Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc

19/04/2015 09:21 AM
1,255

Món ăn truyền thống của người Hàn Quốc. Người Hàn Quốc ăn rất nhiều loại canh, trong đó loại canh có nước sốt sánh, nấu với các loại tương, thịt hoặc hải sản… Nhiều người Hàn Quốc nói là không thể ăn cơm nếu không có canh

1. Canh Kimchi cải thảo - Kimchi-jjigae


Canh Kimchi cải thảo là một trong những món canh mà người Hàn Quốc ưa thích nhất đặc biệt những lúc mệt mỏi và chán ăn.

Canh Kimchi cải thảo Kimchi-jjigae dễ nấu và là món ăn phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Canh có vị cay ngọt, chua chua và rất thơm. Tên gọi món canh trong tiếng Hàn là Kimchi-jjigae nhưng trong hàng trăm loại Kimchi của Hàn Quốc người ta chỉ dùng Kimchi cải thảo để nấu món canh này.

2. Canh rong biển – Miyeokguk


Ảnh: korea.net

Canh rong biển (miyeok guk) là món canh truyền thống của Hàn Quốc. Không có một màu sắc bắt mắt nhưng hương thơm của dầu mè trong canh rong biển khiến ai cũng phải thèm thuồng.

Canh rong biển Miyeokguk là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc và mang nhiều ý nghĩa.

Xưa kia theo tín ngưỡng dân gian, sản phụ Hàn Quốc trước khi sinh khoảng một tuần sẽ để nắm lá rong biển Miyeok ở phía trên cái gối, rồi sau khi sinh sẽ dùng chỗ lá rong biển này để nấu canh Miyeokguk ăn. Phụ nữ sau khi sinh nở mà thường xuyên ăn món này thì sẽ nhanh hồi phục sức khỏe. Ở Hàn Quốc, canh rong biển Miyeokguk còn là món dâng lên Bà Mụ cầu ước sao cho mẹ tròn con vuông.

3 Canh bánh bột gạo (bánh dày) - Tteokguk


Vào buổi sáng đầu tiên của năm mới, người Hàn Quốc có truyền thống thưởng thức món canh Tteokguk (canh bánh bột gạo) được làm từ bánh dày, hành tây xanh, trứng và rong biển. Màu trắng của bánh tượng trưng cho sự thuần khiết, còn hình dáng giống như đồng tiền của bánh dày được cho là mang lại sự thịnh vượng.

4. Canh xốt tương đỗ - Doenjang Jjigae


Từ xa xưa người Hàn Quốc đã dùng cơm với canh hoặc canh xốt Jjigae - loại canh có nước xốt sánh. Canh xốt tương đỗ - Doenjang Jjigae là món canh xốt được người Hàn Quốc rất yêu thích.

Canh xốt tương đỗ - Doenjang Jjigae là món canh thường ngày của người Hàn Quốc được nấu từ đậu phụ, bí ngòi và các nguyên liệu khác nêm nếm với đậu tương. Hương vị của nó tuyệt nhất khi được nấu trong niêu đất.

5. Gà Tần Sâm Samgyetang - Samgyetang

Đây là món ăn yêu thích người Hàn Quốc từ xa xưa đặc biệt vào những ngày có tiết trời nóng bức.


Gà Tần Sâm Samgyetang là món ăn bồi bổ sinh lực của người Hàn Quốc trong mùa hạ. Nếu ở Hàn Quốc vào những ngày này, các bạn có thể tận mắt chứng kiến cảnh mọi người xếp hàng dài dằng dặc trước những nhà hàng Gà Tần Sâm Samgyetang.

6. Canh gà lạnh Chogyetang - Chogyetang


Canh gà lạnh Chogyetang vốn là món ăn truyền thống ưa thích của người dân tỉnh Bắc và Nam Pyeong-an của Bắc Triều Tiên. Chogyetang là món canh lạnh có vị chua của dấm và vị đậm hương nồng có lúc hơi găn gắt của mù tạt.

Nước dùng của món Chogyetang được chế từ nước luộc gà, nên ta có thể cho mì sợi hoặc thịt gà xé vào ăn cùng. Giờ đây Canh gà lạnh Chogyetang đã trở thành món ăn ưa thích của người Hàn Quốc trong tiết trời mùa hạ.

7. Canh bò giả cầy - Yukgaejang


Món Canh bò giả cầy Yukgaejang trước đây còn có tên là Gaejangkuk. Món ăn này tốt cho sức khỏe và được ưa chuộng tại Hàn Quốc do đặc tính cay nóng và đậm đà gia vị của nó. Ngoài thịt bò, hành, nước, món ăn này còn có giá, gosari (dương xỉ), torandae (khoai nước), hành thái, ớt bột, tỏi, nước tương, dầu ăn (dầu vừng hoặc dầu thực vật khác), hồ tiêu, muối, và đường ăn. Dầu ớt cũng có thể được sử dụng.Yukgaejang thường được ăn với một bát cơm và kimchi.

Ăn thịt chó đã từng là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong giới quí tộc Hàn Quốc. Đặc biệt tại vùng Daegu, mời khách ăn món canh thịt chó Gaejangkuk đã thành tập quán lâu đời của giới quí tộc nơi đây. Thế nên những người thuộc trường phái phản đối việc bắt chó mổ thịt làm thức ăn đã nghĩ ra cách nấu món giả cầy Gaejangkuk bằng thịt bò.


Món ăn truyền thống Hàn Quốc


Được coi là một “huyền thoại văn hóa” tuyệt vời từ những thời đại cổ xưa ở Hàn Quốc, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người dân xứ Hàn. Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, ngày nay ở Hàn Quốc có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, trong đó nổi tiếng và phổ biến nhất là kim chi cải thảo.

Được coi là một “huyền thoại văn hóa” tuyệt vời từ những thời đại cổ xưa ở Hàn Quốc, từ lâu kim chi đã trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm của người dân xứ Hàn. Trải qua một quá trình lịch sử dài lâu, ngày nay ở Hàn Quốc có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, trong đó nổi tiếng và phổ biến nhất là kim chi cải thảo. Với thành phần chính là cải thảo, tỏi, bột ớt và nhiều gia vị khác, không ít người chỉ ăn thử một lần mà nhớ mãi hương vị cay nồng rất đặc biệt của món ăn lên men này.

Kim chi không chỉ nổi tiếng ở Hàn Quốc mà còn được biết đến trên toàn thế giới.

Mùa đông ở Hàn Quốc vốn rất khắc nghiệt với những ngày nhiệt độ xuống tới âm độ kéo dài. Đặc điểm khí hậu này khiến cho người dân nơi đây không thể trồng bất cứ loại rau nào trong mùa lạnh, bởi vậy họ đã tìm ra cách lên men thực phẩm với muối để bảo quản và lưu giữ đồ ăn cho mùa đông lạnh kéo dài. Cách thức này không chỉ được được áp dụng cho các loại rau củ mà còn trở thành nghệ thuật bảo quản đồ ăn trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.



Nhiều nguồn thông tin cho rằng, cách ủ men thức ăn bắt đầu được người Hàn sử dụng vào khoảng thế kỷ thứ 7. Và đây cũng là khoảng thời điểm loại kim chi đầu tiên ra đời. Theo ghi chép được tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, “kimchi” ban đầu được gọi là “ji” với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng “kimchi” đã trải qua một số tên gọi như shimchae (rau muối) – dimchae – kimchae – kimchi, do việc thay đổi ngữ âm theo thời gian.

Trong suốt một thời gian dài, kim chi đơn thuần chỉ được coi như một loại rau muối thông thường, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải được ngâm trong nước muối chứ không phải là cải thảo. Từ thế kỷ thứ 12, người dân xứ Hàn mới bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho món ăn này, tuy nhiên phải đến thế kỷ thứ 18 thì ớt đỏ mới bắt đầu được sử dụng như một thành phần chính để làm nên kim chi. Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhưng loại kim chi chúng ta thưởng thức ngày nay vẫn giữ được những nét đặc trưng của kim chi trước kia.



Quá trình phát triển của kim chi gắn liền với lịch sử các thời đại của Hàn Quốc. Kim chi trong thời Goryeo (918-1392) được thêm vào nhiều thành phần như tỏi, nấm thông, củ cải lớn và loại bắp cải nổi tiếng của Trung Quốc (thường gọi là cải thảo). Vị ngọt của kim chi cũng ra đời từ đây.

Một nhà thơ đã ghi chép lại như sau “món kim chi ngâm trong nước muối đã trở thành món ăn rất tốt trong mùa đông. Đặc biệt, loại bắp cải của Trung Quốc lớn lên từ trong lòng đất có mùi vị giống như quả lê, nhất là sau đêm sương giá đầu tiên trong mùa thu hoạch”. Và cũng chính ở giai đoạn này, kim chi bắt đầu được nhiều người sử dụng như một loại thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ là món ăn lưu trữ trong mùa đông.



Cho đến triều đại Joseon (1392-1910), kim chi trở nên đa dạng hơn. Muối không còn là chất bảo quản duy nhất mà món ăn này cũng có thể được bảo quản trong nước tương. Là triều đại có nhiều biến động trong lịch sử Hàn Quốc, Joseon cũng kéo theo những sự thay đổi lớn về ẩm thực với nhiều loại kim chi mới ra đời. Ớt đỏ cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành thành phần chính không thể thiếu của kim chi. Sự kết hợp giữa vị cay của ớt, vị mặn của muối, vị ngọt của cải thảo cùng nhau làm nên hương vị nổi tiếng của kim chi mà chúng ta thưởng thức ngày nay.



Tính đến năm 1827, Hàn Quốc đã có đến 92 loại kim chi khác nhau, trong số đó có cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Cho đến ngày nay, kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau. Thậm chí người ta còn xây dựng bảo tàng kim chi ở Seoul - thủ đô Hàn Quốc để trưng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng như những tác dụng của món ăn này. Đến thăm quan bảo tàng, du khách cũng có thể tự tay làm thử kim chi trong lớp dạy chế biến kim chi tại đây.


Kinh nghiệm du lịch Hàn Quốc: Những món ăn truyền thống tại Hàn Quốc

Đối với người dân Hàn Quốc, ẩm thực luôn được coi là một phần quan trọng của nền văn hóa lâu đời và đặc sắc nơi đây. Ở một gia đình truyền thống, một bữa sáng thường gồm có 6 món, bữa trưa và tối thì còn phải có đến tận 20 món với những thành phần nguyên liệu cũng như cách chế biến khác nhau. Sự đa dạng của ẩm thực còn được thể hiện qua sự kén chọn món ăn của từng vùng, miền riêng biệt và cho từng mùa xuân, hạ, thu, đông. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau…, nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm…. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô…

1. KimChi

Kim chi được làm từ bắp cải cho lên men và ngâm giấm. Có nhiều loại kim chi và nhiều cách chế biến khác nhau tùy theo khẩu vị của từng vùng. Tuy nhiên, ớt và tỏi là thành phần chính, món ăn nóng và cay này có giá trị dinh dưỡng cao.
Kim chi là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình người Hàn Quốc, thường được làm với số lượng lớn từ mùa thu. Tại các khu chợ, cải bắp và đồ gia vị được bày la liệt, ngay cả các góc phố, hè đường cũng đầy rẫy mặt hàng này. Du khách du lịch hàn quốc đến Seoul sẽ thấy bất kỳ người phụ nữ nào, dù sang hay hèn cũng lặc lè bên mình những cây bắp cải, họ hối hả, chen chúc nhau để dành được những chỗ cải tốt. Bởi làm kim chi là công việc quan trọng, thể hiện vai trò và tài khéo léo của người nội trợ trong gia đình Hàn Quốc .

Kim Chi


Kim Chi

 2. KimBap

Thoạt nhìn món Kimbap có thể thấy gần giống với món sushi truyền thống của Nhật Bản , Kimbap là một món ăn phổ biến của người Hàn Quốc , được làm bằng cơm và các thành phần khác nhau cuộn trong lá rong biển khô . Người Hàn Quốc thường làm gimbap để mang đi ăn trong những buổi dã ngoại hoặc các sự kiện ngoài trời, hoặc là trong các bữa ăn trưa nhẹ,hay được ăn cùng với danmuji hay kim chi.

KimBap


KimBap

3.  Cơm trộn – Bibimbap

Bibimbap có nguồn gốc tại Jeonju thuộc tỉnh Jeolla nằm ở phía Tây Nam của Hàn Quốc Món ăn này xuất hiện trong sách nấu ăn Siuijeonseo từ những năm 1800 cuối thế kỷ 19 còn có tên gọi là bubuimbap hay goldongban và có rất nhiều những giai thoại xung quanh món ăn hấp dẫn này.

Trong tiếng Hàn Quốc, “Bap” có nghĩa là cơm .Một suất Bibimbap bao gồm cơm trắng, các loại rau, trứng và thịt. Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá… đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp. Trứng được tráng qua hoặc rán chín với thịt đã ướp gia vị (thường là thịt bò) xắt nhỏ. Tất cả những thức ăn này được trộn đều với nước xốt làm từ ớt Hàn Quốc trước khi ăn.

Nói đến cơm trộn được sẽ đước thấy cách bày trí : màu trắng của cơm, màu vàng của trứng, màu xanh của rau, màu nâu của thịt… Các loại rau thường là dưa chuột được thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá đã được thái chỉ, cũng có thể thêm một chút rau diếp, trứng thì được tráng qua hoặc rán chín cùng với thịt (thường là thịt bò) được ướp gia vị đã xắt nhỏ, tất cả những thức ăn này sẽ được trộn thật đều cùng với nước xốt làm từ ớt trước khi ăn. Sự pha trộn này đã tạo ra cái tên ‘cơm trộn’.

Com tron Bibimbap


Cơm trộn Bibimbap

Hiện nay món cơm trộn đã thay đổi nhiều so với cơm trộn cổ truyền để có thể thích hợp với tất cả mọi người, chứ không chỉ riêng cho người Hàn Quốc. Bibimbap có những dạng khác như dolsot bibimbap và yukhoe bibimbap gồm thịt bò sống, trứng sống, sốt đậu nành hoặc sốt gochujang, vừng… được đựng trong một nồi cơm nóng hoặc bát bằng đá , đây là điểm khác biệt so với bibimbap truyền thống. Thông thường phải có ít nhất từ 6 đến 7 món trở lên và có thể ăn kèm với kim chi , thịt bò hoặc gà nướng .

4. Mì lạnh Naengmyeon

Nếu đến du lịch hàn quốc vào mùa hè thì có lẽ món ăn bạn không thể không biết đó là món naengmyeon, chỉ có duy nhất ở Hàn Quốc. Naengmyeon hay còn gọi là mì lạnh với sợi mì mỏng làm từ bột kiều mạch chan nước hầm thịt bò nêm nếm cùng nước ướp quả lê ướp lạnh. Mì lạnh thường được dùng trong bát lớn, có mùi nồng, vị thanh thanh ngọt mát như làm tan biến bầu không khí oi bức của mùa hè. Tuy nhiên, không phải là không dùng được mì lạnh vào mùa lạnh, bạn vẫn có thể thay nước dùng thịt bằng nước kim chi và để món mì ngon hơn bạn nên cân bằng giữa nước kim chi với nước dùng.

Mi lanh Naengmyeon


Mi lạnh Naengmyeon

5. Thịt bò nướng - Bulgogi

Cùng với kim chi, bulgogi là thực phẩm đã trở thành nét văn hóa của người Hàn Quốc . Bulgogi được làm từ bất kì loại thịt nào nhưng thịt bò thường được dùng nhiều nhất. Món ăn được chế biến bởi một loại nước tương riêng biệt của Hàn Quốc để làm tăng vị ngọt của thịt.Thịt bò thái mỏng tẩm sốt đậu nành, dầu vừng, tỏi, đường, hành xanh, tiêu đen, sau đó đem nướng vỉ nên bulgogi còn được gọi là thịt bò nướng. Chính gia vị ướp trong bulgogi làm cho món ăn mềm, thơm ngon đậm đà và mang một sắc thái riêng mà ai cũng có thể cảm nhận được.

Thit bo nuong Bulgogi


Thịt bò nướng Bulgogi

6. Ddeok Bo Ggi

Ddeok-Bo-Ggi xuất hiện ở khắp mọi nơi từ đường phố cho đến những nhà hàng sang trọng. Có lẽ vì sức hấp dẫn đặc biệt đối với người dân Hàn Quốc ở mọi lứa tuổi, dù là ở thời điểm nào trong năm, món bánh gạo cay vẫn luôn được chào đón nồng nhiệt. Tuy nhiên, vị cay nồng của Ddeok-Bo-Ggi chỉ thật sự phát huy tác dụng hấp dẫn của mình nhất chính là vào mùa đông lạnh giá mà thôi.

Ddeok Bo Ggi


Ddeok Bo Ggi

7. Mì đen - Ja-Jang-Myeon

Ja-Jang-Myeon là món ăn chính trong “Ngày Đen đối với tình yêu” ở Hàn Quốc (ngày 14/4). Đây là một ngày dành riêng cho những người độc thân hàng năm, họ thường mặc đồ đen, dùng bữa trưa là một bát mỳ lớn Ja-jang-myeon với ý nghĩa chia sẻ đồng cảm từ những trái tim cô đơn. Món ăn gồm hai phần chính là mỳ và nước sốt tương đen. Sợi mỳ vàng để làm Ja-jang-myeon phải được trần cho chín tới, không bột quá cũng không cứng, mềm và dai vừa đủ, nước sốt thì được làm từ đậu tương đen bao gồm cả tỏi, bí xanh và thịt ở bên trên (thường là thịt bò hoặc thịt heo), có khi người ta còn cho thêm cả hải sản băm nhỏ nữa. Khi nấu tương, bột ngô cũng thường được thêm vào để tô mỳ thêm dày và đậm đồng thời giữ cho mỳ được nóng hổi. Tuy không bắt mắt về vẻ ngoài nhưng bù lại, hương vị của Ja-jang-myeon lại khiến cho không ít bạn trẻ trên khắp thế giới bị cuốn hút cực kỳ!

Mi den Ja Jang Myeon


Mì đen Ja-Jang-Myeon

8. Thịt chó Hàn Quốc - Gae-Go-Gi

Người Hàn Quốc rất thích ăn thịt chó, ở Seoul có cả một “phố thịt chó”. Ở Hàn Quốc 92% đàn ông và 68% phụ nữ Hàn Quốc ở tuổi trưởng thành cho rằng thịt chó là một trong những món ăn ngon nhất đối với họ. Thịt chó ở Hàn Quốc có phương thức chế biến hoàn toàn khác với ở Việt Nam chúng ta. Thường thường món ăn này được người dân nơi đây rất quý, khi mổ họ hay cất giữ tủ lạnh và lấy ra dùng dần bằng cách cho vào nồi cùng với các loại rau, nấm nấu dưới dạng lẩu và được trình bày rất đẹp mắt.


Ẩm thực Hàn Quốc - Nét văn hóa đặc sắc


Ẩm thực Hàn Quốc - Nét văn hóa đặc sắc

 Đặc điểm nổi bật của ẩm thực Hàn quốc là mỗi vùng, miền và mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều có những món ăn riêng, độc đáo. Nguyên liệu món ăn đa dạng: các loại nấm, đậu, rong biển, con trai, cá, các loại rễ cây, rau...; nhiều màu sắc: màu vàng của trứng rán, màu đỏ của tương ớt, màu xanh của rau, màu đen của rong biển, màu trắng của nấm kim châm...

Vì thế, việc chế biến, trình bày cũng lắm công phu, tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Dường như người Hàn ăn bằng mắt. Rất nhiều món, nhiều kiểu chén đĩa, nhiều sắc màu được bày trên bàn ăn, nhưng mỗi thứ chỉ một ít. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: xì dầu, hành, tỏi, muối, dầu ăn, dầu vừng, bột tiêu, tương ớt, ớt khô... Ngoài ra, kim chi và tương đậu là hai món không thể thiếu trong bữa cơm truyền thống của người dân xứ Hàn.

Một vài món ăn truyền thống

Món ăn chính của người Hàn Quốc là cơm. Ngoài việc nấu cơm với gạo, người ta thường độn thêm lúa mạch, bắp, kê, bobo hay đậu. Thức ăn chủ yếu là các loại rau xanh luộc tái, xào hoặc tẩm, trộn gia vị như dưa chuột muối, rau sống trộn...; canh có nhiều nước dùng và thành phần chính là thịt, rau, cá, rong biển, xương hay lòng bò, lòng heo; các món hầm... và kim chi. Có rất nhiều loại kim chi, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng. Ở những vùng ấm áp, ớt bột được cho vào nhiều hơn để kim chi không bị hư. Vùng phía Bắc, người ta thường muối kim chi nhạt hơn và cũng ít cay hơn. Ngoài ra, một số loại kim chi không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác.

Thịt bò nướng lửa (Pulgogi), sườn heo, sườn bò nướng (Kalbi) cũng là món ăn tiêu biểu của Hàn Quốc. Trong chế biến món này, người ta dùng loại tương (Source) riêng biệt để làm tăng vị ngọt của thịt, khiến cho món ăn thêm đậm đà và mang một sắc thái riêng. Sườn, lưng, thịt mềm là loại được sử dụng nhiều nhất. Thịt bò được thái mỏng, ướp với nước lê, rượu trắng, nước tương đặc, hành băm, tỏi băm, dầu mè, nước gừng, bột tiêu... Sau đó nướng trên ngọn lửa nhỏ cháy âm ỉ. Món này cuốn chung với rau sống để ăn.

Người Hàn Quốc rất thích món “mộc tồn”. Theo quan niệm của họ, thịt chó có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè và giúp cơ thể tăng sức đề kháng với các loại bệnh dịch. Thịt chó thường được chế biến thành một món xúp có tên gọi là Boshintang. Dường như tất cả các vị của món xúp truyền thống xứ Hàn như xúp bò, xúp đậu tương, xúp kim chi... đều có trong món xúp này.

Ngoài một số món kể trên, cơm trộn (cơm trộn với thịt thái mỏng, trứng, rau tẩm gia vị, nước xốt làm từ ớt), mì lạnh (sợi mì được làm bằng lúa kiều mạch, mảnh và dai, nước dùng lạnh có thịt bò thái mỏng, hành tươi, củ cải, dưa leo, hạt mè), Shinsollo (thịt, cá, rau, đậu phụ được ninh nhỏ lửa trong nước thịt bò), cháo gà (gà được ướp với gừng, táo, gạo nếp, tỏi rồi hầm nhừ), bánh gạo (nhân thịt, kim chi và được hấp trong chõ)... là những món ăn luôn được ưa thích ở Hàn Quốc

Phong cách ẩm thực Hàn Quốc

Bữa ăn tại nhà là thời điểm tụ tập cả gia đình. Theo truyền thống, người lớn tuổi nhất trong nhà cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Khi ăn phải ngồi ngay ngắn, nhai từ tốn, kín đáo và không nhấc bát lên khỏi bàn. Trên bàn ăn, cơm và canh được đặt lên trước, canh đặt bên phải bát cơm, thức ăn khác và món chấm được đặt ở giữa. Món ăn nóng và thịt ở bên phải, món ăn lạnh được làm từ rau được đặt bên trái. Đũa, thìa đặt bên phải bàn.

Vào những ngày gia đình có việc như đám cưới, sinh nhật, mừng 100 ngày tuổi của các cháu bé..., người ta đều chuẩn bị những món ăn phù hợp với từng nghi lễ. Ví dụ trong các bữa tiệc sinh nhật truyền thống luôn có món rong biển trong thực đơn; mừng 100 ngày tuổi, người ta làm món Baeksolgi, Susukyongdan để cầu nguyện cho cơ thể và tâm hồn đứa trẻ được trong sạch, tránh những vận xấu...

Người Hàn Quốc còn ăn uống theo mùa. Vào ngày đông chí (tháng 12 âm lịch), người ta nấu cháo đậu đỏ ăn nhằm xua đuổi mọi tai ương; Tết âm lịch, món chủ đạo là bánh ttok, bánh mantu (bánh bao), gangjong (bánh gạo nếp rắc vừng)...; Tết Đoan Ngọ (5tháng 5 âm lịch), người ta ăn các loại bánh làm từ cây surichuynamu ở trên núi, mantu, cá diếc hấp...





Món ăn truyền thống của Ai Cập phong phú cực kì .
Những món bánh truyền thống miền Bắc
Món ăn Giáng sinh truyền thống hấp dẫn
Tết cổ truyền của Nhật Bản và ẩm thực đặc sắc
Món ăn ngày Noel hot hot hot 2012
Văn hóa truyền thống của Nhật Bản -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý