Cách chọn size áo bóng đá phù hợp nhất.

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn size áo bóng đá phù hợp nhất.

19/04/2015 08:40 AM
5,530

Cách chọn size áo bóng đá phù hợp nhất. Bạn đang băn khoăn không biết phải chọn size áo bóng đá như thế nào cho phù hợp nhất. Hãy tham khảo bài viết sau nhé!






CÁCH CHỌN SIZE ÁO BÓNG ĐÁ PHÙ HỢP

Cách chọn size áo bóng đá

Đối với áo thun:

Bộ áo size bao gồm: Áo Nam: S, M, L, XL , XXL

Áo Nữ : S, M, L, XL
Cách thức lựa chọn size áo để phù hợp với hình thể các bạn như ảnh bên dưới:

Cách chọn size quần áo bóng đá


Các bạn tham khảo thông tin dưới đây để chọn được kích thước áo phù hợp nhé.



THAM KHẢO CÁC CÁCH CHỌN DỤNG CỤ BÓNG ĐÁ

Chọn dụng cụ bóng đá
Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất trên thế giới và được nhiều người chọn chơi. Tuy nhiên để chơi tốt môn thể thao này thì yêu cầu ngoài về mặt kỹ năng ra thì còn yêu cầu người chơi có các dụng cụ phù hợp cho môn thể thao này. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một vài thông tin hướng dẫn cách chọn dụng cụ bóng đá như sau:

1.Chọn Bóng

Bóng là một dụng cụ quan trọng trong chơi bóng đá và nó là một thành phần không thể thiếu được trong bộ môn thể thao này.

Chính vì vậy mà vấn để chọn bóng sao cho tốt và phù hợp thì lại là một vấn đề khá khó khăn. Sau đây là một số lưu ý khi chọn bóng.

·        Kích thước bóng: Thông thường bóng dùng để chơi thì thường có 3 size chuẩn:

      -     Size 3

-         Size 4

-         Size 5

Trong đó mỗi size bóng phù hợp với một lứa tuổi khác nhau.

 + Size 3: Đây là size nhỏ nhất trong các size bóng và thườn dùng cho trẻ em có độ tuổi dưới 8 tuổi.

Thông thường chu vi là từ 58 đến 60 cm và trọng lượng là 312g đến 340g.

 +Size 4: Size này dành cho trẻ từ 8-12 tuổi trong đó kích thước chu vi của nó  là 63-  66cm, trọng lượng bóng là 340-368g.

+ Size 5:Dùng cho trẻ trên 13 tuổi và cả người lớn.

Trong đó chu vi của nó là từ 69-71cm và trọng lượng là 397-453g.

·        Cấu tạo của bóng

Gồm vỏ bóng,  các ô vải đệm, lớp vải lót và phần ruột.
+ Phần vỏ: Việc chọn lựa vỏ bóng phụ thuộc vào vấn đề bạn chi tiêu bao nhiêu cho quả bóng và kỹ năng chơi của bạn.
Một số chất liệu thường được dùng làm vỏ bóng:
-  Chất liệu tổng hợp: Đây là chất liệu rất tốt sử dụng để sản xuất vỏ bóng nhờ vào các sợi tổng hợp.Bởi vì chất liệu này tạo cho bóng mềm và cảm giác bóng tốt nhưng nó lại ít bền và khả năng chịu nước kém hơn là chất liệu polyurethane. Tuy nhiên đây cũng là loại chất liệu khá đắt.
-    Chất polyurethane: Chất liệu này chuyên dùng để chế tạo sơn( giống như loại sơn PU). Nó là một loại chất liệu khá tốt, bền, cho cảm giác tốt giống như loại da thật và khả năng chống độ bào mòn bóng chỉ kém hơn một chút so với chất liệu PVC, khả năng chống thấm nước khá tốt. Phần bên ngoài vỏ bóng thường có độ bóng khá đẹp giúp bảo vệ bóng tốt.
-  PVC: Loại bóng mà sử dụng chất liệu này thì có ưu biệt nổi trội hơn hẳn so với hai chất liệu trên về độ mòn và chống thấm nước tuy nhiên nó lại không mềm, ít cảm giác hơn hai bóng mà làm bằng hai chất liệu trên. Bên ngoài vỏ bóng cũng có một lớp bóng nhằm để bảo vệ bóng trong khi sử dụng.
+Ô vải đệm :Dùng để Lót bên ngoài quả bóng. Thường những những quả bóng sử dụng cho các trận đấu chuyên nghiệp từ có khoảng 32 ô đệm. Một loại khác thì có thể là tầm khoảng 18-26 ô.
Các ô này thường được khâu lại bằng chỉ chuyên dụng hay được gắn bằng keo
+ Lớp vải lót: Đây là phần quan trọng của quả bóng vì nó tạo nên cảm giác, khả năng điều khiển, kết cấu bóng. Một quả bóng mà chất liệu cao thì thường có 4 lớp làm bằng polyme và cotton. Những chất liệu này là nhân tốt giúp cho bóng không bị biến dạng qua quá trình sử dụng và giúp bóng thêm bền hơn.
Còn những loại bóng có chất lượng trung bình thì thường chỉ có hai hoặc ba lớp bằng cotton hay polyme.
Một số loại mà chất lượng kém thì thường chỉ có 2 lớp polyme.
+ Phần ruột bên trong: lớp bên trong này có chức năng quan trọng là chứa khí cho bóng và điều khiển dòng khí bên trong.
Có 2 chất liệu thường được dùng để chế tạo ruột bóng:
Nhựa mủ là chất  liệu này thì cho cảm giác bóng tốt và mềm nhưng khả năng giữ khí thì kém còn chất liệu hóa học bylia thì có khả năng giữ khí rất tốt vì chất liệu này có sự kết hợp 70-80% chất liệu cao su nên ruột bóng rất bền khi dùng
2. Găng tay thủ môn
Găng tay là thành phần  nhằm giúpThủ môn bắt bóng tốt hơn đồng thời bảo vệ cho lòng bàn tay và các ngón tay của Thủ môn.
Một găng tay thì thường có cấu tạo 2 phần cơ bản: Lòng găng tay và phần khóa găng

+ Lòng găng tay: Là phần quan trọng vì nó giúp bảo vệ và chống dính trong quá trình bắt bóng. Tuy nhiên, khi bắt bóng có được chuẩn không nó còn phụ thuộc vào phần tiếp giáp bắt bóng ở lòng găng phải được làm bằng chất liệu gì? Hầu hết phần này đều được làm bằng chất liệu nhựa mủ có độ bóng và độ bền cao.
+ Phần khóa: Một số loại khóa găng cơ bản như: kiểu gài móc và kéo móc, Khóa hình chữ V….Trong đó mỗi loại phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.
Size của găng: hầu hết khi mua găng các cầu thủ thường thích mua các loại găng to hơn một chút sơ với kích thước tay của mình vì nó cho bề mặt bắt bóng rộng hơn. Ví dụ phần lòng găng tay khi bạn chọn găng thì bạn thường chọn kích thước lòng găng lớn hơn khoảng 2 cm so với lòng bàn tay bạn cũng như các ngón tay găng thường sẽ dài hơn ngón tay thật của bạn.

3. Chọn Giầy đinh
Giầy là một vật dụng quan trọng khi chơi bóng song ở mỗi điều kiện khác nhau về thời tiết, mức độ chơi hay từng kiểu chơi sẽ ảnh hưởng đến từng thiết kế của mỗi đôi giầy.
Một số loại giầy cơ bản

-         Giấy đinh liền
-         Giầy đinh rời
-         Giầy chơi trong nhà
-         Giầy chơi trên sân cỏ
-         Dép Sandals

+ Giầy đinh liền : loại giầy này khá đơn giản. Với chất liệu thiết kế bằng chất cao su và chất nhựa rắn phần trên đầu mũi giấy nên rất khó tháo rời được song chính điều này giúp tăng độ khỏe và khả năng điều khiền cho giầy. Loại giầy này phù hợp với mọi điều kiện thời tiết và địa hình, mức độ chơi đồng thời sử dụng khá an toàn.

+Giầy đinh rời: Loại giấy này được tán đinh trên mũi giầy bằng xoắn đinh ốc và bạn có thể thay thế dễ dàng. Đồng thời bạn có thể thay đổi được chiều dài của giầy hay thay đổi giầy tùy theo điều kiện chơi hay thời tiết. Sản phẩm này thích hợp sử dụng trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hay bãi sân cỏ.

+ Giầy chơi trong nhà: Loại giầy này nhẹ giống như giầy chơi quần vợt và được thiết kế chuyên dụng dùng cho chơi trong nhà hay phòng tập rất dễ điều khiển. Đặc  biệt phần trên mũi giầy được chế tạo bằng chất cao su nhằm giúp cho người chơi dễ dàng điều khiển khi chơi.

+ Giầy chơi trên sân cỏ: loại giầy này chuyên dụng thiết kế chơi ngoài trời, phần mũi giầy được làm theo khuôn mẫu nổi tán đinh, đặc biệt sử dụng tốt trong mọi điều kiện thời tiết.

+  Dép Sandal: Sản phẩm này khá dễ sử dụng cho phép bạn có thể tháo ra hay lắp vào một cách dễ dàng mà vẫn cho bạn hiệu quả thi đấu tốt. Ngoài ra nhiều đôi tốt còn có tác dụng mát xa chân.
Chất liệu : gồm 2 chất liệu chính là bằng da và sợi tổng hợp.

-    Sợi tổng hợp: Chất liệu này thường được dùng để sản xuất các loại giầy dùng trong thi đấu và những người chơi có kỹ thuật trung bình. Tuy nhiên loại giầy làm bằng chất liệu này thì rẻ là giầy làm bằng da nhưng cho cảm giác kém hơn giầy da đồng thời không sử dụng lâu trong một thời gian dài song lại có thể chơi tốt trong những điều kiện kém và dễ dàng lau khô, giặt sạch khi sử dụng.
-   Da: Giầy làm bằng chất liệu này cho bạn cảm giác rất tốt khi sử dụng song lại khá đắt. Với loại giầy này thì rất bền và đá khỏe trong khi chơi đặc biệt với một số loại da mềm thì cảm giác bóng lại càng tốt hơn nhưng độ bền không tốt. Một đặc tình nữa của loại giầy này là có khả năng hút ầm  nhưng chống thấm nước. Tuy vậy, bạn cũng không nên sử dụng trong điều kiện môi trường ẩm ướt.
Chọn size giầy: Size giầy đùng để đá bóng thì cũng giống như giầy thường song nó được thiết kế cao hơn so với giầy Tennis nhằm mục đích mang lại cảm giác bóng tốt và dễ điều chỉnh hơn. Khi sử dụng hầu hết các loại giầy đá bóng đều bị giãn ra khi sử dụng nên bạn cần lưu ý khi chọn size giầy phù hợp với chân của mình.

4. Dụng cụ bó ống chân
Đây là dụng cụ giúp bạn chống lại những chấn thương có thể xảy ra khi thi đấu. Tuy nhiên bạn nên cẩn thận khi chọn lựa size vì nó phụ thuộc vào vị trí chơi, trình độ chơi và độ tuổi.
Một số lưu ý khi chọn dụng cụ này:
Chất liệu : Một số chất liệu thường hay dùng để sản xuất dụng cụ này là nhựa , cao su, sợi tổng hợp…..trong đó mỗi chất liệu đều có những đặc tính khác nhau nhằm giúp bạn an toàn hơn khi chơi.
 Vị trí người chơi: Thông thường những người chơi chưa có nhiều kinh nghiệm thì hay chọn những loại có khả năng bảo vệ tốt và nhẹ.Còn người chơi ở tuyến trung vệ do cần có nhiều sự phối hợp hơn nên cần chọn loại nhẹ hơn nữa và số chơi vị trí hậu vệ thì bên cạnh chọn những loại có chất liệu nhẹ thì cần chọn những loại có cả đặc tính chắc chắn.
Các bộ phận của ống bảo vệ chân:

+ Phần bảo vệ gót chân: Các dụng cụ  này đều có miếng đệm gắn trên đầu nhằm giúp bảo vệ và tránh được những cú đá trực tiếp tại ví trí này nhưng phải đảm bảo mềm. Đối với lứa tuổi dưới 12 thì nên chọn loại mềm hơn
+ Khóa: Thiết kế nhằm giúp bạn có thể đóng mở một cách thỏa mái và điều chỉnh theo ý của mình và thường được đặt vị trí phía sau bắp chân.

* Chọn size: Là một yếu tố khá quan trọng. Một số nhà san xuất thì thiết kế size theo độ tuổi, một số khác thì thiết  kế theo chiều cao của người chơi vì vậy bạn nên chọn lựa sao cho phù hợp với mình

  • Cách đo size giày đá bóng

  • Những lo lắng của bạn khi mua sắm giày đá bóng - Mỗi loại giày khác nhau có cùng một size nhưng kích cỡ lại khác nhau. Thông thường khi mua sắm giày dép, bạn chọn đúng size giày mình hay mang nhưng không hẵn đôi giày nào thuộc size này cũng vừa chân bạn. Chính vì điều đó mà bạn lo lắng là không biết cỡ giày phù hợp với đôi chân mình phải xác định như thế nào mới chính xác?
  • img1037_giay-da-banh-san-co-nhan-tao-adidas-f50-mesijpg
  • - Bạn là người đam mê đá bóng thì việc lựa chọn chính xác size giày cho đôi chân ngọc ngà phục vụ cho môn thể thao vua càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vì nếu bạn mang rộng hay chật một tí cũng sẽ ảnh hưởng đến động tác kỹ thuật cũng như chân bạn sẽ bị chấn thương, đau nhức hay bị bọng nước.

    - Cỡ giày bạn thường mang đến nay đã không còn phù hợp nữa vì cỡ giày sẽ thay đổi theo thời gian? Bạn không biết phải đo size giày như thế nào và căn cứ vào thang đo nào là chuẩn xác nhất?

    Lựa chọn một đôi giày vừa vặn với đôi chân tưởng chừng như không quan trọng nhưng trên thực tế việc mang một đôi giày không đúng kích cỡ bàn chân sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu, làm ảnh hưởng đến lối chơi bóng đá của bạn, bạn sẽ không còn tự tin trong mỗi động tác kỹ thuật của mình. Nghiêm trọng hơn, việc lựa chọn size giày không đúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Những đôi giày nhỏ hơn chân của bạn là nguyên nhân chính dẫn tới những bệnh đau nhức bàn chân và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Những đôi giày lớn hơn chân của bạn sẽ gây rộp (phồng) da và làm cho bước chân của bạn không vững… 
    GIÀY ĐÁ BANH SÀI GÒN  hiểu được tất cả những nỗi lo lắng của Quý khách và luôn mong muốn mang đến sự hài lòng tuyệt đối nhất cho bạn. Vì thế, GIÀY ĐÁ BANH SÀI GÒN xin trân trọng cung cấp đến Quý khách cách đo size giày và thang đo giày chuẩn xác nhằm giúp Quý khách lựa chọn đúng size giày phù hợp nhất cho đôi chân của bạn mà không cần phải lo lắng dù mua sắm bất kỳ loại giày nào.

    PHẦN I: HƯỚNG DẪN CÁCH ĐO SIZE GIÀY

    Để xác định được chính xác cỡ giày cho đôi chân, bạn hãy thực hiện đúng như các bước hướng dẫn của GIÀY ĐÁ BANH SÀI GÒN nhé!

    Quy ước:
    Chiều rộng bàn chân là N
    Chiều dài bàn chân là L

    Bước 1: Chuẩn bị.
    - Một mãnh giấy lớn hơn so với bàn chân.
    - Một cây bút chì.

    Bước 2: Vẽ kích cỡ.
    - Đặt tờ giấy xuống sàn, sau đó đặt và giữ chân bạn thật chắc chắn trên tờ giấy.
    - Dùng bút chì để vẽ lại khung chân của bạn. Để chính xác thì bạn phải đặt bút thẳng đứng và vuông góc với tờ giấy, vạch chính xác theo khuôn hình của chân bạn.
    - Bạn hãy chắc chắn là không được xê dịch chân khi bạn tạm dừng bút chì.
    - Bạn có thể tự đo bàn chân mà không cần ai trợ giúp.

    Bước 3: Đánh dấu các số đo L và N.
    - Sử dụng bút chì để vẽ đường thẳng chạm vào các điểm trên cùng, dưới cùng và cả hai bên của bản phác thảo bàn chân của bạn (Hình phía dưới).

    Hình bàn chân đã đo

    Bước 4: Đo lường L.
    - Sử dụng thước để kẽ và đo chiều dài từ phía dưới dòng kẽ trên đến dòng kẽ dưới mà bạn đã vẽ. Hãy chắc chắn rằng bạn đo trên đường thẳng vuông góc với hai đường kẽ trên và dưới.
    - Sau khi đo xong bạn có thể làm tròn số trong khoản 0,5cm. Bạn nên làm tròn xuống vì khi vẽ khuôn chân của bạn, các đường kẽ thường chiếm thêm một chút so với kích thước thật của bàn chân bạn.

    Bước 5: Tìm và lấy kích thước giày phù hợp.
    - Ghi con số này lại để so sánh trên bảng cỡ giày đã được tính sẵn (Bảng 1) hoặc tìm cỡ giày của bạn trên Thang đo.
    - Áp dụng công thức sau để xác định cỡ giày của bạn trên Thang đo (Bảng 2): L + 1,5 cm = cỡ giày.
    Ví dụ: L = 24,5cm, Cỡ giày của bạn sẽ là: 24,5cm + 1,5cm = 26cm.
    Theo Thang đo (Bảng 2) trên thì cỡ giày là: Cỡ Pháp(Việt Nam sử dụng theo cỡ này nhé): 39; Cỡ Mỹ: 6; Cỡ Anh: 5,5; Cỡ Nhật: 245.

    Lưu ý: 
    - Thời gian tốt nhất để đo cỡ giày của bạn là vào lúc cuối ngày, khi đôi chân của bạn được thư giãn hoàn toàn. 
    - Nếu có sai số giữa hai bàn chân, bạn hãy chọn đôi giày có cỡ bằng với chân lớn hơn của bạn.


    Bảng 1: Bảng cỡ giày đã được tính sẵn

    NAM
    NỮ
    (mm)
    Cỡ Mỹ
    Cỡ Anh
    Cỡ Pháp
    (mm)
    Cỡ Mỹ
    Cỡ Anh
    Cỡ Pháp
    231
    4.5
    4
    37
    205
    2.5
    1
    33
    236
    5
    4.5
    37.5
    212
    3
    1.5
    34
    238
    5.5
    5
    38
    214
    3.5
    2
    34.5
    245
    6
    5.5
    39
    218
    4
    2.5
    35
    248
    6.5
    6
    39.5
    225
    4.5
    3
    36
    251
    7
    6.5
    40
    228
    5
    3.5
    36.5
    258
    7.5
    7
    41
    231
    5.5
    4
    37
    262
    8
    7.5
    41.5
    236
    6
    4.5
    37.5
    265
    8.5
    8
    42
    238
    6.5
    5
    38
    270
    8
    8.5
    43
    245
    7
    5.5
    39
    273
    9.5
    9
    43.5
    248
    7.5
    6
    39.5
    279
    10
    9.5
    44
    251
    8
    5.5
    40
    281
    10.5
    10
    44.5
    258
    8.5
    7
    41
    285
    11
    10.5
    45

    Ghi chú: Chiều dài thực của bàn chân (mm).
    Trên đây là bảng tính sản tương đối giữa các cỡ size, chi tiết xem Thang đo (Bảng 2).




    Chọn quần áo cho trẻ sơ sinh
    Cách chọn áo lót vừa vặn và không sợ mắc bệnh
    Cách phối đồ với áo dạ chuẩn như sao Hàn
    Mặc đẹp với tregging
    Cách chọn áo lót nữ
    Cách tăng vòng 1 như ý muốn
    Mix với quần legging
    Chọn quần áo cho trẻ sơ sinh





    (ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Nang54kg cao1m55cm chon size gi
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý