Làm sao để bé hết rôm sảy nhanh và an toàn

seminoon seminoon @seminoon

Làm sao để bé hết rôm sảy nhanh và an toàn

19/04/2015 08:51 AM
9,389

Sau khi loay hoay 'giải cứu' bé bị rôm sảy, nhiều mẹ đã tích lũy được kinh nghiệm hay.

Rôm sảy là do tiết hè nóng nực, sau khi ra mồ hôi, nếu mồ hôi không bốc hơi kịp, dễ dính lại trên da cùng với bụi bẩn, bít kín tuyến mồ hôi không thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng, làm lớp da xung quanh tuyến mồ hôi bị tấy lên, tạo ra rôm.

Biểu hiện rôm sảy ở trẻ

Rôm là những nốt mẩn màu đỏ to như đầu cái kim, hình tròn hoặc lấm tấm, đầu rôm có một chút nước, đỏ ở xung quanh, thường mọc rải rác ở đầu, cổ, ngực… Chỗ rôm mọc dày thường có màu đỏ, ngứa và có cảm giác nóng rát. Vì thế, trẻ bị rôm sảy hay khó chịu độ 1-2 tuần sau, rôm có thể lặn hết làm bong da hàng loạt. Nếu bị viêm do gãi có thể dẫn đến da bị lở do nóng.

Chữa trị rôm sảy cho trẻ

Để trị rôm sảy, người ta thường dùng các loại phấn rôm và thuốc tắm trị ngứa của trẻ sơ sinh, chứ không dùng các loại thuốc ngứa, đồng thời chú ý giữ thoáng mát trong nhà, thường xuyên tắm rửa, giữ cho làn da trẻ được khô ráo, sạch sẽ. Sau khi tắm xong hãy xoa phấn rôm cho trẻ, không được dùng nước có chất kiềm hoặc xà phòng có tính kiềm, không được cho trẻ gãi sứt sát chỗ bị rôm để tránh viêm nhiễm dẫn đến chốc lở.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20120515-020241-1-20120330-114346-1-baby-bath.jpeg

Nếu bị lở, bên ngoài da có thể đắp cao Kim hoàng, bên trong có thể cho uống viên Ngưu hoàng giải độc. Nếu chỗ lở bị vỡ mủ, hãy dùng bông sát trùng lau sạch dịch mủ, dùng cồn 75% sát trùng xung quanh, sau đó bôi một lần. Mặt khác nếu rôm sảy ở đầu, có thể cắt tóc ngắn đi. Nếu rôm mọc ở lưng và ngực, phải cho trẻ mặc áo rộng, mềm, thoáng dễ thấm nước.



Đến hẹn lại lên, tiết trời nắng nóng, trẻ thường tiết nhiều mồ hôi hơn nên bị rôm sảy cũng là 'chuyện thường ngày ở huyện'. Nhiều bà mẹ sau quá trình loay hoay tìm lại làn da mịn, giảm khó chịu cho con khi rôm hoành hành... đã tích lũy được không ít kinh nghiệm và mách nhau rằng dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh... sẽ giúp 'giải cứu' bé.

Chia sẻ trên một diễn đàn làm cha mẹ, chị Hương cho biết, để da con sạch, mát những ngày nóng, chị dùng nước ấm pha thêm một ít muối, rồi vắt thêm nửa quả chanh và tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này, các bà mẹ phải để ý tỉ lệ chanh, muối với nước bởi nếu chanh, muối nhiều sẽ gây xót cho trẻ và dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.

Một bà mẹ khác lại dùng cách mua cành lá kinh giới rồi về rửa sạch, đun sôi, pha nước tắm cho con. "Bé nhà mình cứ tắm loại nước này là hết bay rôm", chị nói.

Để tiết kiệm thời gian hơn, chị Tâm Anh - một thành viên khác của diễn đàn - tận dụng mướp đắng có sẵn trong vườn nhà, rồi giã nát, pha vào nước tắm cho con gái. "Mình thấy cách làm này hiệu quả lắm. Con mình từ lúc đẻ đến giờ không bị rôm sảy gì cả dù đẻ ra đúng những ngày nắng nóng nhất", chị Tâm Anh cho biết.

Không hẳn các 'bài thuốc' đều có thể áp dụng với các bé bị rôm sảy. Từng có những trường hợp tắm lá mà trẻ không đỡ, thậm chí da mẩn đỏ và nhiễm trùng phải đưa vào viện điều trị.

Cách hay 'thổi bay' rôm sảy - 1

Sau khi loay hoay 'giải cứu' bé bị rôm sảy, nhiều mẹ đã tích lũy được kinh nghiệm hay.  (Ảnh minh họa).

Về vấn đề này, TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TW bày tỏ, nếu chỉ tắm bằng các loại lá sẽ không làm sạch được da trẻ vì có các chất tan trong mỡ... do vậy, phải dùng dầu tắm 'chuyên dụng' mới giúp da bé sạch, mát và không gây tổn thương da cho bé.

TS Tú nói thêm, trong chanh có axit dễ gây tổn thương, thậm chí khiến làn da bé bỏng rát. Còn, lá kinh giới có lông, rửa không kỹ thì đây sẽ là nguồn đưa vi khuẩn vào cơ thể bé. Khiến da bé bị nhiễm trùng.

Các mẹ cũng rỉ tai nhau rằng, trà xanh và mướp đắng là loại sữa tắm thiên nhiên tốt cho làn da bé. Tuy nhiên, lá trà xanh chứa tanin có tác dụng làm săn da nhưng không làm sạch được da bé, tắm bằng mướp đắng cũng vậy.

Tốt nhất, để đảm bảo, các mẹ vẫn dùng sữa tắm (loại dành cho bé) bình thường, tráng lại bằng nước đun các lá (riêng mướp đắng chỉ cần rửa sạch, giã nát) và không tráng lại bằng nước ấm. Như vậy, trên mặt da bé có lớp kháng sinh thực vật mỏng, có tác dụng tốt.

Vẫn có câu 'phòng bệnh hơn chữa bệnh', vì vậy, để bé giảm thiểu bị rôm sảy mùa nắng nóng, các mẹ cần cho bé uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau xanh... hoặc nước uống có tác dụng giải nhiệt tốt như: bột sắn dây...


Rôm sảy hay còn gọi là nổi mẩn da là một hiện tượng nổi lên những mảng đỏ gây ngứa và rát và nếu nặng có thể gây đến nhiễm trùng da cho trẻ.
 
Nguyên nhân gây rôm sảy ở trẻ chủ yếu là trong mùa hè trẻ bị nóng hay các bộ phận cơ thể trẻ như bẹn, cổ, mặt, bụng va lưng không được thoáng mát hay do trẻ không được tắm rửa sạch sẽ…
 
Chữa trị rôm sảy cho trẻ
 
- Việc chữa trị rôm sảy tương đối đơn giản và không tốn kém và bạn có thể dễ dàng thực hiện.
 
- Hãy bỏ bớt quần áo cho trẻ và hãy mặc cho trẻ quần áo nhẹ, thoáng mát khi thời tiết nóng bức.
 
- Nếu trẻ bị rôm sảy, bạn dùng 2 – 3 quả mướp đắng giã nhỏ hoăc xay lấy nước tắm cho trẻ, làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết.
 
- Dùng 1/2 quả chanh, bóp lấy nước cho tắm cho trẻ cũng là một phương pháp tốt giúp chống lại rôm sảy ở trẻ.
 
- Hoặc bạn cũng có thể sử dụng phấn rôm cho trẻ, xoa đều lên khắp cơ thể trẻ sau khi tắm xong, bởi phấn rôm sẽ thấm hút làm cơ thể trẻ khô ráo, giúp hạn chế mồ hôi do vậy có tác dụng rất tốt phòng chống rôm sảy cho trẻ.
 
- Năng tắm rửa cho trẻ để luôn luôn giữ da sạch sẽ, mồ hôi bài tiết được dễ dàng. Hạn chế các thức ăn quá ngọt như chocolate, kẹo, cho uống đủ nước. Không dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.



Rôm sảy là một trong những bệnh trẻ em thường gặp, nguyên nhân là do không khí nóng bức, cơ thể tiết mồ hôi và ứ đọng ở ống bài tiết, lỗ chân lông trên da của bé bị bít lại do bụi bẩn hoặc cáu ghét gây viêm nhiễm, làm nổi lên những túi nước nhỏ, mọc từng mảng dày, làm tấy đỏ vùng da, đó gọi là rôm sảy. Khi trời nắng nóng rôm sảy gây xót, ngứa. Trẻ thường khó chịu và đòi người lớn gãi hoặc trẻ tự gãi để bớt đi cảm giác ngứa. Những nốt mụn này khi gãi sẽ vỡ ra, vài ngày sau tự khô, bong tróc để lại từng mảng vảy trắng, nhỏ trên da của bé.

Chế độ ăn uống cho bé bị rôm sảy

Để chống mệt mỏi và giải nhiệt cho cơ thể, khi bị rôm sảy các mẹ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây tươi như bơ, cam, chanh, quýt... Ngoài ra các món chè đậu xanh, đậu đỏ cho ít đường, ăn bột sắn dây chín và uống thêm nước rau má sẽ làm mát cho cơ thể của bé. Tuyệt đối không cho bé uống đá hoặc những trái cây để ở ngắn đá quá lạnh có thể làm bé bị viêm họng.

Một số cách dân gian chữa trị rôm sảy cho bé

Nên tắm rửa cho bé thường xuyên bằng một trong các thứ thuốc dân gian như:

- Mướp đắng (hay còn gọi là khổ qua) cho vào máy sinh tố xay nhỏ, cho bã vào miếng vải buộc chặt, nấu lấy nước cho bé tắm. Làm như vậy đều đặn trong một tuần, các nốt rôm sảy ở trẻ sẽ lặn hết. Liều lượng là 2 quả mướp/lần tắm. 

- Lá chè xanh, rửa sạch, bóp nát nấu với nước, dùng tắm cho bé có tác dụng kháng khuẩn và làm mát da.

- Lá kinh giới, cây sài đất, lá đậu ván nấu với lượng nước vừa đủ, đun lên tắm cho bé. Liều lượng là 2-3 mớ kinh giới/lần tắm.

- Dùng nước ấm, pha thêm chút muối không quá mặn và tùy theo lượng nước nhiều hay ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh, tắm cho bé sẽ cho cảm giác mát mẻ. Các mẹ nhớ đừng cho muối và chanh quán nhiều nhé vì sẽ làm rát da bé.

- Ngoài ra, mẹ cũng có thể tắm cho bé ít nhất một ngày một lần với dung dịch thuốc tím pha loãng tỷ lệ 1/10.000 hoặc lactaxcyd. Lưu ý, không nên tự ý bôi corticoid vì da bé rất mỏng, dễ gây phồng rộp, tổn thương da.

- Các mẹ cũng có thể dùng nước tắm bình thường và cho vào một lượng muối vừa phải để trị rôm sảy cho bé. Nước tắm có muối sẽ có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, góp phần giữ ẩm, vừa giúp da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cho bé cảm giác mát mẻ sau khi tắm.

- Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.

Một số lưu ý để bé không bị rôm sảy

- Không nên ủ bé quá kỹ hay mặc quá nhiều quần áo cho bé.

- Bạn cần hạn chế để trẻ đi ra nắng, tắm nước mát, uống đủ nước.

- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý trong việc chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Để làm được điều này các bậc cha mẹ chỉ cần tuân theo những tiêu chí đơn giản sau đây:

+ Hạn chế không cho bé ra nắng từ 10 giờ sáng tới 4 giờ chiều. Sở dĩ bạn không nên hoặc hạn chế đến mức thấp nhất có thể để bé tiếp xúc với ánh nắng vào thời điểm này, bởi lẽ đây là khoảng thời gian các tia UVA và UVB cực độc từ mặt trời hoạt động mạnh nhất, rất dễ khiến cho da bé bị cháy nắng, bỏng rát hay nguy hiểm hơn là dẫn tới nguy cơ ung thư da.

+ Luôn giữ cho da bé được khô ráo và sạch sẽ.

+ Nên chọn quần áo cho trẻ được thiết kế bằng những chất liệu mát mẻ và thấm hút tốt.

+ Không nên thoa quá nhiều kem hay phấn lên da trẻ vì sẽ bịt lại các lỗ chân lông, dễ khiến trẻ bị nổi rôm hơn.


Mẹo hay chữa rôm sảy cho trẻ



Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nho, Khoa da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho biết, thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy).

Nhìn cô con gái hơn một tuổi lấm tấm rôm sảy khắp mặt, lưng, liên tục đưa tay gãi rồi kêu ngứa, quấy khóc, chị Trà (Từ Liêm, Hà Nội) xót ruột vô cùng nhưng chẳng biết làm sao.

Cũng như chị, nhiều bà mẹ khác lo lắng khi thấy con bị rôm sảy mà tìm nhiều cách chữa cũng không khỏi.

Ngọc Mai (Thanh Oai, Hà Nội) sinh con vào đầu tháng 5. Những ngày nóng nực vừa rồi, con trai cô quấy khóc liên tục vì ngứa ngáy, khó chịu khi cả mặt lẫn toàn thân đều đỏ ửng những nốt rôm. Bà nội bé hôm nào cũng vò lá vòi voi, lá riềng tắm cho cháu nhưng chẳng đỡ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nho, Khoa da liễu, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho biết, thời tiết nắng nóng làm giãn các mao mạch trên da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập gây nên hiện tượng viêm da (hay rôm sảy). Ngoài ra, những ngày oi nóng thường khiến trẻ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không thoát hết sẽ ứ đọng trong các ống bài tiết trên da, khi bị bụi hay chất cặn bã bịt kín, cũng làm da nổi các nốt viêm.

Trẻ nhỏ da rất mỏng manh và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy. Ở người lớn, lớp biểu bì dày hơn nên hiện tượng này ít đi.

Rôm sảy thường mọc thành đừng đám và hay tập trung ở những vùng da có nhiều mồ hôi như lưng, ngực, trán, cổ...

Theo bác sĩ Thanh Nho, với những trường hợp rôm sảy thông thường, chỉ cần tắm cho trẻ hằng ngày để da sạch sẽ. Có thể theo kinh nghiệm dân gian, dùng các loại cây, quả có tính mát như mướp đắng, kinh giới, sài đất, chanh... để tắm cho trẻ cũng có tác dụng tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại lá này cần phải rửa sạch kỹ trước khi nghiền, lọc hay đun nước tắm. Chọn loại phấn rôm chất lượng tốt chấm lên những vùng da bị rôm sảy sau khi tắm cho con cũng là một cách hạn chế tình trạng này.

Ngoài ra, với trẻ lớn đã ăn được có thể cho bé ăn uống các đồ mát như bột sắn dây, nước cam, chanh...

Tuy nhiên, không hẳn bài thuốc nào cũng có tác dụng với tất cả trẻ. Nhiều bà mẹ sau quá trình chữa rôm sảy cho con mới tích lũy được kinh nghiệm thành công cho riêng con mình.

Chia sẻ trên một diễn đàn các bà mẹ, chị Hương cho biết, để da con sạch, mát những ngày nóng, chị dùng nước ấm pha thêm chút muối rồi vắt thêm một hoặc nửa quả chanh và tắm cho bé. Tuy nhiên, với cách này, các bà mẹ phải để ý tỉ lệ chanh, muối với nước bởi nếu chanh, muối nhiều sẽ gây xót cho trẻ và dễ gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.

Một bà mẹ khác lại dùng cách mua cành lá kinh giới rồi về rửa sạch, đun sôi, pha nước tắm cho con. "Bé nhà mình cứ tắm loại nước này là hết bay rôm", chị chia sẻ.

Để tiết kiệm thời gian hơn, chị Nhung - một thành viên khác của diễn đàn - còn tìm mua các loại lá mát như sài đất, vòi voi, kinh giới, tía tô, hương nhu rồi băm nhỏ phơi khô và cất vào túi nilong. Sau đó mỗi lần tắm cho con, chị lấy một nắm bỏ vào nồi rồi đổ nước sôi vào hãm, lọc bỏ bã lấy nước tắm cho bé. "Mình thấy bài thuốc này tốt vô cùng. Con mình từ lúc đẻ đến giờ không bị rôm sảy gì cả dù đẻ ra đúng những ngày nắng nóng nhất", chị Nhung kể.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Nho cho biết, tất cả những cách trên đều hiệu quả khi chữa rôm sảy bình thường cho trẻ nhỏ. Nhưng cũng từng có những trường hợp tắm lá mà trẻ không đỡ, thậm chí còn bị nhiễm trùng da. Đó là khi vùng viêm da quá nặng do trẻ ngứa, gãi gây trầy xước, mất lớp màng bảo vệ. Vì thế, nếu tình trạng con bị mẩn ngứa nhiều, có các mụn đầu trắng trên da, tình trạng rôm sảy dày đặc, đỏ, kéo dài, bố mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc, uống, dùng dung dịch dịu nhẹ tắm làm sạch cho bé, và có thể bôi thêm thuốc kháng sinh cho trẻ. Bác sĩ khuyến cáo, các bà mẹ không nên tự mua thuốc bôi da cho con.

Ngoài ra, để phóng tránh rôm sảy cho trẻ cần cho các bé mặc đồ thoáng mát, thấm mồ hôi, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày. Không nên dùng sữa tắm người lớn cho trẻ vì có thể có độ kiềm lớn, gây khô da. Ngoài ra, nên cho bé uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây...



Tại sao rất nhiều bé khỏi được rôm sảy nhờ tắm các loại lá mát như sài đất, kinh giới… trong khi cũng vì tắm bằng những thứ lá đó mà nhiều trẻ bị viêm da nặng, thậm chí nhiễm khuẩn huyết? Rôm sảy là vấn nạn của rất nhiều trẻ khi trời nắng nóng, việc khắc phục nó rất dễ, nhưng nếu không hiểu đúng, bạn vẫn có thể làm hại con

Tại sao có rôm sảy?

Rôm sảy thực ra là hiện tượng viêm da. Trời nóng, các mao mạch trên da giãn nở nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn, gây viêm da. Và khi trời nóng, da trẻ tiết nhiều mồ hôi, nếu da không sạch thì đây là môi trường tuyệt vời cho vi khuẩn, do mồ hôi quện với chất bẩn làm bít tắc lỗ chân lông. Mồ hôi thoát không hết cũng ứ đọng trong các ống bài tiết, gây bít tắc khi có chất bã hay bụi bẩn.

Da trẻ rất mỏng và nhạy cảm nên dễ bị rôm sảy hơn người lớn.

Cứ mát và sạch là khỏi

Thông thường, trời mát đi thì rôm sảy cũng biến mất. Tuy nhiên, trời có thể nóng kéo dài và bạn phải chủ động “điều trị” cho con. Chỉ cần đảm bảo cho làn da trẻ ba yếu tố: mát, sạch là rôm sảy sẽ không còn lý do hiện diện.

Mát: Bạn hạn chế cho trẻ ra ngoài khi trời nắng gắt, nếu bắt buộc đi thì phải che nắng kỹ. Nhà ở nên thoáng mát. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mỏng, thấm mồ hôi, màu nhạt để tránh hấp thu nhiệt. Ngoài ra, bạn cũng cần làm mát cho con từ bên trong bằng cách uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và những thức ăn mát như dưa hấu, đỗ xanh, cam, bột sắn sây…, hạn chế ăn đồ ngọt và trái cây nóng như mít, xoài, vải…

Sạch: Lau nhà cửa, đồ đạc sạch sẽ. Lau khô mồ hôi cho trẻ. Tắm cho trẻ hằng ngày, nếu trẻ nô nghịch nên ra nhiều mồ hôi và dính bẩn, nên tắm nhiều lần. Cắt móng tay móng chân cho trẻ để khỏi lưu cữu chất bẩn, tránh tình trạng da trầy xước do gãi. Nếu bạn dùng phấn rôm cho con, hãy nhớ chỉ bôi khi đã tắm sạch và lau khô, thoa một lớp mỏng, để tránh bít tắc da.

Tắm nước lá hay không?

Ông bà chúng ta truyền lại rất nhiều phương pháp dân gian chữa rôm sảy, trong đó có tắm thảo dược. Thực tế, đã rất nhiều ông bố bà mẹ áp dụng những phương pháp dưới đây và đám rôm sảy của trẻ biến mất nhanh một cách thần kỳ:

- Pha vào nước tắm của trẻ một nhúm muối và vắt thêm nửa quả chanh để tắm cho trẻ.

- Lấy vài quả mướp đắng xắt mỏng, nấu lấy nước tắm cho bé, hoặc xay mướp đắng sống cho vào nước tắm của trẻ qua lớp bọc khăn xô.

- Lá kinh giới vò nát hòa vào nước tắm cho bé.

- Lá sài đất một nắm đun lấy nước tắm, hoặc lá sài đất để tươi vò nát pha vào nước tắm bé.

Thế nhưng cũng nhiều người chữa rôm sảy bằng cách tắm lá cho con, sau đó trẻ càng bị viêm da nặng, nổi những nốt lớn, mưng mủ, gây đau ngứa, sốt nóng… Bác sĩ Nguyễn Thành, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết cơ sở này thường xuyên tiếp nhận những đứa trẻ bị viêm da trầm trọng, thậm chí nhiễm trùng máu vì tắm lá.

Tại sao vậy? Trước hết là mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau, mức độ mẫn cảm khác nhau, nên không bài thuốc nào phù hợp với mọi đứa trẻ, và có thể gây dị ứng. Mặt khác, các loại lá có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại, thậm chí không chết sau khi đun nấu. Các loại lông tơ trên lá cũng dễ gây kích ứng da trẻ. Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm hay trực tiếp xát chanh lên da trẻ dễ khiến da bị tổn thương cho hàm lượng axit quá cao.

Vì thế, các bác sĩ khuyên phụ huynh nếu tắm lá cho con thì phải rửa thật sạch trước khi dùng. Và các loại lá tuy làm mát hoặc cung cấp loại kháng sinh tự nhiên nhưng lại không hòa tan được chất nhờn trên da, vì thế trẻ vẫn cần được tắm sạch bằng sữa tắm trước khi tráng nước lá. Bạn cũng không nên nấu nước lá quá đặc kẻo lượng linh bột của lá có thể đọng trên da, gây nhiễm khuẩn; trừ khi bạn dội lại bằng nước sạch sau đó. Không tắm lá cho con khi da đã bị trầy xước hoặc mưng mủ.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, khuyên phụ huynh nên đứa con đến bác sĩ nếu da mẩn ngứa nhiều, các nốt sẩn dày đặc lâu không khỏi hoặc có những nốt lớn sưng đỏ hay mưng mủ, có đầu trắng… thay vì giữ con lại ở nhà tự điều trị, rất nguy hiểm.


Rôm sảy là căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt vào mùa hè. Điều trị và phòng tránh rôm sảy thông thường không khó nhưng nếu bệnh để nặng và phát triển thành mụn nhọt, việc điều trị sẽ trở nên vô cùng phức tạp.

Da trẻ rất nhạy cảm

Da trẻ rất nhạy cảm Nguồn Internet.

Nguyên nhân gây ra rôm sảy

Mùa hè thời tiết nóng nực thường gây ra các bệnh về da ở trẻ, trong đó có bệnh rôm sảy. Trẻ dưới 3 tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

Nguyên nhân chính là do thời tiết nóng bức, mồ hôi trẻ tiết ra nhiều nhưng không thoát được hết và ứ đọng lại trong các ống bài tiết trên da trẻ . Trong khi đó, miệng ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng.

Những sẩn nhỏ này mọc thành từng đám và thường xuất hiện ở những vùng da có nhiều mồ hôi, chẳng hạn như: trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể…

Thông thường, khi thời tiết mát mẻ, hiện tượng này sẽ tự động mất đi và không gây tác hại gì. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, rôm sảy sẽ chuyển biến thành mụn mủ và nhọt, chủ yếu là ở các trẻ không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, da bị xây xước và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ còn có nguy cơ bị viêm da mãn tính (da không tiết mồ hôi) hay viêm cầu thận cấp (tuy hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm).

Điều trị rôm sảy

Với chứng rôm sảy thông thường: nếu trên da trẻ xuất hiện các mảng sần đỏ thì việc đầu tiên là nhanh chóng làm thoáng mát phần da này.

Da trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như: các nốt rôm to khác thường, chứa nhiều mủ trắng, xuất hiện các mụn nhọt... cần có chế độ chăm sóc thích hợp cho trẻ:

- Nếu chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, dùng cồn iod chấm vào đúng chỗ nhọt hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Khi nhọt bắt đầu mềm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chích mủ.

- Trong trường hợp nhọt mọc liên tiếp và mọc dày thì phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để bác sĩ tìm ra nguyên nhân.

Một số mẹo chữa rôm sảy:

Thông thường, các bà mẹ có thể sử dụng phấn rôm để chữa rôm sảy cho trẻ. Cách dùng là bôi lên những vùng da bị rôm sảy của trẻ sau khi đã tắm và lau người sạch sẽ. Tuy nhiên, cần lưu ý đến chất lượng và sự kiểm định y tế của loại phấn rôm chọn cho trẻ, tránh tình trạng càng làm bít tắc da trẻ hoặc tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm da phát triển mạnh hơn.

Có thể sử dụng các loại kem có thành phần hydrocortisone (tác dụng trị rôm sảy), hay kem có chứa acid salicylic (tác dụng khô bề mặt da, se lỗ chân lông) để thoa cho trẻ sau khi tắm xong.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số mẹo dân gian như: dùng mướp đắng, gừng tươi, lá dâu tằm… để tắm hoặc bôi lên các vết rôm cho trẻ hàng ngày, cũng rất hữu ích.

Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn không giúp trẻ khỏi rôm sảy, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa da liễu.

Phòng tránh rôm sảy cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ:

Tắm cho trẻ mỗi ngày để giữ da luôn sạch sẽ, mồ hôi bài tiết dễ dàng. Dùng nước mát để tắm và tắm bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ, tránh các loại sữa tắm có độ kiềm lớn, gây khô da.

Có thể vắt thêm một quả chanh vào nước tắm hoặc dùng mướp đắng để tắm cho trẻ cũng rất tốt, có tác dụng phòng rôm sảy.

Việc ăn mặc và chế độ dinh dưỡng:

Cho trẻ mặc những quần áo bằng chất liệu mỏng, rộng rãi và nhạt màu.

Tốt nhất là nên chọn các loại sợi tự nhiên, thấm mồ hôi và tránh các loại vải dày, vải nylon bí mồ hôi.

Khi đưa trẻ ra ngoài, nên cho mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và thoa kem chống nắng cho trẻ.

Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều các vitamin có trong rau xanh, trái cây tươi và hạn chế các thức ăn quá ngọt như: chocolate, kẹo bánh…

Không cho trẻ uống bất cứ loại kháng sinh nào khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Chế độ sinh hoạt:

Tạo cho trẻ một môi trường và chế độ sinh hoạt hợp lý.

Phòng của trẻ nên thoáng mát, rộng rãi. Hạn chế cho trẻ đến những nơi hội họp đông người, không khí nóng ngột ngạt.

Không nên để trẻ ra ngoài khi trời nắng nóng, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

Hạn chế trẻ gãi lên da bị rôm sảy, dễ gây trầy xước làm nhiễm trùng da.



Những việc thường lệ khi cho bú bình

Những điều cần biết khi cho bé bú sữa mẹ

Cho trẻ tập bú bình từ lúc nào thì hợp lý

Làm gì khi trẻ không bú mẹ?

Trẻ ăn dặm đúng cách

Cách nuôi dưỡng và thực phẩm cho bé


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý