Món ăn truyền thống của người Trung Quốc

seminoon seminoon @seminoon

Món ăn truyền thống của người Trung Quốc

19/04/2015 09:21 AM
1,135

Món ăn truyền thống của người Trung Quốc. Ẩm thực Trung Hoa - nét riêng của nền ẩm thực nổi tiếng.

KHÁM PHÁ ĐẤT NƯỚC TRUNG HOA HUYỀN BÍ....

Các món ăn Trung Quốc từ lâu đã được cả thế giới ưa chuộng. Hãy thử khám phá những nét riêng của nền ẩm thực nổi tiếng này.

Dim Sum- món ăn độc nhất vô nhị

Dim Sum vốn là món ăn của người Quảng Đông, là những món ăn nhỏ, được dùng trong những bữa ăn nhẹ hay lúc uống trà. Hầu hết các món Dim Sum được chế biến theo phương pháp hấp, nhưng cũng có thể dùng phương pháp chiên hay om.

Món Dim Sum phổ biến không chỉ ở Trung Hoa mà còn ở nhiều quốc gia châu Á khác.

• Mì sợi- món ăn quan trọng trong ẩm thực Trung Hoa.

Thực ra, chính người Trung Hoa đã phát minh ra mì sợi, vào thế kỉ 13 chúng được Marco Polo mang sang Ý - quốc gia nổi tiếng về món mì Ý .

Với người Trung Hoa, sợi mì dài thể hiện cuộc sống trường thọ. Làm mì sợi theo cách truyền thống là cả một nghệ thuật: bột được kéo dài ra và xoay tít trên không trung. Song hiện nay, phương pháp thủ công này đã được thay thế bằng máy móc cùng các kỹ thuật chế biến khác.

Trong ẩm thực Trung Hoa có 2 loại mì, đó là mì trứng (mien) và mì gạo (bijon). Món mì có thể được phục vụ theo 3 cách: mì được dùng với nước súp có thịt và một số rau củ, trộn với thịt và chan nước sốt lên trên hoặc dùng nước sốt riêng. Thường người ta dùng mì trứng cho các món mì có nước sốt, còn mì gạo dùng cho món không có nước sốt.

• 2 loại súp nổi tiếng nhất Trung Hoa

Súp vi cá mập

Đó là súp vi cá mập và súp tổ chim nhạn.

Tổ chim duy nhất được dùng để chế biến món súp tổ chim được lấy từ loài chim nhạn. Loài chim này xây tổ bằng nguyên liệu chủ yếu là rong biển kết lại với nhau nhờ nước bọt của chúng. Các tổ chim nhạn được tìm thấy trên các vách đá cao nhô ra biển, nằm trong khu vực bờ biển nam Trung Hoa. Một khu vực có rất nhiều loại tổ chim nhạn là ở Bắc Palawan của quần đảo Philippine.

• Đậu hũ- món ăn truyền thống, thông dụng

Đậu hũ được làm từ đậu nành nghiền nát rồi lưu trữ một khoảng thời gian. Đậu hũ có thể được cắt thành lát và vì nó không có vị nên rất dễ hòa hợp với các loại sốt hay các thành phần khác trong món ăn.

• Cũng như các món mì, gạo (tiếng Hoa là fan) là một thực phẩm chính yếu trong ẩm thực Trung Hoa.

• Tập quán ăn uống của người Trung Hoa

Các món ăn được đặt trong cái đĩa lớn ở giữa bàn để mọi người trong gia đình có thể dùng chung. Khi ở nhà hàng, các món ăn được đặt trên một cái mặt tròn lớn có thể xoay được ở giữa. Như vậy, mọi người có thể xoay thức ăn đến chỗ của mình để lấy.

Thông thường, mọi người đều biết người Trung Hoa đã phát minh ra đôi đũa làm dụng cụ để ăn, nhưng lý do thì ít ai biết.

Thực ra người Trung Hoa được dạy cách sử dụng đũa trong một khoảng thời gian dài trước khi muỗng và nĩa được phát minh ở châu Âu (dao được phát minh trước nhưng không được xem là dụng cụ để ăn mà là một loại vũ khí). Việc sử dụng đũa khi ăn được nhà triết học vĩ đại người Trung Hoa tên là Confucius (551-479 trước Công nguyên) ủng hộ mạnh mẽ. Theo ông, sống trong nền văn minh tiên tiến, các dụng cụ dùng để giết mổ phải bị cấm sử dụng trên bàn ăn. Vì thế dao không được dùng đến và đó cũng là lý do tại sao các món ăn Trung Hoa luôn được cắt miếng vừa ăn trước khi được phục vụ ở bàn ăn.

• Cách nấu nướng của người Trung Hoa không phức tạp.

Hầu hết các món ăn Trung Hoa không đòi hỏi quá trình chế biến công phu và phức tạp.

Tuy ẩm thực Trung Hoa không vượt qua ẩm thực Pháp về yêu cầu nhiệt độ hay sự phức tạp trong khâu chuẩn bị món ăn, nhưng chắc chắn ẩm thực Trung Hoa sẽ chiến thắng về sự phong phú và lạ mắt của các thành phần nguyên liệu trong món ăn.

Người Trung Hoa rất thoáng trong việc sử dụng những thực phẩm có thể ăn được. Nếu thứ gì đó không gây hại cho sức khỏe thì họ sẽ có cách để chế biến chúng thật ngon.

Vì thế mà tổ chim nhạn không phải là món ăn lạ duy nhất được chế biến trong ẩm thực của người Trung Hoa, mà còn có các nguyên liệu khác như rong biển, vi cá mập, hải sâm…trong ẩm thực Trung Hoa, không có món ăn nào bị cấm như thịt heo bị cấm đối với những quốc gia theo đạo Hồi hay thịt bò bị cấm đối với người Hindu.

• Nhiều nét ẩm thực riêng trong một quốc gia:

Trung Hoa là một quốc gia rộng lớn, vì thế không phải ngạc nhiên khi các vùng miền ở đây có nét ẩm thực khác nhau. Tại vùng phía nam Trung Quốc, người Quảng Đông dùng cá và hải sản nhiều trong các món ăn; còn ở phía bắc, người Bắc Kinh dùng nhiều thịt hơn. Tất cả các loại thịt, nhất là thịt heo, được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực của người Trung Hoa.

Nằm ở vùng trung tâm của Trung Hoa, các món ăn của vùng Tứ Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng khác.

Món ăn Tứ Xuyên

• Nét riêng trong phong cách ăn uống của người Trung Hoa

Phong cách ăn uống của người Trung Hoa rất khác biệt với người phương Tây . Họ ít chú trọng đến cách bài trí chung quanh món ăn. Thậm chí, các nhà hàng dành cho tầng lớp quý tộc Trung Quốc có xu hướng làm đơn giản và dùng các dụng cụ ăn uống không đắt tiền. Ngoài ra, không giống như phong tục của người châu Âu, một món ăn không trở nên mắc tiền hơn khi món ăn đó được nấu ngon hơn.

• Người Trung Hoa rất thích uống trà

Trong suốt các bữa ăn, để cân bằng lại khẩu vị trước khi chuyển sang món ăn khác, người Trung Hoa luôn uống trà thay vì uống nước trái cây.



Các món ăn ngày Tết của Trung Quốc


Cũng giống như Việt Nam, người Trung Quốc cũng đón năm mới theo lịch âm. Các gia đình cũng chuẩn bị làm các món ăn để ăn và tiếp khách khứa, biếu bạn bè, người thân trong ngày lễ này.

Dưới đây là một số món ăn được người Trung Quốc ưa chuộng và thường làm trong ngày Tết năm mới.

1. Các loại bánh

Bánh có một vị trí đặc biệt trong dịp Tết của người Trung Quốc. Vị ngọt của bánh tượng trưng cho một cuộc sống sung túc, thịnh vượng, hình tròn thể hiện sự đoàn viên trong gia đình.


Bánh tổ (Nian Gao)


 

Bánh được làm từ gạo nếp, loại tốt, dẻo và thơm, đường bát được “thắng” kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị. Nian Gao, phiên âm giống như Nian Gao ngụ ý chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Theo tiếng Trung, “Gao” là bánh, “Nian” là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Trong số các loại bánh ngọt truyền thống của Trung Quốc, Nian Gao có lẽ là loại lớn nhất. Bánh có sẵn quanh năm, nhưng đặc biệt phổ biến trong dịp năm mới. Vào những ngày Tết cổ truyền, các thành viên trong gia đình người Hoa có truyền thống vui vầy sum họp, cùng ăn cỗ đầu năm. Trong mâm cỗ truyền thống ấy không bao giờ thiếu món bánh tổ.

Chiếc bánh tổ ngày nay được chế biến theo nhiều kiểu, nhiều cách nhưng vẫn mang một ý nghĩa chung là cầu cho một năm mới thịnh vượng hơn.

Như một món quà, Nian Gao được làm cới nhiều hình dạng khác nhau, bao bì hấp dẫn cho phù hợp với mùa lễ Tết. Những mẫu thiết kế là biểu tượng và những lời chúc tốt lành.
 
Nian Gao không chỉ được bán ở những siêu thị, chợ mà còn được bán tại các khách sạn, nhà hàng lớn.
 
Ngày nay bánh tổ không chỉ là một món ăn riêng của  người Hoa, mà còn được nhiều nơi, quốc gia yêu thích. Bánh Nian Gao trở thành món quà tặng phổ biến trong dịp năm mới.

Sủi cảo (Jiaozi)

Được xem là món ăn may mắn vì những chiếc bánh này trông giống như những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Sủi cảo tượng trưng cho sự giàu có và hy vọng cho một tương lai tươi sáng.

Phần lớn các vùng đều làm bánh hình bán nguyệt kiểu truyền thống. Gói theo hình này thì khi gói gấp đôi vỏ bánh hình tròn, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền Phúc”. Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.

Tại miền bắc, theo phong tục, các thành viên trong gia đình chuẩn bị bánh sủi cảo trước thời khắc giao thừa và ăn sau nửa đêm. Bất kể là đi công tác, học tập hay làm ăn xa nhà, đều trở về đoàn tụ với gia đình. Cả gia đình quây quần gói sủi cảo, ăn sủi cảo, chung vui, đầm ấm trong bầu không khí thanh thản của ngày tết. Một trong những thành viên trong gia đình may mắn có thể tìm thấy một đồng tiền xu trong chiếc bánh sủi cảo của mình.

Ngoài dịp năm mới, nhiều gia đình cũng chuẩn bị bánh sủi cảo cho những dịp đặc biệt khác như: Ngày sinh, các dịp lễ tây như Giáng sinh hoặc Lễ Tạ Ơn. cả gia đình cùng ăn, tượng trưng cho sự đoàn tụ. Chủ nhà mời khách ăn bánh để tỏ lòng quý trọng và sự nhiệt tình.


Bánh há cảo (Har Gao)

Mặc dù không phải là một món ăn truyền thống của năm mới, nhưng các loại bánh há cảo  đều được thưởng thức trong dịp năm mới. Há cảo cũng có thể gọi là har gow, har kau, har gao, ha gao, ha gow, ha gau, har gaw, ha gaw, har kaw, ha gaau, har cow, har gaau) là bánh bao tôm hấp với lớp vỏ bột sáng bóng chứa các thành phần bí mật. Những chiếc bánh há cảo được nặn giống hình dạng một chú thỏ. Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy rõ chiếc tai dài xinh xắn.


Bánh Fa Cao (fāgāo)

Là bánh hấp “Bánh thịnh vượng”. “Fa" có nghĩa là “để nâng cao” hoặc “được thịnh vượng”.

Bánh rán vừng

Những chiếc bánh này được làm từ bột gạo, kèm đậu đỏ, phủ với hạt vừng. Theo quan niệm của người Trung Quốc, chiếc bánh này tượng trưng cho sự may mắn suốt năm mới. 

Bánh khoai môn


Bánh này được làm bằng củ khoai môn, nấm và thịt lợn (một số công thức nấu ăn cũng thêm tôm).


Chả giò (Nem: chūnjuǎn), trứng cuộn (dàn pí chūn juǎn)

Chả giò tượng trưng cho sự giàu có và thịnh vượng, vì màu sắc và hình dạng của chúng cũng tương tự như một thanh vàng. Ban đầu, chả giò được làm với nhiều rau, sau đó tôm và thịt lợn đã được thêm vào.


Cũng giống như món nem rán, trứng cuộn, appetizer khác tượng trưng sự giàu có, tiền bạc, của cải.

Rau diếp

Món ăn của tỉnh Quảng Đông, rau diếp tượng trưng cho sự dồi dào về của cải, may mắn

Hoa hẹ xào

Tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu

Cá hấp

Cá (Yu) tượng trưng cho ước muốn, sự thịnh vượng, sung túc.

Salad cá (Yu sheng)

Mâm cơm Tết truyền thống của người Trung Quốc không thể gọi là đầy đủ nếu thiếu yu sheng hay còn được biết với tên Lo Hei, là món salad đầy màu sắc của cá tươi và rau, quả. Những năm gần đây, các nguyên liệu đã trở nên ngày càng phong phú, bao gồm sứa, đu đủ, khoai lang, hẹ ngâm và nhiều hơn nữa.


Gà Kung Pao

Là món gà nấu cay với ớt, đậu phộng (một biểu tượng của trường thọ trong văn hóa Trung Quốc). Đây là món ăn của tỉnh Tứ Xuyên, miền tây Trung Quốc. Kung Pao được chuẩn bị theo một cách nhất định. Bạn sẽ tìm thấy công thức nấu ăn cho Kung Pao với Tôm, Thịt bò, và thậm chí cả rau. Tuy nhiên, món ăn truyền thống được làm với thịt gà.

Vịt quay


Là món ăn của Bắc Kinh, ra đời từ thời nhà Nguyên, đến thế kỉ thứ 15 món này đã trở thành một thực phẩm ưa thích của giới thượng lưu, vua chúa. Ngày nay, vịt quay Bắc Kinh đã thực sự trở thành một thương hiệu riêng, một nét văn hóa ẩm thực độc đáo mà người dân nơi đây tự hào giới thiệu cho khách du lịch.

Để có được món vịt quay ngon, yêu cầu phải chuẩn bị chu đáo, công phu từ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến. Một con vịt quay ngon sẽ có lớp da chín màu bánh mật giòn, vị béo mà không ngấy, thịt bên trong lại mềm như trứng luộc. Vịt luôn được chặt miếng nhỏ, khoảng 120 miếng/con.


Thịt lợn chua ngọt

Món ăn này bao gồm những miếng thịt heo chiên kỹ với dứa, ớt chuông và sốt chua ngọt, thể hiện hy vọng gia đình có nhiều con cháu. Theo tiếng Quảng Đông, từ “chua” đồng âm với từ “cháu”.

Tôm muối tiêu

Tôm được rang đến khi vỏ chuyển màu cam hấp dẫn với hỗn hợp muối và hạt tiêu, khi ăn để nguyên cả vỏ.

Cơm rang

Có nguồn gốc ở thành phố Giang Châu ở tỉnh Giang Tô ở phía đông Trung Quốc. Cơm rang Giang Châu đôi khi được gọi là cơm rang đặc biệt, dăm bông có thể được dùng thay cho thịt lợn BBQ.


Thịt lợn Mu Shu

Nhiều năm qua, thịt lợn Mu Shu trở thành món ăn phổ biến nhất của các nhà hàng phía tây. Miếng thịt mỏng được rang kỹ hoặc rang, kết hợp rau, thêm nước sốt tạo hương vị và một chút trứng.


Thịt viên (ròuwán)


Thể hiện sự đoàn viên

Đậu xào

Bạn sẽ tìm thấy món ăn này tại các nhà hàng Trung Quốc. Món này đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Giống như nhiều món ăn khác của Tứ Xuyên, đậu xào được nêm gia vị đậm đà.


Miến dong (fěn sī), tượng trưng cho chuỗi bạc, mỳ ống tượng trưng cho sự trường tồn.

Trà trứng


Thức uống thú vị này được pha bằng cách luộc trứng chín, thêm nước lá chè đen và gia vị.


Món khoái khẩu nghìn năm của người Trung Quốc

Mặc dù ăn thịt chó (thịt thơm) bị phản đối gay gắt, hoạt động giết thịt phục vụ thực khách vẫn diễn ra hằng ngày ở Trung Quốc.

Những con chó được nhốt chặt trong lồng để lên đường ra chợ "làm thịt".

Chó được chở đến chợ thịt chó ở thành phố Yulin, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Khác với phương Tây, nơi người ta coi chó, mèo là những con vật thân thiết, là người bạn, là thành viên trong gia đình thì ở một số nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, chó mèo lại được coi là món ăn ngon, bổ dưỡng và thường được dùng để tiếp đãi khách quý.

Thực khách vui vẻ thưởng thức món "thịt thơm" ở Yulin, tỉnh Quảng Tây. Truyền thống ăn thịt chó đã tồn tại cả nghìn năm nay ở địa phương này.

Những con chó bị giết, cạo lông, nằm rải rác giữa nền trước khi được nấu và phục vụ cho các thực khách.

Những quán nhậu với mồi là thịt chó luôn đông khách. Đây được xem là món ăn khoái khẩu đối với người dân Trung Quốc, cả nam lẫn nữ.

Món thịt chó được bày bán cạnh một con chó sống chuẩn bị được làm thịt.

Mặc dù các nhà bảo vệ quyền động vật đang ngày một gia tăng sức ép, Trung Quốc hiện vẫn chưa chính thức ban hành luật cấm ăn thịt chó mèo




Món ăn truyền thống của Malaysia -
Món ăn truyền thống của Hàn Quốc
Món ăn truyền thống của Hà Lan
Món ăn truyền thống của Italia -
Món ăn truyền thống của Indonesia
Món ăn truyền thống của Huế -
Món ăn truyền thống của Hải Phòng




(st)


Người Trung Quốc và món ăn truyền thống trong tết Thanh minh

Thứ sáu, 02 Tháng 12 2011 04:57 | PDF. | In | Email

Người Trung Quốc và món ăn truyền thống trong tết Thanh minhMỗi năm cứ đến ngày mùng 4 - 5 tháng 3 âm lịch, người dân Trung Quốc lại nhộn nhịp chuẩn bị cho tết Thanh minh. Ngoài lễ viếng mộ tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống cũng là một phần không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền này.

Thanh đoàn tử
Vào tiết Thanh minh, người Giang Nam có tục ăn bánh Thanh đoàn tử. Để làm được loại bánh này, người ta ép lấy nước một lại cỏ mọng có tên là “Tương mạch thảo”, sau đó trộn với bột nếp đã xay nhuyễn thành một thứ bột ướt mịn. Nhân bánh là bột đậu xanh trộn đường. Đặt một viên nhân bánh và một miếng mỡ lợn nhỏ vào vỏ bột, vê tròn rồi xếp vào lồng hấp, hấp cách thủy đến chín. Khi lấy bánh ra khỏi lồng hấp, người ta lấy dầu thực vật quét đều lên khắp bề mặt bánh, khi đó bánh mới hoàn thành. Thanh đoàn tử có màu xanh bóng như ngọc, vị mềm, thơm, ăn vào thấy ngọt mà bùi, béo mà không ngấy. Người Giang Nam dùng thứ bánh này để cúng tổ tiên nên Thanh đoàn tử không chỉ là một món ăn mà đã trở thành phong tục ẩm thực của vùng đất này.
Bánh cuộn thừng
Ăn bánh cuộn thừng là phong tục truyền thống vào tiết Thanh minh của người Trung Quốc. Thứ bánh này được chiên trong mỡ, vị giòn, thơm. Thời xưa tục cấm lửa vào tết Hàn thực không được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc nhưng tục ăn bánh cuộn thừng lại được người dân rất ưa chuộng. Ngày nay bánh cuộn thừng có sự khác biệt giữa hai miền nam bắc. Bánh miền bắc thường to, dùng bột mì làm nguyên liệu chính. Bánh miền nam nhỏ và tinh xảo hơn, đa phần dùng bột gạo để làm. Bánh cuộn thừng cũng xuất hiện trong các vùng dân tộc thiểu số, vị ngon khác lạ, trong đó bánh cuộn thừng của tộc Duy Ngô Nhĩ, Đông Hương và dân tộc Hồi ở Ninh Hạ là nổi tiếng nhất.
Dịp tết Thanh minh cũng trùng với mùa ốc nên người Trung Quốc có câu nói: “Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng”. Chưa vào mùa sinh sản nên ốc dịp này béo, ăn rất ngọt. Ốc có nhiều cách chế biến, có thể xào với hành, gừng, rượu nấu, xì dầu và đường trắng hoặc khêu lấy thịt để hấp, trộn hay chần tái đều rất ngon.
Ngoài các món ăn trên, vào dịp tết Thanh minh, người Trung Quốc còn có tục ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp, bánh chưng, bánh dày… Các món ăn muôn hình muôn vẻ mà giàu chất dinh dưỡng.
- See more at: http://www.hoaphuongdo.vn/am-thuc-24h/am-thuc-trung-hoa/61266-nguoi-trung-quoc-va-mon-an-truyen-thong-trong-ngay-thanh-minh.html#sthash.J2Pz2mLE.dpuf

Người Trung Quốc và món ăn truyền thống trong tết Thanh minh

Thứ sáu, 02 Tháng 12 2011 04:57 | PDF. | In | Email

Người Trung Quốc và món ăn truyền thống trong tết Thanh minhMỗi năm cứ đến ngày mùng 4 - 5 tháng 3 âm lịch, người dân Trung Quốc lại nhộn nhịp chuẩn bị cho tết Thanh minh. Ngoài lễ viếng mộ tổ tiên, thưởng thức những món ăn truyền thống cũng là một phần không thể thiếu trong dịp tết cổ truyền này.

Thanh đoàn tử
Vào tiết Thanh minh, người Giang Nam có tục ăn bánh Thanh đoàn tử. Để làm được loại bánh này, người ta ép lấy nước một lại cỏ mọng có tên là “Tương mạch thảo”, sau đó trộn với bột nếp đã xay nhuyễn thành một thứ bột ướt mịn. Nhân bánh là bột đậu xanh trộn đường. Đặt một viên nhân bánh và một miếng mỡ lợn nhỏ vào vỏ bột, vê tròn rồi xếp vào lồng hấp, hấp cách thủy đến chín. Khi lấy bánh ra khỏi lồng hấp, người ta lấy dầu thực vật quét đều lên khắp bề mặt bánh, khi đó bánh mới hoàn thành. Thanh đoàn tử có màu xanh bóng như ngọc, vị mềm, thơm, ăn vào thấy ngọt mà bùi, béo mà không ngấy. Người Giang Nam dùng thứ bánh này để cúng tổ tiên nên Thanh đoàn tử không chỉ là một món ăn mà đã trở thành phong tục ẩm thực của vùng đất này.
Bánh cuộn thừng
Ăn bánh cuộn thừng là phong tục truyền thống vào tiết Thanh minh của người Trung Quốc. Thứ bánh này được chiên trong mỡ, vị giòn, thơm. Thời xưa tục cấm lửa vào tết Hàn thực không được phổ biến rộng rãi tại Trung Quốc nhưng tục ăn bánh cuộn thừng lại được người dân rất ưa chuộng. Ngày nay bánh cuộn thừng có sự khác biệt giữa hai miền nam bắc. Bánh miền bắc thường to, dùng bột mì làm nguyên liệu chính. Bánh miền nam nhỏ và tinh xảo hơn, đa phần dùng bột gạo để làm. Bánh cuộn thừng cũng xuất hiện trong các vùng dân tộc thiểu số, vị ngon khác lạ, trong đó bánh cuộn thừng của tộc Duy Ngô Nhĩ, Đông Hương và dân tộc Hồi ở Ninh Hạ là nổi tiếng nhất.
Dịp tết Thanh minh cũng trùng với mùa ốc nên người Trung Quốc có câu nói: “Thanh minh ăn ốc, không cần ăn ngỗng”. Chưa vào mùa sinh sản nên ốc dịp này béo, ăn rất ngọt. Ốc có nhiều cách chế biến, có thể xào với hành, gừng, rượu nấu, xì dầu và đường trắng hoặc khêu lấy thịt để hấp, trộn hay chần tái đều rất ngon.
Ngoài các món ăn trên, vào dịp tết Thanh minh, người Trung Quốc còn có tục ăn trứng gà, bánh bông lan, bánh kẹp, bánh chưng, bánh dày… Các món ăn muôn hình muôn vẻ mà giàu chất dinh dưỡng.
- See more at: http://www.hoaphuongdo.vn/am-thuc-24h/am-thuc-trung-hoa/61266-nguoi-trung-quoc-va-mon-an-truyen-thong-trong-ngay-thanh-minh.html#sthash.J2Pz2mLE.dpuf



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý