Chữa bệnh sỏi mật bằng dầu ô liu đơn giản tác dụng cực tốt

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh sỏi mật bằng dầu ô liu đơn giản tác dụng cực tốt

19/04/2015 08:31 AM
2,170

Chữa bệnh sỏi mật bằng dầu ô liu đơn giản tác dụng cực tốt. Ăn uống không hợp lý, do ăn nhiều thức ăn cay nóng, uất nhiệt lâu ngày dồn xuống sinh nhiệt kết hạ tiêu làm cho khí hóa thận tiết niệu ứ trệ, lâu ngày các tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.




Trị sỏi mật và gan bằng bưởi và dầu Oliu




Dầu ôliu trị sỏi mật

Dầu ôliu là một loại sản phẩm tuyệt hảo bởi rất giàu dinh dưỡng và dược tính.

Cây ôliu có tên khoa học là Olea Europeae thuộc họ nhài. Là loại cây thân gỗ cao tới 10 - 25 m và tuổi thọ của cây tới hàng trăm năm. Cây trồng 5 - 6 năm sau mới có quả. Ôliu thường ra hoa kết quả vào khi trời giá rét và không khí khô ráo. Loại cây này được trồng nhiều ở các quốc gia ven vùng Địa Trung Hải, Trung Mỹ, Mỹ, Trung Quốc, Úc ..., thích hợp ở các vùng khô ráo, sỏi đá.

Quả ôliu tươi có vị chát hơi chua và nhạt, chứa từ 25% - 36% dầu nhưng ở quả ôliu khô lại chứa dầu nhiều hơn, tới 57%.

Dầu ôliu có giá trị dinh dưỡng cao nên vừa là loại dầu thực phẩm quý vừa là vị thuốc được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh vì trong  quá trình chuyển hóa (đồng hóa và dị hóa), dầu này đã không để lại những chất cặn bã dư thừa có hại cho cơ thể. Nhờ vậy, người ta đã phối hợp với các loại thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh như gan, mật, tuần hoàn, dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và thận.

Ôliu có ích trong sự ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch và động mạch vành tim, làm giảm cholesterol xấu (LDL) và làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL), điều tiết nhịp tim. Ôliu còn có tác dụng làm giảm đường huyết người bị đái tháo đường.

Dưới đây là một vài phương thuốc chữa bệnh từ ôliu.

- Chữa đau bụng do bệnh sỏi mật: Dầu ôliu 100 - 200 g uống trong vài giờ khi bị đau bụng do sỏi, có thể thêm 0,3% menthol để tránh nôn.

- Tống sỏi mật ra ngoài: Dầu ôliu 100 - 200 g, uống vào buổi sáng sớm lúc chưa ăn gì. Cần uống như vậy 3 ngày liền. Chú ý, không được sử dụng cách này cho người bệnh khi túi mật đang bị viêm cấp, cho nên yêu cầu lúc này cần phải do thầy thuốc quyết định.

Dầu ôliu trị sỏi mật

Dầu ôliu là một loại sản phẩm tuyệt hảo bởi rất giàu dinh dưỡng và dược tính.

  • Dầu ôliu có thể phòng bệnh ung thư

Cây ôliu có tên khoa học là Olea Europeae thuộc họ nhài. Là loại cây thân gỗ cao tới 10 - 25 m và tuổi thọ của cây tới hàng trăm năm. Cây trồng 5 - 6 năm sau mới có quả. Ôliu thường ra hoa kết quả vào khi trời giá rét và không khí khô ráo. Loại cây này được trồng nhiều ở các quốc gia ven vùng Địa Trung Hải, Trung Mỹ, Mỹ, Trung Quốc, Úc ..., thích hợp ở các vùng khô ráo, sỏi đá.

Quả ôliu tươi có vị chát hơi chua và nhạt, chứa từ 25% - 36% dầu nhưng ở quả ôliu khô lại chứa dầu nhiều hơn, tới 57%.

Dầu ôliu có giá trị dinh dưỡng cao nên vừa là loại dầu thực phẩm quý vừa là vị thuốc được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh vì trong  quá trình chuyển hóa (đồng hóa và dị hóa), dầu này đã không để lại những chất cặn bã dư thừa có hại cho cơ thể. Nhờ vậy, người ta đã phối hợp với các loại thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh như gan, mật, tuần hoàn, dạ dày, ruột, bệnh ngoài da và thận.

Ôliu có ích trong sự ngăn ngừa bệnh xơ cứng động mạch và động mạch vành tim, làm giảm cholesterol xấu (LDL) và làm tăng lượng cholesterol tốt (HDL), điều tiết nhịp tim. Ôliu còn có tác dụng làm giảm đường huyết người bị đái tháo đường.

Dưới đây là một vài phương thuốc chữa bệnh từ ôliu.

- Chữa đau bụng do bệnh sỏi mật: Dầu ôliu 100 - 200 g uống trong vài giờ khi bị đau bụng do sỏi, có thể thêm 0,3% menthol để tránh nôn.

- Tống sỏi mật ra ngoài: Dầu ôliu 100 - 200 g, uống vào buổi sáng sớm lúc chưa ăn gì. Cần uống như vậy 3 ngày liền. Chú ý, không được sử dụng cách này cho người bệnh khi túi mật đang bị viêm cấp, cho nên yêu cầu lúc này cần phải do thầy thuốc quyết định.



Tẩy trừ sạn (sỏi) gan và mật hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật, chỉ sử dụng bài thuốc làm từ nước bưởi tươi và


Bài này tìm hiểu từ kinh nghiệm thực tế chữa bệnh của một số người bị sạn gan và mật:

Bưởi trị sỏi mật, gan

Bưởi Việt Nam kết hợp với dầu Oliu

















Anh Nguyễn Văn là chuyên viên kinh tế, trong lần đi công tác tình cờ được một người bạn giới thiệu bài thuốc này. Bài thuốc sử dụng phương pháp do bác sĩ Hulda Regehr Clark đang làm việc tại Ấn Độ nghiên cứu. Sau 2 ngày áp dụng phương pháp điều trị này, anh cho biết hiệu quả là “có thể trông thấy được bằng mắt”, trường hợp của anh là hơn 500 viên sạn lớn nhỏ bị thải loại ra ngoài. Để chữa trị, người bệnh nên chọn ngày nào bạn muốn thanh lọc cơ thể (ví dụ ngày thứ bảy và chủ nhật).

 

Cách điều trị:

Bưởi trị sỏi mật, gan




















Thứ bảy:
Ăn sáng và ăn trưa với thức ăn nhẹ, không chất béo và đường. Có thể dùng cháo đậu hay ruốc với nước trái cây... Những thức ăn này giúp mật gia tăng áp suất trong gan, áp suất càng nhiều càng dễ dàng đẩy ra ngoài những viên sạn.

Không dùng các loại thuốc khác và vitamine, không ăn và uống sau bữa trưa (12 giờ) cho đến ngày hôm sau.

Pha 4 gói dung dịch muối magnessium sulphate để vào tủ lạnh (chia làm 4 lần).

6 giờ chiều: uống một phần nước dung dịch vừa pha rồi súc miệng cho sạch.

8 giờ tối: uống dung dịch muối lần thứ hai.

9 giờ 45 tối: Chuẩn bị dung dịch nước bưởi và dầu Oliu: Vắt nước bưởi (1/2 – 3/4 ly) trộn chung với 1/2 ly dầu Oliu và lắc cho sủi bọt. Có thể vắt thêm một ít chanh vào cho dễ uống.

10 giờ tối: Uống hết dung dịch vừa pha. Nếu khó ngủ nên uống 4 viên dược thảo an thần. Uống xong, phải đi nằm lập tức, nếu không dung dịch dầu Oliu và nước bưởi sẽ không hiệu nghiệm để tống sạn. Bạn nên nằm ngửa gối đầu cao hơn bình thường một chút. Lúc này, bạn có thể cảm thấy có sự dịch chuyển ở gan (tống sạn ra khỏi các ống dẫn và túi mật).

Việc tẩy sạn này không đau do chất nhờn trong dầu Oliu. Sở dĩ sạn trôi ra được vì nước muối làm cho các cơ bắp trên ống dẫn mật mở rộng và không co thắt. Điều cần lưu ý là phải ngủ để cho gan và túi mật làm việc.

Ngày chủ nhật:

6 giờ sáng: uống phần dung dịch thứ 3 (không nên uống trước 6 giờ)

8 giờ: uống phần cuối cùng (thứ 4). Bạn có thể đi ngủ lại.

10 giờ: Có thể bắt dầu uống nước trái cây, ăn cháo sau nửa giờ, và ăn uống bình thường 1 giờ sau (11 giờ).

Anh kể, người bệnh có thể đi tiêu lỏng vào buổi sáng sau khi uống dung dịch muối, và nhiều lần sau đó. Dùng đèn rọi sẽ thấy rõ các hạt sạn đủ màu giống như hạt đậu, có thể có màu xanh do bị nhuộm bởi mật. Điều bất ngờ đối với anh là, suốt gần 12 giờ không ăn (từ 6 giờ chiều cho đến sáng hôm sau), sau nhiều lần đi tiêu lỏng mà vẫn không cảm thấy suy sụp (chân không run), không đói, không khát nước, chỉ có cảm giác da tay hơi bị khô có lẽ do mất nước (trong 2 ngày uống tổng cộng chưa tới 1 lít dung dịch, nhưng cơ thể thải ra hơn 3 lít).

Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Văn, lần đầu tiên có thể chỉ thấy vài viên sạn lớn hoặc rất ít, người bệnh nên tiếp tục uống lần thứ hai sau hai tuần để tống hết sạn ra ngoài. Điều trị theo cách này không khó, cái khó nhất theo anh là người bệnh phải tuân thủ các bước theo một thời gian biểu nghiêm ngặt thì mới đem lại kết quả.

THAM KHẢO CÁCH CHUWAQX TRỊ SỎI MẬT HIỆU QUẢ KHÁC

Món ngon phòng trị sỏi thận

Ăn uống không hợp lý, ăn nhiều thức ăn cay nóng... lâu ngày các tạp chất của nước tiểu kết lại mà thành sỏi.

Người bị sỏi thận nên duy trì ăn nhiều rau tươi bổ mát có tính lợi tiểu.
Người bị sỏi thận nên duy trì ăn nhiều rau tươi bổ mát có tính lợi tiểu. Trong ảnh là món rau ngổ nấu canh chua.


1 - Rau ngổ nấu canh chua: Rau ngổ, giá đậu, quả dứa, đậu bắp mỗi vị 30 - 50g, cá lóc làm sạch 50g thêm gia vị vừa đủ nấu canh chua ăn tuần vài lần.

2 - Canh rau chua me: Rau chua me 100g, cá chép làm sạch 100g, có thể thêm giá đậu, tàu mùng gia vị nấu canh ăn nhiều lần.

3 - Rau bợ nấu canh cua: Rau bợ 100g, thịt cua đồng 50g, có thể thêm rau mùng tơi, rau đay, mướp hương gia vị vừa đủ nấu canh ăn thường xuyên.

4 - Lá núc nác kho cá chép: Lá núc nác non (lá hoàng bá nam) 100g, cá chép làm sạch 100g, gia vị vừa đủ kho ăn thường xuyên.

5 - Lẩu cá kèo: Rau đắng 200g, cá kèo 50g, có thể thêm rau ngổ, khèo nèo, khế, chuối chát, gia vị vừa đủ nấu lẩu ăn thường xuyên.

6 - Món đuôi cá chép hầm đậu: Đuôi cá chép 1 con khoảng 100g, đậu đỏ 100g, ý dĩ 100g gia vị hầm ăn.

7 - Quả dứa ép nước uống: Dứa chín 1 quả ép lấy nước uống ngày một quả.

8 - Vỏ bí đao tươi 200 - 300g,  ý dĩ 100g, mã đề sắc nước uống, nhiều ngày.

9 - Rau om (ngò om) tươi rửa sạch 200 - 300g giã tươi vắt nước cốt pha thêm nước uống ngày 1 - 2 lần, liệu trình 5 - 7 ngày.

10 - Hoa đu đủ đực tươi: 300g sắc uống, hoặc luộc ăn cả cái lẫn nước dùng 5 - 7 ngày. Ngoài ra, nên tăng cường ăn các món chủ yếu có vị như chuối chát, sương sâm (sâm lông), rau om, quả dứa, khế, đu đủ, mã đề, rau má, rau dền, đậu bắp, khèo nèo, rau đắng, rau sam, dấp cá, rau hẹ, mướp hương, rau ngót, bí đao, củ cải, cỏ bợ, chua me, râu ngô, rễ tranh, mía lau, râu mèo, lá sa kê, hạt lười ươi, chuối chát, sơ ri là vị thanh thấp nhiệt lợi tiểu ăn đều tốt.

Phòng trị sỏi thận ăn uống cần lưu ý: Phải duy trì chế độ ăn nhiều rau củ quả tươi bổ mát có tính lợi tiểu và tập thói quen uống nhiều nước. Món ăn bài thuốc trên cần phải sử dụng nhiều ngày mới công hiệu, hạn chế thức ăn mặn, khô, cay, nóng.

Nếu sỏi canxi oxalat hạn chế ăn sữa, pho mát, khoai lang, nước chè đặc... nếu sỏi axit uric hạn chế đạm động vật... Nếu sỏi thận có đợt viêm nhiễm cấp hoặc thận trướng nước cần đi khám chuyên khoa để điều trị kịp thời...

thói quen dễ gây ra sỏi thận

Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn.

Tại sao đa phần dân văn phòng bị sỏi thận? Theo các chuyên gia y tế, ngoài sự căng thẳng, bận rộn, 4 thói quen sau đây chính là "hung thủ".

1. Không ăn bữa sáng

Nguyên nhân khiến dân văn phòng “lười” ăn sáng có khá nhiều. Có người là do vội đi làm không kịp ăn, có người vì giảm béo, không muốn ăn. Tuy nhiên, thói quen tưởng vô hại này lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sỏi thận.


Theo chuyên gia sức khỏe, nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận do không ăn sáng khá lớn. Điều này là do cơ thể sau khi trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, cần bổ sung năng lượng. Túi mật sẽ bài tiết dịch mật vào buổi sáng, chuẩn bị trước cho việc tiêu hóa thức ăn.
 
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.

Kế sách phòng chống: Không nên vì một lý do nào mà bỏ bữa sáng. Ăn bữa sáng cũng không mất nhiều thời gian, cũng không làm cho bạn lên cân, kể cả những bữa sáng đơn giản như sữa, bánh mỳ…thì cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh sỏi thận.

2. Không thích uống nước


Không ít dân văn phòng ngại uống nước hoặc có uống thì không đủ lượng. Và đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận. Các chuyên gia chỉ ra rằng, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu lưu cữu, trở nên đậm đặc, chất đọng lại tăng lên, như thế dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.

Kế sách phòng chống: Uống nhiều nước sẽ tăng lượng bài tiết nước tiểu, làm loãng nước tiểu, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài. Vì vậy, kế cả khi không khát, mỗi người mỗi ngày cũng nên uống 2000ml nước trở lên và uống nước lọc là tốt nhất

3. Không thích vận động


Ít vận động cũng có thể gây sỏi thận. Đặc tính công việc của dân văn phòng là thời gian ngồi khá dài, vận động ít, sau khi tan tầm rất nhiều người cũng không thích vận động.

Các chuyên gia chỉ ra, nếu con người ta ít vận động, vừa không có lợi cho việc hấp thụ can-xi, khiến lượng can-xi bài tiết vào nước tiểu tăng lên, gây ra sỏi thận hoặc sỏi đường tiết niệu. Đồng thời, thành bụng trong cơ thể sẽ lỏng lẻo, gây ra sa nội tạng, chèn ép ống mật, làm cho dịch mật không bài tiết được gây ra tích tụ, từ đó hình thành nên sỏi mật.

Kế sách phòng chống: tăng cường vận động, không nên “ngồi chờ” sỏi hình thành. Trong phòng làm việc khoảng 2 tiếng thì nên đứng dậy làm một số động tác thư giãn, đảm bảo một lượng vận động nhất định, thời gian vận động hàng ngày nên là khoảng 30 phút.

4. Ăn quá nhiều dầu mỡ


Những bữa tiệc luôn đi kèm với thịt cá, dầu mỡ…. Ăn quá nhiều chất dầu mỡ chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh sỏi thận. Bởi vì thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi.

Kế sách phòng chống: “Quản lý” miệng, hạn chế hàm lượng cholesterol trong thực phẩm, ít ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm hàm chứa cholesterol cao,ví dụ như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng vv. Nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm thấp cholesterol như: tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...

Chữa bệnh sỏi mạt bằng quả sung


 CÂY SUNG (Ảnh : Internet)

Cây Sung có tên khoa học là : Ficus glomerata Roxb var.chiltagonga (miq.)

Thuộc họ  Dâu tằm Moraceae

Lá sung non dùng để ăn, gói nem, quả sung cũng dùng để ăn.

Nhựa sung là một vị thuốc rất quý dùng để chữa nhức đầu,chốc ,nhọt,sưng đau,tụ máu. 

Theo TS.Đỗ Tất Lợi : Dùng nhựa sung chữa mụn nhọt,sưng vú : 

Rửa sạch mụn nhọt,lau khô, dùng nhựa sung bôi trực tiếp vào chổ đau,bôi nhiều lần,nếu mụn nhọt chưa có mủ thì đắp kín,đã có mủ thì đắp hở.Khi đã có mủ nếu muốn lấy ngòi ra thì thêm 1 củ hành hương (Allium fistulosum L.) và một ít lá sung giả nát và đắp hở miệng,  Với bệnh sưng vú thì cũng đắp hở đầu vú., các vết thương do xây xát cũng cần chú ý không nên đắp lên chổ xây xát, vết thương hở, mà chỉ đắp chổ bị sưng đau.

Nhựa sung bôi vào giấy bản dán lên 2 bên thái dương để chữa bệnh nhức đầu, Có trường hợp dùng trong để chữa tê liệt.

Dùng phối hợp bằng cách ăn lá non,bôi ngoài da,uống 5 ml nhựa sung hoà với nước trước khi đi ngủ

Uống nhựa sung hoà với mật ong có thể chữa hen suyển. 

Theo kinh nghiệm gia truyềnDùng quả sung chữa sỏi mật, sỏi thận.

Cách dùng : Thu hái những quả sung già, thái nhỏ, sao vàng,khử thổ sau đó phơi hay sấy khô để dùng .Mỗi lần dùng khoảng100gr quả sung đã sấy khô, đổ ngập nước sắc còn 1/3 để uống hàng ngày, sau 1 ngày bệnh nặng sẽ nhẹ,uống nhiều ngày bệnh sẽ khỏi.Nhiều người bệnh được chữa bằng phương pháp nầy đã khỏi hẳn 100%.

Bạn bị sỏi túi mật,sỏi thận,nếu không muốn phẫu thuật thì hãy thực hiện theo hướng dẫn.

 Vui lòng đừng giấu bài thuốc quý giá nầy, hãy cùng cho mọi người biết .

Và nhớ đừng quên phản hồi kết quả sử dụng nhé !

Một số lưu ý với bệnh nhân bị sỏi mật


Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.










Sỏi mật có 2 loại:

Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.

Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì.

Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có béo phì.

Chế độ ăn

Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?

- Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng...

- Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

- Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.

- Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.

- Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.

- Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

- Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.

- Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.


Thực phẩm của người sỏi mật


Sỏi mật là một bệnh lý túi mật thường gặp và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách hợp lý.









Nguyên tắc chung là tránh đồ ăn thức uống có nhiều mỡ động vật, giàu cholesterol và chất kích thích. Trọng dụng những loại rau quả tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A), những thực phẩm chứa nhiều acid béo không no. Dưới đây xin được giới thiệu một số thực phẩm:

Cà rốt: đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.

Giao bạch (củ non của cây niễng): có công dụng lợi niệu, giải khát trừ phiền, thanh nhiệt giải độc, thông sữa. Trong thành phần có chứa nhiều chất đạm, sinh tố và khoáng chất, là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, sỏi mật và sản phụ ít sữa. Có thể dùng dạng tươi sắc uống vài lần trong ngày.

Dưa hấu: có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hằng ngày.

Củ cải: là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.

Mã thầy: có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc rửa sạch, thái vụn rồi hãm lấy nước uống.

Râu ngô: có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30-50 gam sắc uống thay trà trong ngày.

Rau diếp cá: rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng 150-180 gam.

Bí đao: có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100-150 gam sắc uống thay trà trong ngày.

Cần tây: là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

Rau thìa là: có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20 gam), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.

Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng trọng dụng các thực phẩm khác như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen…

Ăn dầu thực vật. Thường xuyên uống các loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hòe, trà lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso…

Đồng thời kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tủy động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua…; không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng…




Tác dụng chữa bệnh của mật gấu
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu
Cây thuốc chữa bệnh sỏi thận cực hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của củ cải thắng
Tác dụng chữa bệnh của cây kim tiền thảo -



(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý