời sẽ trở nên xanh đậm hơn, độ tương phản giữa trời và mặt đất sẽ giảm đi, đồng thời loại bỏ hiện tượng loá và ảnh phản chiếu dưới nước, trong các tấm kính. Hiệu ứng do kính lọc mang lại có thể thay đổi khác nhau nếu bạn xoay nhẹ kính lọc ở các góc khác nhau. Bạn có thể nhìn trực tiếp vào ống ngắm hay màn hình LCD đã nhận thấy sự thay đổi đó. Ngoài ra, hiệu ứng còn tăng hay giảm phụ thuộc vào vị trí của máy ảnh và vị trí của mặt trời. Hiệu ứng mạnh mẽ nhất khi máy ảnh được được đặt vuông góc với hướng ánh sáng tới của mặt trời. Điều này có nghĩa là nếu mặt trời ở đỉnh đầu của chúng ta thì hiệu ứng sẽ đạt cực đại nếu ta chụp một đối tượng nào đó theo phương ngang.

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Ảnh chụp không có (bên trái) và có (bên phải) sử dụng kính lọc phân cực. Nguồn ảnh: Internet.

Có hai loại kính lọc phân cực là loại tuyến tính (Linear) và loại vòng (Circular - CPL). Loại kính lọc phân cực vòng được thiết kế để hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh vẫn có thể hoạt động được. Loại tuyến tính có giá thành rẻ hơn nhiều, tuy nhiên máy ảnh có hệ thống đo sáng TTL (Through-The-Lens) và lấy nét tự động sẽ không hoạt động được, đồng nghĩa với hầu hết máy DSLR hiện nay sẽ trở nên vô dụng. Khi đó, người dùng buộc phải tự lấy nét và đo sáng bằng tay.

Kính ND (Neutral Density):

Kính lọc ND có tác dụng giống như kính mát, làm giảm cường độ sáng đến cảm biến của máy ảnh, thông qua đó ta có thể kéo dài thời gian phơi sáng ngay cả trong môi trường chụp nhiều ánh sáng. Kính lọc ND được sử dụng khi ta cần:

-          Chụp chuyển động mượt mà của thác nước, dòng sông, biển, v..v..

-          Tạo trường lấy nét sâu hơn dưới cường độ sáng rất mạnh.

-          Giảm việc mờ ảnh do ta có thể sử dụng khẩu độ nhỏ hơn nhiều.

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Tấm kính hình chữ nhật ở giữa là ND filter và khung cảnh phía trước mặt khi nhìn qua nó. Nguồn ảnh: Internet.

kinh-nghiem-chup-anh-huong-dan-chup-anh-phong-canh-phan-i

Phơi sáng ngay giữa ban ngày với ND filter. Nguồn ảnh: Internet.

4. Chân máy (tripod)

Ảnh chụp phong cảnh không thể thiếu chân máy. Nó giúp ta dễ dàng thực hiện những tấm hình HDR hay phơi sáng. Nhà sản xuất luôn đưa ra con số về tải trọng tối đa với mỗi sản phẩm của họ. Bởi vậy bạn nên lựa chọn một chiếc chân máy đủ dùng với số cân nặng từ thân máy và ống kính mà bạn thường sử dụng.


Lời khuyên chụp ảnh phong cảnh


Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong nhiếp ảnh.

Làm sao để có những bức ảnh chụp phong cảnh đẹp luôn là câu hỏi với những người có sở thích đi du lịch và chụp ảnh. Dưới đây là những lời khuyên dành cho người thích đi đây đó chụp ảnh thiên nhiên.

1. Tối đa hóa độ sâu trường ảnh

1.jpg

Để cho bức ảnh trở nên sáng tạo một số người thử nghiệm chụp ảnh phong cảnh với độ sâu trường ảnh thấp, tuy nhiên phương pháp thường được dùng là lấy nét càng nhiều cảnh càng tốt. Cách đơn giản nhất là chọn khẩu độ nhỏ (thông số lớn), khâu độ càng nhỏ thì trường ảnh càng sâu.

Nhớ rằng khẩu độ nhỏ cũng có nghĩa là ít ánh sáng đi vào bộ cảm biến (sensor), vì thế bạn cần bù trừ cho “thiệt hại” này bằng cách tăng thông số ISO hoặc tăng tốc độ chụp (hoặc cả 2). Tất nhiên có những lúc bạn chụp rất đẹp với DOF rất nhỏ khi chỉnh về chế độ chụp phong cảnh.

2. Sử dụng chân máy ảnh (tripod)

Khẩu độ nhỏ, tốc độ đóng máy nhanh, điều tiếp theo là làm sao để giữ máy thật ổn định trong suốt quá trình phơi sáng. Thực ra ngay cả khi bạn có khả năng chụp với tốc độ đóng máy nhanh thì bạn vẫn nên dùng chân máy (tripod). Để máy thêm ổn định, bạn có thể sử dụng thêm dây cáp hoặc điều khiển từ xa.

2.jpg

3. Tìm kiếm tiêu điểm

Tất cả mọi bức ảnh đều cần một tiêu điểm và ảnh phong cảnh cũng không phải ngoại lệ. Thực tế, ảnh phong cảnh không có tiêu điểm trông rất trống rỗng, người xem không tìm được điểm dừng cho ánh nhìn.

3.jpg

Tiêu điểm có thể là bất kỳ điểm nào trong cảnh bạn định chụp, từ một tòa nhà, cái cây, tảng đá hay bóng, v.vv. Đừng chỉ tập trung suy nghĩ tiêu điểm là cái gì mà còn phải chú ý đặt tiêu điểm ở đâu.

4. Cảnh gần

Một yếu tố làm nên một bức ảnh đẹp là cảnh gần và cách đặt vào vị trí thu hút ánh mắt của người xem. Để làm được điều này bạn nên tạo cảm giác về độ sâu trong bức ảnh bằng cách nâng đường chân trời lên hoặc tạo các đường dẫn đến độ sâu của ảnh.

4.jpg

5. Chú ý đến bầu trời

Một yếu tố cần để ý đến là bầu trời trong phong cảnh. Hầu hết các cảnh đều phải có cảnh gần hoặc bầu trời choán gần hết bức ảnh – bức ảnh của bạn phải có một trong hai yếu tố này, nếu không bức ảnh trông sẽ khá nhàm chán.

5.jpg

Nếu bầu trời không có gì đặc biệt thì đừng để nó chiếm quá nhiều chỗ trong bức ảnh, đặt đường chân trời ở 1/3 trên của ảnh (tuy nhiên phải chắc chắn rằng cảnh gần đủ hấp dẫn). Nếu bầu trời trông “hay” với các đám mây hình dạng khác nhau hoặc có màu đẹp thì hãy để nó tỏa sáng với đường chân trời đặt ở 1/3 dưới của ảnh. Tăng hiệu ứng của bầu trời bằng cách xử lý ảnh sau chụp hay là sử dụng kính lọc (ví dụ kính lọc phân cực làm tăng màu và tương phản).

6. Đường thẳng

Trước khi chụp ảnh phong cảnh bạn hãy tự hỏi “Làm thế nào để có thể dẫn dắt ánh mắt người xem vào bức ảnh?” Có rất nhiều cách để thực hiện điều này (chụp cận cảnh là một ví dụ) nhưng một trong những phương pháp tốt nhất là tạo ra các đường thẳng thu hút cái nhìn của người xem vào bức ảnh.

Các đường thẳng tạo ra độ sâu trường ảnh, tỉ lệ và là trọng tâm của bức ảnh, bản thân nó cũng tạo nên họa tiết của tấm hình.

6.jpg

7. Chụp chuyển động

Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết mọi người đều chụp ảnh tĩnh và bị động – tuy nhiên phong cảnh thì hiếm khi hoàn toàn tĩnh, đặt một vài chuyển động vào trong ảnh sẽ tạo ra cảm xúc và điểm nhấn. Ví dụ: gió xào xạc qua tán cây, sóng vỗ rì rào bên bờ biển, dòng nước chảy róc rách, chim bay lượn, mây trôi lững lờ.

Nhìn chung khi chụp được những chuyển động này bạn cần tốc độ đóng máy nhanh (đôi khi là vài giây). Đồng thời nhiều ánh sáng đi vào cảm bộ nên phải để khẩu độ nhỏ, sử dụng kính lọc hoặc chụp vào lúc sáng sớm hoặc xẩm tối khi có ít ánh sáng.

7.jpg

8. Xử lý thời tiết

Một cảnh có thể thay đổi hoàn toàn khác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì thế lựa chọn đúng thời điểm chụp rất quan trọng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề nghĩ rằng bầu trời đầy nắng là thời gian tốt nhất để chụp ảnh ngoài trời. Tuy nhiên nếu dự báo thời tiết báo có mưa thì bạn đang nắm trong tay cơ hội có những bức ảnh với cảm xúc thật và có gì đó hơi ảm đạm. Tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, các đám mây dày, tia nắng rọi qua bầu trời tối đen, cầu vồng, bình minh, hoàng hôn, v.vv và sáng tạo các cách chụp khác nhau thì tốt hơn nhiều so với việc chờ đợi một ngày nắng vàng trời xanh khác.

8.jpg

9. Giờ vàng

Có một số nhiếp ảnh gia chỉ chụp vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, như là lúc chạng vạng chẳng hạn, bởi vì đó là lúc ánh sáng đẹp nhất và phong cảnh trở nên sống động. Ánh sáng trong “giờ vàng” tạo ra các góc đẹp, các họa tiết lạ, các chiều không gian thú vị.

9.jpg

10. Đường chân trời

Mẹo cũ nhưng hiệu quả: Trước khi chụp ảnh phong cảnh, luôn đặt ra 2 câu hỏi về đường chân trời: Đường chân trời có thẳng không? Mặc dù có thể xử lý sau khi chụp, tốt hơn hết là đặt máy ảnh sao cho đường chân trời thẳng.

Đường chân trời được đặt ở đâu? Một đường chân trời tự nhiên nên được đặt ở 1/3 trên hoặc dưới của bức ảnh, không nên đặt ở chính giữa. Tất nhiên bạn có thể phá vỡ quy tắc, song định luật 1/3 tỏ ra khá hiệu quả trong phần lớn các bức ảnh.

11. Thay đổi cách nhìn

Vô số các nhiếp ảnh gia xách máy đi chụp ảnh phong cảnh, vô số các bức ảnh phong cảnh đã được chụp. Nếu chỉ làm theo các bước hướng dẫn trên, bạn sẽ có thể chụp được một bức ảnh ưa nhìn chứ chưa đến mức làm người khác phải trầm trồ. Hãy tích cực suy nghĩ trước khi chụp – tìm một tiêu điểm thật đẹp. Bạn có thể bắt đầu với việc tìm kiếm một địa điểm ít người đặt chân đến, khá phá thiên nhiên xung quanh và thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau.



Mẹo để chụp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh gia Steve Berardi nghiên cứu phong cảnh để trao cho bạn 10 phương pháp hữu hiệu để ghi hình nét đẹp của đất.

Chụp ảnh phong cảnh không dễ vì những phong cảnh mà mắt thường chúng ta thấy đẹp khôg phải lúc nào cũng ăn ảnh. Chưa hết, bạn còn có một nhiệm vụ khó khăn là cố ghi lại chiều rộng và chiều dài của một cảnh quan vĩ đại trong những điều kiện liên tục thay đổi. Nhưng đừng sợ, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm việc đó.




1. Phải thấy cả tiền cảnh lẫn cảnh nền

Dĩ nhiên, không có quy luật cứng nhắc nào về bố cục, nhưng như một hướng dẫn, có thể bạn muốn cân nhắc hai yếu tố thường gặp trong những bức ảnh phong cảnh tuyệt tác - một tiền cảnh và một cảnh nền. Tiền cảnh giúp hướng dẫn ánh mắt của người xem đi vào cảnh nền, nhờ đó giúp họ quan sát trọn vẹn toàn bộ bức ảnh.

2. Sử dụng chân máy

Đây là một nguyên tắc hiển nhiên (hay ít nhất là nên làm). Khi chụp ảnh phong cảnh, bạn sẽ muốn đạt được độ sâu trường ảnh lớn nhất có thể, đồng nghĩa với một nấc f-stop rất cao (f/11 hoặc cao hơn) và thời gian phơi sáng dài. Và, thời gian phơi sáng dài có nghĩa là bức ảnh nhạy cảm hơn với những nguy cơ rung máy. Chẳng có gì giữ được máy ảnh của bạn đứng yên và ổn định hơn là chân máy. Không có chân máy thì hầu như không thể nào chụp được những ảnh phong cảnh đẹp.

3. Đừng dựa vào cân bằng trắng tự động

Trong những tình huống bình thường, tính năng cân bằng trắng tự động thường hữu hiệu, nhưng đôi khi nó có thể gây rắc rối cho những bức ảnh phong cảnh. Điều này thường xảy ra khi phần lớn bức ảnh của bạn chỉ có một màu chủ đạo. Nếu bạn chụp ảnh ở định dạng RAW, bạn có thể thoải mái chỉnh thiết lập cân bằng trắng về sau bằng một phần mềm xử lý hậu kỳ, mà không phải hy sinh bất cứ phẩm chất nào.

4. Bật chức năng giảm nhiễu

Với thời gian phơi sáng dài, về cơ bản là bất cứ thời gian phơi sáng nào nhiều hơn một giây, bạn sẽ thấy bức ảnh bị nhiễu nhiều hơn. Nhiễu là hiện tượng mà bạn thấy các bức ảnh có hạt, do đó hầu hết các máy ảnh đều có chức năng giảm nhiễu đặc biệt dành cho thời gian phơi sáng lâu. Hãy nhớ bật chức năng này lên nếu bạn sắp chụp ảnh một cảnh có mức ánh sáng rất thấp như cảnh hoàng hôn hoặc bình minh.

5. Bỏ phần đỉnh

Hãy sử dụng ống kính góc rộng để chụp ảnh phong cảnh vì nó cho phép bạn ghi hình khung cảnh rộng hơn và cho phép bạn cắt bỏ những phần không mong muốn. 

6. Dùng chiều cao chuyển tải cảm xúc

Chiều cao của máy ảnh trong mối tương quan với phong cảnh sẽ giúp bạn chuyển tải những cảm xúc cụ thể, vì vậy hãy cân nhắc điều mà bạn muốn chuyển tải cùng với bức ảnh. Máy ảnh đặt càng cao thì người xem sẽ càng có cảm giác mình đứng trên và chế ngự được phong cảnh. Trái lại, nếu bạn đặt máy ảnh ở gần mặt đất hơn, thì người xem sẽ cảm thấy mình "nhỏ bé" hơn so với môi trường xung quanh. Cả hai cách đều sẽ khơi gợi những xúc cảm rất khác nhau ở người xem.

7. Thám sát địa điểm trước

Trước khi lên đường đi chụp ảnh phong cảnh lần đầu tiên, bạn nên thám sát trước toán bộ khu vực bằng cách xem bản đồ địa hình và sử dụng một chương trình như Photographer's Ephemeris để xác định mặt trời sẽ mọc và lặn ở đâu và vào lúc nào. Bằng cách đó, bạn sẽ biết ánh sáng sẽ xuất hiện từ đâu và rọi xuống theo hướng nào trong các giờ vàng bình minh và hoàng hôn. Góc thấp của mặt trời thường giúp loại bỏ các bóng đen và cho thấy rõ kết cấu của mặt đất. Ngoài ra, những địa điểm tốt nhất để chụp được các bức ảnh phong cảnh đẹp hiếm khi nằm ngay bên lề đường, vì vậy bạn phải chuẩn bị tinh thần để leo dốc hoặc trèo cây để tìm một góc thú vị. 

8. Chuẩn bị sớm

Với điều kiện ánh sáng liên tục thay đổi trong các giờ vàng này, điều quan trọng là bạn phải đến nơi sớm để xếp đặt việc chụp ảnh và chờ đợi khoảnh khắc hoàn hảo nhất.

9. Chụp hai bức nếu bạn cần độ sâu trường ảnh thật sâu

Với một số bức ảnh, có thể bạn muốn chụp một tiền cảnh ở gần máy ảnh, cùng với một ảnh nền ở xa. Ngay cả với một khẩu độ cực nhỏ, điều này nhiều khả năng sẽ gây rắc rối về độ sâu trường ảnh. Thay vì vậy hãy thử chụp hai bức ảnh: một bức lấy nét tiền cảnh và bức kia lấy nét cảnh nền. Sau đó bạn có thể kết hợp hai bức ảnh đó bằng phần mềm biên tập ảnh.

10. Tìm kiếm cảm hứng

Nếu bạn đang cảm thấy không có cảm hứng, hãy thử xem ảnh do người khác chụp. Mỗi người nhìn thế giới theo một cách độc nhất, do đó việc quan sát qua đôi mắt của một nhiếp ảnh gia khác sẽ gợi mở cho bạn những quan điểm và ý tưởng mới. Hãy xem qua một tập ảnh của nhiếp ảnh gia mà bạn yêu thích, hoặc thử lục lọi trên các trang web đăng ảnh như Flickr.




Những lời khuyên khi chụp ảnh phong cảnh



1. Chụp toàn cảnh (Panorama)


Ảnh chụp toàn cảnh rất rộng và thường được kết hợp bằng cách chồng các bức ảnh chụp từng đoạn liền nhau của một cảnh. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách nối các bức ảnh lại với nhau bằng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh để tạo nên một bức ảnh toàn cảnh. Tuy nhiên, bạn cần chú ý một số nguyên tắc khi chụp từng phần của cảnh để nối lại thành một bức ảnh toàn cảnh. Thứ nhất, máy ảnh phải chụp ở cùng một độ cao. Khi chuẩn bị máy để chụp bức ảnh tiếp theo trong loạt ảnh, hãy bảo đảm nó duy trì cùng độ cao như lần chụp trước để loạt ảnh chụp không bị dốc. Tiếp theo, hãy bảo đảm một phần nhỏ trong bức ảnh mới trùng với bức ảnh cũ để có đủ chi tiết giúp phần mềm nhận biết nơi chồng các bức ảnh lên nhau. Cuối cùng, người chụp
không được thay đổi độ dài tiêu cự ống kính (ví dụ là phóng to hay thu nhỏ) trong suốt quá trình chụp một loạt ảnh. Các bức ảnh sẽ tạo thành một bức toàn cảnh tốt nhất nên được chụp khi có giá đỡ máy ảnh bởi nó giúp người chụp thay đổi khung ảnh mà không sợ làm thay đổi độ cao của máy khi chụp.

[IMG]

(Ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm – HoangNhiem)

2. Sử dụng chế độ đo sáng đa phần Multisegment metering

Với những cảnh có độ tương phản của chủ thể ngang bằng với các phần còn lại, thì tốt nhất nên chụp với chế độ đo sáng đa phần để đo sáng tất cả các phần trên khung ảnh rồi quyết định độ sáng thích hợp. Bạn cũng có thể chuyển đổi qua lại các chế độ đo sáng khi cần hay chụp cùng lúc một loạt ảnh với các chế độ đo sáng khác nhau.

3. Những kính lọc dễ sử dụng

Các bộ lọc có thể giảm bớt ánh sáng chói và các màu bị tối. Các bộ lọc cũng là những thiết bị vô giá cho các nhà chụp ảnh phong cảnh chuyên nghiệp bởi chúng có thể thay đổi một cách đầy ấn tượng cái nhìn cho một phong cảnh.

Ví dụ, công dụng của kính lọc trung tính (neutral density filter) là cho phép người chụp dùng tốc độ màn trập chậm hơn để những chuyển động trong cảnh – như dòng thác chẳng hạn được ghi nhận thành một dòng chảy mịn đầy nghệ thuật.

Một kính lọc dễ sử dụng khác là kính lọc phân cực (polarizing) làm bão hòa màu sắc cho cảnh. Kính lọc này có thể làm những cảnh nhạt nhẽo trông đầy sức sống hơn. Bạn
hãy học cách sử dụng hợp lý những kính lọc này và bạn sẽ có được những bức ảnh phong cảnh đẹp hơn rất nhiều.

4. Tưởng tượng các mặt phẳng nét


Ảnh phong cảnh luôn có DOF lớn vì vậy người chụp phải tưởng tượng về các yếu tố trong những mặt phẳng nét khác nhau để tổng hợp nên một bức ảnh hấp dẫn. Tuy nhiên, một chủ thể chính (hay vài chủ thể) nên được chọn cho một mặt phẳng và các yếu tố trong những mặt phẳng còn lại sẽ hỗ trợ cho chủ thể chính. Một số phong cảnh, đặc biệt là những cảnh tẻ nhạt có thể được cải thiện bằng các yếu tố tiền cảnh được bổ sung thêm để tăng chiều sâu cho cảnh cũng như thu hút sự chú ý cho ảnh được chụp. Tuy nhiên, các yếu tố bổ sung đó phải bổ sung được cho cảnh, không nghịch với phong thái tổng thể của bức ảnh.

5. Làm chủ DOF và khoảng vượt tiêu cự (Hyperfocal Distance)

Khả năng kiểm soát DOF sẽ phân định đẳng cấp của các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Một DOF tốt rất cần thiết nếu bạn muốn phóng to bức ảnh phong cảnh của mình, bởi khi đó bất kỳ vùng ảnh mờ nào cũng sẽ được nhận ra một cách dễ dàng. Bạn có thể áp dụng kỹ thuật khoảng vượt tiêu cự để bảo đảm mọi thứ nằm từ điểm xa nhất đến điểm giữa khoảng vượt tiêu cự sẽ nằm trong DOF của ảnh. Một quy tắc chung là hãy lấy nét ở khoảng 1/3 độ sâu của cảnh. Nếu máy ảnh của bạn có chức năng xem trước DOF thì bạn hãy sử dụng nó để kiểm tra và xem bạn đa hài lòng với những gì đang thấy trước khi chụp chưa. Bạn có thể xem lại định nghĩa về DOF cũng như kỹ thuật lấy nét tại khoảng vượt tiêu cự ở các chương trước.

[IMG]

(Ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm – HoangNhiem)

6. Ghi nhớ việc sắp đặt đường chân trời và quy tắc 1/3


Hầu hết các ảnh phong cảnh đều có đường chân trời. Như một nguyên tắc chung, bạn đừng đặt đường chân trời ngang giữa bức ảnh mà hãy áp dụng quy tắc 1/3 đã được khuyến khích áp dụng trong chương “Sắp Đặt Vị Trí Chủ Thể” đa được trình bày. Để tạo nên một bức ảnh phong cảnh có đường chân trời nằm ngang hoàn hảo, người chụp có thể sử dụng thiết bị thước thủy để canh máy ảnh nằm thẳng (song song)
hoàn hảo với đường chân trời trước khi chụp. Tuy nhiên, một số nhiếp ảnh gia cố ý nghiêng máy ảnh để tạo nên một bức ảnh phong cảnh có nghệ thuật phối cảnh thú
vị hơn.

[IMG]

(Ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm – HoangNhiem)

7. Thời gian trong ngày và các mùa


Bạn hãy tránh chụp ảnh phong cảnh vào lúc giữa trưa khi mặt trời chiếu thẳng xuống bởi nguồn ánh sáng quá mạnh như thế sẽ tạo nên những cái bóng tương phản mạnh và những màu sắc nhạt nhẽo. Chụp ảnh phong cảnh vào buổi chiều tối và buổi sáng sẽ tốt hơn. Nhiều nhiếp ảnh gia cho rằng khoảng thời gian trước khi mặt trời lặn và vừa sau khi mặt trời mọc sẽ là lúc chụp được những bức ảnh đẹp nhất bởi khi đó bầu trời nhiều màu sắc nhất trong ngày. Vấn đề là một cảnh sẽ trông rất khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày cho nên tốt nhất, người chụp nên quay lại quan sát cảnh nhiều lần trong ngày để quyết định thời gian chụp ưa thích nhất. Ở những nước ôn đới, phong cảnh sẽ thay đổi mạnh qua các mùa trong năm.

[IMG]

(Ảnh chụp bởi Hoàng Thế Nhiệm – HoangNhiem)

Các loại ống kính được khuyên sử dụng

Bởi, luôn muốn gom hết cảnh mà vẫn giữ độ nét cho mọi thành phần nên người chụp cố đạt được DOF càng cao càng tốt. Các ống kính góc rộng được ưa chuộng khi chụp những bức ảnh phong cảnh truyền thống bởi chúng có độ dài tiêu cự ngắn có thể phủ
một góc nhìn rộng và đạt được DOF cao. Ống kính góc rộng thường được chụp với khẩu độ rất nhỏ để tăng cao tối đa DOF. Ống kính góc hẹp (telephoto) cũng hữu dụng khi giúp người chụp phóng to chủ thể trong một cảnh và bức ảnh như thế cũng được xếp vào thể loại phong cảnh. Mặc dù độ mở ống kính hẹp thường được dùng khi chụp phong cảnh nhưng cũng cần có tốc độ màn trập chậm hơn để đạt được độ phơi sáng như khi sử dụng khẩu độ rộng. Vì vậy, để tránh độ rung của máy khiến ảnh bị nhòe trong suốt thời gian phơi sáng dài hơn thì một giá đỡ máy ảnh hay một máy ảnh có kỹ thuật chống rung thân máy nên được sử dụng khi chụp phong cảnh.






Kinh nghiệm chụp ảnh bằng điện thoại
Kinh nghiệm chụp ảnh cho bé
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh pháo hoa để lưu lại khoảnh
Kinh nghiệm chụp ảnh áo dài cho cuốn album cưới
Kinh nghiệm chụp ảnh hoàng hôn
Kinh nghiệm chụp ảnh kiến trúc lưu giữ những hình





(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý