Cách lựa chọn tai nghe thích hợp

seminoon seminoon @seminoon

Cách lựa chọn tai nghe thích hợp

19/04/2015 09:38 AM
438

Cách lựa chọn tai nghe thích hợp . Để có thể chọn mua một chiếc tai nghe phù hợp thì người tiêu dùng nên xem xét hai yếu tố chính là kiểu dáng và tính năng.





CÁCH LỰA CHỌN TAI NGHE THÍCH HỢP
Cách lựa chọn mua headphone


Nhiều năm trước khi đế chế Walkman ra đời và cuộc cách mạng hóa thiết bị diễn ra ở thập kỉ 80 của thế kỉ trước, thì tai nghe có thiết kế rất lớn và cồng kềnh. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi. Tai nghe đã dần trở nên nhỏ gọn hơn và trở thành một thiết bị không thể thiếu phục vụ cho mục đích giải trí.

A. Hình thức, kiểu dáng

Giờ đây, người tiêu dùng thường không chú ý nhiều tới sự khác biệt giữa tai nghe có tính di động cao và tai nghe dùng cho mục đích giải trí tại nhà. Tuy nhiên, việc xác định mục đích sử dụng (ví dụ như nghe nhạc, chơi game) và địa điểm sử dụng (ví dụ như ở nhà hay đi đường) sẽ giúp người tiêu dùng có thể xác định cụ thể loại tai nghe phù hợp với nhu cầu của mình. Nhìn chung, nếu xét theo các yếu tố hình thức, tai nghe được chia thành 5 loại sau:

1.Tai nghe Earbud

Tên gọi khác: Tai nghe In-ear (Tai nghe trong)
 


Tai nghe Earbud chủ yếu được bán kèm với các thiết bị nghe nhạc cầm tay và được yêu thích bởi đem đến chất lượng âm thanh tốt hơn so với các mẫu tai nghe Full-size (loại trùm kín tai). Tai nghe Earbud được đeo trực tiếp vào vành tai bên ngoài hoặc gắn hẳn vào trong ống tai. Một số mẫu tai nghe Earbud còn được đệm lớp vòng cao su hoặc bọt xốp mềm để phù hợp với các kiểu tai khác nhau và hạn chế việc tai nghe bị rơi ra.

Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, nhẹ và phần lớn mẫu tai nghe Earbud còn được tích hợp microphone cùng các nút điều hướng. Tai nghe Earbud có khả năng cách ly tiếng ồn từ bên ngoài khá tốt, ít bị mắc vào tóc hay các phụ kiện như kính, khuyên tai.

Nhược điểm: Chất lượng âm thanh và âm bass thường không sánh được với các loại tai nghe Full-size, có thể gây khó chịu nếu sử dụng trong một thời gian dài. Ngoài ra một số mẫu tai nghe Earbud khó gắn hoặc khó bỏ ra khỏi tai, khiến cho loại tai nghe này không phải sự lựa chọn lí tưởng dành cho những ai muốn sử dụng chúng ở văn phòng. Bên cạnh đó, thiết kế dây cáp đôi thường dễ bị rối.

Tính năng nâng cao: Nút điều chỉnh âm lượng; sự đa dạng về kích thước và chất liệu của lớp đệm vòng (bọt xốp, cao su, silicon); các cài đặt cân bằng âm lượng.

2. Tai nghe On-ear

Tên gọi khác: tai nghe Supra-aural (siêu âm thanh), tai nghe open-backed (tai nghe mở), tai nghe semi-open (tai nghe bán mở) hay tai nghe earpad.
 

Tai nghe On-ear có thiết kế phủ ngang vành tai

Tai nghe On-ear có thiết kế bản tròn to phủ ngang vành tai, và người dùng có thể sử dụng chúng với các thiết bị cầm tay thông thường hay các thiết bị giải trí cao cấp tại nhà. Tuy tai nghe On-ear cũng có thiết kế phủ kín tai, nhưng một số người tiêu dùng lại ưa thích kiểu tai nghe Full-size (trùm kín tai) hơn bởi loại này có khả năng cách âm cao hơn và không để lọt âm thanh ra ngoài. Tuy nhiên, để sử dụng ở các địa điểm như văn phòng thì tai nghe On-ear vẫn được ưa chuộng hơn, bởi người tiêu dùng có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài.


Ưu điểm: Thoải mái, ít bị nóng tai hơn so với dòng Full-size, một số mẫu có thể gập gọn để đem đi dễ dàng.

Nhược điểm: Khả năng cô lập tiếng ồn kém hiệu quả so với tai nghe In-ear hoặc Full-size, âm bass không mạnh, để lọt âm ra bên ngoài.

Tính năng nâng cao: Tích hợp microphone và bộ điều hướng, đi kèm miếng đệm tai nghe, có hộp đựng, thiết kế gập, có thể cuộn gọn dây.
 

3. Tai nghe Full-size

Tên gọi khác: Tai nghe Circum-aural (tai nghe bao tròn), tai nghe Closed-back (tai nghe khép kín), tai nghe Earcup, tai nghe over-the-ear (trùm qua đầu) …

Tai nghe Full-size có thiết kế trùm kín tai

Tai nghe Full-size có thiết kế trùm kín tai, trông giống một chiếc cốc úp kín lên tai. Tai nghe dòng này thường có kích thước khá lớn và khả năng cách âm rất tốt. Do đó, tai nghe Full-size thích hợp cho việc sử dụng tại nhà hơn là các mục đích di chuyển nhiều. Tuy nhiên, một số mẫu tai nghe Full-size gần đây lại có thiết kế tiện dụng cho việc di chuyển, ví dụ như tai nghe lọc tiếng ồn Monster Beats của Dr. Dre.

Ưu điểm: Chất lượng âm bass và âm lượng cao, khoảng âm lớn hơn, khả năng lọc tiếng ồn tốt.

Nhược điểm: Kích thước khá lớn không phù hợp với mục đích di chuyển, một số mẫu Full-size gây nóng tai, thiết kế vòng chụp đầu rộng gây bất tiện nếu người dùng đeo kính, khuyên tai hoặc dễ mắc vào tóc.

Tính năng nâng cao: Thiết kế gập, dây tai nghe có thể tháo rời, tích hợp microphone, nút điều hướng, nút chỉnh âm lượng, có thể thay thế miếng đệm tai, chân cắm 3.5 mm phụ cho phép nhiều người cùng kết nối và nghe.
 

4. Tai nghe không dây

Tên gọi khác: Tai nghe Bluetooth
 

Tai nghe không dây

Tai nghe không dây được sử dụng phổ biến nhất trong các căn hộ nơi mà việc bật loa to không được cho phép, hoặc khi người dùng không muốn gặp "rắc rối" với dây tai nghe. Cách truyền nhạc không dây phổ biến nhất đó là qua kết nối Bluetooth. Tuy dòng tai nghe này có tính thuận tiện cao, nhưng người tiêu dùng sẽ không có được chất lượng âm thanh tốt nhất. Để cải thiện chất lượng âm thanh thì một số mẫu tai nghe không dây mới ra gần đây được tích hợp công nghệ aptX Bluetooth giúp mang lại âm thanh trung thực, sắc nét hơn.

Ưu điểm: Người sử dụng không còn bị vướng víu bởi dây tai nghe, giá bán giảm dần khiến tai nghe Bluetooth trở thành sự lựa chọn hợp lí khi tập thể thao hay cho mục đích di động.

Nhược điểm: Thời gian sử dụng phụ thuộc vào dung lượng pin của tai nghe, chất lượng âm thanh kém trung thực, các nút điều hướng và chỉnh âm lượng có kích thước nhỏ hơn, một số tai nghe chỉ tương thích với một số loại thiết bị nhất định.

Tính năng nâng cao: Tính năng khử tiếng ồn (Active Noise Cancelling), cổng kết nối 3.5 mm, dây cáp để sạc, có thể thay miếng đệm tai, hộp đựng tai nghe.

5. Tai nghe triệt tiếng ồn

Tai nghe triệt tiếng ồn

Dòng tai nghe này khử tiếng ồn từ môi trường xung quanh bằng cách phát ra các sóng âm có khả năng triệt tiêu tiếng ồn. Một số mẫu tai nghe thuộc dòng này còn giảm thiểu một cách đáng kể tiếng ồn từ hệ thống điều hòa không khí của máy bay. Dòng tai nghe này có thiết kế khá đa dạng, từ Full-size cho đến Earbud. Với loại tai nghe này, người sử dụng không còn phải vặn to âm lượng để át đi âm thanh bên ngoài nữa, mà có thể nghe với mức âm lượng thấp, giúp giảm nguy cơ suy giảm thính lực. Thêm vào đó, người sử dụng còn có được chất lượng âm thanh rõ nét hơn.

Ưu điểm: Công nghệ triệt tiếng ồn tự động giúp loại bỏ tiếng ồn từ môi trường xung quanh, phù hợp sử dụng các môi trường ồn, ví dụ như máy bay. 

Nhược điểm: Thay đổi chất lượng ban đầu của âm nhạc, tính năng khử tiếng ồn bằng sóng âm khiến một số người sử dụng cảm thấy buồn nôn.

Tính năng nâng cao: Kết nối không dây, hộp đựng tai nghe, pin có thể sạc lại, nút điều hướng và chỉnh âm lượng.
 

B. Tính năng

Kích thước, chủng loại và công nghệ là những yếu tố thiết yếu cần xem xét khi chọn mua một chiếc tai nghe. Tuy nhiên, các tính năng của tai nghe cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc chọn lựa mẫu tai nghe phù hợp. Để mua được một chiếc tai nghe phù hợp, người tiêu dùng cũng cần phải xem xét các tính năng dưới đây:
 

1. Âm bass

Ngay cả ở mẫu sản phẩm tốt nhất thì chất lượng âm bass của tai nghe cũng không thể sánh được với chất lượng âm bass ở các loa cỡ lớn hay loa siêu trầm. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất (ví dụ như dòng tai Beats của Dr. Dre) đã tinh chỉnh các cài đặt âm thanh ở sản phẩm của mình để đem lại tần số âm thấp hơn. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc chất lượng âm thanh sẽ kém "tự nhiên".
 

Tai nghe Full-size thường có âm bass tốt hơn

Tai nghe Earbud có thiết kế nhỏ gọn và tính di động cao, nhưng dòng tai nghe này không thể sánh ngang dòng Full-size về độ trầm của âm bass hay dải âm thanh.


2. Tai nghe thiết kế kín hay tai nghe thiết kế mở

Tai nghe có thiết kế dạng kín, dù là In-ear hay Full-size, đều có khả năng cô lập tiếng ồn bên ngoài. Tuy nhiên, mỗi loại tai nghe khác nhau thì có khả năng cô lập tiếng ồn khác nhau, và dòng tai nghe có thiết kế dạng kín thường hạn chế sự phát âm ra môi trường bên ngoài.

Các mẫu tai nghe có thiết kế kín là sự lựa chọn lí tưởng nếu như người sử dụng không muốn người khác nghe được nội dung mình đang nghe. Trong khi đó, với các mẫu tai nghe thiết kế mở (ví dụ như tai nghe có chụp tai làm bằng bọt xốp hay có thiết kế thể thao) thì người sử dụng có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài, và người bên cạnh cũng có thể nghe được âm thanh phát ra từ tai nghe.

Nhìn chung, các mẫu tai nghe có thiết kế dạng mở thường tốt hơn loại dạng kín, bởi chúng cho phép người sử dụng nghe được các âm thanh từ bên ngoài. Loại tai nghe này thì phù hợp với các hoạt động ngoài trời yêu cầu việc quan sát môi trường xung quanh, ví dụ như đi bộ.
 

3. Sự thoải mái và trọng lượng

Mặc dù đánh giá chất lượng âm thanh luôn là việc làm chủ quan, nhưng cách duy nhất để người sử dụng có thể đánh giá được sự thoải mái khi sử dụng một mẫu tai nghe đó là dùng thử trong vòng ít nhất 10 phút.
 

Người sử dụng nên đeo thử tai nghe ít nhất 10 phút để kiểm tra độ thoải mái của sản phẩm
 

Các mẫu tai nghe trùm kín tai hoặc phủ ngang vành tai thường khiến người dùng cảm thấy khó chịu và nóng tai. Tuy nhiên, người sử dụng vẫn nên đeo thử tai nghe một lúc để xem liệu miếng đệm tai có gây ra cảm giác khó chịu hay không. Các mẫu tai nghe dạng kín với thiết kế miếng đệm tai giả da thì thường gây cảm giác khó chịu cho người sử dụng.

Các sản phẩm tai nghe chuyên nghiệp thường có kích thước tương đối lớn và khiến người dùng cảm thấy không thoải mái và mỏi tai sau vài giờ sử dụng. Các mẫu tai nghe có phần vòng chụp đầu làm bằng chất liệu nhẹ sẽ đem lại cảm giác thoải hơn và thuận tiện hơn khi sử dụng cho mục đích di động.
 

4. Độ bền

Người tiêu dùng không nên xem tai nghe như những thiết bị công nghệ dùng một thời gian rồi thay mới. Bởi khác với các sản phẩm điện tử, tai nghe không bị lỗi mốt sau 6 tháng hay 1 năm. Hơn nữa, một số mẫu tai nghe còn có độ bền khá cao.

Do đó, khi chọn mua một chiếc tai nghe, người tiêu dùng nên chú ý tới độ bền của sản phẩm bởi một số loại tai nghe dòng Earbud thì thường nhanh hỏng. Còn đối với các sản phẩm tai nghe có thể gập lại dễ dàng để cất giữ, thì người sử dụng nên kiểm tra xem phần khớp gập tai nghe có chắc chắn hay không. Ngoài ra, người sử dụng cũng nên nhớ rằng các miếng đệm tai thường bị rách hoặc giãn ra sau một thời gian sử dụng.
 

5. Chất liệu và độ dài dây tai nghe

Phần lớn các tai nghe stereo có thiết kế một dây cáp và dây này thường được nối với tai nghe bên trái. Còn tất cả các sản phẩm tai nghe dòng Earbud và một số mẫu tai nghe khác thì có thiết kế dây cáp hình chữ Y kết nối hai bên tai nghe. Phần chân cắm của dây thì có thiết kế hình chữ I hoặc chữ L. Trong hai loại này thì chân cắm hình chữ L sẽ tiện ích hơn nếu như jack cắm của máy nghe nhạc nằm ở vị trí bên thân máy hoặc ở phía dưới đáy.
 

Tùy mục đích sử dụng mà người dùng chọn tai nghe có độ dài dây phù hợp

Chiều dài dây tai nghe phụ thuộc vào mục đích sử dụng của từng người dùng, đặc biệt là vị trí để thiết bị. Cụ thể, người dùng cần chọn mua loại tai nghe có dây cáp dài nếu muốn để máy nghe nhạc hoặc điện thoại ở balô hay túi quần; hay chọn loại có dây cáp ngắn hơn nếu như đeo máy nghe nhạc trên cổ hoặc ở cánh tay. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể sử dụng một đoạn dây cáp ngoài để tăng chiều dài cho những tai nghe có dây quá ngắn, hoặc cuộn gọn đoạn dây cáp quá dài lại.

Một số câu hỏi thường gặp

1. Tôi có cần một bộ khuếch đại dành cho tai nghe?

Các thiết bị nghe nhạc mà bạn cắm tai nghe vào có ảnh hưởng rõ rệt tới chất lượng âm thanh, và chất lượng của bộ khuếch đại tích hợp trong các máy chơi nhạc thì thường rất kém. Nguyên nhân là do thiết bị chơi nhạc cần nhiều năng lượng để hoạt động và bộ khuếch đại bên trong máy chỉ sử dụng ít năng lượng. Ngay cả các thiết bị giải trí tốt hơn tại nhà cũng có sự khác biệt về chất lượng âm thanh. Nếu như bạn có nhu cầu dùng tai nghe trong thời gian dài và quan tâm đến chất lượng âm thanh, thì có thể bạn sẽ muốn mua một bộ khuếch đại dành cho tai nghe.
 

Bộ khuếch đại tai nghe di động FiiO

2. Tôi làm mất vòng đệm tai nghe đi kèm với tai Earbud, liệu tôi có phải mua đôi tai nghe mới?

Chắc chắn không, trừ khi bạn đang muốn tìm một lí do để đổi sang mẫu tai nghe khác. Tuy nhiên, hầu hết các tai nghe Earbud thường đi kèm với một cặp bọc tai nghe có kích thước nhất định, vì vậy đánh mất một chiếc bọc tai sẽ chẳng thoải mái chút nào. Trong trường hợp này, bạn có thể tìm mua bọc tai mới.

3. Có phải tai nghe giá càng cao thì chất lượng âm thanh càng tốt?

Điều này là không nhất thiết. Có một điều ngạc nhiên là rất nhiều người bỏ ra một khoản tiền lớn để mua smartphone nhưng lại không muốn đầu tư một khoản để mua tai nghe chất lượng tốt dùng cùng với smartphone. Mặt khác, không phải tất cả tai nghe có giá bán thấp thì sẽ có chất lượng kém.
ch lựa chọn tai nghe thích hợp

 Thị trường tai nghe (headphone) hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng, giá cả và chất lượng. Chính vì thế không ít người tiêu dùng cảm thấy bối rối và gặp khó khăn khi lựa chọn. Các bước sau đây sẽ giúp bạn sở hữu một chiếc tai nghe ưng ý.

Tai nghe cũng là một dạng trang sức dễ thương cho giới trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Kiểu dáng

Đầu tiên bạn cần xác định dòng tai nghe phù hợp với nhu cầu, tài chính cũng như đặc điểm sức khỏe đôi tai của mình. Tai nghe rất đa dạng về hình thức, kiểu dáng, song nhìn chung được chia thành 3 dòng chính: Earbud (vừa gọn trong lỗ tai), Headphone fullsize (kích cỡ lớn) và DJ Style headphone.

Earbud: những loại tai gắn vào vành tai hoặc nhét vào tai. Với đặc điểm nhỏ gọn, giá cả mềm, dòng tai nghe này phù hợp với học sinh, sinh viên. Khuyết điểm của loại tai nghe này là gây khó chịu khi đeo lâu và thường bị rơi khỏi tai.

Tai nghe loại Earbud

Headphone fullsize (loại chụp đầu) cho bạn cảm nhận âm thanh tuyệt vời với khả năng chống tiếng ổn cao. Tuy nhiên, giá cả thường khá cao, đồng thời  kích thước lớn khiến loại tai nghe này khó bảo quản do thường không có túi dựng kèm theo.

Loại headphone kích cỡ lớn

DJ Style headphone: Dòng headphone - to lớn, cồng kềnh, vẻ ngoài ấn tượng-  dành cho các DJ chuyên nghiệp và các audiophile (người mê nhạc). Cấu trúc to lớn giúp chống ồn cực tốt, lọc âm thanh cực chuẩn, và làm giảm tối thiểu tác động tiêu cực tới màng nhĩ. Sử dụng loại tai nghe này, người mê nhạc có thể yên tâm thưởng thức giai điệu yêu thích hàng giờ đồng hồ mà không phải lo lắng cho đôi tai của mình.

Tai nghe chuyên dụng cho DJ

Tính năng

Để lựa chọn được một chiếc tai nghe tốt, bạn cần phải chú ý đến những tính năng cơ bản của nó như khả năng cách âm, tính trở kháng, tần số…

Khả năng cách âm của tai nghe hay nói cách khác là giữ được âm nhạc đi vào tai bạn và tránh tiếng ồn bên ngoài. Việc mở lớn âm lượng để át tiếng ồn ảnh hưởng lớn tới thính lực. Tính năng cách âm sẽ giúp bạn tiết kiệm pin máy nghe nhạc ổn định được âm lượng. Dòng tai nghe earbud có thể cách âm tốt vì chúng đóng kín tai bạn. Riêng dòng tại nghe dành cho DJ chuyên nghiệp có thể tạo ra một khoảng không cô lập xung quanh tai cho hiệu quả cách âm cao.

Cần chú ý đến độ dải tần số của tai nghe. Một dải tần số rộng có nghĩa là bạn có thể nghe được nhiều hơn từ âm nhạc. Phạm vi được khuyến cáo là khoảng 10Hz – 25.000Hz. Tuy nhiên phạm vi mà đa số mọi người nghe được là vào khoảng 20Hz – 20.000Hz – bất cứ âm thanh nào trong khoảng đó cũng đều có thể nghe dễ dàng.

Bạn nên tìm hiểu trở kháng của tai nghe vì nó liên quan tới công suất hoạt động. Tai nghe với kháng trở càng lớn thì càng cần một nguồn điện công suất lớn hơn để làm rung màng loa, do đó có thể hạn chế được các dòng nhiều, giúp màng loa chuyển động chính xác hơn. Hạn chế là cần nguồn phát công suất lớn.

Earbud để cách âm cho tai nghe in-ear

Giá cả

Hiện nay giá cả của tai nghe rất đa dạng và khá dễ chịu đối với hầu hết mọi người. Chỉ với khoảng 200.000 đồng là bạn có thể mua được một chiếc tai nghe khá tốt. Nhưng nếu bạn là người đam mê âm nhạc và có khả năng về tài chính, hãy cân nhắc dành khoảng ngân sách thích đáng cho loại tai nghe phù hợp.

Thông thường, các loại tai nghe với giá cao thường được chế tạo với những vật liệu cao cấp và chế tác tinh xảo, cải thiện rất nhiều chất lượng âm thanh. Một chiếc tai nghe với giá tầm 30 USD có thể có chất lượng âm thanh tốt, những không thể nào bằng được một tai nghe gia 60 USD. Và với mức giá từ khoảng 80-90 USD, bạn sẽ có thể cảm thụ được những âm thanh nổi từ những bài nhạc mà trước giờ bạn không thể nghe bằng các loại tai nghe thông thường.

Một điểm đáng chú ý đi kèm với chất lượng là độ bền của chiếc tai nghe của bạn mua. Hiện nay có rất nhiều người vẫn còn sử dụng những chiếc tai nghe được làm từ những năm 70-80 của thế kỉ trước mà vẫn hoạt động tốt, bởi vì nó được chế tác hoàn hảo và bền bỉ. Nên nhớ, khi mua một sản phẩm có thương hiệu, bạn không phải chỉ trả tiền cho một cái tên thương hiệu, mà là chi phí cho một chất lượng đáng tin tưởng.

Cảm nhận bằng đôi tai

Cách tốt nhất để biết được tai nghe thích hợp cho bạn là hãy nghe thử. Có thể sử dụng tai nghe của một người quen hoặc dùng thử tại các cửa hàng có uy tín (các cửa hàng bán tai nghe đa số đều cho phép đều này). Và hãy nhớ làm vệ sinh tai trước khi sử dụng thử các loại tai nghe.

Hãy sử dụng đôi tai của bạn. Bởi vì mục đích mua tai nghe cũng là thỏa mãn đôi tai của bạn. Nếu như bạn cảm nhận âm thanh từ một chiếc tai nghe giá 50 USD cũng không khác với một chiếc tai nghe giá chục triệu, thì tại sao lại phải tốn nhiều tiền mua chiếc tai nghe đắt tiền kia. Chất lượng âm thanh không phải lúc nào cũng tùy thuộc vào giá cả đắt đỏ. Điều duy nhất cần quan tâm là chất lượng của chiếc tai nghe.


Cách lựa chọn tại nghe cho phù hợp

Nếu thường xuyên nghe nhạc bằng những thiết bị nghe nhạc cầm tay mà chưa có khái niệm gì về
tai nghe, bạn mới chỉ thưởng thức được một nửa giá trị của âm thanh.
[mg]http://www.hifi-gallery.com/commup/20101021/634232462239687500.jpg[/img]



Thị trường hiện có đầy đủ các loại
tai nghe với nhiều kiểu dáng và công nghệ khác nhau. Về kiểu dáng, có từ loại tai nghe nhét vào lỗ tai cho đến loại trùm kín tai. Về mặt công nghệ, từ kiểu tai nghe có dây (thường dùng chuẩn 3.5 mm) cho đến tai nghe không dây (kết nối với thiết bị phát bằng công nghệ bluetooth). Mỗi loại kiểu dáng và công nghệ có môi trường sử dụng riêng.


Nếu sử dụng những thiết bị có công nghệ bluetooth thì nên dùng loại
tai nghe bluetooth khi đi trên đường. Còn khi nghe ở nhà hay ở công sở thì nên dùng loại có dây vì âm thanh nghe rõ hơn, hay hơn.

Nếu ĐTDĐ có chức năng bluetooth thì nên dùng loại
tai nghe bluetooth nhưng nếu nghe nhạc từ các loại máy MP3 thì dù có công nghệ bluetooth đi chăng nữa, cách tốt nhất vẫn là nghe bằng tai nghe có dây. Có vẻ phức tạp như thế nhưng tùy theo thiết bị, môi trường sử dụng cũng như mục đích sử dụng mà nên có cách dùng tai nghe đúng kiểu để phát huy được hết công suất và giá trị của tai nghe.

Nếu nhiều tiền, bạn có thể chọn các thương hiệu như: Philips, Sony, Panasonic, Sennheiser... Trong khi giá của bộ tai nghe Somic 7Chay Genius 04SU (tạm chấp nhận được) chỉ có giá cao nhất là 14-15USD thì có những bộ tai nghe của Sony, Philips chính hãng được bán lên tới gần triệu đồng như loại tai nghe MDR-G73SP của Sony có giá 720.000 đồng, model MDR-G58V (cũng của Sony) có giá 549.000 đồng, Philips 5500 có giá 450.000 đồng. Đặc biệt có những bộ tai nghe hiệu Sennheiser dành cho dân làm phòng thu âm chuyên nghiệp được báo giá 4 triệu đồng/cặp.

Loại
tai nghe bluetooth (phần lớn dành cho loại ĐTDĐ có chức năng bluetooth) cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Hiện nay các hãng như Nokia, Sony Ericsson, I-Tech, Jabra, Plantronics, Motorola... tung ra khá nhiều model tai nghe bluetooth dành cho những model điện thoại được xếp vào nhóm trung cấp.

Những loại
tai nghe này được bán khá nhiều tại các siêu thị điện thoại di động với giá thấp nhất là model HS-805 có giá 500.000 đồng cho đến cao nhất là model Jabra SP100 có giá 2,3 triệu đồng. Thông thường những tai nghe loại này được kết nối bằng bluetooth, chỉ cần bấm là nghe nhưng cũng có model hiển thị số điện thoại gọi đến, đầy đủ nút chỉnh volume, từ chối cuộc gọi đến... Tai nghe cho điện thoại di động cũng có loại có dây với giá từ 30.000 đồng, còn cao nhất là 260.000 đồng của các hãng như Nokia, Samsung, 02, Siemens.

Đáng đồng tiền


Khi sử dụng tai nghe phải hiểu rằng: chất lượng của máy chỉ là một nửa, một nửa còn lại phụ thuộc vào chất lượng của tai nghe! Nếu sử dụng các dòng máy được xếp vào hàng "xịn" như Ipod, Archos hoặc Genius nhưng sử dụng tai nghe có giá từ 50.000 đồng - 300.000 đồng của các hãng không mấy tên tuổi như Somic, Sonic và cả những tên tuổi bị nhái như Genius, Creative, Labtec, JVC... thì chất lượng âm thanh của những bài hát từ các dòng máy trên không thể hấp dẫn bằng nghe với các loại tai nghe có giá cao hơn của các hãng danh tiếng.

Để chọn đúng hàng, với các loại tai nghe có giá trị, vỏ bao giờ cũng bóng láng, các mối hàn khá nhuyễn. Còn về chất lượng âm thanh, tai nghe tốt luôn có âm thanh trong, thể hiện đầy đủ âm thanh của các nhạc cụ được phối trong bài hát.

Dễ dàng nhận ra nhược điểm của loại tai nghe giá rẻ là không phân biệt rõ tiếng trebb tiếng bass, không phân biệt âm thanh của những nhạc cụ khi hòa âm, dễ bị đứt dây, vật liệu cấu tạo như màng bọc tai nghe và dây dẫn mau bị thoái hóa... Trong trường hợp nếu máy hơi "dởm" một chút nhưng được nghe bằng tai nghe "xịn" thì phần nào nâng cao giá trị của máy, hay nói cách khác là máy nghe hay hơn.

Nghe nhạc vẫn phụ thuộc vào gu của từng người nhưng qua tham khảo nhiều ý kiến của những người nghe bằng tai nghe, có thể đưa ra ý kiến để các bạn tham khảo. Với nhạc Jazz, nên chọn tai nghe có âm thanh trong, còn nghe nhạc Rock và Rap, nên chọn tai nghe có âm thanh ấm để nghe tiếng bass "cho sướng"!

Hướng dẫn cách lựa chọn tai nghe

www.lamsao.com

Để có thể lựa chọn tai nghe vừa ý không phải điều đơn giản. Trước tiên, bạn phải có những tiêu chí nhất định trước khi chọn mua tai nghe. Hãy thử một số lời khuyên dưới đây của chúng tôi.


Chọn theo giá tiền

Trước khi lựa chọn bất cứ chiếc tai nghe nào hiện có mặt trên thị trường, hãy xác định "hầu bao" của bạn sẽ định chi trả bao nhiêu.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tai nghe với kiểu dáng khác nhau, cả loại có thương hiệu đến loại không có thương hiệu.


Tùy vào số tiền để lựa chọn loại tai nghe thích hợp

Chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư một chiếc tai nghe có thương hiệu rõ ràng. Thực tế số tiền đầu tư không cao - kể với giá cả 100 nghìn cũng có, thay vì mua một chiếc headphone không thương hiệu giá 50 nghìn. Những loại tai nghe có thương hiệu thường có độ bền cao, cho chất âm tốt và được bảo hành từ 6 đến 12 tháng.

Loại tai nghe này có thể chia làm 3 phân khúc chính, bạn có thể chọn mua tai nghe theo mức giá tạm thời từ thấp hơn 1 triệu (~50USD), từ 1 đến 2 triệu (50~100USD) và trên 2 triệu (trên 100USD).

Những tai nghe ở dưới mức 1 triệu gồm có các loại tai nghe đáng chú ý như Sennheiser CX300, Sony MDR EX-51, Sennheiser MX75 , Creative EP630, Sennheiser HD414, PMX100, PMX200, Koss KSC75, ProtaPro, AKG K26 P… Đây là những chiếc tai nghe phần nào thỏa mãn được nhu cầu thưởng âm của những người không quá cầu kỳ.

Ở mức thấp hơn, 2-300 nghìn, tai nghe chí cho âm thanh ở mức chấp nhận được. Do vậy chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư thêm chút xíu để có thể sử dụng trong lâu dài.

Tầm tiền từ 1 đến 2 triệu có các loại tai nghe của Sony hay Sennheiser như Sony MDR-V6, Sennheiser HD-280, Grado SR60/SR80, AKG 26 P, AKG K240S, AKG K240Studio. Các loại tai nghe này thường nằm trong dòng Full-sized.

Mức giá trên 2 triệu bạn có thể tìm đến các loại tai nghe headphone như Sony MDR-XD400, Audio Technica ATH-A500, Sennheiser HD580/HD595, Grado SR225 hay một số loại earphone của Shure hoặc Klipsch... Nhưng để có thể "hiểu" được hết loại tai nghe nhà giàu này, trình độ thẩm âm của bạn cũng phải khá tương xứng.

Với các loại tai nghe trên trên 6 triệu, có lẽ bạn đã là một trong số những người chơi hi-end hoặc mức độ thẩm âm cực khó tính, bạn có thể chọn những chiếc tai nghe được đánh giá 5 sao từ phía nhà sản xuất và các trang công nghệ chuyên về tai nghe.

Ngoài ra, đối với các loại tai nghe nhái có xuất xứ từ Đài Loan hoặc Trung Quốc thường cho chất lượng âm "ra tiếng", có thể không bền, tuy nhiên lại có lợi thế về giá cả với mức dưới 200 nghìn đồng - phù hợp với những nhu cầu nghe nhạc bình dân và không nặng về kĩ thuật.


Chọn theo mục đích sử dụng

Bỏ qua giá tiền mà chỉ chú ý đến nhu cầu di chuyển, bạn có thể tham khảo các loại tai nghe theo phân loại của nhà sản xuất.

Ví dụ như muốn một chiếc tai nghe có khả năng di chuyển cao, tiện lợi trên đường đi, bạn hãy chọn các loại tai nghe Earbud hoặc Earhook do thiết kế nhỏ gọn, ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tai nghe Bluetooth nếu không muốn phiền phức vì dây nối.


Tai nghe in-ear có tính di động cao

Nếu cần một chiếc tai nghe trong lúc chơi thể thao như chạy, đi bộ, tai nghe thuộc dòng Sport Hearphone là thích hợp nhất.

Còn nếu chỉ có nhu cầu dùng trong văn phòng và gia đình, bạn nên chọn loại tai nghe Full-sized hoặc Earpad vì tính di động của hai loại tai nghe này thấp, bù lại khả năng tách ồn lại rất cao.

Tai nghe Full-sized cũng là loại tai nghe dành cho nhu cầu thưởng thức nhạc chất lượng cao kết hợp với Home Theater, dây nối của loại tai nghe này cũng đủ dài để bạn kết nối từ bộ dàn âm thanh, TV tới một vị trí đủ xa để không gây hại mắt hoặc thoải mái thư giãn trên ghế dài trong phòng khách hoặc giường ngủ.

Mỗi loại tai nghe đều có ưu nhược điểm chống ồn tùy thuộc vào thiết kế, do đó sẽ mang lại chất lượng âm thanh khác nhau. Để hiểu rõ hơn về thiết kế cũng như điểm mạnh và yếu của các các loại tai nghe trên thị trường, đọc thêm tại đây.



Chọn theo kiểu dáng thiết kế

Nhiều người thích lựa chọn tai nghe theo kiểu dáng thiết kế, có những người thích loại tai nghe Earbud do nhỏ gọn, có thể sử dụng khi đội mũ bảo hiểm, mũ len hoặc mũ trùm đầu. Loại tai nghe Earbud cũng không ảnh hưởng nếu bạn đeo những chiếc khuyên tai rườm rà hoặc có một kiểu tóc cực Style.

Nhưng với một số người, tai nghe earbud hay những loại tai nghe nhét trong, nhét sâu, in-ear, thường gây đau tai và khó chịu. Dó đó họ thích kiểu thiết kế của tai nghe Full-sized dù loại tai nghe này có thể khiến họ ra mồ hôi tai và gây nóng. Tai nghe màu sắc của Elecom.

Tai nghe màu sắc của Elecom

Ngoài ra, một số loại tai nghe được thiết kế ngộ nghĩnh, màu sắc cũng là lựa chọn của người dùng, nhất là với phái nữ. SkullCandy là nhà sản xuất khá nổi tiếng trong lĩnh vực thêm màu sắc vào tai nghe. Những loại tai nghe có thiết kế bắt mắt về màu sắc, hay lạ lẫm về kiểu dáng như biến tấu hai chiếc tai thành hình tai thỏ, hoặc gắn thêm hình mặt cười,… thường nằm trong dòng tai nghe Full-sized và Earbud.

Những chiếc tai nghe có thiết kế lạ và đẹp, phù hợp với nữ giới trên thị trường Việt Nam hiện nay đều là những chiếc tai nghe xuất xứ từ Trung Quốc. Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán đồ lưu niệm trên phố Đội Cấn hoặc Tôn Thất Tùng (Hà Nội) và các cửa hàng bán phụ kiện điện thoại… với giá dao động từ 200~500 nghìn Đồng. Bạn cũng có thể tìm mua những chiếc tai nghe màu sắc, thiết kế lạ mắt của Elecom với mức giá từ 2 triệu trở lên.

Nhìn chung, việc lựa chọn một chiếc tai nghe không phải điều đơn giản. Một chiếc tai nghe phù hợp với tiêu chí sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái khi sử dụng. Thêm vào đó, đối với tai nghe, chất lượng âm thanh mới là điều quan trọng nhất.

Một số website về headphone nổi tiếng như headphone.com, onheadphones.com hay HeadphoneReviews.com hoặc các site trong nước như headphone.com.vn, handheld.com.vn.... có thể giúp bạn phần nào trong việc tìm hoặc đánh giá loại tai nghe bạn cần.





Cách chọn tai nghe bà bà bầu cực tốt -
Cách ghen thông min
Cách chọn bơ ngon nhất
Bí quyết chọn gà chọi hay -
Cách chọn dàn âm thanh tốt nhất cho gia đình bạn
Cách chọn máy ghi âm tốt như dân chuyên nghiệp
Cách chọn quà sinh nhật cho người yêu thật đặc biệt
Cách chọn bưởi da xanh ngon nhất -





(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý