Vị thuốc chữa bệnh sỏi thận thông dụng nhất

seminoon seminoon @seminoon

Vị thuốc chữa bệnh sỏi thận thông dụng nhất

19/04/2015 08:31 AM
441

Vị thuốc chữa bệnh sỏi thận thông dụng nhất. Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn.





VỊ THUỐC CHỮA BỆNH SỎI THẬN

Loại bỏ bệnh sỏi thận nhờ nước chanh và trà

Sỏi thận là một chất sạn cứng và kết tinh, hình thành trong thận hoặc ở đường tiết niệu. Chất thải quá mức nhất định trong nước tiểu có thể sản xuất tinh thể cực nhỏ, mà biến thành đá và trở thành một lý do làm cho tình hình sức khỏe trầm trọng hơn. Do đó, cần phải tán sỏi thận càng nhanh càng tốt. Có rất nhiều cách để hòa tan sỏi thận. Nhưng dùng nước chanh để hòa tan sỏi thì không phải ai cũng biết. Biện pháp này vừa dễ dàng thực hiện, lại không tốn kém.

Sỏi thận nhỏ có thể không gây quá đau đớn, nhưng khi có sỏi bị kẹt trong niệu đạo hoặc bàng quang và có thể ảnh hưởng đến dòng chảy của nước tiểu và gây đau đớn. Trong nhiều trường hợp, người bị sỏi thận thường bị chảy máu kèm nước tiểu, đau vùng bụng, đau sườn hoặc đau háng.

Sỏi thận có thể được hình thành bởi bốn loại như canxi, đá cystine, sỏi do đá struvite và đá axit uric. Tất cả các sỏi thận có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hệ thống thận. Nói chung sỏi do đá canxi là loại phổ biến nhất trong các trường hợp bị sỏi thận ngày nay, sỏi do đá cystine là hiếm hoi nhất. Sỏi do đá cystine xảy ra do rối loạn di truyền.

 

Các triệu chứng của sỏi thận

- Đau bụng thận cấp tính
- Đi tiểu ra máu vì lớp niêm mạc trong niệu quản hay mô bị tổn thương trong thận.
- Bị chuột rút đau ở vị trí của thận hoặc ở bụng dưới.
- Thường xuyên đi tiểu
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Ớn lạnh
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
- Sốt
- Nước tiểu có mùi khó chịu hoặc bị vẩn đục

Nguyên nhân của sỏi thận

- Bệnh gout
- Tăng canxi niệu đạo
- Bệnh viêm ruột
- Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, canxi có chứa thuốc kháng axit, chất ức chế protease indinavir (Crixivan) - một loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh nhiễm HIV...
- Yếu tố thức ăn

Làm thế nào để hòa tan sỏi thận ?

- Nước chanh: Mỗi ngày uống một ly nước chanh có thể làm tan chảy sỏi thận do canxi. Thói quen này tuy không được coi là biện pháp chữa trị hữu hiệu nhất nhưng về lâu dài sẽ có tác dụng. Còn để yên tâm hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ.

- Trà: Trà được chế biến từ các loại thảo mộc bao gồm cả gốc tú cầu, rễ khoai mỡ tự nhiên, vỏ cây chuột rút, cỏ dại Joe-Pye, cỏ thi lá, lá chuối và lụa ngô… thường được coi là có tác dụng phòng và chữa sỏi thận. Cho hỗn hợp trên vào nước và đun sôi rồi âm ỉ trong 15 phút ở nhiệt độ thấp. Sau đó cho vào tủ lạnh để uống. Mỗi ngày bạn có thể uống 3-4 tách trà này.

Chẩn đoán sỏi thận

Để biết về diện tích, kích thước và loại sỏi thận, bác sĩ có thể thực hiện theo các thử nghiệm sau đây:

- Phân tích nước tiểu để quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng
- Xét nghiệm máu để công nhận số lượng dư thừa của một số hóa chất gây sỏi thận
- Chụp X-quang hình ảnh những canxi gây sỏi thận
- Siêu âm 
- Urogram tĩnh mạch (IVU) bằng cách cho tiêm, bác sĩ có thể xem toàn bộ hệ thống tiết niệu và sỏi trên hình ảnh X-quang. Để thực hiện một hình ảnh ba chiều của vị trí cụ thể, quét CT (chụp cắt lớp vi tính) được sử dụng.

Làm thế nào để ngăn ngừa sỏi thận?

Hãy tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin B tổng hợp. Tránh uống các loại nước soda và các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao. Thay vào đó nên uống nước rau và nước trái cây để loại bỏ sỏi thận.

Thuốc trị bệnh từ cây cỏ xung quanh ta

Dân Việt - Trị bệnh phải dùng thuốc bác sỹ. Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng xung quanh ta có nhiều cây thuốc có giá trị chữa bệnh như thuốc của bác sỹ vậy.

Nếu ngứa, tìm sài đất

Sài đất là giống cây mọc bò sát đất. Thân cây thì màu xanh, có lông cứng nhỏ phủ xung quanh. Lá hình bầu dục thon dài có 1-3 răng cưa ở viền lá. Sài đất có hoa màu vàng tươi rất dễ nhận ra. Cây ưa nơi ẩm ướt, mát và râm nên chúng ta có thể dễ dàng tìm được sài đất trong vườn, bờ dậu bờ rào, dưới tán cây cao. Đất càng ẩm thì sài đất càng dễ mọc.

Cây sài đất. Ảnh minh họa

Sài đất là cây có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm tương đối tốt. Người ta đã ứng dụng dùng thử với lá sài đất giã nát và đắp lên vùng phần mềm bị viêm tấy. Thấy sau một vài ngày, hiện tượng viêm sưng nóng đỏ đều giảm. Dần biến mất. Nhưng với những ổ viêm đã chớm hình thành mủ thì ít có tác dụng. Công dụng của thứ cây này có lẽ đến từ các hoạt chất chống viêm trong lá cây cỏ mọc lan này.

Về công dụng, sài đất có tác dụng trị ngứa tương đối tốt. Nó hữu hiệu với những trường hợp viêm ngứa ngoài da, rôm sảy nhiều hoặc thường xuyên bị mẩn ngứa. Nhất là những người hay bị viêm lỗ chân lông. Chúng ta có thể có hai cách dùng sau: với những mụn nhọt nổi rõ trên da với hiện tượng viêm nóng đỏ, chỉ cần lấy lá sài đất, giã nát, đắp lên vết da bị viêm. Lưu ý là không nên đắp lá vào các vết thương có chảy máu. Với các mụn nhỏ, nổi mẩn khắp người, nên lấy lá sài đất tươi hoặc khô, đun lấy nước tắm, bã thì chà vào vùng ngứa. Chừng vài lần là hiện tượng ngứa giảm.

Chú ý là sài đất chỉ có tác dụng với hiện tượng ngứa ngoài da do viêm. Nếu cơ thể nóng ngứa ngáy, chúng ta cũng có thể dùng 100g lá cây tươi giã nát, thêm 100ml nước, thêm chút muối đun lên và lấy nước uống chia làm 2-3 lần trong ngày.

Nếu sỏi thận, uống râu ngô

Người già, người cao tuổi có thể bị mắc chứng bệnh sỏi thận. Nếu không điều trị, sỏi thận có thể gây ra một cơn đau quặn thận rất là đau. Nhưng nếu chúng ta điều trị hết sỏi, không những hết đau mà còn có tác dụng phòng ngừa giãn thận và suy thận.

Râu ngô. Ảnh minh họa.

Do đó, trong các trường hợp bị sỏi thận, chúng ta có thể kiếm râu ngô như một vị thuốc hữu hiệu điều trị căn bệnh này. Vị thuốc này đã được chứng minh tác dụng khá tốt.

Râu ngô là phần tua của bắp ngô thò ra ngoài. Râu ngô có nhiều màu khác nhau. Phần ngoài có màu nâu, tím. Phần trong bắp có màu trắng non. Cũng có khi có màu vàng hoe.

Trong râu ngô có các chất Sitosterol, stigmasterol, một ít saponin và glycosid thực vật. Nhưng điều quan trọng là râu ngô có chứa chất làm lợi tiểu, thông tiện, chống phù thũng, tăng tiết mật. Do vậy, râu ngô cực kỳ hữu hiệu trong điều trị sỏi thận.

Ngoài ra râu ngô còn có tác dụng điều trị các bệnh như viêm khớp, đái dầm, gút, tăng huyết áp, viêm gan do tắc mật, viêm đường tiết niệu

Cách dùng như sau: cân 10g râu ngô, cắt nhỏ. Lấy thêm 200ml nước sôi đung lên. Sau đó để nguội, đỏ ra bình uống trong ngày. Cứ 1h lại uống 1 lần. ngày uống chừng 2-3 lần sắc như vậy là có thể trị được sỏi thận.

Lưu ý là sỏi thận chỉ có tác dụng với râu ngô khi kích thước sỏi nhỏ. Kích thước sỏi chừng 0,5cm thì chỉ cần uống râu ngô đều đặn chừng 7-10 ngày là có thể tan sỏi và tống sỏi ra ngoài.

Còn tăng huyết áp, dùng hoa hòe

Tăng huyết áp là chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Một trong các nguyên nhân đó là do thành mạch bị xơ cứng và kém mềm mại so với lúc trẻ tuổi. Ngoài việ uống theo đơn bác sỹ, bạn có thể dùng hoa hòe thay thế. Chính xác đó là nụ hoa hòe được dùng làm thuốc.

Cây hoa hòe là một cây to, cao chừng 5-6m. Cây có lá mọc theo cành, lá kép long chim, mọc hai bên cân xứng cuống lá. Hoa mọc thành bông, màu vàng trắng. Mùa hoa là mùa tháng 7, 8, 9. Đây cũng là mùa thu hái. Chú ý là thu hái lúc hoa ra nụ thì tốt hơn là hoa nở xòe.

Sở dĩ hòe hoa tốt là vì trong đó có chứa rutin, một hoạt chất điều áp và hạ áp giống như thuốc vậy. Người ta đã thử nghiệm thấy rutin làm tăng sức bền mao mạch, chống biến chứng đột qụy do tăng huyết áp. Rutin có tác dụng hạ huyết áp của người bệnh bị tăng huyết áp. Ngoài ra nụ hoa hòe còn chứa bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C.

Để chống tăng huyết áp, chúng ta có thể dùng như sau: nấu nụ hòe hoa với liều lượng 5-10g cộng thêm 200ml nước. Sắc còn 100ml nước, để ấm uống. Uống như vậy 3 lần trong ngày.

Hoặc chúng ta có thể chế ra thành chè uống hàng ngày như sau: lấy 3g nụ hòe và 3g cúc hoa. Chế nước sôi 1000C hãm trong 5 phút. Uống hàng ngày sẽ hạ được huyết áp. Lưu ý không dùng chất này cho những người bị tăng huyết áp ác tính hoặc kịch phát. Vì có thể không kiểm soát được huyết áp giai đoạn ngay sau uống.

Xương khớp đau, đừng quên lá lốt

Chắc hẳn một trong các thế hệ tuổi vàng không còn xa lạ gì với chứng đau xương khớp. Chứng bệnh này có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Một trong các nguyên nhân đó là thoái hóa, viêm khớp dạng thấp. Khi đó, chúng ta đừng quên lá lốt.

Lá lốt. Ảnh minh họa

Lá lốt là một loại cây thân mềm, chỉ cao chừng 50cm. Thân khúc khủy và có nhiều mấu mắt. Mỗi mấu mắt ra một lá. Lá hình trứng, rộng, phía gốc dính với thân hình tim còn phía đầu lá nhọn. Lá non có màu xanh tơ nhưng lá già có màu xanh đậm. Lá lốt rất sẵn, ưa bóng mát, nơi ẩm và thường mọc thành đám. Chúng ta vẫn thường lấy thứ lá này để chế biến món ăn vì mùi rất thơm

Nhưng nay, ngoài chế biến món ăn, lá lốt còn có tác dụng làm thuốc trị đau xương rất công hiệu. Chỉ cần dùng ngay 5-10g lá phơi khô hay 15-30g lá tươi. Sắc lên với 200ml nước còn lại chừng 100ml nước thì để uống chia làm 2 lần trong ngày. Một ngày uống chừng 3-4 lần như vậy. Nếu chúng ta bị đau khớp cổ chân, bàn chân, chúng ta có thể lấy lượng lá lốt như trên, nấu lên với một lượng nước vừa đủ để ngập mắt cá chân. Đun sôi lá lốt và nước chừng 2-3 phút thì đổ ra chậu sứ. Để thoát bớt nhiệt còn chừng 40-450C thì ngâm chân. Ngâm đến khi nguội thì thôi. Ngày ngâm 2 lần, trưa và tối. Rất tốt cho bệnh đau xương khớp.

Chú ý là lá lốt chỉ tốt với người bị đau xương khớp theo kiểu thoái hóa, mạch co lại hoặc cứng đau khớp do trời lạnh. Thứ thuốc này ít có tác dụng với bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay viêm cột sống dính khớp.

Bài thuốc dân gian đơn giản, hiệu quả chữa sỏi thận



Bài 1: Dùng quả đu đủ xanh

Chọn quả đu đủ độ 400 - 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thuỷ độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.

uả đu đủ xanh chữa sỏi thận, sỏi mật


Đu đủ xanh.

Đu đủ xanh.

Cách làm: quả đu đủ xanh cắt đầu đuôi bỏ hết hột, thêm ít muối, đem đun cách thủy, ăn ngày một lần, ăn liền trong một tuần lễ là khỏi. Tôi thực hiện ngay, trẩy quả đu đủ xanh (bằng vốc tay) vừa ăn trong một ngày, ăn 7 quả liền. Sau 7 ngày đi siêu âm quả thật viên sỏi đã biến mất.

Tôi thấy cháu Nguyễn Văn Thiết, 35 tuổi đi lưng còm lom khom là bị 2 viên sỏi đường tiết niệu chèn đau không làm được gì. Tôi hướng dẫn trảy ngay quả đu đủ vườn nhà làm như trên để ăn. Cháu ăn đến ngày thứ ba đã giảm đau, đến ngày thứ năm đã khỏi đau đi làm bình thường được. Thấy kết quả, ông anh Nguyễn Minh Xa và Phạm Văn Sáu, nguyên hiệu trưởng trường cấp II đã về hưu cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 7 ngày đi siêu âm cũng tiêu tan sỏi thận.

Tôi lại mách và hướng dẫn ông Nguyễn Văn Sướng ở tổ 10, phường Minh Khai - thành phố Phủ Lý, nguyên là Giám đốc khách sạn bị sỏi bùn ở mật chuẩn bị đi mổ và bà vợ là Nguyễn Thị Thịnh bị sỏi thận 3 viên. Hai ông bà cũng thực hiện ăn quả đu đủ xanh trong 1 tuần lễ đi siêu âm cũng tiêu tan hết. Tôi còn mách bảo nhiều người khác.

Đây là tin vui bước đầu thực nghiệm theo sách có kết quả tốt và rất nhiều người bị bệnh này, chữa đơn giản không mất nhiều tiền mà khỏi bệnh. Tôi viết bài này mong quý báo đăng để độc giả bị bệnh có thể áp dụng thử khi cần vừa rẻ vừa an toàn.

Trên đây là kinh nghiệm chữa sỏi từ quả đu đủ xanh, của bác Lương Phúc Huyên gửi tới tòa soạn, xét thấy không độc hại gì vì vậy chúng tôi đăng để bạn đọc thử áp dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dùng nếu có điều gì bất thường nên đi khám tại bệnh viện để được xử trí đúng. Thực tế, trong Đông y thường dùng đu đủ xanh hầm chân giò giúp lợi sữa dùng cho các bà mẹ sau đẻ ít sữa.

Bài 2: Dầu ô liu và quả chanh

Tỉ lệ một thìa dầu ô liu một quả chanh vừa phải, căn cứ vào lượng sỏi to nhỏ mà dùng như sau:

Sỏi trung bình trên dưới 10 mm ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hoà với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, quấy đều, đổ thêm 3 - 4 bát nước lã đun sôi để nguội hoà đều rồi uống. Uống sau 3 - 4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 ngày.

Bài 3: Rau om nước dừa

Rau om ở miền Nam thường dùng nấu canh chua (ở miền Bắc gọi là rau ngổ) thường mọc ở các bờ ao, các mương máng. Có loại trắng thường làm rau thơm ăn với thịt chó. Loại đỏ dùng cũng được. Lấy độ 1 kg đem giã nát vắt lấy nước cốt hoà với nước dừa uống ngày 2 - 3 lần nếu là khô dùng 5 - 6 lạng sắc uống ngày 2 -3 lần. Thời gian dùng 5 - 7 ngày tuỳ lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên.

Bài 4: Hoa cây đu đủ đực

Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hoà với nước lã đun sôi để nguội trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan (bài của Hoà Thượng Thích Giác Nhiên).

Bài 5: Mề gà, mật vịt

Gà vịt thường ăn lẫn đá, sỏi, cua ốc, chất rắn nhiều can-xi thế mà vẫn tiêu tan được nhờ nó có chất gì đó. Cách làm, bóc màng trong mề của con gà, con vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0 -15 ngày. Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn (bài này trên ti-vi đã phổ biến)

Bài 6:
Nguyên liệu: Cây xạ bướm, dây mộc thông, dây ngũ da bì (cây chân chim), cây râu mèo, cây ý dí, rễ cỏ xương, cây sa ngạn, cây mã đề, cây gai nước, cây cối xay, cây phèn đen (làm vết thương mau hồi phục, sỏi mòn đến đâu là hồi phục đến đó), cây thóc bút.

Công đoạn chế biến: Những cây thuốc này được hái về rửa sạch, thái dài khoảng 5cm, phơi khoảng một tuần. Mỗi vị thuốc lấy một chén để tổng hợp thành một thang thuốc. Đun sôi khoảng 30 phút rồi bắc xuống để nguội, uống nhiều lần trong ngày, nên cách khoảng một tiếng đồng hồ lại uống một bát. Mỗi thang thuốc uống được 3 ngày lại thay thang khác. Những thang thuốc cuối cùng được bổ sung loại thuốc kháng sinh. Đó là lá cây xạ đen chuyên dùng để trị các loại ung thư. Loại lá này có tác dụng chống viêm sưng, kích thích ăn ngủ. Sau khi lấy lá về, thái nhỏ, phơi khô một tuần nắng. Khi có hiện tượng sỏi đã ra khỏi ống nước tiểu thì cho vị thuốc này vào đun cùng với những thang thuốc cuối để làm chất kháng sinh.

Dinh dưỡng cho người bị sỏi thận

Sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiểu, đau ở vùng mạn sườn. Người mắc bệnh cần lưu ý chế độ dinh dưỡng để ngăn chặn sự phát triển của bệnh.








 Sỏi can–xi

Đây là loại sỏi thận phổ biến nhất, bao gồm sỏi oxalat can–xi và phosphat can–xi. Người bệnh có hàm lượng can–xi trong nước tiểu tăng. Đối với trường hợp này, chế độ dinh dưỡng được khuyến cáo như sau: lượng can–xi đưa vào cơ thể ở mức 500 mg mỗi ngày và lượng đạm là 1 gr/kg/ngày; cần uống nhiều nước; tránh dùng các món ăn có nhiều muối, không dùng quá 10 gr muối/ngày; hạn chế, hoặc tránh các thực phẩm làm tăng oxalat trong nước tiểu như: dâu Tây, rau dền, chocolate, củ cải đường, hạt dẻ, trà... Ngoài ra, không dùng vitamin C liều cao (quá 1.000 mg/ngày)

* Sỏi acid uric

Sỏi này hay xảy ra ở người uống nước ít, hoặc do dùng một số thuốc trị bệnh kéo dài, dùng nhiều thực phẩm giàu purine (như: gan, thận, tim, óc động vật, thịt, tôm, cá, nấm, bia...), khiến cho nước tiểu tăng tính acid uric, tạo điều kiện cho việc hình thành sỏi thận.

Dinh dưỡng đối với trường hợp này là uống nhiều nước (2 – 2,5 lít/ngày); nên dùng những loại thực phẩm có tính kiềm như: sữa và các sản phẩm từ sữa; dừa, hạt dẻ, quả hạnh nhân; tất cả các loại rau, nhưng trừ đậu bắp và đậu lăng; tất cả các loại trái cây, trừ mận khô, nho khô...

* Sỏi Cystin

Chế độ dinh dưỡng đối với người bị sỏi Cystin là phải uống hơn 4 lít nước/ngày, và dùng những thực phẩm có tính kiềm như trên.

* Sỏi Struvit

Còn gọi là sỏi san hô, thường mắc phải khi bị nhiễm trùng đường tiểu. Với loại sỏi này, bạn chỉ cần điều trị nhiễm trùng tiểu và uống nhiều nước.

Để phòng bệnh sỏi thận, mỗi ngày nên uống nhiều nước (1,5 – 2 lít); dùng dưới 6 gr muối/ngày; dùng nhiều rau quả, trái cây; tránh ăn quá nhiều đạm từ động vật, nhất là các nội tạng...

Các loại nước uống chữa bệnh sỏi thận, bàng quang


Nước uống cũng có thể chữa bệnh sỏi thận, bàng quang. Tham khảo một số loại nước uống dưới đây:

Nước lá cối xay có thể chữa sỏi thận









1. Nước thì là


Rau thì là 100g, lá mã đề 50g, rửa sạch, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150ml nước. Uống ngày 3 lần, uống liên tục 3 ngày.

2. Nước lá cối xay

Lá cối xay 100g, rau ngổ 100g, giã nhỏ, lọc bằng nước sôi để nguội lấy 150ml nước, cho đường khuấy đều, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3 ngày.

3. Nước lá đồng tiền

Lá đồng tiền 10g, lá bông mã đề 100g, rễ cỏ tranh 100g. Các thứ trên rửa sạch, sắc 600ml nước còn 300ml, uống ngày 3 lần, liên tục trong 3 ngày.

Chuối hột chữa sỏi thận


Quả chuối hột (còn gọi là chuối chát) thường được dân gian dùng chữa bệnh sỏi thận bằng cách dùng hạt nấu nước uống trong vài tháng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng chữa một số bệnh khác như cảm sốt, táo bón, hắc lào.









Chuối hột mọc hoang và được trồng nhiều, tỉnh nào cũng có. Quả chuối hột lành, khi chín ăn ngọt, nhưng có nhiều hột. Để chữa sỏi thận, dân gian chọn chuối thật chín, lấy hạt phơi khô, tán nhỏ nấu lấy nước uống. Cho 7 thìa nhỏ (thìa cà phê) bột hạt chuối vào 2 lít nước đun nhỏ lửa, khi còn 2/3 nước là được. Uống hằng ngày như nước trà liền trong 2-3 tháng, cho kết quả khá tốt.

Cũng có thể lấy quả chuối hột đem thái mỏng, sao vàng, hạ thổ 7 ngày; mỗi ngày lấy một vốc tay (chừng một quả) sắc với 3-4 bát nước, uống vào lúc no.

Chuối hột còn được dùng trong các trường hợp sau:

Chữa bệnh tiểu đường: Đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống, dùng thường xuyên và lâu dài để ổn định đường huyết. Vì củ chuối không nhiều và việc đào củ phức tạp nên có thầy thuốc cải tiến cách làm và cũng thu được hết quả tốt:

Chọn cây chuối hột có bắp đang nhú, cắt ngang cây (cách mặt đất 20-25 cm) và khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do gốc thân cây chuối tiết ra) mà uống. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Chữa cảm nóng sốt cao phát cuồng: Đào lấy củ chuối hột, rửa sạch, giã nát, vắt lấy một bát nước cho người bệnh uống, sẽ giảm sốt và không nói mê.

Chữa hắc lào: Lấy một quả chuối hột còn xanh tươi nhiều nhựa, cắt đôi, cầm xát trực tiếp vào nơi hắc lào, bệnh đỡ nhanh, dùng liên tục 7-8 ngày là khỏi.

Trẻ em táo bón: Lấy 1-2 quả chuối chín đem vùi vào bếp lửa, khi vỏ quả ngả màu đen, ruột chín nhũn thì lấy ra để nguội, cho trẻ ăn, khoảng mươi phút sau là đi đại tiện được.

Ngoài ra, lá và vỏ quả chuối khô còn được sắc uống làm thuốc lợi tiểu và chữa được chứng phù thũng; nước sắc quả chuối hột chữa đái rắt. Rễ cây chuối hột sắc uống chữa cảm mạo.

Bài thuốc nam giản dị "bóp nát" những viên sỏi thận

Gặp ông lão Nguyễn Sinh Châu (60 tuổi, dân tộc Mường, ngụ xóm Yên Thành, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đang phơi nắng đống thân cây xắt nhỏ trên sân nhà, không ai nghĩ ông là một thầy thuốc có tiếng, thậm chí còn là Phó Chủ tịch Hội Đông y huyện. Lý do nhầm tưởng cũng giản dị như những vị thuốc ông đang phơi “tầm thường” giống… đồ bỏ đi. Vậy mà thực chất đó lại là những vị thuốc có thể bóp nát những viên sỏi thận gây đau đớn trong cơ thể người bệnh.

Lương y Nguyễn Sinh Châu

Bắt bệnh sỏi thận      

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống về thuốc nam, từ nhỏ ông đã được gia đình truyền lại bài thuốc chữa sỏi thận. Tham gia Hội Đông y xã, kinh nghiệm hành nghề hàng chục năm cộng với những lần được cử đi tập huấn các khóa huấn luyện về y học cổ truyền, ông Châu đã thành một “lão làng” trong nghề. Bài thuốc chữa sỏi thận của ông đã được Hội Đông y huyện kiểm nghiệm, công nhận là bài thuốc gia truyền.

Lương y này cho rằng có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sỏi thận, chủ  yếu là các dạng sau: Do uống nước không đủ, một số người lao động nặng nhọc, lúc nghỉ ngơi thì uống rất nhiều nước nhưng lượng nước uống vào không đồng đều. Nhiều lần như vậy sẽ tạo thành thói quen, do tác động của việc đi tiểu không điều độ có thể làm ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu, nước tiểu sẽ bị ứ đọng do không được thoát hết ra ngoài, lâu ngày tạo thành sỏi.

Lý do nữa là do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều thịt hoặc quá nhiều rau. Lại có những trường hợp bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, nhất là vết thương ở đùi, khi người bệnh uống nhiều sữa, ít nước sẽ dễ ảnh hưởng đến nước tiểu và ảnh hưởng đến ống thoát nước tiểu.

Theo ông Châu, ở phụ nữ thường khi bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục do không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, từ đó tạo thành sỏi. Cũng có thể do người bệnh bị u xơ tiền liệt tuyến, lâu dần dẫn đến u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. Cũng có những trường hợp rất kì dị như lá cây, cỏ, rơm… vô tình lọt vào trong ống dẫn nước tiểu gây bí tắc, dẫn đến sự tạo thành những viên sỏi.

“Những viên sỏi được tạo từ trong thận có nhiều kích thước khác nhau. Có thể nhỏ như hạt cát, có những viên sỏi to có kích thước bằng quả trứng. Những viên sỏi nhỏ có thể tự ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhưng cũng có những sỏi thận lớn gây đau đớn vì chúng không thể tự thoát ra ngoài”, ông lão cho biết.

Người mắc bệnh thường có các cơn đau quặn thận. Đau từng cơn, lúc đầu chỉ đau ở hai thắt lưng, sau đó lan ra bụng, lan xuống bụng dưới, rồi xuống đùi. Các cơn đau được sinh ra do các viên sỏi chặn đường nước tiểu. Nếu các cơn đau chỉ kéo dài thời gian ngắn thì do viên sỏi chưa đủ lớn để bưng bít kín mít ống dẫn nước tiểu, một thời gian nó lại nhúc nhích đến vị trí khác.

Trường hợp viên sỏi lớn sẽ làm cho các cơn đau buốt kéo dài dai dẳng. Người ta cũng có thể chỉ đau ở một bên thì chỉ bị thận một bên, nếu bị sỏi ở cả hai thận sẽ dẫn đến người bệnh bị đau ở hai hố thắt lưng. Hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu là do sỏi đã va vào niệu quản. Nguy hiểm nữa là các biến chứng như nhiễm khuẩn. Bệnh sỏi thận không được chữa kịp thời sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận dạng cấp tính, nặng hơn là mãn tính. Riêng đối với dạng mãn tính thì tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%.

Chia sẻ bí quyết chữa bệnh gia truyền

Ông Châu cho rằng mình có thể “tiêu tán” những viên sỏi to bằng quả trứng gà chỉ với những cây thuốc nam. Tuy là bài thuốc gia truyền nhưng ông cũng không giấu bí quyết và kê đủ những vị thuốc: Cây xạ bướm, dây mộc thông, dây ngũ da bì (cây chân chim), cây râu mèo, cây ý dí, rễ cỏ xương, cây sa ngạn, cây mã đề, cây gai nước, cây cối xay, cây phèn đen (làm vết thương mau hồi phục, sỏi mòn đến đâu là hồi phục đến đó), cây thóc bút. Không sợ bài thuốc gia truyền bị người khác “học lỏm”, ông lão cười: “Làm nghề bốc thuốc này chủ yếu là để chữa bệnh cứu người. Càng phổ biến thì càng chữa được nhiều người, làm sao phải giấu giếm”.

Công đoạn chế biến bài thuốc khá đơn giản: Những cây thuốc này được hái về rửa sạch, thái dài khoảng 5cm, phơi khoảng một tuần. Mỗi vị thuốc lấy một chén để tổng hợp thành một thang thuốc. Đun sôi khoảng 30 phút rồi bắc xuống để nguội, uống nhiều lần trong ngày, nên cách khoảng một tiếng đồng hồ lại uống một bát. Mỗi thang thuốc uống được 3 ngày lại thay thang khác.

“Thời gian chữa khỏi bệnh không cố định. Người nào bị nhẹ, viên sỏi nhỏ thì chữa rất nhanh, có thể chỉ đến 3 ngày uống thuốc là có thể thải được viên sỏi ra ngoài. Đối với nh���ng viên sỏi quá lớn cần có một thời gian bào mòn khá lâu mới có thể thoát ra ngoài”, lão lương y giải thích.

Ông Châu lý giải về cơ chế của bài thuốc một cách dân dã, dễ hiểu: “Cứ tưởng tượng xem ở ruột phích bị đá vôi ăn vào, cọ cũng không ra, nhưng đổ nước thuốc chữa sỏi thận vào cái là từng mảng bay hết. Chữa bệnh sỏi thận cũng vậy, chỉ cần uống một thời gian thì nó sẽ tự bào mòn viên sỏi và “tiêu tán” viên sỏi to”.

Những thang thuốc cuối cùng được bổ sung loại thuốc kháng sinh. Đó là lá cây xạ đen chuyên dùng để trị các loại ung thư. Loại lá này có tác dụng chống viêm sưng, kích thích ăn ngủ. Sau khi lấy lá về, thái nhỏ, phơi khô một tuần nắng. Khi có hiện tượng sỏi đã ra khỏi ống nước tiểu thì cho vị thuốc này vào đun cùng với những thang thuốc cuối để làm chất kháng sinh.

Mỗi thang thuốc của ông Châu có giá 30 ngàn đồng. “Đấy là tiền công đi hái. Cả nhà đi khắp các vùng đồi núi Hòa Bình để tìm thuốc, có những cây phải xuống tận Ninh Bình mới có. Có lúc công việc đồng áng chững lại vì có nhiều người đến tìm thuốc quá. Gia đình không có tiền để thuê người đi hái, hơn nữa để người khác đi hái sợ không đúng thuốc thì khổ. Với số tiền công đó cũng chỉ đủ cả nhà rau cháo qua ngày. Quan trọng nhất, chữa được bệnh cho người ta là tôi vui rồi”, ông lão chia sẻ.

Ông Bùi Phi Diệp, Phó chủ tịch UBND xã Yên Trị xác nhận bài thuốc chữa bệnh gia truyền của gia đình ông Nguyễn Sinh Châu nổi tiếng ở xã. “Nhiều trường hợp bệnh nhân tìm đến nhờ ông Châu chữa đều đã khỏi bệnh. Bài thuốc đã được Hội Đông y huyện kiểm nghiệm và chứng nhận”, vị Chủ tịch xã cho biết.




Tác dụng chữa bệnh của cây dứa dại
Tác dụng chữa bệnh của quả dứa
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Bệnh sỏi thận khi mang thai
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Công dụng chữa bệnh của rau ngò ôm
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Tác dụng chữa bệnh của quả dừa -






(ST)






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý