Món ăn truyền thống của người Việt Nam

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Món ăn truyền thống của người Việt Nam

19/04/2015 09:21 AM
7,787
Món ăn truyền thống của người Việt Nam. Món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Related image

Những năm gần đây, nền ẩm thực Việt Nam ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc của mình trên phạm vi thế giới. Hệ thống nhà hàng của người Việt đã phát triển mạnh tại nhiều quốc gia và nhiều món ăn Việt đã được biết đến rộng rãi trong cộng đồng cư dân nước sở tại.

Dưới đây là 10 món ăn tiêu biểu nhất của người Việt ở nước ngoài, được Đất Việt chọn lựa dựa trên các tiêu chí như mức độ phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng Việt ở nước ngoài và số bài viết về những món ăn này trên các phương tiện truyền thông quốc tế.

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Phở là món ăn được nhắc đến đầu tiên. Đây là một món ăn truyền thống và cũng có thể xem là món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt… Tùy vùng miền mà phở có phương pháp chế biến và hương vị khác nhau ít nhiều. Trên bình diện quốc tế, đã có rất nhiều nhà hàng chuyên về phở của người Việt được mở ra ở Bắc Mĩ, châu Âu và Australia. Riêng tại Mĩ, thống kê không chính thức cho biết doanh thu các cửa hàng phở Việt Nam lên tới 500 triệu USD/năm.

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Sau phở phải kể đến nem cuốn, một món “chủ lực” trong thực đơn của nhiều nhà hàng Việt và cũng được rất nhiều người nước ngoài ưa chuộng. Món ăn này được làm từ bánh tráng cuộn với các loại rau thơm, bún, và một số loại thịt như thịt bò, lợn, vịt, tôm, cá, cua, khi ăn thì chấm với nước chấm. Cũng như phở, tùy địa phương, vùng miền mà công thức làm nem cuốn có thể khác nhau.

Related image

Bánh xèo là một loại bánh đặc trưng của Việt Nam, có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ, được rán màu vàng, nặn hình tròn hoặc bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh có cách chế biến và hương vị riêng. Thường thì có hai phong cách chính là bánh xèo giòn và bánh xèo dai. Bánh xèo ăn kèm với rau sống và chấm với nước mắm chua ngọt.

Related image

Bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, bên trong thường cuốn nhân gồm một ít thịt vai, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương, khi ăn chấm với nước chấm pha nhạt từ nước mắm và có thể ăn kèm thêm chả lợn. Bánh cuốn làm theo kiểu truyền thống thường không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm. Ở nước ngoài, vỏ bánh cuốn thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì hấp trên nồi nước sôi.

Related image

Cơm tấm là món đặc sản của miền Nam Việt Nam, được nấu từ hạt gạo tấm. Khi ăn, cơm được bày ra đĩa cùng nhiều thức ăn kèm theo như sườn nướng, chả trứng, trứng ốp-la, bì và đồ chua như đu đủ, cà rốt, củ cải, dưa chuột dấm… Ngoài ra, ăn cơm tấm phải có nước mắm ngọt, là nước mắm pha với nước lọc và thêm đường. Cơm tấm ăn đúng kiểu không dùng đũa mà dùng thìa và dĩa nên khá hợp với phong cách người phương tây. Ngày nay có khá nhiều nhà hàng chuyên về cơm tấm của người Việt ở nước ngoài.
 

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

 

Có xuất xứ từ tỉnh Quảng Nam, mỳ Quảng đã trở thành một món ăn đặc trưng của cả miền Trung Việt Nam. Sợi mì được làm bằng bột gạo xay mịn hoặc bột mì và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mỏng khoảng 2mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, trên mì là thịt lợn nạc, tôm, thịt gà cùng với nước dùng được hầm từ xương lợn. Ngoài ra, trong bát mì Quảng còn có thể có thêm lạc rang khô và giã dập, bánh đa, hành lá thái nhỏ, rau thơm, ớt đỏ… Thông thường nước dùng rất ít.

Related image

Là một đặc sản của xứ Huế, bún bò Huế đã nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim của những người sành ẩm thức nước ngoài. Bún có hương vị rất riêng với nước dùng làm từ xương bò hầm chín có cho thêm mắm ruốc và chả lợn hay chả bò quyết nhuyễn. Thịt bò có thể xắt mỏng, được nhúng vào nước dùng đang sôi trước khi cho vào bát bún (gọi là thịt bò tái). Bún bò Huế được ăn kèm với rau sống gồm giá, rau quế, chanh, bắp chuối, rau…

Bánh canh là một món phổ biến ở miền Trung và Nam Việt Nam. Bánh được làm từ bột gạo, bột mì, hoặc bột sắn hoặc bột gạo pha bột sắn, được cán thành tấm và cắt ra thành sợi to và ngắn. Nước dùng được nấu từ tôm, cá, chân giò… thêm gia vị tùy theo từng loại bánh canh. Bánh được bỏ vào nồi nước dùng đã hầm vừa đủ độ và đợi cho chín tới. Gia vị cho bánh canh thay đổi tùy theo món bánh canh và tùy theo khẩu vị mỗi vùng. Bánh canh có thể dùng kèm với cá đã róc xương, chả cá, chân giò, tôm, thịt…

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM bun rieu

Với hương vị rất đặc thù, bún riêu cua là món khoái khẩu không chỉ của người Việt Nam mà còn cả giới sành ẩm thực quốc tế. Món ăn này gồm bún và riêu cua – được nấu từ gạch cua, thân cua giã, lọc với quả dọc, cà chua, mỡ nước, mẻ ngấu, nước mắm, muối, hành hoa. Bún riêu thường thêm chút mắm tôm để tăng thêm vị đậm đà, thường ăn kèm với rau ghém (rau diếp thái nhỏ hay cọng rau muống chẻ).


Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Bún chả nem thu hút thực khách bởi thành phần chính là nem rán, gồm hai phần vỏ và nhân nem. Vỏ nem hay bánh đa nem là loại bánh tráng bằng bột gạo xay với nước, tráng mỏng, phơi khô. Nhân nem thường bao gồm thịt lợn hoặc thịt bò băm nhỏ, miến ngâm mềm cắt ngắn, mộc nhĩ, nấm hương, hành, trứng, hạt tiêu và gia vị… Nhân được cuốn trong vỏ thành hình trụ và rán trong chảo ngập dầu đến khi vàng đều. Thưởng thức bún nem không thể thiếu rau sống và nước chấm gồm nước mắm, dấm, ớt, tỏi, đường và hạt tiêu.


 

Cách ăn của người Việt Nam

Mời các bạn tham khảo bài viết của GS Hà Huy Khôi về Cách ăn của người Việt Nam.
Cách ăn truyền thống của người Việt Nam rất đặc sắc.

Gạo là lương thực chính, ngô khoai cũng sẵn, nhiều loại rau, lắm loại cá và thủy sản. Dọc theo chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, biết bao món ăn, cách ăn khác nhau nhưng có nhiều điểm chung của một cách ăn truyền thống. Trước hết, người Việt Nam có tập quán ăn trộn, trong một món ăn thường phối hợp nhiều loại củ với vừng, lạc và các rau gia vị. Món canh cua nấu với khoai sọ, rau rút, rau muống... Ngay tương, món nước chấm dân tộc cũng là sản phẩm của đậu tương, ngô và gạo. Từ cái bánh chưng, bát phở, đến ăn nem, ăn cuốn, ăn thang cũng đều theo lối ăn hỗn hợp nhiều loại thực phẩm như vậy cả. Ngày nay người ta biết cách ăn hỗn hợp là rất khoa học vì các thực phẩm bổ sung giá trị dinh dưỡng cho nhau, mặt khác đây còn là một phương pháp tạo nên nhiều món ăn độc đáo, ngon lành cho từng địa phương.

Image result for MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

Gạo là lương thực chính trong bữa cơm người Việt

Bữa ăn của người Việt Nam thường có nhiều rau, có các loại rau thơm và nước chấm độc đáo khi có món ăn ngon. Cứ mỗi loại thức ăn, nhất là thức ăn nguồn gốc động vật lại có một loại gia vị và nước chấm tương ứng. Phải chăng điều này bên cạnh tính hấp dẫn, ngon miệng người xưa đã quan tâm đến khía cạnh vệ sinh thực phẩm đề phòng các rối loạn tiêu hóa khi sử dụng nhiều thức ăn động vật vì lợn là một loại gia súc hay bị các bệnh ký sinh trùng. Các sản phẩm từ đậu tương (đậu phụ, tào phớ, nước tương) đang được coi là một loại thức ăn có giá trị sinh học cao và có giá trị trong đề phòng nhiều loại bệnh mạn tính.

Người Việt Nam uống nước chè (chè tươi, chè xanh, trà). Trong chè có nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, vitamin C, các chất có hoạt tính vitamin P, tính kháng thể và kích thích hoạt động hệ thần kinh.

500 năm trước đây, Tuệ Tĩnh đã cho rằng: “Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn” và ông đã viết bộ Nam dược thần hiệu trong đó có nhiều vị thuốc là thức ăn. Người Việt Nam khi cảm cúm có bát cháo hành giải cảm, mùa hè nóng nực thích ăn canh hẹ, chè đỗ đen, canh cua cho mát. Khoa dinh dưỡng hiện đại rất quan tâm đến phương diện đó của thức ăn, với thuật ngữ “Thức ăn chức năng” hoặc “Các thức ăn cho các sử dụng đặc hiệu về sức khỏe”. Đây là một lĩnh vực mới của khoa học dinh dưỡng mà ông cha ta đã chú ý từ lâu. Mức sử dụng lượng thức ăn động vật nói chung, sữa, đồ ngọt, dầu mỡ, quả chín sẽ tăng lên theo mức thu nhập. Điều đó góp phần đa dạng hóa bữa ăn, khắc phục tình trạng bữa ăn đơn điệu trước đây và cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Người ta không khuyến khích ăn nhiều thịt vì thịt thường kèm theo chất béo và cholesterol. Sữa là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Người Việt Nam từ trước tới nay ít ăn sữa nên không quen. Protein của sữa chất lượng cao, lipid của sữa có nhiều vitamin tan trong chất béo, nhất là vitamin A. Sữa có nhiều canxi và riboflavin (B2) là loại vitamin thường thấp ở khẩu phần nghèo sữa. Bơ và phomát là các chế phẩm từ sữa, trong bơ có 83-84% lipid, có nhiều acid béo no, trong phomát có nhiều protein và canxi. Điều đáng chú ý là cả về mọi phương diện sữa các loài động vật và chế phẩm không giống với sữa người, vì thế không thể thay thế cho sữa mẹ. Trẻ em sơ sinh đến 6 tháng nhất thiết phải được bú sữa mẹ, việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ để hỗ trợ việc nuôi con bằng sữa mẹ phải triệt để tôn trọng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 307/Ttg ngày 10/6/1994. Nhìn chung, bữa ăn của người Việt Nam còn quá mặn (trung bình 13g muối so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 6g) không lợi cho huyết áp.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý