Ung thư phổi

seminoon seminoon @seminoon

Ung thư phổi

18/04/2015 10:40 AM
348

    Có hai loại ung thư phổi cơ bản. Loại thường gặp nhất có tên là ung thư biểu mô, phát sinh từ phế quản (bronchogenic carcinoma). U này có ác tính cao và phát triển nhanh. Ung thư biểu mô, gốc phế quản liên quan tới thói quen hút thuốc và do một số hóa chất, trong đó có chất nhựa thuốc là gây nên. Tuy nhiên bệnh này phải mất 10, 15 hay tới 20 năm mới phát triển thành bệnh.

    Loại ung thư phổi thứ hai, gọi là ung thư biểu mô dạng hạt lúa mạch (oat cell carcinoma) không có liên quan gì tới hút thuốc cả; bệnh này cũng hiếm gặp hơn loại ung thư thứ nhất.

    Có một thời ung thư biểu mô gốc phế quản rất ít gặp ở phụ nữ; chủ yếu đó là một bệnh của nam giới. (ung thư biểu mô dạng hạt lúa mạch thì cả nam giới và phụ nữ có tỷ lệ mắc phải ngang nhau). Tỷ lệ mắc ung thư biểu mô gốc phế quản phản ánh thói quen hút thuốc của chúng ta. Trước Thế Chiến thứ II có rất ít phụ nữ hút thuốc, nhưng ngày nay thì càng ngày càng nhiều phụ nữ hút thuốc, nhưng ngày nay thì càng ngày càng nhiều phụ nữ hút thuốc là. Thói quen hút thuốc ngày một giảm dần trong nam giới, nhưng trong nữ giới thì không. Hiện nay số liệu về ung thư phổi ở phụ nữ bằng một phần tư so với đàn ông. Người ta dự kiến rằng trong những năm tới đây, ung thư phổi sẽ trở nên nguyên nhân số một về tử vong do ung thư ở phụ nữ, vượt cả số tử vong do ung thư vú.

    Tôi có phải đi bác sĩ không?

    Trong trường hợp bạn “nghiện” thuốc lá, có thể phát sinh ra một số những vấn đề liên quan tới thói quen hút thuốc, như viêm phế quản, khí thũng phổi hay bệnh tim. Có bất cứ biến chuyển nào trong chứng ho hay những triệu chứng lồng ngực có tính kinh niên, bạn đều phải đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể là những triệu chứng từ tiến trình lan truyền di căn tới một vị trí thứ phát bạn cũng nên đi khám bác sĩ. Ung thư phổi phần lớn di căn tới não, xương, gan và da.

    Bác sĩ sẽ làm gì?

    Chụp hình X-quang định kỳ là cách duy nhât để phát hiện một bệnh ung thư phổi mới chớm và là việc vần làm hàng năm đối với những phụ nữ nghiện thuốc lá. Bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đi chụp hình X-quang và có lẽ đi khám nội soi phế quản (bronchoscopy). Trong thủ thuật này, người ta luồn vào phổi bạn một ống soi quang sợi để tìm xem có cục u ung thư nào không. Nếu có bệnh và nghi ngờ là giai đoạn đầu, việc cắt bỏ phần đoạn phổi bị ung thư sẽ cho bạn cơ may tốt nhất để chữa khỏi bệnh.

    Trong trường hợp đã phát triển rồi, người ta sẽ áp dụng phép trị liệu bằng bức xạ (xạ trị). Làm như vậy khiến cho sự tiến triển của bệnh ung thư chậm lại và có thể làm thuyên giảm các triệu chứng.

    Một phương pháp trị liệu khác là sử dụng những thuốc độc hại cho tế bào (ung thư). Các thuốc này khá có hiệu quả mặc dù có điều bất lợi là gây tác dụng phụ khó chịu. Người ta cho thuốc này trên một thời gian dài.

    Bạn sẽ được chữa trị tuỳ theo tổng trạng sức khỏe của bạn và mức tiến triển của căn bệnh.

    Tiên lượng bệnh thế nào?

    Tiên lượng cho bệnh ung thư phổi thường không bao giờ cho kết quả tốt lắm. Đó là vì lượng máu cung cấp cho phổi giàu đến độ có rất nhiều khả năng là một hay hai tế bào ung thư tách ra, vào máu và tìm đường tới một nơi cách xa trên cơ thể và tái phát ở đó. Rất khó mà chữa trị có hiệu quả những di căn xa của bệnh ung thư. Một cách rất đặc trưng, bệnh ung thư phổi lan lên tới não, đi kèm với một cái chết không dễ chịu.

    Tôi có thể làm được gì?

    Có thể có nhiều cách để bạn tránh hay ngừa được ung thư phổi:

    - Đừng tập hút thuốc.

    - Nếu bạn đã hút rồi, nên ngưng. Nếu chưa có dấu hiệu bị ung thư, bạn có cơ may tốt để không bao giờ mắc phải bệnh này.

    - Từ 40 tuổi trở đi, hàng năm, bạn nên đi chụp hình phổi X-quang coi như một phần của việc kiểm tra sức khỏe tổng quát.

    - Báo cáo lại cho bác sĩ biết tất cả những chứng bệnh kinh niên thuộc phạm vi lồng ngực.

    - Nếu chồng bạn hút thuốc, cố thuyết phục anh ấy bỏ hút và nếu bạn làm việc trong một môi trường đầy khói thuốc, bạn nên xin chuyển công tác. Bạn có nguy cơ mắc bệnh do “hút thuốc thụ động”.

    Hút thuốc thụ động là gì?

    Bằng chứng đầu tiên về hiện tượng hút thuốc thụ động bắt nguồn từ Nhật Bản là nơi người ta cho rằng những bà vợ không hút thuốc nhưng có chồng nghiện thuốc là có nguy cơ phát ra ung thư phổi cao hơn những bà vợ có chồng không hút. Từ đó tới nay, người ta nghiên cứu sâu hơn ở nhiều nước và hiện nay, người ta ước tính là người vợ không hút thuốc có chồng nghiền thuốc là có nguy cơ bị ung thư phổi gia tăng 30% so với những cặp không hút

    Có lẽ tác hại lớn nhất của một người nghiện thuốc trong nhà là trẻ con. Con cái của những người nghiện thuốc không những người nghiện thuốc lá nhiều hơn con cái của những người không hút mà còn phải bị một tình trạng sức khỏe xấu hơn. Các cháu dễ bị ho và cảm vào mùa đông, chúng hay mắc bệnh ở lồng ngực và nhập viện nhiều lần hơn do bị nhiễm trùng lồng ngực trầm trọng hơn.

    NGUY CƠ CỦA THUỐC LÀ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

    Thói quen hút thuốc của phụ nữ biểu lộ qua các số thống kê về y tế. Năm 1985 có 38.839 phụ nữ ở Mỹ chết vì ung thư phổi. Người tư tính được rằng cứ mỗi giờ trong một ngày trong suốt cả năm, là có một phụ nữ chết vì ung thư phổi - gần như tất cả đều do thói quen hút thuốc của họ

    Thuốc là nguyên do chủ yếu gây ra bệnh tim ở phụ nữ cũng như ở nam giới. Đây là “kẻ sát nhân số một” đối với cả hai giới. Ở Mỹ đã có 398.175 đàn ông và 372.938 phụ nữ chết vì bệnh tim năm 1985. Điều này có nghĩa là có nhiều phụ nữ chết vì bệnh tim hơn tất cả các dạng ung thư gộp lại với nhau.

    Không kể tới các yếu tố nguy cơ khác, một phụ nữ hút 20 điếu thuốc mỗi ngày sẽ dễ chết vì suy tim gấp hai lần so với một phụ nữ không hút điếu nào. Một phụ nữ hút thuốc và đồng thời lại uống cả thuốc ngừa thai sẽ nhân nguy cơ này lên nhiều lần. Như vậy, một phụ nữ nếu hút 20 điếu một ngày và lại uống thuốc ngừa thai sẽ dễ bị cơn đau tim gấp 40 lần so với một phụ nữ không hút thuốc là và không uống thuốc ngừa thai.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cho tôi hỏi? Bố tôi bị ung thư biểu mô, đã khám ở bệnh viện K. bệnh viện đã khám và đưa ra phương pháp điều trị là: Chuyển về điều trị bằng hóa trị. Vậy nếu như vậy bố tôi có cơ hội chữa và sống được bao lâu? Bố tôi chưa bị ho ra máu. Tôi xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Phải xác định được bố bạn mắc bệnh ở thời kì nào:Thời kỳ I A (ung thư dưới 3 cm, chưa vào hạch. Cơ hội chữa lành sau 5 năm là 60-80%..Thời kỳ IB (ung thư 3-5cm, chưa vào hạch). Cơ hội chữa lành sau 5 năm là 40-50%.Thời kỳ II (ung thư lớn T3, hay đã vào hạch phổi, nhưng chưa vào hạch trung thất): Giống như IB. Cơ hội chữa lành 25-30% sau 5 năm. Thời kỳ IIIA (ung thư đã vào hạch trung thất cùng bên): Sau hóa chất và xạ trị, mổ cắt trọn thùy phổi bị bệnh nếu được. Hóa chất trị liệu tiền giải phẫu và xạ trị có thể gia tăng cơ hội mổ được cho 60% bệnh nhân, và cơ hội sống được 3 năm cho những người này khỏang 25%.Thời kỳ IIIB (đã vào hạch trung thất bên kia): Cơ hội sống còn 5 năm 5-10%.
anh toi bi trang 1 ben phoi co phai u di can o bac si cho toi biet co nguy hiem o
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Cái này còn tùy vào từng trường hợp bạn ah. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ
Bs cho tôi hỏi mẹ tôi được phát hiện ung thư phế quản biểu mô vừa được phẫu thuật cắt bỏ phân thuỳ trái dưới, đã nạo vét hạch và đi xét nghiệm là hạch lành tính, vậy xin hỏi bs mẹ tôi có phải điều trị hoá chất hay xạ trị thêm nữa không( các xét nghiệm, chụp cộng hưởng từ não, xạ hình xương, siêu âm ổ bụng, tim phổi) tất cả đều bình thường. Xin cám ơn bs.
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
Bạn cho mẹ bạn tái khám sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể nhé!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý