Cách chọn ấm sắc thuốc tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chọn ấm sắc thuốc tốt nhất

19/04/2015 09:35 AM
4,583
Cách chọn ấm sắc thuốc tốt nhất. Thuốc thang là một dạng thuốc được dùng nhiều nhất trong Đông y vì có hiệu quả hơn hẳn những dạng thuốc khác như cao, đơn, hoàn, tán… Dạng thuốc này đòi hỏi người sử dụng phải “nấu” các vị thuốc bằng nước trong ấm sắc thuốc một khoảng thời gian nhất định mới dùng được (mà ta quen gọi là “sắc”).





CÁCH CHỌN ẤM SẮC THUỐC TỐT

Cách sử dụng ấm sắc thuốc

Hiện tại môi trường sống luôn thai đổi như khí hậu, khói bụi, hoá chất, thực phẩm bị nhiễm đọc...Là các tác nhân dây ra những loại bệnh nan y khó chữa và lâu chữa khỏi và việc dùng thuốc tây trở nên đắc đỏ và không tốt về lâu cho sứ khoẻ.

Vì vậy nhiều người đã tìm đến thuốc nam, bắc và nhu cầu mua ấm sắc thuốc ngày càng nhiều vấn đề nên chọn mua hãng nào tốt và chất lượng.

gdw1356773599


Nguyên lý của ấm sắc thuốc rất đơn giản: Bạn cứ cho thuốc vào và cho nước vào theo lời dặn của bác sĩ ( thường 3 chén hay 4 chén) Ấm thường có 2 chế độ nấu nhanh hay chậm. Ấm gồm một mâm đun nước bên trong đáy ấm, nước sôi làm ra thuốc sau khoản 5 tới 8 tiếng tuỳ thời gian mà bạn chọn chế độ nấu.Lúc này đèn nguồn sáng báo hiệu chế độ đang nấu Khi nước thuốc cạn tới mức giớ hạn( tới mực của mâm nhiệt) ấm sẽ tự ngắt thường là 1 chén hoặc tới 8 phân chén. Đèn sẻ chuyển sang đèn hâm. Lúc này bạn muốn uống liền thì bạn chắt thuốc ra và uống còn không bạn chưa uống liền thì vẫn để đó để thuốc giữ ấm khi nào uống thì chắt ra.Lưu ý đừng dể lâu quá thuốc có thể cạn

VA61H


Nấu nước thứ 2:( tuỳ trường hơp) bạn nên choc nưốc nhiều hơn lần nhất một tí và cho vòng sứ vào ôm trùm mâm nhiệt tác dụng của vòng sứ là làm cô đặc nước thuốc lại vì thế nước thuốc của lần 2 sẽ ít và đặt hơn.
Vệ sinh ấm: mỗi lần nấu bạn nên lấy thuốc cũ ra và rữa ấm thuốc với nước sạch (nếu kỹ bạn nên trán lại bẳng nước nóng)
Cất dữ: bạn nên để nơi thoán mát không nóng quá hoặc nơi dể va chạm sẽ làm bể.
Chúc các bạn có một sức khỏe thật khỏe mạnh

Hướng dẫn sắc thuốc đúng cách với ấm sắc thuốc


Thầy thuốc sau xem qua thang thuốc rồi bảo đem đến thầy sắc cho và uống liền tại chỗ, sau đó thầy truyền cho đệ tử sắc theo chỉ dẫn của thầy, chỉ ba ngày sau người này khỏi bệnh. 

Như vậy vấn đề ở đây là cách sắc thuốc của bệnh nhân có khác với cách sắc thuốc của thầy. Sắc thuốc thang rất dễ vì phần lớn bệnh nhân chỉ biết nguyên tắc đơn giản là cho thuốc vào một siêu đất, rồi đổ ngập nước vài centimet sao cho “ba chén còn lại tám phân”, và cũng ít quầy thuốc hướng dẫn tỉ mỉ cho bệnh nhân dùng ấm sắc thuốc đúng cách. Vì lẽ đó nên nhiều người vẫn tin và cho là thuốc thang tuy có tốt, không độc hại nhưng tác dụng rất chậm và có khi phải uống hàng trăm thang.

Hướng dẫn sắc thuốc đúng cách với ấm sắc thuốc 1

Tuy nhiên sắc thuốc khó ở chỗ làm sao chiết xuất được hết các thành phần hoạt chất trong thang thuốc, không bỏ sót vị nào để đạt được hiệu quả trong điều trị. Trong xu hướng hiện nay số lượng người chọn phương án chữa bệnh bằng cây cỏ ngày càng gia tăng, vì vậy trên phương diện chuyên môn chúng tôi xin góp vài ý trong vấn đề sắc thuốc để giúp người bệnh có thể hiểu được phần nào. 

1. Về nước dùng để sắc thuốc: 

Dùng nước đun chín là tốt nhất vì nước này đã loại bỏ các khoáng chất có thể làm mất tác dụng của một số vị thuốc. 

Không nên dùng nước máy hoặc nước giếng vì đôi khi nước không đạt chuẩn hoặc là nước cứng. Thông thường lượng nước cho một thang thuốc 100g khoảng 500-600ml. 

2. Về dụng cụ sắc thuốc: 

Nên dùng ấm sắc thuốc chuyên dụng không nên dùng nồi hoặc dụng cụ kim loại để sắc thuốc, như thế sẽ tránh được sự phân hủy của các hoạt chất, đặc biệt là tannin (chất chát) thường có trong cây cỏ. Đôi khi các kim loại còn có thể phối hợp với các thành phần trong dược liệu tạo thành các chất gây độc cho cơ thể. 

3. Về thành phần của thang thuốc: 

Một thang thuốc thường có nhiều vị thuốc phối ngũ với nhau. Trong đó có thể có loại dễ tan, có loại khó tan trong nước, có loại rất dễ bay hơi ở nhiệt độ cao như tinh dầu, có loại mỏng manh, nhẹ thường dễ nổi lên trên như các loại hoa lá, có loại cứng chắc như rễ củ, loại nặng hay bị chìm xuống đáy siêu như các khoáng vật, xương động vật. Do đó khi sắc cần chú ý, không phải đổ tất cả vào siêu một lượt, mà ở đây trách nhiệm của người bán thuốc là ghi chú và căn dặn người bệnh kỹ càng, thuốc nào cho vào sắc trước, thuốc nào cho sau, loại có tinh dầu dễ bay hơi chỉ cho vào sau cùng trước khi bắc xuống, có loại cần phải cho vào túi vải để không làm khét đáy siêu như thạch cao. Trong thang thuốc đôi khi còn có những vị thuốc quý như “sâm, nhung, quế, sừng tê...” thường được tán thành bột gói riêng và dặn bệnh nhân nên cho vào chén thuốc trước khi uống để tránh hao hụt trong quá trình sắc thuốc.

Hướng dẫn sắc thuốc đúng cách với ấm sắc thuốc 2

4. Về thời gian và nhiệt độ sắc thuốc:

Trước khi cho vào ấm sắc thuốc nên xem lại thang thuốc, vị nào để riêng, vị nào đã được sao tẩm, các vị thuốc lá nên rửa nhanh dưới vòi nước cho sạch rồi hãy cho vào ấm sắc thuốc.

Nếu là thang thuốc giải cảm thường được sắc nhanh với lửa to và sắc một lần khi sôi thì rót ra uống lúc thuốc còn ấm nóng, để lấy khí giúp ra mồ hôi và không bị mất tinh dầu như bạc hà, kinh giới, tía tô. - Nếu là thang thuốc chữa bệnh hoặc thuốc bổ như đương quy, nhân sâm, bạch truật, hà thủ ô... cần lấy vị nên sắc chậm với lửa riu riu cho thuốc sôi âm ỉ nhưng không trào ra ngoài, thời gian sắc 50-60 phút, rót lấy nước thứ nhất và sắc nước thứ hai cách cũng giống như nước thứ nhất. Hòa hai nước lại với nhau uống, hoặc có thể cô đặc lại rồi chia hai lần uống trong ngày. 

5. Về cách uống thuốc:

khi uống thuốc thang chú ý một số điều sau đây: 

- Nên uống lúc bụng trống cho thuốc dễ hấp thu. 

- Không dùng chung với trứng, sữa, phó mát. 

- Không uống chung với nước giải khát có gas, nước ép trái cây, nước trà, các loại chè đậu, nước canh thịt, nước rau muống. 

- Không dùng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, các chất cay, nóng.

- Không ăn những thức ăn cứng, dai, khó tiêu, giúp thuốc dễ hấp thu.

- Chú ý kiêng ăn theo lời khuyên của bác sĩ cho từng loại bệnh. Sắc thuốc vẫn còn mang tính cách thủ công, tuy nhiên cẩn thận và chú ý khi sắc mới có thể chiết xuất được tối đa các hoạt chất. Sắc đúng kỹ thuật sẽ có được chén thuốc thang đầy đủ mùi vị của thuốc. Có khi người bệnh chỉ cần ngửi mùi thuốc cũng thấy khỏe được vài phần. Thuốc tốt cũng mang lại niềm tin rất lớn cho người sử dụng. 

Sắc thuốc với ấm sắc thuốc vẫn còn mang tính cách thủ công, tuy nhiên cẩn thận và chú ý khi sắc mới có thể chiết xuất được tối đa các hoạt chất. Sắc đúng kỹ thuật sẽ có được chén thuốc thang đầy đủ mùi vị của thuốc. Có khi người bệnh chỉ cần ngửi mùi thuốc cũng thấy khỏe được vài phần. Thuốc tốt cũng mang lại niềm tin rất lớn cho người sử dụng.

sử dụng ấm sắc thuốc thang đúng các

Trong lịch sử Đông y, thuốc thang được dùng từ rất sớm. Tuy nhiên, việc sắc thuốc đòi hỏi khá nhiều thời gian, sự chú ý và cả những “bí quyết” để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.

Dược lý học cổ truyền đã đề ra những qui định khắt khe trong việc sắc thuốc thang. Trên thực tế, ngày nay các qui định này xem ra không còn được tuân thủ chặt chẽ lắm. Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản vẫn không thay đổi.

1. Ấm sắc thuốc:

Tốt nhất vẫn là dùng siêu bằng đất. Siêu đất hiện nay được làm từ hỗn hợp đất sét, cao-lanh..., nung ở nhiệt độ khoảng 1.0000C. Thành phần chính là các muối silicat có độ bền hóa học cao nên gần như là một chất trơ, không ảnh hưởng đến tính vị của các vị thuốc trong quá trình sắc. Không nên dùng các loại siêu, nồi làm từ kim loại như sắt, đồng..., vì chất Tanin có trong hầu hết các dược liệu sẽ kết tủa khi gặp kim loại (tạo thành chất không tan).

Sử dụng ấm sắc thuốc thang đúng cách 1

2. Sắc thuốc bằng nước gì?

Nước gì cũng được, miễn là phải sạch. Thường người ta dùng nước máy, nước giếng, nước mưa đã để lắng. Đối với các loại nước ngầm (nước giếng đóng hoặc giếng khoan), nhất thiết phải đạt các tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu. Không cần thiết phải dùng đến nước cất hoặc nước tinh khiết vì vừa lãng phí mà hiệu quả vẫn không thay đổi.

Dùng siêu bằng đất để sắc thuốc là tốt nhất

3. Sắc như thế nào?

Tùy từng loại dược liệu mà có những cách sắc riêng biệt. Thông thường, nên ngâm dược liệu với nước sạch khoảng 30 phút trước khi sắc để làm mềm dược liệu, giúp hoạt chất trong dược liệu dễ hòa tan hơn. Nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về lượng nước để sắc, không nhất thiết lúc nào cũng “3 chén còn 1 phân”, cũng không tùy tiện cho nước quá nhiều hoặc quá ít. Thường mặt nước nên ngập mặt dược liệu. Gặp những dược liệu có nhiều cành, nhánh nhỏ nên cố gắng xếp cho chúng nằm xuống dưới mặt nước.

4. Sắc bao lâu thì được?

Thời gian sắc tùy thuộc vào công dụng của từng bài thuốc, vấn đề này nên tham khảo ý kiến thầy thuốc. Thường các loại thuốc bổ nên sắc lâu hơn các loại thuốc công. Một số loại dược liệu cần sắc lâu mới chiết được hết hoạt chất như các loại chất khoáng, vỏ trai, ốc, mai mực, xương động vật...

Sử dụng ấm sắc thuốc thang đúng cách 2

5. Sắc theo tính chất dược liệu:

Thường khi kê toa, người thầy thuốc giỏi sẽ chú ý ghi rõ cách sắc đối với những vị thuốc đặc biệt có trong thang thuốc để sắc cho đúng cách, bảo đảm đạt tác dụng của bài thuốc như ý muốn.

Người bệnh nên hỏi kỹ thầy thuốc cách sắc những vị thuốc như vậy. Ví dụ một số vị thuốc có ghi rõ “sắc trước” (sắc trước khoảng 15 phút rồi mới cho các vị khác vào), hoặc “sắc sau” (cho vào siêu khi thang thuốc đã sắc gần xong), hoặc “gói riêng” (đối với những vị thuốc có nhiều chất bột dễ làm đục dịch thuốc hoặc các loại dược liệu có nhiều lông dễ gây ho...). Các loại thuốc có chứa tinh dầu thường sắc sau, chỉ bỏ vào siêu khi thang thuốc sắc gần xong để tránh bay hơi.

6. Sắc mấy lần thì vừa?

Thường sắc từ 2-3 lần để chiết được hết hoạt chất. Các nước sắc được nên gộp chung lại rồi chia đều cho 2-3 lần uống trong ngày. Không nên sắc nước nào uống nước ấy vì nước sắc trước thường đậm đặc hơn nước sắc sau...

Những loại vật liệu ấm sắc thuốc không nên dùng

Có những loại vật liệu ấm sắc thuốc không nên dùng để sắc thuốc, vì chúng sẽ làm ảnh hưởng đến vị thuốc và chất lượng của thuốc. Như ta đã biết, thuốc cổ truyền có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau. Để trị bệnh mạn tính thường dùng các dạng thuốc hoàn, nang mềm, nang cứng... Để trị bệnh mang tính cấp tính hoặc một bệnh cụ thể nào đó, thường dùng dạng thuốc thang, đặc biệt là loại thuốc sắc.

Việc sắc thuốc cổ truyền đa phần tiến hành ở các gia đình người bệnh. Do vậy nhiều người cũng băn khoăn, không biết nên sử dụng loại dụng cụ nào sắc thuốc sẽ cho hiệu quả tốt hơn. Dưới đây xin giới thiệu các loại dụng cụ nên dùng và nên tránh khi sắc thuốc.

Những loại vật liệu ấm sắc thuốc nên dùng để sắc thuốc y học cổ truyền:

- Ấm sắc thuốc có chất liệu sành: loại ấm sắc thuốc này là rất tốt, vì bản thân chất liệu sành là từ đất đã được nung ở nhiệt độ cao. Do đó đã loại được các nguyên tố vi lượng trong đất: Fe, Cu, Al… là những thành phần có khả năng tham gia vào các phản ứng hóa học với các hợp chất hữu cơ có trong các vị thuốc cổ truyền, làm giảm đi tác dụng của thuốc.

Nhưng chúng có nhược điểm là thời gian đun để đạt tới độ sôi rất lâu, dễ nứt vỡ. Để tránh được các nhược điểm nói trên, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại ấm sành, cung cấp nhiệt từ điện năng, có bọc lớp bảo vệ bằng inox. Có thể điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sắc thuốc.

Những loại vật liệu ấm sắc thuốc không nên dùng 1

Lựa chọn loại ấm phù hợp với từng loại thuốc sắc

- Ấm sắc thuốc có chất liệu inox, vừa đảm bảo được hoạt chất trong thang thuốc không bị oxy hóa, vừa tránh được các nhược điểm dễ bị nứt vỡ, đun lại nhanh sôi, tiết kiệm được nhiên liệu. Có thể dùng nồi, ấm inox; hoặc các dụng cụ có các bộ phận cung cấp nhiệt từ điện năng, có thể điều chỉnh nhiệt độ để sắc thuốc, sẽ cho hiệu quả cao. 

- Ấm sắc thuốc có chất liệu là thủy tinh chịu nhiệt, cũng thỏa mãn được các yêu cầu tốt như dụng cụ inox nói trên.

Những loại không nên dùng để sắc thuốc

- Ấm sắc thuốc có chất liệu nhôm, có thể sử dụng được cho việc sắc thuốc, đun nhanh sôi, không bị nứt vỡ. Tuy nhiên với những thang thuốc có các vị thuốc trong thành phần chứa các hợp chất flavonoid như hoa hòe, trắc bách diệp, trần bì… thì không nên dùng nồi nhôm.

Những loại vật liệu ấm sắc thuốc không nên dùng 2

- Những ấm sắc thuốc có chất liệu đồng, gang, không được dùng để sắc thuốc cổ truyền. Vì dụng cụ bằng đồng sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất acid hữu cơ, hoặc các thành phần dễ bị oxy hóa… hoặc với dụng cụ bằng gang sẽ ảnh hưởng đến những vị thuốc chứa các hợp chất tannin, polyphenol, mà đa số các dược liệu đều có.

Tóm lại, khi sắc thuốc cổ truyền, cần chọn một loại dụng cụ thích hợp mới có hiệu quả cao trong điều trị.

Lựa chọn và lưu ý khi sử dụng ấm sắc thuốc

Với đồ gia dụng này bạn có thể yên tâm khi sắc thuốc, không sợ bị cháy hay trào thuốc như các loại ấm sắc thuốc bằng đất truyền thống. Hiện trên thị trường có nhiều loại ấm sắc thuốc điện, nhưng thông dụng nhất là hai loại dưới đây.

Loại thứ nhất có một bình bằng sứ có tráng men, trông giống như những bình trà lớn. Phía dưới đáy bình có mâm nhiệt nhỏ và cao từ 5 đến 8 phân. Mâm nhiệt được làm nóng bằng dây điện trở và được điều khiển bằng rơ le nhiệt. Khi nấu, đèn đỏ sẽ báo và sau khi nước sắc thuốc cạn dần, mâm nhiệt sẽ ngắt và chuyển qua chế độ hâm. Loại này có công suất khoảng 300W và hâm khoảng 80W.

Mâm nhiệt có loại bằng nhôm phủ lớp chống dính, có loại bằng inox; nhưng đối với loại tráng lớp không dính thì cần chùi rửa cẩn thận, nếu không thì sau một vài lần lớp không dính sẽ tróc ra.

Lựa chọn và lưu ý khi sử dụng ấm sắc thuốc 1

Người ta thường nói loại ấm sắc thuốc này sắc thuốc đến còn một chén là tự ngắt, nhưng trên thực tế không phải vậy. Tùy lượng nước ta bỏ vào, nó cứ nấu sôi liên tục cho đến khi nước cạn xuống và khi nước cạn đến mâm nhiệt thì nó sẽ ngắt điện. Việc này còn tùy thuộc vào mâm nhiệt và tùy vào rơ le nhiệt có chính xác hay không, cho nên cần thiết phải nấu thử để xác định đặc tính của siêu điện.

Loại ấm sắc thuốc này còn có thêm hai phụ kiện, đó là vòng cô đặc. Công dụng của vòng sắc này là khi cần phải sắc thuốc cạn hơn, cô đặc hơn thì ta bỏ vòng sắc này vào mâm nhiệt, khi đó thuốc sẽ đặc hơn thì mới chuyển qua hâm. Phụ kiện thứ hai là chén chưng cách thủy.

Loại ấm sắc thuốc có bộ định giờ có cấu tạo cũng giống như ấm thường có phủ chất chống dính. Nó điều khiển nấu bằng bộ định giờ phía bên ngoài. Bộ định giờ này rất tiện lợi, có thể đặt giờ nấu trong bao lâu rồi ngắt.

Ấm sắc thuốc điện có thời gian nấu khá chính xác, nhưng ta phải biết công thức và thời gian nấu cho từng loại thuốc. Vì thế, tùy loại thuốc, tùy cách pha chế, lượng nước bỏ vào mà ta định thời gian, cho nên cần phải nấu thử nếu ta không biết được thời gian sắc thuốc. Thông thường, loại này 3 chén sắc trong một giờ thì còn lại 1 chén nhưng cũng còn tùy, ta có thể canh theo đó mà gia giảm thời gian.

Lựa chọn và lưu ý khi sử dụng ấm sắc thuốc 2

Một số lưu ý khi sử dụng siêu sắc thuốc

Tùy loại ấm sắc thuốc mà có các chỉ dẫn khác nhau, tuy nhiên phải lưu ý các điểm sau:

- Trước tiên phải cho vật liệu, thuốc hoặc thực phẩm, và nước vào rồi mới cắm điện.

- Những loại thuốc hoặc thực phẩm, nước bỏ vào trong siêu không được quá 2/3 siêu.

- Ấm làm bằng sành nên tránh va chạm mạnh và không được cắm điện khi không có thuốc và nước, vì nhiệt độ sẽ làm hư bình.

- Luôn luôn cho nước ngập mâm nhiệt mới nấu. Thông thường bỏ thuốc và cho vào khoảng 3 chén nước sắc trong một giờ sẽ còn lại 1 chén. Nếu sắc thuốc lần thứ hai cũng làm như vậy, nhưng phải cách lần đầu ít nhất là 20 phút. Trong trường hợp sắc thuốc cho trẻ em, cũng không sắc ít nước được, mà phải sắc loãng hơn vì nước thuốc luôn ngập mâm nhiệt.

- Sau khi nấu, sắc nên để cho siêu nguội tự nhiên, không đổ nước lạnh vào làm nguội dễ gây nứt bể.

- Trường hợp có đóng cặn, chỉ việc ngâm bằng nước ấm hoặc xà phòng ấm và dùng giẻ mềm để lau chùi. Không chùi rửa bằng vật cứng, đá mài, giấy nhám làm xước lớp men.

- Không ngâm ấm sắc thuốc vào trong nước.






Cách chọn mua đàn Organ ưng ý nhất
Kinh nghiệm học đàn organ cho bé thông minh
Kinh nghiệm học đàn Piano cho trẻ
Cách chọn loa và ampli hoàn hảo nhất
Cách dùng máy hút bụi -
Tiểu sử của ca sỹ Đông Nhi -
Gia đình Á hậu Hoàng Anh
Cách chống nhăn vùng mắt
Cuộc đời nghệ sĩ nhân dân Trà Giang -




(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Ấm sắc thuốc của tôi dang dùng, đột nhiên không cháy đèn,xin chỉ giúp tôi địa chỉ sửa chữa, xin cám ơn rất nhiều
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý