Cách chọn main cho máy tính kinh nghiệm của dân chuyên nghiệp

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn main cho máy tính kinh nghiệm của dân chuyên nghiệp

19/04/2015 09:21 AM
1,581

Cách chọn main cho máy tính kinh nghiệm của dân chuyên nghiệp. Bản mạch chính (Mainboard) là một bộ phận rất quan trọng trong máy vi tính, nó được tích hợp các công nghệ quyết định đến tính năng, tốc độ, sự vận hành ổn định của toàn hệ thống. Tất cả các linh kiện khác đều phải tương thích và được hỗ trợ bởi Mainboard.






CÁCH CHỌN MAIN CHO MÁY TÍNH
Cách chọn mua máy tính cho phù hợp

Máy tính hiện nay là một phương tiện rất cần thiết cho mọi người, nó giúp ta giải quyết các công việc một cách nhanh chóng, tính toán các số liệu, tự động hóa các thiết bị….Đối với sinh viên cũng thế,máy tính giúp ta học tập một cách tốt hơn, máy tính được dùng khi làm báo cáo, lên mạng để tìm tài liệu học tập, và trong việc giải trí như nghe nhạc, xem phim, chơi game…và rất nhiều lợi ích nữa mà mình chưa đề cập đến.

Mua máy tính không phải là chuyện khó, nhưng quan trọng là mua làm cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nhu cầu sử dụng khi đi học và sau khi ra trường, nhất là với các bạn chuyên CNTT như mình. Vì thế hum nay mình viết bài này để chia sẻ kinh nghiệm của mình với các bạn, một để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm cho nhau, sau là để cho các bạn sinh viên nào có nhu cầu mua máy biết được “cách chọn mua máy tính cho phù hợp”.

Bài viết này chỉ mang tính chia sẻ theo những kiến thức mà mình biết, hy vọng sẽ giúp nhiều cho các bạn, đặc biệt là các bạn nào chưa am hiểu nhiều về máy tính. Các bạn nào đọc thấy có chỗ nào không phù hợp xin góp ý nha, hoặc bạn nào khi đọc vẫn không hiểu hay khi mua máy mà gặp khó khăn thì cứ liên hệ với mình theo số 01633 029 309 (Gặp Hùng), mình sẽ hỗ trợ cho.

Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn đọc các thông số trên linh kiện phần cứng và cách chọn mua linh kiện khi mua máy (mình lấy các linh kiện bên máy PC làm chủ đạo, bên laptop cũng tương tự, các bạn cứ thế mà xem nhé!)

Mainboard (bo mạch chủ): 

Bo mạch chủ là thành phần quan trọng nhất đối với chiếc máy tính, nó là nhân tố quyết định đến các thành phần linh kiện khác (vì các linh kiện khác khi ráp đều phải dựa trên sự hỗ trợ trên bo mạch này), đồng thời cũng là nhân tố quyết định đến khả năng hoạt động của máy. Để cho dễ nhanh chóng và hiểu, mình lấy ví dụ sau:

Mainboard Asus P5QPL-AM 

CPU Intel® Socket 775 Core™2 Quad/Core™2 Extreme/Core™2 Duo/Pentium® dual-core/Celeron® dual-core /Celeron® Processors
Compatible with Intel® 05B/05A/06 processors
Support Intel® 45nm Multi-Core CPU
*Refer to www.asus.com for Intel CPU support list

Chipset Intel® G41 /ICH7

Front Side Bus 1333/1066/800 MHz
Memory 2 x240-pin DIMM, Max. 8 GB, DDR2 1066(O.C.)/800/667 Non-ECC,Un-buffered Memory
Dual Channel memory architecture
** Refer to www.asus.com or user manual for Memory QVL (Qualify Vendor List)
*** When installing total memory of 4GB capacity or more, Windows® 32-bit operation system may only recognize less than 3GB. Hence, a total installed memory of less than 3GB is recommended.
Expansion Slots 1 x PCIe x16
1 x PCIe x1
2 x PCI
Support PCIe 1.1 Architecture

VGA Integrated Intel Graphics Media Accelerator (Intel® GMA X4500)
- Supports Microsoft® DirectX 10, OpenGL 2.1
- Supports RGB with max. resolution 2048 x 1536@75Hz
Storage Southbridge
1 xUltraDMA 100
4 xSATA 3 Gb/s ports

LAN PCIe Gb LAN
Audio High Definition Audio 6 -Channel CODEC
Supports Jack-detect and Multi-Streaming teconologies
Supports S/PDIF out interface
USB 8 USB 2.0 ports (4 ports at mid-board, 4 ports at back panel)
Overclocking Features SFS (Stepless Frequency Selection)
- FSB tuning from 200MHz to 800MHz at 1MHz increment
Overclocking Protection
- ASUS C.P.R.(CPU Parameter Recall)

Special Features ASUS MyLogo 2
ASUS EZ Flash 2
ASUS CrashFree BIOS 3
ASUS Q-Fan
Turbo Key
AI NET2
Back Panel I/O Ports 1 x D-Sub
1 x Parallel
1 x PS/2 Keyboard
1 x PS/2 Mouse
1 x LAN(RJ45) port
4 x USB 2.0/1.1
1 x COM port
6 -Channel Audio I/O

Internal I/O Connectors 2 x USB connectors support additional 4 USB 2.0 ports
1 x IDE connector
4 x SATA connectors
1 x High Definition front panel audio connector
1 x S/PDIF Out connector
System Panel
1 x Internal Speaker connector
1 x CD audio-in connector
24-pin EATX power connector
4-pin ATX 12V Power connector

Giải thích:

- Dòng main hỗ trợ các dòng CPU có socket 775, chạy được các con CPU Core™2 Quad/Core™2 Extreme/Core™2 Duo/Pentium® dual-core/Celeron® dual-core /Celeron®
- Sử dụngChipset Intel® G41 /ICH7,trong đó G41 là chip cầu bắc, ICH7 là chip cầu nam.
- CPU hỗ trợ các tốc độ buss là 1333/1066/800 MHz(Front Side Bus)
- Main sử dụng RAM II, tốc độ bus hỗ trợ là 1066(O.C.)/800/667, có 2 khe cắm RAM, hỗ trợ 8GB và công nghệ Dual Channel(Memory 2 x240-pin DIMM, Max. 8 GB, DDR2 1066(O.C.)/800/667 Non-ECC,Un-buffered Memory. Dual Channel memory architecture)
- Main có 1 khe cắm PCIe x16, 1 khe PCIe x1, 2 khe PCI
- Có 4 cỗng cắm cáp Sata, 1 cổng Ata (IDE); hỗ trợ Microsoft® DirectX 10…

CPU:

Tùy theo mục đích sử dụng mà ta sử ta nên chọn con CPU nào cho phù hợp, nhưng khi chọn CPU ta nên chọn loại nào có socket phù hợp với main và tốc độ bus để có thể khai thác được tối ưu tính năng.

VD: nếu ta chỉ cần máy để lướt web đọc tin tức, nghe nhạc, chơi các game mini và đánh văn bản thì chỉ cần dùng con celeron (1.8GHz/ 512KB/ FSB 800MHz/ Socket LGA 775 – Box) là đủ.

Nếu cần mạnh hơn 1 chút thì ta có thể dùng các con Core 2 Duo E5300, E7400…(2 nhân); core 2 Quad Q6600, Q8400 (4 nhân); Ngoài ta thì còn các dòng core i3, i5, i7, do các dòng này hơi cao nên mình không đề cập đến.

Khi chọn các mua CPU ta cũng cần lưu ý là là CPU mà nơi bán là hàng box hay hàng tray, thường thì hàng tray rẻ hơn, và có giá thành rẻ hơn hàng box.

Cách đọc thông số:
VD: CPU intel Core 2 Duo E7400 (2.8GHz, 3MB L2 Cache, FSB 1066MHz, Socket 775)

=> CPU có xung nhịp xử lí là 2.8GHz, bộ nhớ đệm L2 là 3M, tốc độ buss hỗ trợ là 1066, sử dụng socket 775.

RAM:

Ram cũng là 1 thành phần rất quan trọng đối với chiếc máy tính, để có 1 cấu hình mạnh, ngoài Main hỗ trợ cao, CPU mạnh thì Ram cũng đóng vai trò đặt biệt giúp chiếc tính hoạt động tốt hơn, xứ lí được các công việc nhanh hơn, tốt hơn mà nhiều khi không làm cho máy bị treo.

Hiện nay trên thị trường loại Ram được sử dụng nhiều nhất vẫn là kingmax, kingston. Đây là 2 loại Ram có giá cả tương đối, phù hợp với nhu cầu của chúng ta, còn bạn nào khá hơn thì có thể dùng các loại như Corsair, OCZ, Crucial.

Để Ram có thể chạy hết hiệu năng của nó, ta cần chọn mua loại Ram nào có tốc độ Bus cao nhất so với Main hỗ trợ. Và cần lưu ý điều sau, không nên gắn Ram dung lượng quá lớn vì đối với Windows 32 bit chỉ nhận tối đa 3GB Ram, còn lớn hơn 3GB Ram thì ta phải cài Windows 64 bit để sử dụng. Thông thường, ta chỉ cần chọn mua Ram có dung lượng khoảng 2GB là đủ, kết hợp với công nghệ Dua Chanel nữa là máy có thể khai thác hết hiệu năng.

Cách đọc thông số:
VD: Ram Kingmax DDR2\ 2GB\Bus 800
=> Ram 2, dung lượng 2GB, tốc độ buss là 800

Nguồn:

Nhiều người cho rằng nguồn chiếm vai trò không quan trọng trong 1 chiếc máy tính, đây là hoàn toàn là 1 nhận định sai lầm. Nguồn chính là nguồn nuôi của máy tính, cung cấp điện cho các linh kiện hoạt động. Với các nguồn thông thường, hầu hết các công suất của nó thường không là thực, VD 1 nguồn có công suất 480W thì nó chỉ có thể chạy được khoảng 1 nửa công suất của nó, và sau 1 thời gian sử dụng dễ có hiện tượng bị sụt áp, về thời gian bảo hành thì khoảng 6 tháng.

Để có thể có 1 chiếc máy tính chạy ổn định hơn, nguồn sử dụng được lâu hơn thì ta nên chọn các loại nguồn có giá cứng hơn 1 chút như Acbel, Huntkey … vừa công suất thực, vừa tiết kiệm điện. (giá 1 cái nguồn = nguồn + case bình thường )

Hiện nay, trên thì thị trường đa số đều sử dụng main có khe cắm nguồn 24 pin và điện thế 220v, nên ta có thể hoàn toàn yên tâm mua về sử dụng. Nếu gặp các dòng main cũ mà muốn sử dụng nguồn mới tốt thì ta vẫn có thể sử dụng được, vì nguồn 24 pin có 4 pin rời (20+4), ta chỉ việc tháo ra là ok.

HDD (ổ cứng):


Ổ cứng hiện nay có giá khá rẻ, giao động 700 ngàn đến 2 triệu mấy, tùy theo dung lượng và hãng sản xuất, nên ta có thể có nhiều lựa chọn cho việc chọn bộ dung lượng lưu trữ cho mình.

Khi mua ta nên chọn các hãng nổi tiếng và được nhiều người sử dụng như Seagate, Sasung, Hitachi…các loại này thường có thời gian bảo hành 3 năm.

Một điều nữa là ta nên chọn loại có chuẩn giao tiếp là Sata thay vì Ata, vì loại Sata có tốc độ truyền nhanh hơn, giúp cho quá trình truy xuất dữ liệu nhanh hơn.

HDO (ổ quang):

Ổ quang hay còn gọi là ổ CD, DVD. Tuy không còn thông dụng như ngày nào nhưng hiện nay vẫn còn nhiều người sử dụng nó. Tuy không gọn, tốc độ làm việc nhanh như USB, ổ cứng di động nhưng nó vẫn được nhiều người ưa thích dùng để xem các đĩa video, phim… Và hay hơn nữa là những người dùng trong việc ghi đĩa (trong đó có mình, hehe).

Cũng giống như ổ cứng, ổ quang hiện nay có giá khá mềm, nên hầu hết mọi người đều chọn cho mình ổ DVD thay vì CD như lúc trước, và nếu rành hơn chút, thì ta có thể mua luôn ổ DVD rewirte (có chức năng đọc – ghi) mà giá chỉ chênh nhau khoảng 100 ngàn so với ổ thông thường. Các thương hiệu ta có thể quan tâm là Asus, LG, Samsung…

Màn hình LCD:

Màn hình LCD (màn hình mỏng) do nhỏ gọn, tết kiệm điện, ít hại mắt… nên đa số được người dùng bình chọn. Và có lẽ chắc mọi người cũng khá hiểu biết về loại màn hình này nên mình không nói nhiều. Nhưng mình cũng có vài điều cần lưu ý: nên chọn loại màn hình có kích thước vừa đủ, khoảng 17 ich (vì nếu ta chọn màn hình quá lớn, khi làm việc nhiều thì phải ta sẽ phải quan sát nhiều, nên rất hại cho mắt, màn hình lớn chỉ thích hợp với những người dùng bên đồ họa); chọn mua màn hình có độ nét cao và có thương hiệu như Samsung, LG….


Đối với laptop thì ta không cần quan tâm nhiều đến các món linh kiện rời, nhưng cũng phải biết cách xem cấu hình của nó, rồi chú ý đến hãng sản xuất (chọn mua các hãng có thương hiệu lâu năm trên thị trường) vì đa số các dòng máy laptop đã được đóng cấu hình đồng bộ…
Để có thể chọn mua được chiếc laptop cho phù hợp, ta cần quan tâm đến các điểm sau:

1 Nhu cầu sử dụng
2 Giá thành của sản phẩm & hãng sản xuất
3 Trọng lượng của máy
4 Thời gian pin
5….

Nhu cầu sử dụng


Ta chọn mua laptop để làm gì? Học tập, giải trí, chơi game hay hơn nữa là mua để học rồi sau khi ra trường để đi làm….Ta phải xác định đúng hướng để chọn mua cho mình 1 chiếc máy tính mà không bị lãng phí.

Giá thành của sản phẩm & hãng sản xuất


Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng, khả năng kinh tế của mỗi gia đình mà ta nên chọn mua máy tính nào cho phù hợp, không vì đua đòi thời trang, cấu hình mà mua quá cao gây lãng phí.

Điều quan trọng là chọn lựa một công ty uy tín, hàng chính hãng hay không, có chính sách bảo hành đảm bảo theo đúng yêu cầu sản xuất của các hãng cũng như có nguồn gốc nhà phân phối cụ thể… Ngoài ra cũng cần xem chính sách hỗ trợ của các công ty khi máy hết hạn bảo hành. Nếu không yên tâm, bạn có thể nhờ sự trợ giúp của những người có chuyên môn hướng dẫn.

Trọng lượng


Nếu bạn sở hữu một máy vi tính có trọng lượng dưới 2kg thì việc vận chuyển mới đúng với danh nghĩa “di động” của nó. Trọng lượng càng nhẹ, việc di chuyển càng dễ dàng hơn. Lưu ý vấn đề chi phí vì thông thường các laptop gọn nhẹ sẽ có chi phí cao hơn một tí so với các máy khác.

Tuổi thọ của pin

Laptop là một thiết bị di động nên pin là một trong những thành phần quan trọng nhất. Thông thường thời gian sử dụng của pin 2,5-3 giờ với nhiều kiểu pin như 6 cell, 9 cell… Số cell càng nhiều, thời gian sử dụng càng nhiều hơn. Chính vì vậy khi mua laptop, bạn cũng nên xem kỹ thời gian sử dụng pin bao nhiêu là phù hợp.

Lựa chọn Mainboard cho máy vi tính

Có rất nhiều nhà sản xuất Mainboard với các nhãn hiệu, mã số, công nghệ, chủng loại,... khác nhau, đủ để làm đau đầu khi lựa chọn Mainboard. Sau đây là các thông số cần biết trước khi lựa chọn Mainboard:

Các bộ phận chính trên mainboard

Chipset

  • Là bộ phận quyết định đến công nghệ và các chức năng của Mainboard, nó xử lý giao tiếp giữa các bộ phận có trên Mainboard và các thiết bị được gắn thêm vào với nhau. Tùy theo công nghệ và các chức năng kèm theo mà Mainboard có các loại Chipset với các mã số khác nhau.

  • Các nhà sản xuất thường lấy mã số của Chipset để đặt tên cho chủng loại (Model) của Mainboard, tuy nhiên đối với người sử dụng thông thường thì cũng không cần hiểu rõ ý nghĩa của các mã số này mà chỉ cần chú ý đến các thông số và chức năng của Mainboard để chọn các bộ phận khác cho phù hợp.

  • Người sử dụng có thể tìm thấy thông tin của các Chipset với công nghệ mới nhất trên trang web của nhà sản xuất hoặc dùng công cụ tìm kiếm với từ khóa "chipset".

CPU

  • Thông số này cho biết Mainboard hỗ trợ loại CPU nào (Intel, AMD,...), có chuẩn chân cắm là gì (LGA775 cho CPU Intel P4, AM2 cho CPU AMD Athlon,...), hỗ trợ CPU có tốc độ xử lý tối đa là bao nhiêu, tốc độ truyền dữ liệu (Bus), hỗ trợ các loại CPU có công nghệ nào (Core Duo, Core 2 Duo, Core 2 Quad,...)... các chỉ số được ghi là tính tương thích và mức tối đa cho phép.

RAM

  • Các loại bộ nhớ (RAM) sử dụng được trên Mainboard bao gồm chuẩn, công nghệ, tốc độ Bus, dung lượng cho phép, số khe cắm... Một số Mainboard có hỗ trợ công nghệ Dual channel, hỗ trợ sử dụng RAM đôi cho công nghệ siêu phân luồng, giúp tăng tốc độ truyền dữ liệu.

VGA onboard

  • Một số Mainboard có tích hợp sẵn thiết bị đồ họa (VGA), các thông số cần chú ý là: loại Chip xử lý đồ họa, sử dụng bộ nhớ riêng hay chung (Share) với RAM của hệ thống... Khi sử dụng loại Mainboard này thì không cần phải gắn thêm VGA card, tuy nhiên vẫn có thể lựa chọn sử dụng VGA onboard hay VGA card.

AGP, PCI Express (PCI-Ex)

  • Loại khe cắm dùng cho thiết bị đồ họa (VGA), AGP là chuẩn cũ còn PCI Ex là chuẩn mới. Các thông số như 8x, 16x... là tốc độ giao tiếp dữ liệu giữa Mainboard và VGA, số càng lớn tốc độ càng cao. Lưu ý là có một số Mainboard nếu có VGA onboard thì có thể không có khe AGP hoặc PCI-Ex để gắn thêm VGA card.

PCI

  • Là khe cắm mở rộng, trên Mainboard thường có sẵn vài khe cắm này để gắn thêm các thiết bị khác khi cần như âm thanh (Sound), Thiết bị kết nối mạng (Modem), thiết bị xem truyền hình (TV Card)....

ATA, SATA

  • Loại đầu cắm dây cho ổ dĩa cứng và ổ dĩa quang (CD-ROM, DVD-ROM). ATA là chuẩn cũ có 40 chân (Pin), thường có 2 đầu cắm. SATA là chuẩn mới sử dụng dây cắm nhỏ gọn và tốc độ cao hơn, thường có 2 hoặc nhiều đầu cắm. Các Mainboard đời mới thường có cả 2 loại đầu cắm này.

  • Ngoài ra một số Mainboard còn sử dụng thêm công nghệ RAID, tính năng này cho phép sử dụng nhiều ổ dĩa cứng trong việc mở rộng khả năng lưu trữ và an toàn dữ liệu.

Sound onboard

  • Thiết bị âm thanh (Sound) đã được tích hợp trên Mainboard với các thông số như: 2ch (2 kênh, sử dụng loa stereo), 6ch (6 kênh, sử dụng loa 5.1), 8ch (8 kênh, sử dụng loa 7.1)... một số Mainboard có thêm đầu cắm âm thanh nối ra phía trước để tiện sử dụng.

Lan onboard

  • Thiết bị kết nối mạng đã được tích hợp trên Mainboard, thông số chỉ tốc độ thông thường là 100Mbps hoặc cao hơn là 1Gbps...

Port (Các cổng kết nối)

  • Mainboard thường có các cổng dùng để kết nối với các thiết bị bên ngoài. USB là cổng cắm thông dụng hỗ trợ cho các thiết bị bên ngoài như thiết bị lưu trữ, máy in, các thiết bị kỹ thuật số... chuẩn USB 1.0 (1.1) có tốc độ thấp hơn USB 2.0. Mainboard thường có ít nhất là 2 cổng USB, một số có tới 8 cổng USB và có đầu nối ra phía trước để thuận tiện sử dụng.

  • Ngoài ra còn có các cổng như: PS/2 (dùng cho bàn phím và chuột), Serial (dùng để kết nối với các thiết bị đời cũ), Parallel (kết nối với máy in), Fire-wire, IEEE 1394 (kết nối với các thiết bị kỹ thuật số)...

Form Factor (Kích thước)

Đây là thông số thường không được chú ý đến, Mainboard có nhiều chuẩn kích thước khác nhau nhưng thông dụng nhất là chuẩn ATX (kích thước lớn) có nhiều khe cắm, gắn vừa trong hầu hết các loại thùng máy (Case) thông dụng hiện có và Micro ATX (Kích thước nhỏ) có ít khe cắm hơn có thể gắn vào một số loại thùng máy có kích thước nhỏ (Mini).

Phụ kiện kèm theo

Mainboard đầy đủ sẽ bao gồm: Hộp đựng bên ngoài, Mainboard được bọc trong bao nhựa đặc biệt, dây cắm cho các ổ dĩa, sách hướng dẫn, dĩa CD Driver dùng để cài chương trình điều khiển các thiết bị trên Mainboard và có thể kèm theo một miếng Inox để che phía sau Mainboard.

Bảo hành

Thời hạn bảo hành thông thường của Mainboard là 36 tháng (3 năm), được chấp nhận bảo hành trong tình trạng bị hư hỏng một vài chức năng hoặc toàn bộ và tem bảo hành dán trên Mainboard phải còn giá trị.

Các nơi bảo hành đều từ chối nếu Mainboard bị hư hỏng do lỗi của người sử dụng như là cháy, nổ chíp (IC), làm rơi,... một số nơi nhận bảo hành khi Mainboard bị xì (phù) các tụ điện.

Nếu Mainboard bị lỗi không thể sửa chữa thì sẽ được đồi mới, tuy nhiên trong một số trường hợp loại Mainboard đó không còn nữa thì người dùng phải cân nhắc đổi loại khác theo điều kiện của nơi bán (nhà phân phối) và phải trả lại các phụ kiện kèm theo Mainboard cũ.

LỰA CHỌN MAINBOARD

Tùy theo mức chi phí và nhu cầu sử dụng mà lựa chọn Mainboard thích hợp với các thông số cần chú ý bên trên, sau đây là một số gợi ý:

Lựa chọn theo chi phí

Nếu chi phí ít, Mainboard được chọn sẽ là loại rẻ tiền với các hạn chế về công nghệ, tốc độ,... và có tích hợp sẵn hầu hết các thiết bị cần thiết như: Đồ họa (VGA), âm thanh (Sound), kết nối mạng (LAN),...

Nếu chi phí không thành vấn đề thì hãy chọn các loại Mainboard đắt tiền, những loại này thường được tích hợp các thiết bị cao cấp với công nghệ mới nhất và hỗ trợ các CPU có tốc độ cao nhất ở thời điểm hiện tại.

Lựa chọn theo nhu cầu:

Nếu sử dụng trong công việc văn phòng và học thì Mainboard được chọn chỉ cần có chất lượng trung bình, nhà sản xuất nào, công nghệ nào,... cũng không quan trọng miễn là có thể hỗ trợ được chủng loại và tốc độ của CPU muốn sử dụng.

Nếu sử dụng trong các công việc chuyên nghiệp như thiêt kế, đồ họa,... hoặc chơi các trò chơi đòi hỏi cấu hình máy mạnh thì nên chọn các loại Mainboard có chất lượng cao, không cần tích hợp sẵn các thiết bị như VGA, Sound,... Các thiết bị này sẽ được gắn thêm vào để đáp ứng được nhu cầu xử lý của các chương trình phần mềm lớn. Các Mainboard loại này có mức độ ổn định cao, có khả năng tương thích với các thiết bi cao cấp khác...

Nâng cấp, thay mới Mainboard

Khi nâng cấp hoặc thay mới Mainboard cần phải chú ý đến thông số của các linh kiện cũ có sẵn như CPU, RAM, VGA Card,... để chọn Mainboard tương thích với chúng. Mainboard đời cũ sẽ không tương thích với các thiết bị đời mới và các thiết bị đời cũ không phải lúc nào cũng tương thích được với các Mainboard đời mới.

Trong một số trường hợp nếu không tìm được Mainboard tương thích với các thiết bị cũ thì buộc phải thay Mainboard mới và bỏ các thiết bị cũ không tương thích.

THAM KHẢO CÁCH CHON RAM CHO MÁY TÍNH

http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Phan-cung/Lua-chon-Mainboard-cho-may-vi-tinh.html

RAM máy tính là gì?
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ. Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).

RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu.

Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi, trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).

RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.

Nguyên tắc chọn RAM

Trước tiên, điều cần thiết bạn cần phải chọn cho được mainboard và CPU cần dùng. Căn cứ vào khả năng hỗ trợ RAM của mainboard bạn sẽ chọn loại RAM phù hợp với mainboard cả về chủng loại và tốc độ bus. Nếu không quan tâm đến việc chọn sao cho giảm chi phí, bạn chọn loại RAM có bus tối đa ghi trên báo giá của mainboard là được.

Nếu không chắc chắn, hãy hỏi nhân viên tư vấn bán linh kiện máy tính xem với mainboard và CPU đã chọn thì chúng sẽ chạy ở tốc độ bus nào, từ đó chọn loại RAM có bus bằng hoặc lớn hơn tốc độ bus mà nhân viên tư vấn cho biết. Nếu muốn tự tính và mua RAM có bus phù hợp với CPU và mainboard đã chọn, một cách gần đúng, bạn có thể tính bus RAM mà hệ thống sẽ hoạt động theo công thức:

Lấy bus CPU chia 2

Ví dụ: bạn chọn loại CPU có bus 800 MHz tương thích với mainboard, bus RAM của hệ thống sẽ là: 800/2 = 400 MHz.

Sau khi đã xác định được bus RAM, tiếp đến bạn chọn loại nhãn hiệu định mua. Nếu chọn loại RAM rẻ tiền với những thương hiệu lạ, bạn sẽ chấp nhận tính ổn định của nó sẽ không cao, và phụ thuộc vào sự may rủi của lô hàng.

Muốn ổn định hơn, bạn chọn loại RAM trung bình nhãn hiệu Kingmax, Corsair ValueSelect, Kingston..., bù lại bạn sẽ tốn thêm từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn. Một khi muốn tính ổn định của hệ thống cao hơn nữa, bạn hãy chọn loại RAM cao cấp và phải chấp nhận giá cao

Một số yếu tố nữa mà ít người dùng quan tâm:
- Số lượng chip nhớ trên mỗi thanh RAM: loại RAM có nhiều chip nhớ có tính tương thích cao hơn loại RAM có ít chip nhớ.
- RAM một mặt hay hai mặt: một số loại mainboard đời mới dùng chipset Intel 946 hoặc G31 rất hay kén với RAM một mặt, do vậy bạn nên lưu ý khi chọn hai loại mainboard này.
- Chíp hàn hay chíp dán: Hiện nay, ngày càng có nhiều loại RAM dùng chip dán, bởi đặc điểm của loại này là ít nóng (tỏa nhiệt ít), năng lượng tiêu thụ thấp, tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhờ kích thước chip nhớ nhỏ, lắp được nhiều chip nhớ trên diện tích nhỏ...

Thường thì những yếu tố này gắn liền với giá tiền của thanh RAM, do vậy nếu bạn chọn loại RAM chất lượng từ trung bình trở lên thì mặc nhiên có sẵn. Còn nếu hai loại bằng giá, bạn hãy chọn loại có nhiều chip nhớ, loại 2 mặt chip nhớ thay vì một mặt, loại dùng chip dán thay vì chip hàn.

RAM cao cấp và khả năng đáp ứng

Loại RAM cao cấp có giá rất cao và tính ổn định của nó cũng cao hơn so với những loại rẻ tiền hơn. Ngoài tính ổn định, loại RAM này đặc biệt phù hợp cho máy tính phục vụ công việc đồ họa, xử lý phim, chơi game và những người thích ép xung (over clock) một số linh kiện trong máy tính để máy chạy ở tốc độ cao hơn tốc độ thực của linh kiện, khả năng ép xung của loại RAM này tối thiểu phải là 10%. Chính vì vậy, loại này thường có thêm phần tản nhiệt bằng nhôm.

Hiện nay, trên thị trường có rất ít nhãn hiệu RAM cao cấp, có thể đếm trên đầu ngón tay, như: Corsair, Muskin và “tân binh” Super Talent.

Nếu chọn RAM nhãn hiệu Corsair ở chủng loại twin (cặp đôi), bạn phải lắp sao cho có đôi thì mới dùng được. Chính vì vậy mà loại RAM này rất phù hợp với mainboard hỗ trợ RAM kênh đôi (dual channel)

Tuy nhiên, dù cho bạn chọn loại RAM cao cấp đến cỡ nào thì khả năng lỗi vẫn có thể xảy ra với tần số thấp. Do vậy, máy tính dùng RAM cao cấp của bạn vẫn có thể bị "ăn vạ" vì lỗi RAM (Dumb memory), đây là chuyện bình thường của tất cả các mặt hàng điện tử, đừng bị shosk khi gặp sự cố này.

Bổ sung RAM cho PC
Bổ sung RAM cho PC thường sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho số tiền đầu tư nâng cấp của bạn, Nhưng nhớ mua đúng thanh RAM cho PC. Có rất nhiều chủng loại RAM cho PC: Bạn muốn dùng SDRAM, PC100, loại không kiểm tra lỗi (nonparity) hay DIMM không có bộ đệm? Tại sao không bằng lòng với DDR SDRAM, PC2700 hay CL2.5?
Hãy tiến hành theo các bước sau:

- Đọc kỹ lại tài liệu hướng dẫn sử dụng hệ thống của mình để xác định các loại RAM mà bo mạch chính hỗ trợ. Có thể vào website của hãng sản xuất để tìm.
- Trước khi mua bộ nhớ, bạn phải xác định rõ dung lượng tối đa của môđun nhớ: Bạn phải biết chắc dung lượng tối đa của môđun nhớ mà PC hỗ trợ. Không mua loại môđun lớn hơn so với khả năng thích ứng của các khe cắm bộ nhớ trên bo mạch chính.

- Xác định chủng loại RAM và môđun: Có 4 chủng loại RAM sau: DRAM (EDO hoặc FPM), SDRAM, DDR SDRAM hay RDRAM. Bốn loại RAM này được gắn trên một trong ba loại môđun: SIMM, DIMM, hoặc RIMM.
Hầu hết các máy đều chỉ hỗ trợ một loại RAM và một loại môđun, cho nên không được dùng lẫn nhiều loại cùng lúc. Có một bo mạch chính chấp nhận hai loại RAM, nhưng cùng lúc chỉ cho phép dùng một loại.

- Xác định tốc độ bộ nhớ: SDRAM, DDR SDRAM và RDRAM đều có tốc độ tương đương hoặc cao hơn tốc độ bus hệ thống của PC, tức là tốc độ dữ liệu di chuyển giữa CPU và RAM. Nếu hệ thống của bạn được trang bị PC66 SDRAM, bạn có thể dùng PC100 SDRAM để thay thế và đạt tốc độ nhanh hơn, nếu bus hệ thống trong PC của bạn hỗ trợ tốc độ cao hơn. Tuy nhiên nếu bạn dùng lẫn RAM có tốc độ khác, tất cả các RAM sẽ hoạt động ở tốc độ của chip nhớ chậm nhất.

- xác định các băng nhớ: Trong một số PC, khe cắm gần CPU nhất - thường gọi là băng 0 (bank 0) - phải được cắm trước rồi mới đến các khe khác. Thường băng 0 phải gắn môđun RAM dung lượng lớn nhất (nếu bạn dùng nhiều môđun có dung lượng khác nhau). Không có quy tắc cố định, cho nên bạn phải đọc kỹ tài liệu của PC.

- Xác định tính năng Nonparity hay Error-correcting code / EEC: Nếu hệ thống của bạn hỗ trợ khả năng kiểm tra lỗi bộ nhớ (ECC) và có trên 512 MB RAM thì nên mua bộ nhớ ECC dù đắt hơn một ít. Đa phần các môđun nhớ bán trên thị trường đều thuộc loại nonparity (không có kiểm tra lỗi).

- Xác định chỉ số CAS (colum address strobe): Chỉ số xếp hạng CAS - hoặc CL càng thấp càng tốt. Bộ nhớ SDRAM có các loại CL2 hoặc CL3, còn DDR SDRAM thì có các loại CL2 hoặc CL2,5. Trừ phi bo mạch chính yêu cầu phải có chỉ số CAS hoặc CL nhất định, còn thì nên chọn môđun có chỉ số này thấp hơn (nhanh hơn). Giá cả có khác nhau cũng không đáng kể. Xin nhắc lại, nếu bạn dùng lẫn các loại môđun có tốc độ khác nhau thì tất cả sẽ hoạt động ở tốc độ của môđun thấp nhất.





Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
Cách chọn loa cho máy tính ưng ý nhất
Tự chế vỏ gỗ cho điện thoại cực chất
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp -
Hướng dẫn làm cho máy tính chạy nhanh hơn
Cách sắp xếp tài liệu trong máy tính
Cách chọn máy tính bảng tinh tế, cực sành điệu



(ST)

 

 
 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý