Tết cổ truyền của người Hoa

seminoon seminoon @seminoon

Tết cổ truyền của người Hoa

19/04/2015 08:49 AM
297


Đầu năm âm lịch Trung Quốc gọi là Tết Xuân , là ngày tết cổ truyền long trọng nhất của nhân dân Trung Quốc , tượng trưng cho đoàn kết , thịnh vượng , là ngày tết mà mọi người gửi gắm hy vọng vào tương lai. Chúng ta cùng tìm hiểu về Tết cổ truyền của người Hoa nhé!




Theo ghi chép của sử sách , tập tục ăn tết của người dân Trung Quốc đã có hơn 4000 năm lịch sử , Tết cổ truyền là do vua Ngu Thuấn khởi xướng. Trong một ngày cách đây hơn 2000 năm công nguyên , vua Thuấn tức Thiên Tử dẫn dắt các các bộ hạ đi cúng trời đất .Thế là người ta đã lấy ngày đó làm ngày đầu tiên của năm , tức mồng một tháng giêng . Được biết chính đó là cội nguồn của năm mới âm lịch , sau đó được gọi là Tết Xuân . Ngày xưa Tết Xuân cũng gọi là tết Nguyên Đán . Còn cả tháng diễn ra Tết Xuân thì được gọi là Nguyên Nguyệt .

Song Tết Nguyên Đán của các triều đại Trung Quốc không thống nhất với nhau . Đời Hạ lấy Nguyên Nguyệt Mạnh Xuân làm tháng giêng , Đời Thương lấy tháng chạp làm tháng giêng , sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước đã lấy tháng 10 làm tháng giêng , thời kỳ đầu của Đời Hán vẫn áp dụng lịch Đời Tần . Vua Hán Vũ ra lệnh các đại thần tạo ra "Lịch Thái Dương " , quy định lấy tháng giêng âm lịch làm đầu năm , mồng một tháng giêng là ngày đầu tiên của một năm , đó tức là Nguyên Đán . Sau đó Trung Quốc luôn luôn áp dụng biện pháp kỷ niên bằng lịch của Đời Hạ cho đến những năm cuối Đời Thanh, tổng cộng sử dụng trong suốt 2080 năm. Lịch của Đời Hạ còn gọi là âm lịch hoặc nông lịch .

Ngày 27 tháng 9 năm 1949 , phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp ) quyết định , sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ đồng thời áp dụng cách tính kỷ niên công nguyên thông dụng của quốc tế .Để phân biệt "Tết " dương lịch với Tết âm lịch , đồng thời cũng xét đến tết "Lập Xuân " trong 24 tết âm lịch thường thường xuất hiện trước hoặc sau Tết cổ truyền , cho nên Trung Quốc lấy ngày 1 tháng 1 dương lịch là "Tết Dương Lịch" , gọi mồng một tháng giêng âm lịch là "Tết Xuân " .

Những ngày giáp Tết cổ truyền , mọi người háo hức mua sắm hàng tết , đêm giao thừa, cả gia đình sum họp bên nhau cùng ăn bữa cơm đoàn tụ thân mật , rồi dán tranh Tết và Câu đối đỏ để đón chào một năm mới .

Kể từ ngày thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa , hoạt động chào mừng tết trở nên càng thêm phong phú đa dạng , không những giữ lại tập tục dân gian ngày xưa , loại bỏ một số hoạt động mê tín dị đoan mang mầu sắc thời phong kiến , mà còn tăng thêm rất nhiều nội dung mới . Khiến Tết cổ truyền đậm đà hơi thở của thời đại mới .

Trung Quốc là một nước gồm nhiều dân tộc , hình thức ăn mừng Tết cổ truyền của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau . Trong đó tập tục mừng tết của các dân tộc Hán , Mãn và Triều Tiên gần như nhau , cả gia đình đoàn tụ , ăn "Bánh Bột Nếp" và "Sủi Cảo " cùng rất nhiều món nữa , đồng thời treo đèn kết hoa , đốt pháo và cầu chúc cho nhau . Các hoạt động đón mừng Tết cổ truyền diễn ra hết sức phong phú , tại một số nơi người ta vẫn tổ chức hoạt động cúng tổ tế thần , để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa , an khang thịnh vượng , bội thu được mùa .

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa


Mỗi nơi có một cách đón Tết âm lịch khác nhau. Với một quốc gia có nền văn hóa phong phú như Trung Hoa thì cách đón Tết của họ cũng đặc sắc không kém. Cùng xem người Trung Hoa đón Tết âm lịch như thế nào.

Cá cược đua ngựa

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 1

Tin hay không tùy bạn, nhưng có một sự thật đó là người Trung Quốc, đặc biệt là người Hồng Kông tin rằng việc đến xem đua ngựa và đặt cược vào chú ngựa mình yêu thích sẽ được coi là đem lại may mắn trong dịp năm mới.

Đi chùa cầu bình an

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 2

Đi chùa cầu bình an là một trong những nét đặc trưng và đặc sắc của người Trung Hoa nói riêng và các quốc gia đón tết Âm nói chung. Người đi chùa sẽ cầu xin may mắn bằng cách thắp nhang và đứng trước Phật Tổ hay Bồ Tát, chắp tay thành tâm nói lên ước nguyện về sức khỏe, tiền tài hay công danh cho chính mình hoặc người thân và gia đình trong năm mới.

Thưởng thức các món ăn may mắn

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 3

Các món ăn may mắn sẽ khác nhau tùy theo từng vùng ở đất nước Trung Hoa. Đối với nhiều gia đình Trung Hoa, món cá được ví von như món gà quay trong ngày lễ Tạ ơn của phương Tây vì nó ngụ ý một năm mới dồi dào.

Ngoài cá thì còn rất nhiều món ăn may mắn khác trong dịp Tết của người Trung Hoa như: bánh khoai môn, bánh củ cải, bánh bao, há cảo… Ngoài ra, lẩu cũng là một món ăn được cho là mang may mắn và sự ấm cúng trong những ngày Tết Âm lịch.

Xem chương trình Gala chào xuân của kênh CCTV

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 4

Với người Trung Hoa, năm mới mà không xem chương trình Gala chào xuân của kênh CCTV thì quả thật là một thiếu hụt rất lớn. Chương trình Gala chào xuân được bắt đầu từ 7 giờ ngày 30 Tết cho đến nửa đêm. Theo thống kê, số người xem chương trình này lên tới 700 triệu, lớn gấp 6 lần số khán giả của giải bóng bầu dục Mỹ Super Bowl.

Ngắm pháo hoa

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 5

Ngắm pháo hoa là một trong những việc không thể thiếu để đón năm mới. Tại Trung Hoa, pháo hoa Hồng Kông được đánh giá là đẹp và hoành tráng nhất. Các màn bắn pháo được thực hiện liên tục trong 20 phút và thu hút tới hơn 300.000 chiêm ngưỡng dọc bờ sông.

Đi chợ

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 6

Người Trung Hoa sẽ đi chợ để sắm sửa những thứ cần thiết cho các lễ hội xuân như hoa, bánh kẹo, đồ trang trí hay quần áo… Những khu chợ kiểu này sẽ chỉ mở trong một vài ngày cho tới tối muộn đêm trước Tết.

Cầu tình duyên dưới tán cây anh đào

7 cách đón Tết âm lịch của người Trung Hoa 7

Các lễ hội xuân là cơ hội tốt nhất để người ta cầu tình duyên dưới các tán anh đào. Đại diện cho tình yêu và sự thịnh vượng, hoa anh đào đóng một vai trò quan trọng trong những ngày Tết âm lịch ở Trung Hoa.

Trong dịp này, người đang yêu sẽ cầu nguyện cho tình duyên của mình thật đẹp như những bông hoa anh đào, người cô đơn thì mong mình có người yêu trong năm mới.

Phong phú món ăn ngày tết Nguyên Đán của người Hoa


Tết Nguyên Đán là ngày tết quan trọng nhất và là một dịp trọng đại của người Hoa, để cầu mong có một năm mới tươi vui, làm ăn phát đạt, khỏe mạnh, gặp mọi sự tốt lành, suôn sẻ.

Một món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên của người Hoa chính là bánh tổ
Người Hoa đã gửi gắm khát vọng ấy qua các món ăn ngày tết, trên mâm cỗ ngày tết của người Hoa, mỗi món ăn luôn là một lời gửi gắm thể hiện mong muốn, khát vọng có một năm mới như ý, cát tường, phát tài phát lộc.
Một món bánh không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên của người Hoa chính là bánh tổ. Loại bánh này tượng trưng cho "niên niên cao thăng" (năm mới tốt hơn năm cũ) hoặc "bách sự sự cao" (trăm việc đều tốt đẹp)…
Được tính toán một cách rõ ràng và có ý thức, món ăn được chế biến bằng giò heo trước (tiếng Quảng Đông gọi là "chúy xẩu": tay con heo) với đậu phộng mang một ý nghĩa đặc biệt. Người Hoa gọi là món "hoàng chòi chầu xẩu". Nghĩa là tiền của hoạch tài chỉ giơ tay ra là nắm ngay được, do vậy món này nhằm mong cho năm mới việc làm ăn sẽ được phát tài, dễ dàng, thuận lợi.
Người Hoa Quảng Đông vẫn gọi con tôm là "há". "Há" đồng âm với "hí há tài xị" (cười to ha hả) nên họ có thêm món "tôm lăn bột". Món này tượng trưng cho niềm vui tươi, tiếng cười sẽ rộn ràng, vui vẻ, chan hòa trong nhà quanh năm suốt tháng. Trong ngày tết người Hoa còn có món mì xào nổi tiếng. Họ gọi ón ăn đó là "xầu mìn" (có nghĩa là trường thọ). Năm mới ăn món này sẽ được khỏe mạnh, phúc đức, sống lâu…
Món "gà ngậm hành" là linh hồn của mâm cổ tết. Món ăn được người Hoa chế biến và trình bày một cách khéo léo. Hai cánh và hai đùi gà được bẻ ngoặt dấu gọn vào mình gà tạo nên hình dáng con gà tròn quay, ngộ nghĩnh. Sau đó, người ta cho gà ngậm ngang mỏ một túm hành lá quấn đẹp như một nhành hoa. Sở dĩ dùng hành là vì theo tiếng Quảng Đông là "chung", đồng âm với "chung" (thông suốt). Nên ý nghĩa của món ăn này nhằm bày tỏ ước mong sang năm mới tất cả mọi việc được thông suốt, trôi chảy, tốt đẹp.
Vào ngày Tết, để trong gia đình làm ăn phát tài, người nội trợ thường nấu những món bát trân, bao gồm các nguyên liệu có tên đồng âm với niềm mong ước trong năm. Ví dụ, nấm đông cô là "tung cua" (thành tựu tốt đẹp); Tàu hủ ky là "phù chút" (phồng nổi lên); Rong đen là "pha choi" (phát tài) hay salat là "xáng choi" (có tiền)…
Đặc biệt, cứ mỗi dịt tết đến xuân về, người Hoa đồng bằng sông Cửu Long lại biếu nhau loại quít màu cam đỏ ối, vị ngọt, vỏ dày và thơm. Họ có quan niệm này do quít phát âm là "kiết". Mà đồng âm với từ "kiết" (cát) chỉ sự tốt lành, may mắn. Biếu quít chính là lời chúc nhau làm ăn phát tài, cửa nhà vui vẻ.
Mỗi món ăn ngày tết của người Hoa không chỉ thể hiện sự thành kính, tưởng nhớ tổ tiên mà trong đó còn chứa đưng những ước mơ, khao khát năm mới tốt lành.



Những món ngon cho ngày Tết cổ truyền
Tự làm mứt cho ngày Tết cổ truyền
Đặc sản của Mộc Châu cho Tết cổ truyền
Tết cổ truyền của Nhật Bản
Phong tục tập quán trong ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền
Tết cổ truyền của người Campuchia
Tết cổ truyền của dân tộc Khmer



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý