Huyết khối

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Huyết khối

18/04/2015 10:40 AM
271

    Bị huyết khối là khi có một cục máu động, làm tắc nghẽn một mạch máu. Nếu điều này xảy ra trong những tĩnh mạch lớn nằm sâu hơn bên trong, thì người ta gọi đó là bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Điều này thường xảy tới trong các tĩnh mạch ở cẳng chân mặc dù đôi khi các tĩnh mạch trong bụng cũng có thể mắc phải. Nếu một phần của cục máu bị bể và truyền qua máu tuần hoàn, nó có thể gây tổn thương ở nơi khác. Người ta gọi phần tách rời này của cục máu đông là một vật nghẽn mạch (embolus)

    Nguyên nhân

    Nguyên nhân thông thường nhất của chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng bất động. Sau giải phẫu hay sau khi sanh, nếu bạn ở tư thể bất động trong nhiều ngày vì bắt buộc phải nằm nghỉ trên giường, điều này có thể làm cho máu tụ trong các tĩnh mạch cẳng chân.

    Chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu hiện nay không thường gặp vì người ta cảnh giác hơn trước. Hiện nay, nhiều phẫu thuật viên căn dặn bệnh nhân nên mang vớ nâng đỡ dài lên tận đùi suốt thời gian hậu phẫu. Lời khuyên nên cử động sớm là điều thông thường sau giải phẫu và sau khi sanh ở những nơi mà trước đây người ta từng khuyến khích bệnh nhân không được cử động. Trong trường hợp việc nằm giường là theo lệnh vì bất cứ lý do gì, cần thực hiện những bài tập đặc biệt về vậy lý trị liệu dành cho cẳng chân, nhấn mạnh vào việc thư giãn và co thắt các cơ bắp chuối và bắp đùi duy trì cho máu được bơm trở về tim, nhờ đó phòng tránh được hiện tượng tụ máu ở bàn chân và cẳng chân. Người ta cũng khuyên phụ nữ nên ngưng uống thuốc tránh thai hàng tháng trước khi làm phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ.

    Với chứng bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, nguy cơ lớn nhất là khi một vật nghẽn mạch lớn bể ra và tới được phổi. Điều này có thể gây nên tắc mạch ở phổi, nguy hiểm cho tính mạng. Một động mạch trong phổi có thể bị tắc nghẽn, làm giảm thể tích máu trở về tim.

Triệu chứng

- Bắp chuối nắn thấy đau ở cẳng chân bị huyết khối.

- Đau khi duỗi các cơ bắp chuối

- Sưng (phù) bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân

    Tôi có phải đi bác sĩ không?

    Trong trường hợp cẳng chân bạn bị căng và sưng lên, nếu thấy đau nhiều khi bạn cố kéo các ngón chân về phía đầu gối và khi bạn ấn dứt khoát nhưng nhẹ nhàng ngón tay cái lên làn da sưng trong 10 giây, người ta sờ thấy rõ ràng vết hằng của ngón tay ấn xuống, khi đó, bạn nên đi bác sĩ.

    Bác sĩ sẽ làm gì?

    Công việc thăm khám sẽ tập trung vào tim và phổi bạn vì bác sĩ sẽ kiểm tra hệ tuần hoàn của bạn. Nếu bác sĩ không kết luận được điều gì dứt khoát, bạn có thể được giới thiệu đi làm xét nghiệm, như chụp hình X-quang tĩnh mạch (khi đó, người ta chích một phẩm màu vào tĩnh mạch và hình X-quang được chụp để xác định tình trạng tắc nghẽn) và đi siêu âm, để định vị nơi có cục huyết khối.

    Trị liệu nội khoa ra rao?

    Ngay khi chẩn đoán được căn bệnh người ta có thể cho thuốc chống đông, để làm giảm thời gian đông máu và đề phòng cục máu đông lan ra các tĩnh mạch cẳng chân. Người ta sẽ tiếp tục việc cho thuốc với thuốc chống đông cho đến khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm và cũng có thể cho thuốc giảm đau để làm giảm chứng đau.

    Tôi có thể làm được gì?

    Bạn có thể làm giảm bất cứ triệu chứng sưng nào cở cẳng chân bằng cách giơ cao chân lên và cho nước được dẫn lưu đi. Cẳng chân bị huyết khối bao giờ cũng sẽ có khuynh hướng sưng phù sau một ngày dài ở thế đứng và khi thời tiết nóng bức. Vì thế bạn hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và gác chân lên một chiếc ghế đẩu, mỗi khi có thể làm được như vậy.

    Bạn hãy đi vớ dài loại nâng đỡ có chất lượng tốt và nên cố gắng hoạt động thật nhiều theo khả năng của mình trong trường hợp bạn bị dư cân.

    Một căn bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tình trạng lưu thông tĩnh mạch ở cẳng chân một cách lâu dài. Có khả năng là bạn sẽ bị giãn tĩnh mạch. Bạn hãy chú ý các triệu chứng của bệnh này và nên đi khám bác sĩ khi thấy bệnh xuất hiện. Trong trường hợp có bệnh mà không chữa trị, bạn có nguy cơ sinh ra loét tĩnh mạch bị giãn.

    Trong trường hợp bạn đã uống thuốc ngừa thai, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngưng sử dụng viên thuốc tránh thai và dùng một biện pháp tránh thai khác.

    CÁC PHỤ NỮ CÓ NGUY CƠ

    Mặc dù chứng bệnh này là một rối loạn tương đối hiếm gặp, có thể gây ảnh hưởng đến bất cứ ai nằm bất động trong một thời gian kéo dài, những người đặc biệt có nguy cơ gồm có:

    Bệnh nhân sau mổ: Không được đứng dậy và đi lại sau phẫu thuật

    Những người uống thuốc tránh thai: Đã dùng thuốc estrogen từ năm năm trở lên

    Phụ nữ dư cân: Nguy cơ bị huyết khối ở những phụ nữ này gấp bốn lần nếu họ trên 35 tuổi và đồng thời có thói quen hút thuốc và có tiền sử gia đình bị huyết khối.

    Các bệnh nhân trị liệu bằng hormone: Đặc biệt là nếu họ có thói quen hút thuốc

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý