Cách chọn giày chạy bộ tốt, cực chuẩn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn giày chạy bộ tốt, cực chuẩn

19/04/2015 09:02 AM
3,343

Cách chọn giày chạy bộ tốt, cực chuẩn. Chạy và đi bộ là một trong những môn thể thao tự nhiên và tiện lợi nhất của loài người. Một đôi giày tốt là vật dụng không thể thiếu cho hoạt động giải trí lành mạnh và thư giãn này. Hãy chọn nhầm giày đi






Cách chọn giày chạy bộ thật chuẩn


Chạy và đi bộ là một trong những môn thể thao tự nhiên và tiện lợi nhất của loài người. Một đôi giày tốt là vật dụng không thể thiếu cho hoạt động giải trí lành mạnh và thư giãn này. Hãy chọn nhầm giày đi, và bạn sẽ kết thúc sự nghiệp tập tành với việc lăn ra ghế hay ngồi nhăn nhó nắn bóp chân tay. Ở nước ngoài, hầu hết các cửa hàng giày thể thao đều có các nhân viên giàu kinh nghiệm hướng dẫn cho bạn, nhưng nếu khó khăn khi tìm những cửa hàng như vậy, tốt nhất bạn nên tự trang bị những mẹo chọn giày thích hợp cho mình.

“Giày thừa dép thiếu” là mẹo tốt, nhưng hãy bổ sung thêm một số lời khuyên từ các chuyên gia khi mua 1 đôi giày thể thao mới.

1.            Quy tắc ngón tay cái

Nên có 1 khoảng trống từ 1 – 1.3 cm từ đầu ngón chân cái đến mũi giày – tức là 1 khoảng rộng bằng ngón tay cái. Phần gót nên vừa khít, để tránh tình trạng tuột giày khi bạn đang đi bộ. Phần mu bàn chân nên thoải mái và an toàn, tuyệt đối không được để quá chật. Viện Thẩm mỹ và Thể chất Hoa Kỳ cho biết, bạn cần cử động được tất cả các ngón chân khi đi giày.



            8 bước chọn giày

Bước 1: Chọn giày không có đệm mắt cá chân, vì giày này tốt cho việc sử dụng hàng ngày. Giày bóng rổ hay gót quá cao sẽ làm yếu phần mắt cá của bạn.

Bước 2: Giày có phần đế không quá hẹp. Đế giày nhỏ như 1 dấu chân sẽ làm phần tiếp xúc với mặt đất nhỏ đi, gây khó chịu và kém giữ thăng bằng lẫn ma sát

Bước 3: Chọn kiểu giày có thiết kế thông hơi hoặc chất liệu thoáng để không hút hay giữ ẩm

Bước 4: Uốn cong phần mũi giày. Khoảng 1/3 độ dài giày có thể uốn mềm dẻo, 2/3 còn lại cần cứng cáp và khó uốn.

Bước 5: Nắm phần mũi và gót giày, thử xoắn giày lại (quay 2 tay theo 2 chiều ngược nhau). Giày tốt sẽ không bị bóp méo và biến dạng.

Image:Buy a Good Pair of Shoes Step 5.jpg

Bước 6: Nhấn vào phần đuôi giày (phần tương đương với xương cổ chân), để xem nó có đủ chắc và không bị biến dạng.

Bước 7: Kiểm tra các đường may của giày, dọc theo các viền ngoài và trong

Bước 8: Đi thử. Đừng quá chịu ảnh hưởng bởi mẫu mã nếu giày không vừa với chân bạn. Mặc dù có rất nhiều chất liệu sau này sẽ dãn ra, nhưng bạn sẽ phải đi chật trong suốt 1 thời gian dài.

Nếu mua giày trực tuyến, bạn cần xác định rõ cỡ chân của mình.

3.     Chọn giày phù hợp với địa điểm bạn sẽ tập

Với những buổi đi bộ ngắn ở vùng ngoại ô hay nông thôn, tất cả những gì bạn cần là 1 đôi giày thoải mái và không kích chân. Giày chuyên dụng có cấu trúc hỗ trợ nâng gót và phần mu, mũi giày có chất liệu thoáng khí. Những vận động viên hay huấn luyện viên mới nên dùng loại giày đó. Nếu bạn tập thường xuyên, nên đầu tư một đôi giày chuyên nghiệp hoặc loại bốt đi bộ chất liệu nhẹ. Những đôi giày này có phần hỗ trợ phần bàn chân và mắt cá, thậm chí chống thấm nước. Loại này có thể dùng cả trong leo núi. 

4.       Đừng mua giày quá đắt hay quá rẻ

Giày thể thao thường được đặt giá đúng – và xứng đáng với chất lượng của nó. Ông Nguyễn Lê Văn – huấn luyện viên trung tâm thẩm mỹ Olympic cho biết: “Đương nhiên 1 đôi giày 100.000 không thể tốt bằng giày 1.000.000. Nhưng nếu bạn trả 1 số tiền quá lớn cho 1 đôi giày vừa tốt vừa thời trang, sành điệu như các ngôi sao, nó cũng chẳng có hiệu quả gì hơn với chân của bạn!’.

5.     Hãy mua giày chính hãng ở nơi tin cậy

Kể cả khi mua trực tiếp hay trực tuyến, việc đổi giày là quyền của bạn. Chất lượng giày đương nhiên có thể thẩm định bằng nhãn hiệu, nhưng bạn cần mua hàng có đầy đủ nhãn mác. Có thể giày đó mang 1 nhãn hiệu lạ hoắc, nhưng nếu nó có vẻ tốt và hợp với túi tiền, điều đó chẳng sao. Còn hàng hiệu ư? Hãy tin tôi, bạn không thể mua 1 đôi giày Levi’s hay Adidas, Converse với giá 100.000d! Còn nếu mua trực tuyến ở các trang web có uy tín, hãy xem xét kỹ cam kết của trang web, đảm bảo hàng đó là hàng chính hãng, có bảo hành, cho phép đổi trả hàng và có chăm sóc khách hàng khi cần.

Chọn cho mình đôi giày chạy bộ tốt nhất

Một đôi giày chạy tốt là một thiết bị tối cần thiết cho người chạy bộ.  Đó phải là một trong những quyết định quan trọng nhất của bạn khi bạn cần dành thời gian và đầu tư tiền bạc để giúp bạn thoải mái tập luyện và tránh các chấn thương.
Trong bài này, chúng tôi sẽ giúp bạn cân nhắc và chọn lựa những đôi giày phù hợp nhất cho bạn, nhưng hãy nhớ không có đôi giày tốt nhất dành cho mọi người khi mà mong muốn cá nhân, cơ chế sinh học của cơ thể, trọng lượng của bạn, hình dạng của bàn chân và địa hình nơi bạn tập luyện đều có thể ảnh hưởng đến việc chọn giày. Đôi giày lý tưởng với người này có thể là thảm họa với người khác và vì thế, luôn cần một chút kiên nhẫn để tìm ra đôi giày phù hợp.
Đầu tiên, cần dành một chút thời gian phân tích phong cách của bạn đang chạy trước khi quyết định, bạn sẽ thấy việc này hoàn toàn xứng đáng. Hãy thử một loạt các giày giữa các thương hiệu khác nhau, phong cách và kích cỡ, chạy bộ xung quanh trong cửa hàng, và không sợ tìm thêm ở nơi khác nếu bạn không cảm thấy có bất kỳ đôi giày nào là phù hợp với bạn. Đừng chọn giày chạy dựa trên các màu sắc hoặc phong cách. Đôi giày bắt mắt hoặc dễ thương không hẳn là đôi giày chạy tốt nhất cho bạn!

HIỂU VỀ HÌNH DÁNG CHÂN VÀ CÁCH BẠN CHẠY- "PRONATION" LÀ GÌ?


Trước khi chọn giày, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về hình dáng bàn chân và cách chúng chuyển động khi bạn chạy. Điều này sẽ giúp bạn có cơ sở tốt hơn để lựa giày riêng cho từng loại bàn chân và chuyển động.

 


Chân nghiêng vào trong khi chạy (overpronation/supinator)
Khoảng 75% dân số phù hợp với thể loại này. Khi chạy về, bàn chân xoay vào trong quá nhiều. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến việc chấn thương, bao gồm căng cơ trên mắt cá chân, đầu gối và hông.
Một dấu hiệu có khả năng nghiêng chân vào trong là quá mức mài mòn trên các cạnh bên trong của đế giày của bạn.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêng của chân khi chạy, bạn sẽ cần giày ổn đinh hoặc kiểm soát chuyển động hoặc 'giày chuyển động kiểm soát”. Giày kiểm soát chuyển động đôi giày được thiết kế để sửa chữa các lỗi nghiêng chân nghiêm trọng hơn. Chúng thường nặng hơn và có một phần cứng hỗ trợ ở phần phía sau bên trong của giày, giúp bảo vệ phần bên trong giày không bị vẹo và làm chậm quá trình nghiêng chân.
 


Chân nghiêng ra ngoài khi chạy (Underpronation/Pronator)
Nếu bàn chân của bạn không nghiêng vào bên trong đủ, độ rung khi chuyển động sẽ ít được phân tán vào gót chân và nó có thể làm độ chịu lực lên chân. Những người chân nghiêng ra ngoài khi chạy  có xu hướng làm mòn trên các cạnh bên ngoài đế giày của họ. Họ cần một đôi giày bình thường hoặc với lớp đệm giảm hấp thụ sốc.

 
Chân phẳng bình thường (Neutral)
Nếu bạn đã có một dấu chân bình thường, 'giày trung lập' hoặc 'giày ổn định' giày có lẽ là tốt nhất cho bạn. Nên tránh giày kiểm soát chuyển động vì chúng được thiết kế riêng cho loại chân khác và có thể gia tăng nguy cơ chấn thương của bạn.

 
NHỮNG LOẠI GIÀY CƠ BẢN
Giày có đệm hỗ trợ
Bạn nên mang giày đệm nếu bạn là một người chạy cần phần đệm tối đa cho phần giữa bàn chân và  bên cạnh bàn chân. Những đôi giày này  phù hợp nhất cho người chạy với và tiếp đất với toàn bộ bàn chân hoặc mũi chân. Những người chọn giày đệm thường có vòm chân trung bình đến cao
Giày kiểm soát chuyển động
Bạn nên mang giày kiểm soát chuyển động nếu bạn là người chạy có xu hướng nghiêng vào trong ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng. Giày kiểm soát chuyển động sẽ cung cấp cho bạn việc kiểm soát tối đa phần rìa chân và hỗ trợ vòm chân. Giày  kiểm soát chuyển động cũng phù hợp nhất cho các vận động viên nặng cân  hoặc những người cần nhiều hỗ trợ và sức bền. Những vận động viên thường có vòm chân thấp (chân phẳng).
Giày tập luyện
Bạn nên mang giày  tập luyện nếu bạn cần một đôi giày nhẹ, cân bằng với việc tập luyện nhanh hoặc tập luyện hàng ngày. Những đôi giày này phù hợp nhất  với người chạy nhanh và hiệu quả và muốn tập luyện đều đặn. Những người chạy có xu hướng nghiêng vào trong ở mức trung bình cũng có thể chọnloại giày này.
Giày chạy đua
Bạn nên mang giày chạy đua nếu bạn có những bước chạy hợp lý, không có bất kỳ chấn thươngnào tại thời điểm này và muốn có một đôi giày,đặc biệt nhanh nhẹ cho các cuộc đua. Nhiều người sử dụng giày này để luyện tập hiệu suất hoặc tập thường xuyên cho các cuộc đua.
Giày chạy ổn định
Bạn nên mang giày chạy ổn định nếu bạn là một người chạy cần hỗ trợ  cho phần vòm chân và đệm ở gót. Những đôi giày phù hợp nhất cho người chạy chân nghiêng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và cần hỗ trợ thêm về độ bền.
Giày chạy đường mòn
Bạn nên mang giày chạy  đường mòn nếu bạn là người thường xuyên chạy đường mòn, và đang tìm kiếm những đôi giày gồ ghề với lực kéo đế ngoài tuyệt vời và  có thể chịu được điều kiện thời tiết và chịu nước. Nhiều giày chạy  đường mòn thường được thiết kế thấp và bám đất để tăng sự ổn định trên các mặt đường gồ ghề.

Hướng dẫn chọn giầy thể thao

Giầy thể thao được phân làm nhiều loại. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn cho mình một đôi phù hợp. Nếu bạn chơi đồng thời nhiều môn thể thao thì có thể chọn một đôi giầy thể thao đa năng để sử dụng, xong tối ưu nhất thì vẫn nên chọn giầy phù hợp với môn thể thao ưa thích để hạn chế chấn thương và bảo vệ đôi chân bạn. Sau đây là một số phân nhóm giầy thể thao cơ bản:

  • Giầy chạy bộ, đi bộ, giầy tập: Loại này thường nhẹ, đế mềm để chống sốc và hấp thụ lực khi chạy, đế thường có các rãnh lớn để tăng khả năng điều hướng và bám đường, đế cong dạng hình cung để phù hợp với chuyển động của chân khi chạy.

  • Giầy cho các môn thể thao trên mặt sân cứng (court sports): bao gồm giầy tennis, bóng chuyền và bóng rổ. Những môn thể thao này thường đòi hỏi phải di chuyển linh hoạt theo nhiều hướng như lên xuống, phải trái vì vậy giầy cho các môn thể thao này đòi hỏi có sức bền cao. Điểm mấu chốt nằm ở đế giầy. Mỗi môn thể thao riêng thường có các kiểu đế khác nhau để hỗ trợ phù hợp cho các chuyển động.

  • Giầy sử dụng trên mặt sân cỏ (field sports): gồm các môn như bóng đá, bóng chày, bóng bầu dục. Giầy cho những môn thể thao này thường có đinh để tăng cường độ bám trên mặt sân.

Giầy đá bóng

Giầy đá bóng hiệu Adidas

  • Giầy cho các môn thể thao mùa đông: như hockey, trượt tuyết, trượt băng, trượt ván… chúng thường có cổ cao để bảo vệ và hỗ trợ mắt cá chân.

  • Giầy cho các môn thể thao đặc biệt như golf, giầy aerobic, đạp xe…

  • Giầy cho các môn thể thao ngoài trời khác như săn bắn, câu cá, đua thuyền…

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, khi chơi bất kỳ môn thể thao nào người ta cũng chỉ có 1 lựa chọngiầy thể thao đa năng. Ngày nay, với sự phát triển của nhu cầu và khoa học công nghệ, chúng ta có thể lựa chọn hàng trăm mẫu giầy của hàng chục nhãn hiệu khác nhau cho từng môn thể thao riêng biệt. Tuy vậy, do có quá nhiều chủng loại nên rất nhiều bạn còn đang bối rối không biết chọn đôi nào phù hợp với môn thể thao mình thích. Sau đây OanhOanhShop sẽ hướng dẫn bạn cách chọn giầy thích hợp cho một số môn thể thao cụ thể:

  • Giầy chạy bộ: Nếu bạn ưa thích chạy bộ, hãy chọn cho mình một đôi với đế có đệm mềm (đệm bọt khí) có khả năng hấp thụ lựcchống sốc tốt cho đôi chân bạn. Đồng thời đôi giầy cũng cần có khả năng kiểm soát gót chân tốt (bó gót). Các yếu tố này sẽ giúp bạn hạn chế các chấn thương có thể xẩy ra như đau gót chân, rạn xương, căng cơ, giãn dây chằng, cũng như các chiệu trứng khác.

 Giầy chạy bộ, giầy đi bộ

Giầy chạy bộ Adidas

  • Giầy đi bộ: Nếu bạn thích đi bộ hay được bác sỹ khuyên đi bộ nhiều thì hãy chọn cho mình một đôi giầy nhẹ, có nệm giảm sốc ở gót chân và mu trước dưới bàn chân. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau nhức gót chân và mu trước dưới bàn chân. Một đôi giầy với đế cong cũng sẽ giúp trọng lực cơ thể chuyển đều từ gót chân lên các ngón chân khi di chuyển, giảm sức căng cho bàn chân bạn. Phần mũi thường cứng hơn so với giầy chạy để các ngón chân không bị uốn cong quá mức như khi chạy.

  • Giầy Aerobic: thường nhẹ để giảm sức nặng cho đôi chân đồng thời thường được tăng cường khả năng chống sốc ở mu trước dưới bàn chân nơi thường chịu nhiều trọng lực. Các chuyên gia khuyên nếu có thể bạn nên tập aerobic trong phòng có thảm.

  • Giầy Tennis: Người chơi tennis đòi hỏi một đôi giầy có khả năng giúp họ di chuyển nhanh theo nhiều hướng, trọng lực cơ thể liên tục thay đổi. Vì vậy một đôi giầy có khả năng tạo sự kiểm soát cả má trong và má ngoài bàn chân là vô cùng quan trọng. Đế thường có nhiều rãnh nhỏ gợn sóng để hỗ trợ việc di chuyển theo nhiều hướng. Phần đế dưới mu trước bàn chân thường được tạo rãnh riêng để tăng khả năng kiểm soát và linh hoạt khi di chuyển, phản ứng theo hướng bóng. Với tennis hay các môn thể thao dùng vợt, khả năng chống sốc (hấp thụ lực) không yêu cầu cao như các môn thể thao khác. Trên mặt sân mềm như sân đất nện, bạn nên chọn loại giầy có đế mềm để tăng độ bám. Trên mặt sân cứng bạn có thể chọn loại đế cứng hơn để tăng sức chịu đựng của đôi giầy.

Giầy tennis nam

Giầy tennis hiệu Adidas

  • Giầy bóng rổ: Nếu bạn chơi bóng rổ, hãy chọn một đôi có đế dầy và tương đối cứng vì nó giúp bạn giữ ổn định và thăng bằng tốt hơn trên mặt sân. Cổ giầy cao sẽ giúp bạn hạn chế bị bong gân mắt cá chân khi nhẩy ném bóng.

Giầy bóng rổ

Giầy bóng rổ hiệu Adidas

Một số lời khuyên khi bạn thử giầy:

  • Không nên chỉ dựa vào cỡ giầy để lựa chọn vì kích cỡ có thể thay đổi theo từng quốc gia hay từng hãng. Tốt nhất nên đo lòng bàn chân để lựa chọn giầy phù hợp. Xem hướng dẫn đo và chọn size giầy.

  • Nên đi mua giầy sau khi chơi thể thao vì đó là thời gian chân bạn phình to nhất.

  • Đi loại tất mà bạn thường sử dụng khi chơi thể thao, tập thể dục khi thử giầy.

  • Chọn đôi giầy vừa với đôi chân lớn hơn của bạn (thường chân trụ sẽ lớn hơn một chút).

  • Hãy chắc rằng có một khoảng trống ít nhất 1cm giữa ngón chân dài nhất và mũi giầy.

  • Nếu bạn hay bị viêm đầu ngón chân hay đầu ngón chân có dáng bè thì hãy chọn một đôi có phần mũi rộng để không bị cảm giác gò bó.

  • Đối với bạn gái có bàn chân rộng thì có thể sử dụng giầy thể thao nam để thay thế vì thông thường với cùng chiều dài thì giầy nam có chiều rộng lớn hơn so với nữ.

Cách lựa chọn giày thể thao phù hợp

Khi chọn giày thể thao, bạn thường chú ý đến kiểu dáng và màu sắc bắt mắt mà quên mất tìm hiểu thời gian bạn cần phải thay thế chúng cũng như cách lựa chọn chúng như thế nào là tốt nhất? 

Những nguy hiểm khi chọn giày thể thao chưa phù hợp

Bất cứ teen khi thường xuyên chơi thể thao đều phải đối mặt với những rủi ro nơi bàn chân, mắt cá chân và các vết thương khác. Nhưng thực tế khi tham gia các hoạt động thể thao, bạn có thể giảm thiểu những chấn thương này nếu mang giày phù hợp và hoạt động đúng.

Cách chọn giày thể thao theo cảm tính riêng là hoàn toàn sai. Hãy chắc chắn rằng, bàn chân của bạn được nằm gọn một cách thoải mái nhất trong giày. Giày phải phù hợp với hình dạng bàn chân bạn không quá rộng cũng không quá chật chội. Nếu quá bó buộc chân phải phù hợp với giày có thể dẫn tới những nguy hiểm sau:

* Vết bỏng giộp, phồng da

* Chân bị chai, sần

* Nốt viêm tấy ở kẽ ngón chân cái

* Cục chai ở chân

* Ngón chân khoằm xuống

* Sự biến dạng chân

* Gây ra những vết thương nơi bàn chân, mắt cánhân vàcác vết thương nghiêm trọng khác.


Nếu bạn tham gia vào một môn thể thao hoặc luyện tập 3 lần/ tuần thì giày thể thao là người bạn đồng hành tốt nhất. Giày thể thao đã được thiết kế dành riêng cho các hoạt động cụ thể phù hợp với tính chất của bộ môn thể thao và trọng lượng cơ thể. Thiết kế này nhằm bảo vệ các khu vực của bàn chân khi phải đối mặt với những căng thẳng lúc luyện tập.

Cách lựa chọn giày thể thao?

* Thử cả hai bàn chân khi đo giày. Vì bàn chân có thể tăng/ giảm kích cỡ hơn so với đôi giày cũ đã mua của bạn.

* Thử giày ở bàn chân lớn nhất của bạn. Hầu hết mọi người đều có một bàn chân lớn hơn chân kia.

* Mang giày cùng với loại tất và quần áo thể thao bạn sẽ mặc cùng.

* Lung lay ngón chân của bạn. Nếu bạn có thể tự do lung lay tất cả những ngón chân trong một không gian nhỏ hẹp thì tức là giày đó phù hợp với bạn.


* Chú ý kích cỡ và phong cách mỗi loại giày thể thao thường khác nhau do sự khác biệt giữa các thương hiệu giày.

* Đảm bảo rằng bạn cảm thấy rất thoải mái khi thử giày.

* Nếu có thể hãy mang giày đi bộ một đoạn hoặc chạy một khoảng cách ngắn để đảm bảo bạn hoàn toàn tin tưởng vào sự thoải mái của giày.

* Cảm thấy gót chân của bạn thật vững chắc.

Thời gian tốt nhất bạn nên thay thế một đôi giày thể thao?

Thời gian để thay thế một đôi giày thể thao phụ thuộc vào số lượng sử dụng, dấu hiệu của giày và tuổi của giày. Giày thể thao nói chung nên được thay thế khi:


* Bạn đã sử dụng giày được 300-500 dặm chạy

* Bạn đã có 300 giờ tích cực hoạt động cùng với giày

* Bạn đã sử dụng giày với 45-60 giờ bóng rổ, aerobic dance hay quần vợt

Chú ý:

Ngay cả khi giày thể thao chưa được bạn sử dụng nhiều nhưng vẫn có thể cần phải thay thế một đôi giày mới. Vì môi trường bên ngoài có thể làm cho chúng hoạt động kém hơn.

Trước khi bạn mua một đôi giày thể thao mới, hãy xem lại những đôi giày cũ của bạn xem chúng đã mòn như nào. Từ đó bạn có thể muốn tìm kiếm một ưu điểm mới với sự ổn định hơn hoặc hỗ trợ tốt hơn cho loại hình thể thao của bạn ở đôi giày sắp mua.

Bí quyết chọn giày thể thao

Với các mục đích sử dụng khá phức tạp, giày thể thao thường đòi hỏi chất lượng và độ bền cao, sử dụng cho một mục đích riêng biệt. Thật không đơn giản để mua được một đôi giày ưng ý.

Chọn giày, chú ý đến trọng lượng:

Đôi giày thể thao  dù  chắc chắn, bền đẹp nhưng nếu trọng lượng quá nặng sẽ khiến chân mệt mỏi và khó khăn trong việc vận động. Đây cũng là tiêu chí mà các nhà sản xuất quan tâm và cải tiến qua từng thiết kế mới của mình. Đôi giày tốt cần thiết phải giúp người sử dụng có thể linh hoạt di chuyển. Do đó, tiêu chí trọng lượng rất được chú trọng. Giày đá bóng hay chạy bộ cần nhẹ, dẻo, giảm ma sát, giày tennis cần có độ nặng tương đối, có đệm khí phù hợp cho việc di chuyển nhiều; ngoài ra còn có những loại giày chuyên dụng cho bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ,…



Một đôi giày có trọng lượng nhẹ sẽ giúp hoạt động thể dục được linh hoạt, thoải mái hơn


Nên chọn size lớn hơn giày đi hàng ngày.

Không giống như giày dép bạn mang mỗi ngày đòi hỏi cần vừa khít chân, giày thể thao cần có một độ dãn rộng vừa phải để đảm bảo chân không đau nhức khi hoạt động nhiều. Độ rộng lí tưởng nhất là chiều dài của giày lớn hơn khoảng nửa cm so với chân. Mục đích của việc lựa chọn này để trừ hao khi mang tất và đối phó với việc dãn nở kích thước chân khi hoạt động nhiều trong ngày.



Chân hoạt động nhiều trong ngày sẽ dãn nở hơn so với buổi sáng sớm, nên chọn giày có size lớn hơn độ nửa centimet để đảm bảo thoải mái cho chân.


Xác định nhu cầu trước khi chọn giày

Giày thể thao thiết kế riêng cho mỗi mục đích khác nhau, giày chạy bộ thường nhẹ, ít ma sát, có đệm dẻo ở gót chân nhằm tạo lực khi chạy, giày tập thể dục trong nhà có đế giữa và phần trước của bàn chân được gia cố kỹ, giày tennis có độ bám tốt, giày nhảy hiện đại chú trọng độ dẻo cao cho bước chân linh hoạt…khi xác định được mục đích sử dụng, bạn sẽ chọn được mẫu giày phù hợp nhất với mình.




Độ dày, độ dẻo, mức độ mềm mại và trọng lượng, kiểu dáng quyết định thế mạnh riêng cho mỗi kiểu giày.


Lưu ý thương hiệu và cân nhắc giá cả

Một đôi giày thể thao chuyên dụng tốt và khiến bạn hài lòng sẽ có giá “nhỉnh” hơn so với các mẫu giày thời trang mà bạn đi hàng ngày. Do tính chất phức tạp trong cách gia công, chất liệu thiết kế khắt khe…Giày của các thương hiệu có tiếng luôn được chú trọng đến đặc tính sử dụng và độ bền của sản phẩm. Việc chi tiền triệu cho một đôi giày thể thao là có thể chấp nhận được, bởi nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và hoạt động của bạn.

Một trong số các thương hiệu giày có giá mềm hiện nay là New Balance. Đây là thương hiệu chuyên về dòng sản phẩm thời trang thể thao. Do đó, các thiết kế giày đều được đầu tư kỹ lưỡng, thiết kế riêng cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ dạng giày đi bộ thông thường đến giày chuyên nghiệp.




Một số mẫu giày đang được sale off 20% của thương hiệu New Balance trên website yes24.vn


Xem thêm một số mẫu giày của New Balance trên yes24:

















Chọn giầy thể thao theo dáng người
Cách chọn giày cao gót
Đi bộ và chạy bộ phương pháp nào tốt hơn?
Cách khử mùi hôi trong giầy
Cách đi giày cao gót
Phối hợp quần áo và giày dép phong cách Hàn Quốc
Cách phối đồ đẹp cho nữ
Cách làm hết chai chân nhanh chóng chỉ bằng .
Phương pháp ăn kiêng das





(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý