Hướng dẫn cách chọn dây vợt cầu lông cực chuẩn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Hướng dẫn cách chọn dây vợt cầu lông cực chuẩn

19/04/2015 09:03 AM
3,523

Cách chọn dây vợt cầu lông cực chuẩn. Vật dụng chơi cầu lông là một phần không thể thiếu trong chơi cầu lông. Nó là một phần tạo nên hiệu quả cho người chơi và góp phần mang lại chiến thắng khi chơi.





CÁCH CHỌN VỢT CẦU LÔNG

Cách chọn vợt cầu lông theo số U

Người mua vợt có thể căn cứ vào các đặc điểm sau để tự chọn cho mình một cây phù hợp:

Trọng lượng

Thường được ghi kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt.

Số U càng lớn, vợt càng nhẹ;

2U (90-94 gr)
3U (85-89 gr)
4U (80-84 gr)

Với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); các bạn nữ, các em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).

Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa.

II> Chu vi cán vợt

Thường được các nhà sản xuất ghi bằng chữ G cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ; người to lớn thường chuộng cán chu vi G2, G3, còn người trung bình trở xuống thường chọn G4, G5. Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chất vợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5…, bạn có thể hiểu nó có vừa vặn với mình không.

III> Chiều dài vợt

Được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ cả trăm năm nay là 665 mm; hơn thập kỷ qua, để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép). Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi “long” hoặc “longsize”, với chiều dài khoảng 675 mm. Trong các hãng sản xuất thì Carlton là trung thành với việc làm ra vợt 665 mm; hầu hết các chủng loại của Yonex dài 675 mm, Gosen còn nhích thêm một chút (678 mm). ProAce, Caslon, Victor nay cũng có các loại vợt có chiều dài xê xích để bạn dễ chọn. Vợt ngắn hay dài là tùy thích, nhưng nên cân nhắc kĩ trước khi mua cái thứ hai (để dự trữ), sao cho vợt sử dụng thường ngày nên cùng một độ dài, đỡ lúng túng khi thay đổi.

IV> Điểm cân bằng của vợt

Điểm cân bằng của vợt chỉ ra rằng vợt nặng đầu hay nhẹ đầu. Điều này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

Vợt Công – nặng đầu (heavy head) hay offensive (công) : phù hợp với các cú đập, đánh mạnh, cầu đi sâu xuống cuối sân.

Vợt Công-Thủ – cân bằng (even balance)

Vợt Thủ – nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) : phù hợp với các cú chặn cầu, cắt cầu. đẩy cầu, chém cầu.

Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy. Bạn nào trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu; ngược lại, các anh quá tuổi trung niên, các bác hưu trí yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu. Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì có vẻ phù hợp với loại balance. Một số vợt đời sau của ProAce, Caslon, Ashaway có loại nặng đầu, với Yonex là CAB 20MS, CAB 30MS, Ti10, MP88, AT700, AT800… Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này.

V> Độ dẻo cán vợt

Độ dẻo cán vợt thường phân ra 5 bậc:

1. Rất dẻo: Đánh cầu lắt léo, khó điều khiển cầu nhưng đối phương khó đoán hướng

2. Dẻo: Đánh cầu nhẹ, khéo. Phù hợp lối chơi tiết kiệm sức và nặng về phòng thủ

3. Trung bình: Loại này công thủ đều đạt mức độ trung bình. Với người chơi nghiệp dư giỏi loại này rất phù hợp. Khi chọn mua loại này nên chú ý đến trọng lượng và điểm cân bằng để chọn phù hợp với sở trường của mình.

4. Cứng: Đánh cầu mạnh. Phù hợp với người trẻ, có sức mạnh.

5. Rất cứng: Cú đập cực mạnh, chuẩn xác. Cú giật cổ tay uy lực. Loại này phù hợp với các vận động viên chuyên nghiệp.

Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng; nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn. Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn. Thực tế, các nhà sản xuất cũng có “chiêu” làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là “tăng lực”. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì “trợ lực” ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn. Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt “tăng lực” này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ “tăng” là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái hợp “gu”.

Nếu bạn không dự định làm vận động viên chuyên nghiệp thì việc loại vợt nào chuyên dùng để đánh đơn hay đánh đôi cũng không quan trọng lắm. Dân phong trào thường lấy đánh đôi làm chính.

VI> Mức độ trợ lực

Mức độ trợ lực phân ra 5 cấp:

1. Không trợ lực: Cán bằng vật liệu thép, không trợ lực.

2. Có trợ lực ít: Cán bằng Graphite thường.

3. Có trợ lực: Cán bằng Graphite module cao*.

4. Trợ lực cao: Cán bằng Graphite module cao* có pha Titan hoặc cácbon dạng sóng, cấu trúc Nano.

5. Trợ lực cao nhất: Cán bằng Graphite module* cao có titan, cấu trúc Nano nhóm, khung vợt rộng bản có muscle.

* Vợt chế tạo từ Graphite module cao mới có khả năng chống xoắn cán khi đập mạnh cầu không trúng đường tâm dọc.

VII> Cân bằng động:

Chỉ số này giúp vợt không rung khi va đập với quả cầu.

Bạn có thể tự kiểm tra bằng cách ép chặt cán vợt lên mặt phẳng, lấy ngón tay bật nhẹ vào đỉnh vợt theo hướng vuông góc, nếu đỉnh vợt rung thẳng, không lắc ngang là vợt cân bằng động tốt, nếu lắc ngang là sản phẩm hỏng bị loại hoặc hàng giả.

VIII/ Vừa túi tiền và Sở thích cá nhân

Vợt tầm dưới 300 ngàn đồng/cái thường nặng, cứng và không bền. Trong khoảng từ hơn 300 ngàn đồng đến 1 triệu đồng, bạn có thể chọn được vợt tốt hơn của các nhà sản xuất như đã nêu trên cùng với của một số thương hiệu khác như Finnex, Winex. Riêng vợt cầu lông của một số đại gia “chuyên trị” dụng cụ quần vợt như Wilson, Prince, Babolat…, dù không phổ biến lắm nhưng cũng có một số loại phù hợp, trong đó có nhóm nCode (có sử dụng chất liệu nano carbon trong một số chỗ ở đầu và thân vợt).

Bạn thích loại vợt gì, mầu sắc nào phù hợp với bạn và kích thích bạn ham muốn vận động. Hình dạng cây vợt như thế nào…Hãy tôn trọng sở thích của bạn. Đừng lệ thuộc vào ý kiến người khác và cũng đừng bắt người khác thích giống mình.

IX>/ Dây đan vợt

- Dây đan vợt mảnh cầu nẩy, độ bền kém

- Dây càng to sẽ bền nhưng không nẩy khi đánh cầu.

- Dây có đường kính 0.66mm nẩy nhất ở sức căng 9.00kg.

- Dây có đường kính 0.70 nẩy nhất ở sức căng 10.20kg.

X> Thương hiệu

Bạn nên chọn cho mình một thương hiệu vợt cầu lông nổi tiếng trên thế giới và tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả để không bị mất tiền oan và những hệ lụy say này.

CÁCH 2: Cách chọn mua vợt cầu lông

Đến với cầu lông, dù thuộc nghiệp dư hay chuyên nghiệp, các vận động viên đều quan tâm tới một thiết bị quan trọng: Vợt. Ngay cả trên diễn đàn cầu lông lớn nhất thế giới badmintoncentral.com, thiên hạ cũng chỉ bàn tán nhiều đến chuyện này. Mỗi người có các đặc điểm về thể hình, thể lực, trình độ kỹ thuật, lối đánh (chiến thuật) khác nhau, nên cần lựa chọn vợt thật phù hợp; nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ dễ bị mất hứng thú, trình độ không nâng lên, hoặc tệ hơn nữa là chấn thương cổ tay, vai... 

Điểm thứ nhất: Trọng lượng vợt 

Thường được ghi kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt. 

Số U càng lớn, vợt càng nhẹ; 

 2U (90-94 gr) 

 3U (85-89 gr) 

 4U (80-84 gr) 

 Với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); các bạn nữ, các em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr). Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa. 

 Điểm thứ hai: Chu vi cán vợt

Thường được các nhà sản xuất ghi bằng chữ [/b]G[/b] cũng ở trong tem, ngay bên cạnh số chữ U trọng lượng. 

 Số G càng lớn, cán vợt càng nhỏ  

Dân Âu Mỹ chuộng cán chu vi G2, G3, còn người Việt ta thường chọn G4, G5. 

Như vậy, khi đọc tổng thể tem dán về tính chất vợt, có thể thấy 3UG4 hoặc 4UG5..., bạn có thể hiểu trước xem nó có vừa vặn với mình không.

Điểm thứ ba: Chiều dài vợt

Được các nhà sản xuất ghi ở phần thân vợt. 

 Độ dài tiêu chuẩn của vợt cầu lông từ cả trăm năm nay là 665 mm

 Hơn thập kỷ qua, để nâng thêm ưu thế tấn công, người ta sản xuất ra các loại vợt dài hơn (nhưng không vượt quá 680 mm là tiêu chuẩn cho phép).  Ngày càng có nhiều loại vợt được ghi "long" hoặc "longsize", với chiều dài khoảng 675 mm. Trong các hãng sản xuất thì Carlton là trung thành với việc làm ra vợt 665 mm; hầu hết các chủng loại của Yonex dài 675 mm, Gosen còn nhích thêm một chút (678 mm). ProAce, Caslon, Victor nay cũng có các loại vợt có chiều dài xê xích để bạn dễ chọn. Vợt ngắn hay dài là tùy thích, nhưng nên cân nhắc kĩ trước khi mua cái thứ hai (để sơ-cua), sao cho vợt sử dụng thường ngày nên cùng một độ dài, đỡ lúng túng khi thay đổi.

Điểm thứ tư: Vợt tấn công hay phòng thủ

Mục này khá quan trọng, ảnh hưởng đến phong cách đánh và hiệu quả thi đấu.

 -Vợt Công - nặng đầu (heavy head) hay offensive (công) 

 -Vợt Công-Thủ - cân bằng (even balance) 

 -Vợt Thủ - nhẹ đầu (light head) hay defensive (thủ) 

 Tùy theo sở trường, Bạn sẽ chọn vợt nặng đầu (heavy head), cân bằng (even balance) hay nhẹ đầu (light head). Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy. 

 Bạn nào trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu; ngược lại, các anh quá tuổi trung niên, các bác hưu trí yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu. Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì có vẻ phù hợp với loại balance. Một số vợt đời sau của ProAce, Caslon, Ashaway có loại nặng đầu, với Yonex là CAB 20MS, CAB 30MS, Ti10, MP88, AT700, AT800... 

 Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này, kể cả về độ cứng của thân vợt: 

 Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng; 

 Nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn. 

 Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn. 

 Thực tế, các nhà sản xuất cũng có "chiêu" làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là "tăng lực" các kiểu. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì "trợ lực" ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn. Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt "tăng lực" này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ "tăng" là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái hợp "gu".

Cuối cùng, nếu bạn không dự định làm vận động viên chuyên nghiệp thì việc loại vợt nào chuyên dùng để đánh đơn hay đánh đôi cũng không quan trọng lắm. Dân phong trào thường lấy đánh đôi làm chính.

Một số thương hiệu nổi tiếng vợt cầu lông như Wilson, Yonex, Prince, Babolat..., 

 - Loại chất lượng làm vợt: Ngày nay công nghệ Nano là tối tân nhất. Với ký hiệu nCode (có sử dụng chất liệu nano carbon trong một số chỗ ở đầu và thân vợt).

 Riêng Vợt của hãng Yonex chia ra các nhóm đẳng cấp:

 Từ nhóm Nano (NCode) (cao cấp), Carbonex, đến các nhóm vợt còn lại của Yonex như Isometric, Titanium, Muscle Power, Armotec, Nanospeed khá dễ "bầm dập" khi va chạm, cần được sử dụng cẩn thận. 

 Vợt chính thống của Yonex: Serie khắc trên cán.

 Vợt dởm: Chỉ in số Serie trên cán chứ không khắc.

 Chỉ cái vợt cầu lông không thể nào làm nâng cao đẳng cấp của bạn. Dù bàn cãi sôi nổi về vợt, các fan cầu lông khắp thế giới vẫn nhất trí với nhau rằng: hãy chọn cái nào phù hợp với sở trường cách đánh của mình. Các vận động viên đỉnh cao quốc tế luôn dùng vợt do nhà tài trợ cung cấp; thành tích của họ do bài bản và khổ luyện, chứ không chỉ do cái vợt đắt tiền thuộc model mới nhất. Nhưng lẽ tất nhiên chẳng có cao thủ nào dùng vợt „Rởm“ thi đấu.

 Đặc điểm vợt Yonex:

Riêng Yonex thì trên mỗi cây vợt đều có một code được khắc chìm trên mỗi cậy vợt. 

 + Những cây vợt được sx sau năm 2000: Nó bao gồm 2 bộ code. Bộ đầu tiên là số serie của cây vợt gồm 7 kí tự. Con số này là độc nhất

 Bộ thứ 2 sẽ là date code, nó sẽ cho ta biết số phận của cây vợt đó, code này có thể hiểu được như sau DDMMYxCC, trong đó

 DD là ngày, MM là tháng, Y là năm, CC là mã quốc gia (nó sẽ cho ta biết là cây vợt đó được sx cho thị trường nào).

 Vi dụ: Code trên cây vợt là: 4979394 110646IP. Như vậy số 4979394 là số serials number của cây vợt, còn 110646IP tương ứng DDMMYxCC như vậy cây vợt được xuất xưởng vào ngày 11 tháng 06 năm 2004 và được dành cho thị trường Indonexia (mã là IP). Với thông tin trên bạn sẽ biết được chính xác cây vợt được sản xuất cho thị trường nào.

Mã phân phối (Distribution Code):

CC là 2 kí tự thể hiện quốc gia mà dòng vợt sẽ được phân phối ở đó chứ nó không thể giúp mình biết được cây vợt được sx ở đâu? Cho nên đừng có lầm nghĩ code IP ở trên có nghĩa là cây vợt đó được sx tại Indo, không phải vậy. Các dòng cao cấp của Yonex thì đa phần được sx tại Nhật (trên cây vợt có ghi made in Japan luôn), hiện nay Yonex đã cho nước thứ 2 gia công vợt của mình là Taiwan.

Chọn lưới cho vợt cầu lông

Sau khi "tậu" được một cây vợt cầu lông như ý, giờ đến lượt ta phải chọn mua lưới đan vợt. Ngoại trừ những cây vợt đồ chơi để cho ... con nít đánh (!), những cây vợt cầu lông "thứ thiệt" (dù là loại để cho 'dân" nghiệp dư chơi) cũng dành riêng phần lưới cho người chơi chọn. Không chỉ chọn lưới thích hợp, người chơi cũng chọn căng lưới ở một sức căng nhất định phù hợp với khả năng chơi của mình. Chính vì sự "rất riêng" đó không bao giờ ngoài tiệm có cây vợt cầu lông đan sẵn lưới để bán.

CÁCH 3: Cách chọn vợt cầu lông cho mem





Đến với cầu lông, dù thuộc nghiệp dư hay chuyên nghiệp, các vận động viên đều quan tâm tới một thiết bị quan trọng: Vợt. Ngay cả trên diễn đàn cầu lông lớn nhất thế giới badmintoncentral.com, thiên hạ cũng chỉ bàn tán nhiều đến chuyện này.

Mỗi người có các đặc điểm về thể hình, thể lực, trình độ kỹ thuật, lối đánh (chiến thuật) khác nhau, nên cần lựa chọn vợt thật phù hợp; nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn sẽ dễ bị mất hứng thú, trình độ không nâng lên, hoặc tệ hơn nữa là chấn thương cổ tay, vai...

Điểm thứ nhất cần: Trọng lượng vợt

Thường được ghi kí hiệu bằng chữ U trên tem dán ở phần cán tiếp giáp với thân vợt.
Số U càng lớn, vợt càng nhẹ;
2U (90-94 gr)
3U (85-89 gr)
4U (80-84 gr)
với người châu Á nói chung, 3U (85-89 gr) là trọng lượng vợt vừa phải; ai có cánh tay và cổ tay khỏe, có thể chọn 2U (90-94 gr); các bạn nữ, các em thiếu niên có thể chọn loại nhẹ hơn như 4U (80-84 gr) hoặc 5U (dưới 80 gr).
Nếu tính thêm trọng lượng dây và băng quấn cán, chiếc vợt sẽ nặng thêm trên dưới 10 gr nữa.

Điểm thứ hai: Chu vi cán vợt

Tùy theo sở trường, Bạn sẽ chọn vợt nặng đầu (heavy head), cân bằng (even balance) hay nhẹ đầu (light head). Những khái niệm này có khi được ghi trên thân vợt, chữ khá nhỏ, phải chú ý mới thấy.
Bạn nào trẻ khỏe, hay đập cầu, tạt cầu, lấy thế công làm chính thì thường thích vợt nặng đầu; ngược lại, các anh quá tuổi trung niên, các bác hưu trí yếu sức hơn, hay đánh zic zac, lấy thế thủ và thế gài cầu làm chính thì thường thích vợt nhẹ đầu. Ai có lối đánh công thủ tương đối toàn diện thì có vẻ phù hợp với loại balance. Một số vợt đời sau của ProAce, Caslon, Ashaway có loại nặng đầu, với Yonex là CAB 20MS, CAB 30MS, Ti10, MP88, AT700, AT800...
Khi chọn mua, cầm thử cũng có cảm giác ban đầu về việc này, kể cả về độ cứng của thân vợt:
Người có lực cổ tay mạnh ưa dùng vợt thân cứng;
Nếu lực cổ tay hơi yếu bạn chọn vợt hơi dẻo (flexible) hơn.
Với vợt thân dẻo, độ linh hoạt khi sử dụng cũng cao hơn.

Thực tế, các nhà sản xuất cũng có "chiêu" làm tăng độ dẻo thân vợt dù thân làm bằng chất liệu cứng, nói nôm na là "tăng lực" các kiểu. La Fleche thì có thân vợt nhỏ dần từ cán lên, Wilson thì "trợ lực" ở phần cán tiếp giáp thân vợt, Gosen thì thiết kế thân vợt có một đoạn nối ngắn. Dù sao, hiệu quả sử dụng các loại vợt "tăng lực" này còn tùy vào tài nghệ của bạn chứ không cứ "tăng" là tốt. Ngoài ra, có nhà sản xuất ghi rõ trên thân vợt chữ offensive (công) hoặc defensive (thủ) cho bạn dễ chọn cái hợp "gu".
Cuối cùng, nếu bạn không dự định làm vận động viên chuyên nghiệp thì việc loại vợt nào chuyên dùng để đánh đơn hay đánh đôi cũng không quan trọng lắm. Dân phong trào thường lấy đánh đôi làm chính.

Một số thương hiệu nổi tiếng vợt cầu lông như Wilson, Yonex, Prince, Babolat...,
-Loại chất lượng làm vợt: Ngày nay công nghệ Nano là tối tân nhất. Với ký hiệu nCode (có sử dụng chất liệu nano carbon trong một số chỗ ở đầu và thân vợt).

Riêng Vợt của hãng Yonex chia ra các nhóm đẳng cấp:
Từ nhóm Nano (NCode) (cao cấp), Carbonex, đến các nhóm vợt còn lại của Yonex như Isometric, Titanium, Muscle Power, Armotec, Nanospeed khá dễ "bầm dập" khi va chạm, cần được sử dụng cẩn thận.
Vợt chính thống của Yonex: Serie khắc trên cán.
Vợt dởm: Chỉ in số Serie trêncán chứ không khắc.
Chỉ cái vợt cầu lông không thể nào làm nâng cao đẳng cấp của bạn. Dù bàn cãi sôi nổi về vợt, các fan cầu lông khắp thế giới vẫn nhất trí với nhau rằng: hãy chọn cái nào phù hợp với sở trường cách đánh của mình.
Các vận động viên đỉnh cao quốc tế luôn dùng vợt do nhà tài trợ cung cấp; thành tích của họ do bài bản và khổ luyện, chứ không chỉ do cái vợt đắt tiền thuộc model mới nhất. Nhưng lẽ tất nhiên chẳng có cao thủ nào dùng vợt „Rởm“ thi đấu.
.

3/ Khi chọn và đan lưới ta cần quan tâm những thông tin gì?

Có lẽ hai thông tin quan trọng hơn cả là: số gauge và sức căng của lưới.

1. Số Gauge: Thông số chỉ độ dày (đường kính sợi) của lưới. Số gauge càng nhỏ thì đường kính sợi lưới càng lớn, nghĩa là lưới càng dày. Các thông số gauge 20, 21, 22 thuộc loại standard. Trong khi các gauge 20 micro, 21 micro thuộc loại "biến thể" thêm.

Cũng cần lưu ý là đường kính của dây ở trên là khi chưa đan. Khi đan vào vợt và bị kéo dãn đường kính thực của dây khi đó sẽ giảm chút ít. Lưới dày (số gauge nhỏ) thì bền hơn lưới mỏng (số gauge lớn).

Số gauge ảnh hưởng thế nào đến việc đánh cầu? Dây có số gauge nhỏ, đường kính dây lớn, sẽ chịu sức cản gió nhiều hơn, và do đó động tác đánh vợt chạm cầu sẽ chậm hơn. Ngược lại, dây có số gauge lớn, đường kính dây nhỏ, sẽ chịu sức cản gió ít hơn; kết quả là động tác đánh vợt chạm cầu nhanh hơn. Trên thực tế bạn có thấy sự khác biệt này không? Tôi thì tôi không thấy vì tôi chỉ là "dân ngiệp dư". Nhưng tôi tin các vận động viên chuyên nghiệp, nhất là những người ở đẳng cấp cao nhận thấy rõ điều này. Vậy thì dây có đường kính lớn (số gauge nhỏ) có lợi gì? Các dây có đường kính lớn thường bền hơn. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến ... túi tiền của bạn!

Do vậy câu đầu tiên người bán hay hỏi khi bạn đi mua lưới cầu lông là "Mua dây loại nào? BG65 hay BG66?" Dây "loại" nào chính là muốn nói đến số gauge và kiểu lõi.

Tuy nhiên với hãng Yonex, số gauge cũng chính là số đường kính sợi (xem bảng ở dưới).

Lưới

Thuộc nhóm

Gauge/Đường kính

BG80

Highrepulsion (sức mạnh)

0.68mm

BGBG66

Highrepulsion (sức mạnh)

0.66mm

BG66UM

Highrepulsion (sức mạnh)

0.65mm

NBG98

Highrepulsion (sức mạnh)

0.66mm

BG65Ti

Durability (bền)

0.70mm

BG70PRO

Durability (bền)

0.70mm

NBG95

Durability (bền)

0.69mm

BG65

Durability (bền)

0.70mm

BG85

High Hitting Sound (tiếng đập lớn)

0.67mm

BG66Ti

High Hitting Sound (tiếng đập lớn)

0.68mm

2. Đan bao nhiêu ký?

"Đan bao nhiêu ký?" sẽ là câu hỏi tiếp theo. Khi căng lưới vào vợt cần phải kéo căng đến một mức nào đó. Sức căng của lưới khi đó được đo bằng kilogram hay pound (thể hiện trên máy đo). Nên căng bao nhiêu thì vừa? Không có câu trả lời chung phù hợp cho tất cả mọi người, dù rằng với các loại lưới phổ biến hiện nay, mức sức căng thường dùng là 15-24 pound (lb), tức là vào khoảng xấp xỉ 7-12 ký (tính tròn số). Số "ký" nhỏ tức là lưới đan ít căng; còn số "ký" lớn tức là lưới đan rất căng.


Sức căng của lưới thì ảnh hưởng thế nào đến việc đánh cầu. Một cách vắn tắt, người ta thể hiện sự liên hệ giữa "sức căng" với "sự khéo léo" và "sức mạnh" trong đánh cầu như sau:

Higher Tension = More Control (sức căng của lưới lớn hơn đồng nghĩa với việc kiểm soát đường cầu tốt hơn);

Lower Tension = More Power (sức căng của lưới ít hơn, đồng nghĩa với việc đánh cầu có sức mạnh hơn).

Một bảng tóm tắt khác liên quan đến độ căng / chùng của lưới:


Tại sao lại như vậy? Lưới đan chùng (sức căng thấp) sẽ giãn nhiều hơn khi tiếp xúc trái cầu. Ngay sau khi chạm vào trái cầu lưới co lại độ dài cũ của nó. Chính sự co ngay của lưới đã "tiếp thêm sức mạnh" cho cú đánh, ngoài sức mạnh của người đánh! Trong khi đó, với lưới đã đan rất căng, sự giãn rồi co của lưới là rất ít. Do đó sức mạnh của cú đánh gần như chỉ tùy thuộc sức mạnh của người chơi, chứ không có "sức mạnh được tiếp thêm" từ lưới. Tuy nhiên trong trường hợp này, vì "mọi việc" đều tùy ở người chơi nên điều đó cũng đồng nghĩa người chơi hoàn toàn kiểm soát cú đánh của mình, điều khiển được đường cầu và hướng cầu.

Dưới đây là bảng tổng hợp sự liên quan giữa sức mạnh của cú đánh (power), sự kiểm soát đường cầu(control) và độ bền của lưới (durability) khi phối hợp các trường hợp gauge và tension khác nhau. Chọn "kiểu" nào là tùy sự ưa thích / mong muốn của bạn. badminton string tension

Tuy nhiên, nếu căn cứ vào khả năng chơi của bạn (mới biết chơi-novice, chơi khá-intermediate, hay chơi giỏi-advanced), hãng Ashaway đề xuất sự lựa chọn sau:

Ngoài ra, sự chọn lựa dây đan vợt còn tùy thuộc một số yếu tố phụ nữa như nhiệt độ không khí, độ ẩm môi trường và loại cầu đánh (cầu nhựa hay cầu lông).
4/ Cách đan lưới

Để tránh tác động co kéo lưới khi bị đứt (có thể làm gãy khung vợt), người ta phân ra sợi lưới đan theo chiều dọc (song song với thân vợt), và sợi lưới đan theo chiều ngang (vuông góc với thân vợt).

Cũng nên chú ý rằng, các hãng vợt khác nhau (thậm chí các "dòng" vợt khác nhau trong cùng một hãng) có thể có các hướng dẫn xỏ dây khác nhau. Ví dụ ở trên chỉ áp dụng cho một số dòng vợt cũa hãng Yonex.


1. Giầy cầu lông
Là dụng cụ mà người chơi cầu lông cần phải có. Nó được thiết kế phù hợp cho môn cầu lông.Bạn nên chọn những loại giầy đế mỏng, trọng lượng nhẹ.Đế của nó có khả năng chống đỡrất tốt cùng với phần chống đỡ bảo vệ bên trong chân tạo tư thế tiếp giáp mặt đất. Điều này cho phép người chơi chạy nhanh hơn và làm cho phần gót chân thay đổi theo từng đường chạy nên làm giảm nguy cơ chấn thương, trọng lượng nhẹ cho phép người chơi có những động tác di chuyển chân nhanh hơn, phần đế giầy tiếp mặt đất được ôm chặt giúp cho phần bên ngoài mũi giầy trở nên khỏe hơn, linh hoạt hơn.
Một đôi giầy tốt là được sử dụng thường là từ 3-6 tháng bởi khi đó các phần đế bên trong và ngoài đã bị mòn nên khả năng chống đỡ của nó không còn tốt nữa.
Tuy nhiên, bạn không nên mang giầy liên tục hay đế giầy quá dầy.Vì khi đó nó sẽ làm cho chân của bạn bị cao lên so với mặt đất và làm cho gót chân của bạn dễ bị bong gân. Do vậy nó sẽ dễ gây ra những chấn thương và làm ảnh hưởng đến kết quả chơi cầu của bạn. Các hãng vợt cầu lông nổi tiếng như: Flex, Yonex, ... đều sản xuất giầy chơi cầu lông, ngoài ra còn một số loại giầy cầu lông bình dân khác như: Asia, Động lực, Thượng Đình…

2. Cước cầu lông
Vấn đề dây vợt là một yếu tố khá quan trọng. Đây là điểm tiếp xúc với đế quả cầu  tạo ra những cú đánh. Tuy nhiên vấn đề là căng dây như thế nào để người chơi có cảm giác đánh tốt nhất, vì vậy mà bạn nên chọn lựa loại dây và mức căng sao cho phù hợp với khả năng cũng như cách chơi của mình.Các cỡ dây phổ biến từ 0.65mm, 0.66mm, 0.70mm, 0.75mm, cỡ dây càng to thì dây bền nhưng đánh cầu bị bì, còn dây cỡ nhỏ thì đánh cầu đi mạnh nhưng dây lại nhanh đứt.
Độ căng của dây vợt ảnh hưởng đến hiệu quả chơi.Thông thường khi căng ở mức tối đa thì có cú đánh chắc chắn hơn  song nó lại không cho bạn cảm giác đánh tốt.
Đối với người bắt đầu chơi thì nên căng tầm 8 kg và sau đó tăng lên tầm 9-10kg và mức cuối cùng là trên 12kg( nên căng theo chỉ số cho phép của vợt). Nếu bạn căng vợt ở mức căng không phù hợp sẽ làm cho vợt của bạn khó điều khiển, dễ xảy ra những trấn thương trong khi chơi và ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của khung vợt. Một số loại dây thường dùng : Yonex, Flex, Ashaway, ...

3. Cán vợt cầu lông
Cán vợt cũng là phần quyết định đến hiệu quả chơi của người chơi. Cán vợt là phần bề mặt tiếp xúc của các ngón và bàn tay vì bộ môn thể thao này nó đòi hỏi người chơi phải điều khiển nhiều bằng bàn tay và các ngón. Một chiếc cán vợt tốt sẽ cho người chơi những phát và trả cầu rất tốt. Bên cạnh đó yếu tố loại, size và tính chất của từng loại cán vợt cũng ảnh hưởng khá nhiều.
Size của cán vợt phụ thuộc khá nhiều vào người chơi. Những người có bàn tay to thì cần những cán có size to vì khi đó giúp cho người chơi có cảm giác cầm vợt tốt hơn và có cú đánh mạnh hơn. Song nó còn tùy thuộc vào yếu tố  là độ nhanh nhẹn của các ngón tay và cố tay. Còn những loại cán vợt nhỏ thì cho người chơi có cú đánh nhanh hơn.

4. Vợt cầu lông
Chọn vợt là việc rất quan trọng đối với người chơi. Khi chọn vợt thì bạn nên quan tâm đến các yếu tố như : độ cứng, độ cân bằng, trọng lượng và hình dạng đầu vợt . Thông thường tất cả các loại vợt đều được sản xuất từ các sợi cacbon hay graphite và chỉ có một số nhà sản xuất thì chọn chất liệu là Titanium hay nanocacbon.
Có hai loại hình dạng đầu vợt là hình vuông và hình bầu dục trong đó hình bầu dục có tính chất phổ biến hơn và nặng hơn, thường có điểm sweet spot nhỏ. Trong khi đó loại vợt có đầu vuông thì có kích thước lớn hơn nhưng nó lại có điểm sweet spot rộng hơn.
Độ cứng của vợt có ảnh hưởng giống như độ căng của dây. Cùng một loại vợt nhưng có độ cứng hơn thì nó sẽ cho độ căng của dây hơn so với những cây có độ cứng kém hơn.
Về trọng lượng vợt thì những loại vợt thông thường có trọng lượng trung bình là 80-95g. Trong khi đó thì có một số nhà sản xuất khác thì cho ra đời các trọng lượng phổ biến như U= 95-100g, 2U=90-94g, 3U= 85-89g, 4U=80-84g.
Trọng lượng vợt là yếu tố quyết định đến cú đánh nhanh hay chậm và tốc độ của quả cầu. Độ cân bằng của đầu vợt cũng là mối quan tâm của người chơi. Độ cân bằng càng về phía đầu vợt thì có nhiều trọng lượng phân bổ về phía đầu vợt hơn.  Một cây vợt mà có độ cân bằng tốt thì sẽ giúp cho người chơi có cú đánh ổn định hơn và sức phát cầu mạnh hơn.

5. Quần áo cầu lông
Trang phục giúp cho bạn tự tin hơn khi ra sân. Khi chọn áo bạn nên chọn loại áo mà có độ rộng, sáng và thoải mái cho bạn cử động trong từng bước di chuyển và một chiếc áo làm bằng chất liệu cotton là phù hợp nhất vì nó có khả năng hút ẩm. Quần thì bạn nên chọn những loại có chất liệu nhẹ và không làm ảnh h
ưởng đến các bước di chuyển của bạn

Cách căng dây vợt

Căng vợt cũng chia làm 2 truong hợp: Dùng cho nghiệp dư và cho chuyên nghiệp ( VDV )

1_Cho phong trào: Là những người chơi tự phát là chính, không qua học hành bài bản, không có thời gian tập bài bản thường xuyên ..chính vì vậy những anh em này có thể nói là kĩ thuật cơ bản chưa hoàn chỉnh=> lực đánh ở mức trung bình, có muốn cũng không phát huy được nhiều.
Độ căng cước của số người CL phong trào sẽ hiểu như sau : ko quá trùng và không thể căng tối đa
Như vậy khi đan cần chú ý 1 điều ta lấy tay kéo sợi cước rời khỏ vị trí ban đầu thì nó phải có khả năng trở lại vị trí đó. Như vậy là đạt yêu cầu tối thiểu với 1 mặt vợt TB ( độ 10kg)
Điều chú ý thứ 2 là độ căng của lưới sẽ tỉ lệ với lực đánh thực tế mà ngưòi chơi phát huy được. Như vậy nếu chơi khá hơn, lâu năm hơn, khỏe hơn ta có thể tăng dần độ căng của vợt lên 10,5_11_11,5..đến đánh không nổi nữa thì biết được ta đang ở tình trạng sức khỏe thế nào để có độ căng cước hợp lí.
Ngoài ra độ căng của mặt vợt cũng cần được phối hợp với tính năng của cây vợt đó, cái này diễn giải hơi khó mà phải do mấy kĩ thuật viên căng vợt điều chỉnh hoặc tư vấn cho( hoặc do nguoi chơi yêu cầu_nếu hiểu biết)

Với công nghệ sản xuất vợt ngày càng hiện đại như hiện nàu và nữa là các trái cầu cũng đã có tiêu chuản nhất định thì khái niệm căng vợt 8kg, 9,5 kg ko nên tồn tại nữa .Vì trùng quá so với khả năng cho phép của vợt và ảnh hưởng nhiều đến độ nảy của cước.

2_ Cho Vận đông viên : Những người có điều kiện tập luyện thường xuyên, kĩ thuật cơ bản hoàn chỉnh...
Với các Vận động viên độ căng mặt vợt tối thiểu là ở mức 11,5kg. Các VDV thế giới có tên tuổi sử dụng độ căng trung bình là 14kg. ở VN các VDV tuyển Quốc gia sử dụng độ căng trung bình là 12kg có khi tới 13kg.
Sở dĩ tại sao họ lại căng cước có độ căng cao như vậy vì lực đánh của các VDV là rất lớn, họ không ngại vấn đề độ nảy của cước mà quan tâm nhiều đến áp lực của cầu lên đường đánh tới đối thủ ( gia tốc , độ chuẩn, và độ nặng của lực đánh)
Vợt của các VDV cũng là những cây vợt có tính năng đặc biệt tốt, với các VDV thế gioi thuong là được sx riêng..nên có thể chịu được độ căng cao của cước ( đến 15kg)
Điểm lo lắng mà các VDV VN gặp phải khi đan cước ở mức căng này là : kĩ thuật đan không đúng tiêu chuẩn và máy móc không chuẩn của các kĩ thuật viên ở các cửa hàng thể thao căng lưới ở Vn .ở mức căng này mà 1 trong mấy yếu tố : vợt, kĩ thuật không chuẩn thì ........
Đối với những nước có phong trào CL phát triển thì các kĩ thuật viên căng cước ở các CH đều bắt buộc phải tham gia 1 lớp học kĩ thuật đan , căng cước đúng kĩ thuật rồi mới được hành nghề ( đây cũng là mặt thiếu sót.






Cách chọn dây vợt tennis theo tiêu chuẩn tốt nhất .
Cách luộc lòng lợn ngon bà nội trợ nên biết -
Cách chọn giày tennis để chơi hiệu quả nhất
Cách chọn giày thể thao tốt phù hợp với bạn
Cách chọn giày chạy bộ tốt, cực chuẩn
Cách chọn size áo bóng đá phù hợp nhất
Cách thuyết phục khách hàng để việc kinh doanh
Cách chọn giày bata bảo vệ đôi chân bạn





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
CAN THAN THE!
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Bài viết rất hay ! Thanks PNN ! http://shopthethao.bumha.com
Sao lại cẩn thân nhẩy
ak neu ma dan nghiep du thi nen cang vot may ki va chon luoi nao la phu hop nhat theo kinh nghiem cua add
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý