Món ăn ngon Bình Dương độc đáo, hút khách

seminoon seminoon @seminoon

Món ăn ngon Bình Dương độc đáo, hút khách

19/04/2015 09:35 AM
748

Món ăn ngon Bình Dương độc đáo, hút khách. Bình Dương không chỉ nổi tiếng với vườn cây ăn trái Lái Thiêu - hoa quả bốn mùa, mà còn thu hút khách du lịch bởi những món ăn ngon, độc đáo, mang hương vị rất riêng của con người miền Đông Nam Bộ.

Hạt điều

Từ hạt điều người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn, bổ dưỡng. Theo đông y, hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn. Hạt điều không chỉ là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng mà còn đem lại giá trị kinh tế cao.

Hạt điều rang muối.

Bánh bèo bì

Ai đã từng đi qua chợ Búng đều không thể không biết thương hiệu bánh bèo bì Bình Dương nổi tiếng từ nhiều nãm nay. Nằm trên xã An Thạnh, chợ Búng tạo nên tiếng vang trong làng ẩm thực miền Nam với hai quán bánh bèo bì từ lâu đời là Ngọc Hương và Mỹ Liên. Một quán nằm ở sát quốc lộ 13, ngã ba cầu Cống, còn một quán ngay trước chợ Búng gần khu bến xe.

Bánh bèo ngon phụ thuộc bởi bì và nước mắm. Bì là hỗn hợp thịt heo và da heo ram xắt mỏng trộn thính và thêm gia vị cùng tỏi để tạo mùi vị và độ thơm. Thịt heo thì phải chọn loại đùi ngon bọc da, rang vàng ươm rồi hầm nước dừa cho ngấm vào thì mới ngon ngọt và mềm thịt. 

Gà quay xôi phồng

Xôi có nhiều loại: xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc. Vật liệu chính để tạo xôi là gạo nếp và tuỳ loại xôi chỉ cần gạo nếp. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn.

Gà quay xôi phồng.

Ai có dịp qua Bình Dương đều không bỏ qua món ăn đặc sản này. Làm sao có thể chiên một miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon? Đó là một bí quyết.

Bò nướng ngói


Bò nướng ngói đặc biệt ở chỗ, thịt bò sau khi nướng giữ được mùi thơm, đồng thời có hương vị rất đặc biệt vì thịt bò chín được là nhờ sức nóng của miếng ngói đốt trên bếp. Bò nướng ngói là món ăn bổ, chứa nhiều chất sắt tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ, bà bầu.


Bò nướng ngói.

Ăn bò nướng ngói không thể thiếu bánh tráng và rau thơm để cuốn. Rau thơm có thể dùng là tía tô, chuối chát thái lát, ngải cứu, khế chua, dưa leo… Đặt rau thơm lên bánh tráng, gắp miếng thịt bò vào giữa và cuộn lại rồi chấm mắm nêm. Bò nướng ngói có đầy đủ hương vị: vị ngọt của thịt bò, vị chát của chuối, vị tê tê, hăng hăng của ngải cứu, tía tô, vị chua của khế… cùng với mùi thơm hấp dẫn của mắm nêm.

Bún tôm

Nét đặc trưng của món bún tôm Bình Dương là cách làm bún vô cùng độc đáo, không nơi nào có được vì bún tôm không dùng loại bún làm sẵn bán ở thị trường. Người bán làm bún trực tiếp tại chỗ, tức là khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây nhỏ, mềm mại và trong vắt. Tôm cũng là những con tôm tươi, thịt chắc và ngọt.

Bún tôm Bình Dương.

Thông thường bún tôm được ăn kèm với bánh đa nướng. Nhiều người mới ăn lần đầu chưa thấy ngon và thích. Tuy nhiên, ăn nhiều lần thì nghiền lúc nào không hay. Nghiền vì vị ngọt của nước dùng, của mùi hành thơm ngát và nghiền luôn cái giá rất bình dân.

BÁNH BÈO CHỢ BÚNG 

Bánh bèo chợ Búng ở Bình Dương ngon đặc biệt nhờ có bì heo ram với nước dừa. Bánh màu trắng, ăn kèm với đồ chua và rau sống rất ngon miệng.

Khác với các loại bánh bèo khác, bánh bèo bì chợ Búng được làm từ loại gạo đỏ đặc sản. Muốn đổ bánh bèo thật ngon phải quấy cho nhuyễn tới khi các hạt gạo tan thành bột đặc quánh trong nồi. Quấy được nồi bột với nước cốt dừa ưng ý xong mới đổ vào khuôn bánh bèo rồi đem hấp chín. Công đoạn tiếp theo là đãi đỗ xanh ninh làm nhân phết trên mặt bánh.

Bánh bèo ngon phụ thuộc vào bì và nước chấm. Bì là hỗn hợp thịt heo xắt mỏng, thêm gia vị là tỏi và bột canh. Thịt heo phải lựa thịt đùi ngon bọc da chung quanh, ram gần vàng. Nước dừa cho vào nồi để lửa riu riu cho nước dừa ngấm vào thịt mới thơm. Kế tiếp là nước mắm, gia vị tưới lên bánh bèo, bún bì hoặc là nước chấm cho món bì cuốn. Khi ăn, sắp bánh bèo vào đĩa kèm thêm dưa chua hoặc kiệu muối, rau thơm, giá, rắc đậu phộng giã nhuyễn rồi chan nước mắm vô.

Ngày nay, bánh bèo gắn liền với địa danh chợ Búng bởi nơi đây đã làm nên thương hiệu cho bánh bèo bì đất Bình Dương. Từ bánh bèo, dưới bàn tay pha chế và óc sáng tạo, các nghệ nhân nấu ăn đã sáng tạo thêm hai món mới từ bì, góp phần làm cho bữa tiệc bánh bèo thêm phong phú: bì cuốn và bún bì.

Đến Bình Dương bạn có thể ghé vào hai quán Mỹ Liên nằm sát quốc lộ 13, gần ngã ba Cầu Cống, hay quán Ngọc Hương trước cửa chợ Búng. Có thể nói, khi nhìn hàng nghìn chiếc bánh trắng phau phau nằm trên đĩa và hàng rổ bì thái đều tăm tắp, sợi nào cũng giống sợi nào, khiến ai từng nhìn thấy cũng muốn được thưởng thức hương vị của nó.

GÀ QUAY XÔI PHỒNG

Gà quay thường ăn chung với bánh bao, xôi đậu xanh, nhưng ở nhà hàng nổi Bình Dương, món gà quay được ăn kèm với xôi phồng. Xôi có nhiều loại: xôi đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, xôi gấc, xôi cúc. Vật liệu chính để tạo xôi là gạo nếp và tuỳ loại xôi chỉ cần gạo nếp. Một đĩa xôi phồng tròn to chiên vàng đều đặn đặt bên cạnh một đĩa gà quay chín thơm, béo, ai trông thấy cũng muốn ăn.

Giá một đĩa xôi phồng chỉ từ 15 đến 20 ngàn đồng, ai có dịp qua Bình Dương đều không bỏ qua món ăn đặc sản này.

Làm sao có thể chiên một miếng xôi phồng lên tròn to, ruột rỗng, vàng đều thơm ngon? đó là một bí quyết. Vật liệu làm xôi được tán nhuyễn chung với dầu ăn, thêm một chút đường và đặc biệt không có bột nổi. Tuỳ theo đĩa lớn, đĩa nhỏ, đầu bếp ngắt một miếng xôi này với lượng vừa đủ rồi bỏ vào chảo dầu sôi, nấu bằng lò khè, miếng xôi bỏ vào chảo dầu được đảo tròn đều và ép sát xuống đáy chảo bằng hai cây giá bếp.

Khoảng 5 phút sau, miếng sôi bắt đầu phồng lên, lúc này hai tay đầu bếp phải thật khéo léo, nếu không phồng xôi sẽ bị méo, bể, hoặc xôi không ly tâm ra ngoài vỏ đều được, bị dồn cục giữa phồng xôi. Xôi chín vàng không đều hoặc bị cháy là không đạt chất lượng. Thời gian chiên phồng từ 10 đến 15 phút.

BÚN TÔM 

Có thể nói trong đời bạn đã thưởng thức nhiều loại bún như bún giò, bún riêu, bún cá, bún ốc... nhưng bún tôm chưa chắc bạn đã có dịp được thưởng thức. Đây là loại bún vừa rẻ vừa ngon lại rất dân dã. Nếu có dịp ghé qua Bình Dương, xin mời bạn hãy dừng lại ít phút để dùng thử món bún tôm độc đáo này.

Nét đặc trưng riêng của bún tôm Bình Dương, trước hết là ở cách thức làm bún. Bún tôm không phải là loại bún làm sẵn bán ở chợ, hay bún được mua ở các lò làm bún nổi tiếng. Người bán bún tôm làm bún ngay tại chỗ, tức là khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây trông nhỏ, mềm và trong vắt. Mặt khác, tôm dùng để làm bún tôm là những con tôm tươi, còn sống được bắt từ ao, đầm. Con tôm ở đây trông bụ bẫm và thịt săn, rất ngọt.

Do những nét độc đáo có một không hai đó nên tô bún ở Bình Dương có vị ngon rất đặc biệt. Người ta giã nhuyễn tôm sống đã lột vỏ, sau đó nhúng sơ vào nồi nước đang ở độ sôi, cho bún vào tô, chế nước dùng để xáo bún vào ngay sau đó, rắc một ít tiêu bột, một ít bột ngọt, một ít hành hương. Thế là đã có ngay một tô bún tôm nóng hổi, tỏa hương thơm rất hấp dẫn.

Thường thì bún tôm được ăn kèm với bánh tráng gạo nướng. Nhiều người mới ăn lần đầu chưa thấy ngon và thích, nhưng ăn nhiều lần thì nghiện lúc nào không hay. Nghiện vì chất ngọt của nước xáo bún, của mùi hành hương thơm ngát. Đặc sản bún tôm là món điểm tâm buổi sáng rất độc đáo.

TRÁI CÂY LÁI THIÊU 

Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa... Du khách có thể xuống thuyền dạo chơi trên sông Sài Gòn mà ngắm cảnh vườn cây... 

Những năm qua, Lái Thiêu đã được coi là một địa điểm dã ngoại lý tưởng, nhất là đối với thanh niên nam nữ, sinh viên học sinh vào mùa cây trái nở rộ, bắt đầu từ tháng tư, cũng đồng thời vào dịp nghỉ hè. Lợi điểm của Lái Thiêu là ở sát cạnh Thành phố Sài Gòn, hai điểm trung tâm chỉ cách nhau chừng 20km. Trái cây ngọt của Lái Thiêu đã hấp dẫn các bạn trẻ đến nỗi nếu đi xe đạp, thì cũng chỉ mất không quá một tiếng đồng hồ.

Đến đây, Du khách có thể vào vườn mua trái cây bằng cách hái tại chỗ ăn hoặc đem về, hay mua ở các hàng quán chuyên bán trái cây ở khắp Lái Thiêu.

(Nguồn: saigontoserco)

BÚN RIÊU LƯỠI - GÓC ẨM THỰC KHÁC Ở BÌNH DƯƠNG

Du khách đến Bình Dương thường phải mềm lòng trước những vườn trái cây trĩu quả của vùng đất Lái Thiêu hay món bánh bèo bì chợ Búng trứ danh, đó là chưa kể đến món cháo gỏi vịt Cu Chì từng khiến nhiều cư dân Sài Gòn lặn lội quãng đường gần trăm cây số đến để thưởng thức.

Song đặc sản Bình Dương vẫn còn những góc khác, bình dân và lạ lẫm, cũng đáng để thử đôi lần khi đặt chân đến nơi này…

Quán bún không tên ấy nằm trên đường Lò Chén, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, chỉ bán về buổi chiều. Vậy mà bất kỳ dân sành ăn nào ở Bình Dương cũng có thể mách đường cho bạn tìm đến tận nơi.

Hôm chúng tôi đến vào tầm 6 giờ chiều, trời hầm hập nóng. Khó có thể tin là trước quán bún xe máy lớp trong, lớp ngoài, lại có cả mấy chiếc ôtô đậu dài. Người mua về, người vào ăn nhộn nhịp. Thực khách ngồi chật trên bậc thềm cao, trên những bộ bàn ghế nhựa thấp.


Món bún riêu lưỡi


Toàn bộ khâu phục vụ của quán ở bên dưới bậc tam cấp. Mấy nồi nước nóng to bự, những rổ rau tú ụ với rau muống chẻ, bắp chuối thái sợi, giá, rau thơm... được sắp xếp thứ tự theo lớp lang. Tô sạch nằm sẵn hàng dài chờ đến lượt. Bàn tay chị bán hàng thoăn thoắt khi xắt thịt, khi sắp bún, khi múc nước lèo. Tiếng người gọi bún, tiếng kêu tính tiền, rôm rả…

Người bạn Bình Dương nói nhỏ: “Chuẩn bị tinh thần phải tốn một giờ mới đến lượt đó!”. Không biết có ngon hay không, nhưng nhìn thực khách đang xì xụp và cả hàng dài người đứng chờ phía ngoài thì ai cũng tò mò muốn biết độ ngon của tô bún đến đâu.

Khách vừa ngồi vào chiếc bàn trống là người phục vụ mang đến một khay nhựa có chén ớt đầy, tô mắm tôm đặc lềnh cùng đĩa chanh tươi xanh. Trong khi chờ đợi tô bún được mang đến (khoảng mười phút), khách chậm rãi lấy cái chén múc mắm tôm, thêm muỗng ớt rồi vắt chanh, dùng thìa nhỏ đánh đều. Chén mắm tôm có thêm vị chanh chua liền nổi bọt và dậy mùi thơm, đầy kích thích vị giác.

Trên quầy hàng, những cái lưỡi heo cuộn tròn được chế biến theo kiểu thịt xíu sắp đầy trên một cái mâm. Lưỡi heo chỉ được cắt trước khi sắp vào tô thành từng miếng dày, nhìn đúng kiểu “chén to kho mặn”, cắn ngập răng! Khách có thể kêu tô bún riêu riêng và một đĩa lưỡi riêng, hay cũng có thể cho hết mọi thứ vào một tô tùy thích.

Khởi động bằng cách gắp miếng lưỡi, chấm mắm tôm chanh. Miếng lưỡi mềm, dẻo lẫn chút dai dai. Nhai để tận hưởng vị ngọt của lưỡi heo cộng thêm vị mặn, cay, chua đặc trưng của mắm tôm! Sau khi “lấy đà” thì đến phần khám phá tô bún tuy vẫn mang hương vị riêu bình thường, nhưng như là bản hòa ca của vị ngọt từ hỗn hợp thịt, xương, lưỡi, đậu hũ và cả cách nêm nếm như một bí quyết riêng của nhà hàng.


Bún lưỡi

Quán bún không tên nằm trên đường Lò Chén, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một và chỉ bán buổi chiều (buổi sáng bán hủ tíu mì, phở...). Có lẽ chỉ cần vài thông tin như vậy, bất kỳ người sành ăn nào ở Bình Dương cũng có thể chỉ đường cho bạn.

Món bún lưỡi thu hút nhiều thực khách

Chúng tôi đến quán vào khoảng 6g chiều, trời hầm hập nóng, vậy mà trước quán bún xe máy, ô tô lớp trong, lớp ngoài. Người mua về, người vào ăn, rất nhộn nhịp. Thực khách ngồi chật bậc thềm cao trên những bộ bàn ghế nhựa thấp. Toàn bộ khâu phục vụ của “nhà hàng” bên dưới bậc tam cấp. Mấy nồi nước nóng bự chảng, những rổ rau muống chẻ, bắp chuối thái sợi, giá, rau thơm… sắp thứ tự lớp lang. Bàn tay chị bán hàng thoăn thoắt thái thịt, xếp bún, múc nước lèo…

Vừa ngồi vào chiếc bàn trống, người phục vụ mang đến một khay nhựa có chén ớt đầy vun, chén mắm tôm đặc sệt, óng ánh, cùng một đĩa chanh tươi xanh. Trong khi chờ đợi tô bún được mang đến (khoảng mười phút), khách chậm rãi lấy chén múc mắm tôm, thêm muỗng ớt rồi vắt chanh và lấy muỗng quậy đều. Phải hai, ba miếng chanh chén mắm tôm mới nổi bọt và dậy mùi thơm, kích thích vị giác.
Trên quầy hàng, những cái lưỡi heo cuộn tròn sắp đầy trên mâm. Lưỡi heo không xắt sẵn mà chỉ xắt trước khi sắp vào tô. Có thể gọi một tô bún riêu riêng và một đĩa lưỡi riêng, cũng có thể cho hết mọi thứ vào một tô.

Nhóm chúng tôi kêu tô bún riêu lưỡi đặc biệt. Tô bún mang ra, nổi trên mặt tô là những miếng lưỡi, vài miếng đậu hũ chiên, những cục riêu nhỏ,  màu đỏ dịu của cà chua và của thịt xá xíu trông hấp dẫn làm sao! Tô rau được trụng sơ, trông rất bắt mắt. Cọng rau muống chẻ đã trụng vẫn xanh mướt, không dai mà giòn. Vẫn là vị bún riêu bình thường với đậu hũ và thịt nạc viên cùng rau muống chẻ, bắp chuối, rau thơm…, thế nhưng, nguyên liệu lưỡi đã làm nên vị đặc trưng, độc đáo của tô bún. Đặc biệt hơn nữa là vị ngọt của nước dùng, đó là “bài ca” của hỗn hợp thịt, xương, lưỡi, đậu hũ cùng cách nêm nếm - bí quyết riêng của quán. Một tô bún lưỡi giá 15.000đ, tô đặc biệt 20.000đ. Vừa rẻ vừa ngon. 

Bánh Huế

Cũng thuộc phường Chánh Nghĩa, Hoàng Cung quán là điểm đến thích hợp cho bạn thưởng thức món ăn Huế trong một không gian lãng mạn cũng rất Huế, từ phong cách kiến trúc đến trang trí nội thất kiểu cung đình. Hoàng Cung quán bán món ăn của nhiều vùng miền, nhưng hấp dẫn thực khách nhất vẫn là món Huế. 

Chén bánh bèo mỏng tang, hấp dẫn

Bánh bột lọc trong suốt với màu đỏ bắt mắt của nhân tôm

Bạn chỉ cần gọi món Huế, người phục vụ sẽ dọn ra đủ các kiểu bánh. Đĩa chả ram đúng kiểu Huế, gói bằng bánh tráng mè, nhân thịt rất ngon, được trình bày đẹp mắt, chưa ăn đã thấy thèm. Chén bánh bèo mỏng tang, ruốc tôm thịt và mỡ hành phớt trên mặt, điểm thêm vài miếng da heo phồng nhỏ xíu, rất kích thích vị giác. Những cái bánh bột lọc trong suốt, nhân bánh có màu đỏ hấp dẫn của con tôm phía trong. Gỡ hết lớp lá của chiếc bánh gói mới thấy được tài nghệ của người chế biến. Miếng bánh vuông thành sắc cạnh, bên trong lớp bột màu xanh mỏng tang là thịt bằm, gia vị vừa miệng.

Không thể không nhắc đến chén nước mắm khi ăn món Huế. Không chỉ màu sắc hấp dẫn mà quan trọng là các vị mặn, ngọt, chua, cay... chứa đựng hết trong chén mắm màu vàng rơm, trong veo, tạo cho thực  khách cảm giác thèm ăn và ăn hoài không thấy... đã.


Món ngon rẻ khi du lịch Bình Dương


Trên đường đi tham quan khu du lịch Đại Nam bạn có thể ghé một nơi để thưởng thức món cơm tấm với nước mắm đặc trưng Cơm tấm Cô Năm.

Cơm tấm là một loại gạo vụn được nấu lên và ăn kèm với thịt nướng, đồ chua, nước mắm… Cơm tơi xốp, nghi ngút khói, thơm lừng mùi lá dứa rất dễ ăn và được ăn kèm với một chút vị chua của rau muống ngâm giấm, một chút bì trứng, sườn nướng thơm lừng và đặc biệt là chén nước chấm đi kèm. Cơm Tấm ngon là nhờ vị ướp thơm ngọt của những miếng sườn, khi nướng dậy lớp mùi thơm vàng bóng mà không ám khói. Nước chấm đặc trưng với vị mặn xen chút ngọt thanh của đường phèn và chút cay nhẹ của ớt.

Chuyến dạo chơi của bạn sẽ được vui hơn nếu thưởng thức qua món cơm tấm cho bữa điểm tâm sáng và món cháo gỏi vịt ngon tuyệt cú mèo vào buổi chiều. Giá khá mềm và chuyến đi thăm thành phố mới Bình Dương, Khu du lịch Đại Nam bạn không phải lo ngại về khâu ăn uống nữa.    

Cơm Tấm bên chén nước chấm cô đặc.

Đồ chua và nước chấm để pha

Rau trộn món gỏi vịt

Đĩa gỏi vịt ngon tuyệt cú mèo

Nước mắm gừng bắt mắt

Cô Năm phục vụ cho khách đảm bảo vệ sinh

Địa chỉ: Cơm tấm Cô Năm, 149/3B Thủ Khoa Huân P.Thạnh Hòa Huyện Thuận An Thành Phố Bình Dương.





Những món ăn vặt ngon ở Hà Nội không
Những món ăn ngon không sử dụng nhiệt l
Những món ăn ngon khi đi dã ngoại cực chế biến
Những món ăn đắt nhất thế giới ngon nhìn tuyệt .
Những món ăn ngon khi đến Đà Lạt không thể bỏ
Những món ăn ngon nhất thế giới vô cùng hấp dẫn ...




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý