Món ăn chữa bệnh sỏi mật giúp bệnh mau hết.

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Món ăn chữa bệnh sỏi mật giúp bệnh mau hết.

19/04/2015 08:39 AM
978

Món ăn chữa bệnh sỏi mật giúp bệnh mau hết.. Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.






MÓN ĂN CHỮA BỆNH SỎI MẬT

 cách đơn giản phòng bệnh sỏi mật

Sỏi mật là một bệnh không hề xa lạ và không hiếm gặp. Vì những lý do rất đặc thù mà tỷ lệ sỏi mật ở người Việt và một số quốc gia vùng Nam Á có tỷ lệ rất cao. Sau mổ, việc tái phát sỏi rất dễ xảy ra. Có người mổ đến lần thứ 2, thứ 3 mà vẫn còn phải điều trị vì sỏi mật.

Vị trí sỏi mật

Vị trí sỏi mật.

Mổ đến 3 lần không hết

Bà T. là một phụ nữ nông dân ở vùng thôn quê. Bà phát hiện ra sỏi mật lần đầu tiên cách đây 8 năm, khi ấy bà 56 tuổi. Bà vẫn còn nhớ rất rõ cái cảm giác đau ngày đầu tiên bị bệnh. Một cảm giác đau không thể nào quên. Nó đau đến thấu bụng, tại vùng hạ sườn phải.

Càng vận động, càng đau. Càng gắng sức càng đau. Bà cứ nằm nghiêng sang trái thì bớt đau, nhưng nghiêng sang phải thì đau dữ dội. Ban đầu bà chỉ nghĩ là đau bụng do đau dạ dày nên bà chỉ điều trị qua loa tại nhà. Ai dè, một thời gian sau, bà bị vàng da trông thấy. Tá hỏa, bà đi khám thì được chẩn đoán là sỏi mật tại ống mật chủ. Bà được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chỉ định phẫu thuật lấy sỏi. Sau phẫu thuật lần thứ nhất, bà hoàn toàn bình phục và ra viện.

Tưởng thế là cơn bệnh tật đã qua, bà rất yên tâm. Nhưng không ngờ bệnh tật lại tiếp tục đeo bám bà. Bốn năm sau đó, tức là thời điểm bà 60 tuổi, bà lại có biểu hiện đau như cũ. Vẫn đau bên sườn phải, vẫn thi thoảng bị đi ngoài phân nát, vẫn cứ đi lại vận động nhiều thì đau. Biết căn bệnh cũ, bà đi khám và phát hiện ra rằng bà đang bị sỏi mật tái phát, tại ống mật chủ. Lần này bà chuyển sang Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội). Bà cũng được chỉ định mổ lấy sỏi qua nội soi. Sau phẫu thuật, không có gì đáng chú ý vì thời gian hồi phục của bà khá nhanh. Bà quay trở lại cuộc sống bình thường.

Sau lần phẫu thuật thứ hai này, bà cầu mong không phải gặp lại căn bệnh này nữa. Nhưng cách đây vài tuần, bà lại bị đau bụng lại. Trớ trêu thay, biểu hiện bệnh lại y như cũ, không có gì thay đổi cả. Lần này, bà quyết định khám và điều trị tại Bệnh viện 103 (Học viện Quân y, Hà Nội). Không ngoài dự đoán, bà lại bị sỏi ống mật chủ tái phát. Bà ngán ngẩm, đến mổ lần thứ 3 mà vẫn chưa hết sỏi.

Sỏi mật là gì?

Sỏi mật là tình trạng xuất hiện một viên sỏi theo đúng nghĩa đen trong lòng đường mật, gây ứ trệ và tắc nghẽn sự lưu thông mật.

Có hai tác hại cơ bản trong bệnh sỏi mật. Thứ nhất là sự ứ trệ mật làm cho mật không xuống ruột đầy đủ để tiêu hóa thức ăn. Chúng ta cần phải nhớ là không có mật thì chúng ta không thể tiêu hóa thức ăn hoàn hảo được. Có tới trên 40% chất béo trong thức ăn được tiêu hóa và hấp thu nhờ mật. Và 100% chất béo được tiêu hóa là do mật “khơi mào”. Thế nên sự ứ đọng dịch mật thực chẳng khác gì làm cho hệ tiêu hóa của chúng ta kém đi, “ăn gì ra nấy”.

Thứ hai, sự tắc nghẽn dịch mật trong lòng ống mật chủ làm ứ mật theo chiều hướng giật lùi. Mật bị ứ lại quá nhiều, nó gây ứ lại trở về vùng đã sản xuất ra nó, làm căng giãn đường mật trong gan và túi mật. Căng giãn quá mức thì gây đau. Đau đến mức có thể làm cho mặt mày tái mét, lăn lộn từ giường xuống đất.

Một điều cần phải chú ý nữa khi điều trị, đặc biệt với các nhà ngoại khoa, là chuyện sỏi mật tái phát. Chúng ta đừng nghĩ rằng các bác sĩ làm sỏi mật tái phát để lại được mổ. Đây là một biến cố ngoài ý muốn. Thực tế, các nhà phẫu thuật chỉ can thiệp được chuyện loại bỏ sỏi mật trong ống mật chủ mà không thể có biện pháp mổ xẻ nào có thể ngăn được sỏi tát phát. Một khi sỏi trong gan vẫn còn và một khi người bệnh không có sự thay đổi thói quen sống thì chúng ta khó có thể nói lời tạm biệt sỏi.

Làm thế nào tránh được phiền toái?

Thứ nhất, người bệnh cần hạn chế ăn những thực phẩm giàu cholesterol vì cholesterol là chất dễ kết tinh nhất trong dịch mật. Nếu chất này quá nhiều, các axit mật không đủ sức hoà tan thì nó sẽ kết tinh và đọng lại thành sỏi mật. Hầu như các sỏi đều được hình thành từ các cặn sỏi là cholesterol này. Chuyện ăn bao nhiêu cholesterol là đủ thì không có một ước lượng quy chuẩn nào cho người bị sỏi. Nhưng có một điều khuyên là không nên ăn những thực phẩm giàu chất này. Các thực phẩm cần hạn chế là lòng đỏ trứng gà, phủ tạng động vật như tim, gan, óc... Một tuần không nên ăn quá 3 quả trứng và không quá 1 quả tim.

Thứ hai, cần tăng vận động cho đường mật để tăng tống sỏi. Các thực phẩm làm tăng vận động mật là các thực phẩm làm tăng vận động cơ đường mật và nhu động ruột. Sữa, gói thuốc bột MgSO4, rau quả là những thứ có tác động làm tăng vận động đường mật rõ rệt. Hiệu quả cuối cùng là làm mật ra trơn tru và giảm lắng đọng. Lời khuyên là bổ sung nhiều rau quả vào chế độ ăn, tối thiểu 500g rau một ngày. Nếu bạn không thích ăn rau thì cũng nên thay đổi.

Thứ ba, cần tăng thêm liều thuốc vận động cho cơ thể. Vận động làm tăng hoạt động cơ, làm tăng nhu động mật, làm giảm sự ứ trệ. Nó rất có hiệu quả làm mạnh mẽ sức khỏe hệ tiêu hóa và giảm hẳn nguy cơ sỏi mật tái phát. Thực hiện phương pháp vận động phù hợp theo lứa tuổi là điều có lợi nhất. Các môn thể thao như đi bộ, chạy chậm, tập dưỡng sinh là những môn thể thao tốt với mọi người ở mọi lứa tuổi. Nếu có thể, buổi sáng bạn vận động 30 phút, buổi chiều vận động 30 phút. Như thế sẽ tốt hơn cho hệ tiêu hóa. Nên nhớ là không vận động quá nặng với sức khỏe thể lực, điều đó có hại hơn có lợi.

Thứ tư, chúng ta cần duy trì đủ 3 bữa/ngày dù có vội. Vì mật được tiết ra liên tục, nếu chúng ta ăn đủ 3 bữa/ngày thì sẽ không có cơ hội cho mật lắng đọng. Làm như thế, chúng ta sẽ giảm hẳn nguy cơ sỏi mật tái phát. Đừng nhịn ăn sáng để đến quá trưa ăn một thể. Điều này có nhiều tai hại hơn chúng ta tưởng.


Thực phẩm của người sỏi mật

Sỏi mật là một bệnh lý túi mật thường gặp và đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến rối loạn chuyển hóa cholesterol và nhiễm khuẩn. Bởi vậy, trong ăn uống chú ý lựa chọn và kiêng kỵ thực phẩm một cách hợp lý.









Nguyên tắc chung là tránh đồ ăn thức uống có nhiều mỡ động vật, giàu cholesterol và chất kích thích. Trọng dụng những loại rau quả tươi giàu sinh tố (đặc biệt là vitamin A), những thực phẩm chứa nhiều acid béo không no. Dưới đây xin được giới thiệu một số thực phẩm:

Cà rốt: đây là loại rau rất giàu caroten, khi vào cơ thể sẽ được gan chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng làm giảm thiểu sự hình thành sỏi đường mật.

Giao bạch (củ non của cây niễng): có công dụng lợi niệu, giải khát trừ phiền, thanh nhiệt giải độc, thông sữa. Trong thành phần có chứa nhiều chất đạm, sinh tố và khoáng chất, là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, sỏi mật và sản phụ ít sữa. Có thể dùng dạng tươi sắc uống vài lần trong ngày.

Dưa hấu: có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi tiểu, rất thích hợp với người bị sỏi mật, viêm túi mật. Có thể ăn mỗi ngày 1kg hoặc ép nước uống. Vỏ dưa hấu nên thái vụn, phơi khô, dùng để hãm uống thay trà hằng ngày.

Củ cải: là một trong những thực phẩm lý tưởng cho người bị sỏi mật, sỏi tiết niệu. Dùng tốt nhất dưới dạng củ tươi rửa sạch, ép lấy nước uống.

Mã thầy: có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc rửa sạch, thái vụn rồi hãm lấy nước uống.

Râu ngô: có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và hạ đường huyết, rất thích hợp với những người bị cao huyết áp, viêm thận, viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu, viêm túi mật, sỏi đường mật, viêm gan vàng da, tiểu đường. Mỗi ngày dùng 30-50 gam sắc uống thay trà trong ngày.

Rau diếp cá: rất thích hợp với những người bị các chứng viêm nhiễm, viêm túi mật và sỏi đường mật. Có thể ăn sống hoặc sắc uống thay trà hằng ngày với lượng 150-180 gam.

Bí đao: có công dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giảm độc và giảm béo, rất thích hợp với người bị viêm túi mật và sỏi đường mật. Dùng dưới dạng chế biến thành các món ăn hoặc ép lấy nước uống. Vỏ bí đao cũng có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, lợi mật và tiêu thũng, dùng vỏ tươi 100-150 gam sắc uống thay trà trong ngày.

Cần tây: là thực phẩm lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, sỏi mật. Có thể xào nấu trong các món ăn, ăn sống hoặc rửa sạch rồi ép lấy nước uống.

Rau thìa là: có công dụng thanh nhiệt giải độc. Những người bị sỏi mật mỗi ngày nên ăn một mớ rau thìa là (chừng 20 gam), ăn sống hoặc rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước uống, dùng liên tục trong vài tháng.

Ngoài ra, người bị sỏi mật cũng trọng dụng các thực phẩm khác như đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương, cà chua, cải xanh, cải bắp, rau chân vịt, nấm hương, sơn tra, ô mai, cam, quít, lê, táo, nước ép ngó sen…

Ăn dầu thực vật. Thường xuyên uống các loại trà như trà kim ngân hoa, trà hoa cúc, trà nhân trần, trà hoa nhài, trà hoa hòe, trà lá sen, trà thảo quyết minh, trà actiso…

Đồng thời kiêng hoặc hạn chế những thực phẩm như lòng đỏ các loại trứng, mỡ động vật, gan, não và tủy động vật, sữa chưa tách bơ, lươn, tôm hùm, tôm càng xanh, hến, tôm khô, cua…; không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu trắng…


Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi. Sỏi mật có 2 loại:

Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.

Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi túi mật. Theo dõi trong 15 năm cho thấy, 3.200 trong tổng số 42.000 phụ nữ béo phải mổ sỏi mật. Người có vòng eo hơn 91,5 cm nguy cơ mổ lấy sỏi mật cao gấp đôi người có vòng eo dưới 66 cm.

Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có béo phì.

Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?

Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng

Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.

Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.

Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.

Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.

Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.

Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.

��ể kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vị.
Thuốc điều trị bệnh sỏi mật

Phân loại

Sỏi mật có nhiều loại:

Sỏi cholesterol: Tạo thành khi có rối loạn về cholesterol, acid mật, lecithin (như gia tăng dị hoá cholesterol gan, ăn nhiều thức ăn giàu cholesterol, giảm biến đổi cholesterol thành acid mật). Có nhiều yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi: tuổi, giới (nữ gấp 3 lần nam), chủng tộc, gia đình, bệnh tật (béo phì), thuốc (ngừa thai, hạ mỡ máu) ăn uống (quá thừa năng lượng).

Sỏi sắc tố mật: Tạo thành khi nồng độ bilirubin không liên hợp trong mật gia tăng. Đây là trường hợp huyết tán trong xơ gan. Sỏi có màu đen. Hoặc hình thành do hậu quả của giun chui ống mật hay nhiễm khuẩn đường ruột. Sỏi có màu nâu.

Sỏi muối mật: Tạo thành do kết tinh muối mật. Có màu đỏ, dễ kết hợp với calci.

Thuốc dùng trong sỏi mật

Gồm các thuốc: giảm đau, làm tan sỏi, điều trị biến chứng

Thuốc giảm đau: Nguyên nhân gây đau là do sỏi gây co thắt đường dẫn mật, túi mật. Điều trị giảm đau bằng các thuốc chống co thắt cơ trơn với cơ chế có vài điểm khác nhau:

- Các thuốc giảm đau có tác dụng hướng cơ: có tác dụng huỷ các co thắt sinh ra do chất trung gian hoá học acetylcholin (kháng cholinergic), nên có tác dụng giảm đau như alverin, atropin.  - Papaverin chống co thắt cơ trơn theo hai cơ chế: ức chế phosphoryl hoá (do ôxy hoá) và cản trở  co cơ do calci (chẹn calci), tác dụng trực tiếp lên cơ, không lệ thuộc vào hệ thần kinh ở cơ. Mặc dù là alcaloid của thuốc phiện, nhưng papaverin ít có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương (trừ khi dùng liều quá cao).

- Visceralgin (tiemonium) chống co thắt cơ trơn. Người bệnh có thể tự dùng thuốc này để giảm đau bước đầu (tránh choáng). Nhưng không vì đỡ đau mà nấn ná không đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh. Nếu đến muộn dễ bị các biến chứng gây khó khăn thêm cho việc điều trị sau này. Không dùng các loại thuốc giảm đau họ thuốc phiện (làm hết đau song làm mất hết các triệu chứng đặc trưng gây khó khăn cho chẩn đoán).

Thuốc làm tan sỏi:

- Acid ursodesoxycholic (ursodiol): Là thành phần của sinh lý mật, có tác dụng  hoà tan sỏi cholesterol do giảm luồng mật của cholesterol, từ đó làm thay đổi tỷ số phospholipid và acid mật trên cholesterol. Thuốc chỉ dùng khi sỏi mật ít, không có triệu chứng, không bị calci hoá, sỏi có đường kính nhỏ hơn 20mm cho những người từ chối hay có chống chỉ định cắt bỏ túi mật hoặc có khuynh hướng gia tăng nguy cơ trong lúc phẫu thuật. Còn dùng trong dự phòng sỏi mật ở người béo phì đang dùng cách giảm cân nhanh, trong bệnh gan ứ mật mạn (đặc biệt là xơ nang mật sơ phát, viêm đường mật xơ cứng). Không dùng trong trường hợp sỏi mật bị calci hoá, cản tia Xquang, trường hợp bắt buộc phải cắt bỏ túi mật, trường hợp có thai, cho con bú. Thận trọng với người  có các chứng gan, đường ruột. Lúc mới bắt đầu và sau đó định kỳ mỗi 6 tháng cần kiểm tra các enzym gan (transaminase, phosphatase kiềm). Nếu các enzym gan tăng cao dai dẳng thì phải tạm ngưng thuốc. Trong quá trình dùng cần kiểm tra tiến triển sỏi mật (chụp túi mật sau 6 tháng điều trị). Làm âm vang đồ (sonogram)  vào tháng thứ 6 và 12. Sau khi sỏi tan hoàn toàn cần làm lại xét nghiệm âm vang đồ 2 lần nữa vào tháng thứ 1 và thứ 3 rồi mới ngưng thuốc. Sỏi mật có thể tái phát. Thuốc có thể gây tiêu chảy, giảm bạch cầu, phát ban, vài triệu chứng đường ruột, tăng creatinin, tăng glucose máu. Không dùng chung với estrogen, thuốc ngừa thai, các thuốc làm hạ lipid khác (chlofibrat, cholestyramin)  vì chúng làm giảm hiệu lực của thuốc (do tăng tiết cholesterol vào gan).

Ngoài ursodiol còn có nhiều tên khác (actigall, arsacol, delursan, destolit, uso, ursolvan) có nhiều hàm lượng  100-150-200-250mg. Cần chú ý khi dùng để tránh nhầm hàm lượng.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh sỏi mật



Triệu chứng 1: Viêm túi mật do sỏi, bệnh nhân có sốt, đau vùng hạ sườn phải, sự tiết mật bị trì trệ, phân bạc màu, rối liệu tiêu hóa, da sạm.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y hữu hiệu:

Bài 1: Hạ liên châu 16g, nhân trần 16g, đại hoàng 6g, chỉ xác 8g, đan bì 10g, chi tử 10g, bạch thược 12g, đương quy 12g, trinh nữ 16g, râu ngô 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, tăng tiết dịch mật, bài thạch.

Bài 2: Lá và cây cối xay 20g, kim tiền thảo 20g, lá tre 12g, hương nhu trắng 12g, xấu hổ 20g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, đinh lăng 20g, biển súc 16g, đại hoàng 6g, quy 12g, thục 12g, hoàng kì 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: chống viêm, thông mật, bài thạch, giảm đau.

Triệu chứng 2: Trường hợp sỏi làm tắc ống dẫn mật, gây ứ mật, đau đớn dữ dội, da vàng, tiểu vàng, bệnh nhân đau tăng, nằm ở tư thế "cò súng".

Bài 1: Lá đinh lăng 30g, nhân trần 30g, chỉ xác 20g, trần bì 20g, cát căn 16g, rễ xấu hổ 20g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, cách nhau 20 phút.

Bài 2: Kê nội kim (sao vàng) 12g, thài lài tía 20g, đinh lăng 20g, rễ bí đỏ 20g, bạch mao căn 20g, kim tiền thảo 30g, nhân trần 16g, chi tử 10g, chỉ xác 12g, trần bì 12g. Đổ nước 3 bát, sắc còn 1 bát, chia uống 2 lần, uống trong ngày.

Bài 3 (trà dược): Kim tiền thảo, nhân trần, lá đinh lăng, hương nhu trắng, bạch mao căn, cỏ mần trầu, rau má mỗi vị 200g. Các vị rửa sạch, cắt ngắn phơi khô, trộn đều, bảo quản cho thật tốt, tránh mốc, tránh ẩm. Ngày dùng 30 - 40g hãm với nước sôi vào ấm tích, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày, trà này dùng thường xuyên có tác dụng chống viêm, bài thạch, lợi mật, lợi gan. Bệnh nhân có tiền sử sỏi mật, viêm ống dẫn mật, thiểu năng
gan, gan nhiễm mỡ nên dùng.

Nước chanh, dầu ôliu tẩy sỏi mật?

Theo một tài liệu cho biết dùng chanh và dầu ô liu tẩy sỏi trong gan, mật rất hiệu quả. Tuy nhiên, các bác sĩ đều cảnh báo, cần thận trọng đối với cách trị bệnh này.

bạn đang gặp phải những dấu hiệu đáng lo n


Tòa soạn nhận được thư và tài liệu của ông Trương Bách Thiện (127B Bùi Thị Xuân, Hà Nội) nhờ thẩm định về cách dùng nước muối, chanh và dầu ôliu để tẩy sỏi trong gan mật rất đơn giản. Tuy nhiên, các bác sĩ Đông y và Tây y đều cảnh báo, cần thận trọng đối với cách trị bệnh này.


Nuoc chanh dau oliu tay soi mat

Nhiều tài liệu cho rằng nước chanh, dầu ôliu thải độc và tống được sỏi gan mật ra.

Tài liệu trên là của BS F.Batmanghelidj bị cầm tù gần 3 năm ở Iran đã dùng để chữa cho hơn 3.000 bạn tù chỉ dùng mỗi một thứ thuốc là nước uống. Phương pháp thanh lọc của ông F.Batmanghelidj rất đơn giản, theo hai giai đoạn. Một là thanh lọc các độc tố trong dạ dày, ruột non, ruột già, bằng 0,5 lít nước tinh khiết pha với muối biển, sau 15 - 20 phút cơ thể sẽ tống kết các chất dơ bẩn ra, rửa sạch ruột.

Sau khi điểm tâm và ăn trưa xong, nhịn 6 tiếng thì tiến hành bước hai uống 2 thìa dầu canh ôliu nguyên chất và nước vắt một quả chanh, sau đó nằm sấp nghiêng người về phía bên phải, co đầu gối phải lên gần vai để giúp cho sạn trong túi mật và gan dễ ra ngoài. 5 - 15 phút sau ngồi dậy uống tiếp dầu ôliu như lần đầu, uống tất cả 8 lần và đến  3 - 4 giờ sáng, có người 9 - 10 giờ, sạn xổ ra theo phân. Ông Vũ Ngọc Lâm người đã áp dụng bài này lần đầu ra được 130 viên sạn lớn nhỏ, có viên to bằng trứng cút. Ông Nguyễn Văn Khuôn, 86 tuổi ở phố Vọng, Hà Nội thực hiện cũng ra rất nhiều sạn có màu đen, hai cục màu xanh, nhiều cục to bằng hạt ngô, bé bằng hạt gạo nếp...

Đem tài liệu hướng dẫn này đến gặp các bác sĩ chuyên khoa cả về Đông y và Tây y, chúng tôi đều nhận được câu trả lời, không biết về cách chữa bệnh này và rất khó kiểm chứng, thiếu cơ sở khoa học. Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam phân tích, bài thuốc quá phi lý và thiếu độ tin cậy vì cho rằng, ai bỏ qua không áp dụng sẽ mất  30 - 50 năm cơ hội sống khoẻ. 

Lương y Vũ Quốc Trung phân tích, nếu lấy cái may mắn của bài thuốc trừ đi thì tuổi thọ của con người chẳng còn bao nhiêu, trong khi số người áp dụng bài thuốc rất ít... Hơn nữa, gan không có sỏi, trong gan chỉ có các nốt canxi hóa không thể bài tiết ra được. Mật của người cũng bé, có nhiệm vụ nhũ hóa chất béo để cơ thể hấp thu... nên túi mật, kể cả ở thận cũng không thể chứa được 130 viên sỏi như trong tài liệu, nhất là có cả những viên to bằng quả trứng cút... Đó là sự phi lý. Đặc biệt, trong tài liệu cũng không giải thích cơ chế tại sao muối biển, nước chanh, dầu ôliu thải độc và tống được sỏi gan mật ra.

Trong Đông y để chữa sỏi thận, mật là dùng các bài thuốc lợi tiểu, bài thạch (tán sỏi)... để sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Ở đây cũng không rõ, tại sao sỏi lại có thể từ gan, thận, mật chui vào được trong ống ruột để ra ngoài theo đường đại tiện mà không phải qua đường tiết niệu như thông thường? Ngay cả thành phần muối biển có tới 80 khoáng chất thì cũng cần phải xem lại, đó là khoáng chất gì, có lợi hay hại cho sức khoẻ... 

Tương tự BSCK II Vũ Đức Chung, Trưởng khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện 354 cũng tỏ ra nghi ngờ việc lấy sỏi qua đường "đi cầu" bởi con đường này có rất nhiều chất cặn bã, kể cả những viên sỏi bé, cứng nếu ta vô tình nuốt phải. Để biết chính xác, trước khi sử dụng người dân phải đi siêu âm, kiểm tra sỏi, xin ý kiến các bác sĩ chuyên khoa, khi sử dụng phải theo dõi thường xuyên, sau đó kiểm tra lại kết quả mới nên kết luận. Hơn nữa, trục sỏi mật như vậy, nếu gặp trường hợp sỏi lớn, không ra được mà tụt vào ống mật chủ sẽ gây tắc mật, rất nguy hiểm.

Đông y trị sỏi mật








Sỏi mật có thể chia thành hai loại dựa trên thành phần cấu trúc của nó đó là sỏi cholesterone và sỏi sắc tố mật. Sỏi có cấu tạo cholesterone là do người bệnh thường hay ăn nhiều mỡ động vật khiến cho nồng độ cholesterone trong máu trở nên cao đã tạo điều kiện mà hình thành nên sỏi. Còn loại sỏi có kết cấu từ sắc tố mật (bilirubine) thường do trong quá trình đường mật bị viêm nhiễm đã làm rơi rụng những tế bào thượng bì kết hợp với vi khuẩn hay giun đũa, trứng giun rồi được bilirubine kết dính chúng lại với nhau mà hình thành nên hạch tâm của sỏi.

Bệnh chứng được biểu hiện như đau tại vùng hạ sườn phải (vùng gan), khi mắc sỏi mật thường kèm theo viêm túi mật hay ống mật (đường dẫn mật), nên thấy xuất hiện các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí, kích thước sỏi to hay nhỏ và biến chứng của bệnh.

 Phương thức trị liệu tùy thuộc vào thể bệnh mà có phương thuốc sao cho tương thích nhằm đạt được hiệu quả cao. Dưới đây là những phương cụ thể để có thể chọn lựa.

* Trị sỏi mật viêm túi mật thể khí uất dùng phương “Bài thạch thang ngũ hiệu” gồm Kim tiền thảo 30g, Chỉ xác 9g, Hoàng cầm 9g, Mộc hương 9g, Xuyên luyện tử 9g, Đại hoàng 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Sau khi sử dụng phương này có thể gây đau dữ dội hơn do sỏi ra. Phương này có thể sử dụng cho những người sau mổ lấy sỏi còn sót, cũng có tác dụng tống sỏi ra tiếp nên thường đau là do dấu hiệu bài sỏi của phương.

* Trị sỏi to: Phép trị là “Nhuyễn kiên bài sỏi” kết hợp với phương “Tiêu dao tán”, cụ thể như sau:

- Phép nhuyễn kiên bài sỏi: gồm Mang tiêu 12g – 16g, Phàn thạch (Lục phàn) 2 – 4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, chiêu với nước cháo Đại mạch.

- Kết hợp Tiêu dao tán gồm Mang tiêu 10g, Hải kim sa 10g, Kim tiền thảo 30g, Hoạt thạch 12g, Trạch tả 10g, Sa tiền 15g, Ý dĩ 20g, Xuyên luyện 10g, Uất kim 10g, Hồ trượng 10g, Sài hồ 10g, Bạch thược 15g.

Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g.

* Đối với sỏi nhỏ (hơn 1li) sỏi ở ống dẫn mật chính (choledoque): Dùng phép trị là Thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống: Kim tiền thảo 40g, Nhân trần 12g, Uất kim 12g, Chỉ xác 12g, Mộc hương 12g, sinh địa hoàng 12g, Trạch tả 40g.

Thuốc tán ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g, thuốc sắc ngày uống 2 – 3 lần. Kết hợp châm cứu các huyệt Ủy trung, Thừa sơn, Thái xung, Tam âm giao, Huyền chung.

* Trị sỏi mật: Dùng “Hoàng kim linh thang” (Tứ Xuyên trung y 1986) tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, hóa ứ, bài thạch, trị sỏi mật, gồm Đại hoàng 5 – 30g, Hoàng cầm 15g, Khương hoàng 10 – 20g, Uất kim 20 – 60g, Kim tiền thảo 20 – 40g, Kim ngân hoa 15 – 30g, Kê nội kim (tán nhuyễn uống với nước thuốc sắc) 12g, Uy linh tiên 20 – 60g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày.

* Trị sỏi mật, túi mật viêm mạn: Dùng “Lợi đởm bài thạch thang” (Tứ Xuyên Trung y 1986) gồm Sài hồ 15g, Hoàng cầm 10g, Liên kiều 10g, Hổ trương căn 15g, Kim tiền thảo 30g, Nguyên minh phần 10g (uống với nước thuốc sắc), Đan sâm 15g, Hồng hoa 10g, Hoạt thạch 20g, Sơn tra 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần vào lúc đói.

* Trị viêm mãn: Triệu chứng đầy bụng, có cảm giác khó chịu ở bụng trên, đau kéo dài, hoặc đau lan lên bả vai, cảm giác nóng ruột, ợ hơi, mỏi mệt nhất là khi sau ăn cơm no hoặc ăn những thứ xào rán, mỡ nhiều.

Phương gồm Bột uất kim 3g, Một dược 3g, Nhân trần 30g, Kim tiền thảo 30g, Trạch tả 40g. Kim tiền thảo cùng sắc nước uống với bột Uất kim và Một dược. Lưu ý cần xoa hai bên sườn vào sáng và tối. Kiêng rượu và các chế phẩm có rượu, gia vị cay nóng đậm đặc, mỡ động vật…

Ngoài các phương thuốc Đông y trị liệu kể trên có thể kết hợp ăn nấm hoặc uống nước hãm nấm Linh chi thường xuyên hoặc uống từng đợt bột nghệ cũng có công hiệu hỗ trợ tích cực trị chứng sỏi mật.





Tác dụng chữa bệnh của mật gấu
Tác dụng chữa bệnh của quả đu đủ xanh
Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh gì?
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong cực hiệu
Cây thuốc chữa bệnh sỏi thận cực hiệu quả
Tác dụng chữa bệnh của củ cải thắng
Tác dụng chữa bệnh của cây kim tiền thảo -



(ST)






Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
sỏi mật có ăn được mật ong ?
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý