Cách chọn ống kính máy ảnh Canon chuyên nghiệp nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn ống kính máy ảnh Canon chuyên nghiệp nhất

19/04/2015 09:38 AM
615

Cách chọn ống kính máy ảnh Canon chuyên nghiệp nhất. Nhiều người có tâm lý "xem thường" ống kit, nhưng không nên bỏ qua loại ống kính này vì chất lượng chấp nhận được so với tầm tiền. Ngoài ra với ngân sách rộng rãi hơn một chút thì bạn có thể lựa chọn giải pháp từ các hãng thứ ba.






Chọn ống kính nào khi mới chơi DSLR: Dành cho máy Canon

.

Không phải ai chọn máy ảnh số ống kính rời cũng chăm chăm nâng đời bằng cách đổi ống kính hay đổi máy liên tục mà thường gắn bó với lựa chọn đầu tiên của mình ít nhất là một đến vài năm. Vì vậy, với khoản ngân sách ban đầu không mấy dư dả, việc chọn lựa được một ống kính hay và hợp túi tiền tuy khó mà dễ. Dưới đây là một số lựa chọn tham khảo cho các newbie (người mới) để bắt đầu bước chân vào giới DSLR một cách dễ dàng hơn.

Không nên coi thường ống kit

Việc chọn lựa ống kính tuy khó mà dễ. Ảnh: Canon.

Việc chọn lựa ống kính tuy khó mà dễ. Ảnh: Canon.

Với một khoản đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu đồng, bạn có thể sở hữu một thân máy dòng "entry level" như Canon 1000D hay 400D (450 – 500 USD) và ống kit kèm máy. Các ống này thường sẽ là EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 (có hoặc không USM) hay mới hơn là EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 IS (chống rung) với giá từ 70 đến 130 USD (1,2 đến 2,2 triệu đồng). Mặc dù rẻ nhưng chất lượng các ống này chấp nhận được so với tầm tiền, đặc biệt ống EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 IS có chất lượng hình ảnh khá tốt. Tuy nhiên, chúng chỉ có dải zoom hẹp, từ 18-55 (tương đương máy phim 29-88mm). Ống kính nhỏ, thân chủ yếu làm từ nhựa nên không có cảm giác chắc chắn và hay bị "chê" là không pro.

Nếu không ngại "zoom chân", thì một lựa chọn tối ưu hơn là ống fix 50/f:1,8 II cho chất lượng rất tốt so với tầm tiền (chỉ khoảng 95 USD) với một độ mở rất rộng, đủ để bạn sáng tạo và thử nghiệm. Kể cả khi đã có nhiều ống khủng, thì ống fix này đã và vẫn đang là bạn đồng hành của phần lớn các tay máy.

Lựa chọn ống tất-cả-trong-một

Khi đã vào DSLR là thế giới của máy ống kính rời, thì không nhất thiết máy Canon chỉ lắp được ống Canon, máy Nikon chỉ lắp được ống Nikon… Với ngân sách mua sắm ban đầu rộng rãi hơn một chút, khoảng 13-14 triệu đồng, bạn sẽ có thêm một số lựa chọn, mà trong đó một giải pháp không kém hợp lý là các ống kính "for", tức ống kính từ các hãng thứ 3.

1. Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS

Ống kính Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS. Ảnh: Photozone.

Ống kính Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS. Ảnh: Photozone.

Tương đuơng tiêu cự 29-320mm máy phim, Sigma AF 18-200mm bao trùm một dải zoom khá rộng, đủ cho hầu hết nhu cầu chụp bình thường. Ống kính được thiết kế to và chắc chắn với vòng xoay zoom bằng cao su trông rất chuyên nghiệp. Chỉ sử dụng motor lấy nét thường nhưng Sigma AF 18-200mm có tốc độ tương đối nhanh và êm. Cũng như các ống có dải zoom rộng khác, ống Sigma AF 18-200mm bắt đầu bộc lộ nhược điểm méo hình ở tiêu cự ngắn (18 mm) với độ mở rộng. Ở tiêu cự dài trên 150 mm độ nét cũng bắt đầu suy giảm. Do độ mở khá hẹp, tới 6,3 khi ở 200 mm nên khả năng xóa phông của Sigma không được tốt. Bù lại, ống kính này lại có chống rung (OS), và thực tế chức năng này ở Sigma khá tốt, cho phép bạn duy trì được độ nét ảnh trong điều kiện thiếu sáng.

Với mức giá ở Việt Nam chỉ khoảng 300 USD (khoảng 5 triệu đồng) so với Nikon AFs18-200mm/3.5-5.6VR tận 700 USD, Canon EF-S 18-200mm/3.5-5.6 IS cũng 600 USD, thì Sigma AF 18-200mm xứng đáng là ống kính phục vụ nhu cầu hàng ngày của những người mới chơi DSLR.

2. Tamron AF 18-200mm f/3.5-6.3 Di II

Ống kính Tamron AF 18-200mm f/3.5-6.3 Di II. Ảnh: Photozone.

Ống kính Tamron AF 18-200mm f/3.5-6.3 Di II. Ảnh: Photozone.

Không được to và chắc chắn như Sigma AF 18-200mm, nhưng tương tự như Sigma, Tamron cũng có đầy đủ ưu điểm và nhược điểm của thế hệ ống "tất-cả-trong-một" như dải zoom rộng, nhưng méo hình ở tiêu cự ngắn và mờ nét ở tiêu cự dài… Nếu biết cách khắc phục nhược điểm như luôn để độ mở hẹp khoảng từ f/8 và không nên chụp quá nhiều ở hai cực tiêu cự (18 mm và 200 mm), Tamron AF 18-200mm vẫn là một lựa chọn hợp lý, nhất là mức giá cũng cùng hạng, khoảng 300 USD ở Việt Nam.

3. Canon EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM

Ống kính Canon EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM. Ảnh: Photozone.

Ống kính Canon EF-S 17-85mm f/4-5.6 IS USM. Ảnh: Photozone.

Nếu không muốn giải pháp ống "for" và vẫn thích chơi hàng chính hãng, thì EF-S 17-85mm là một lựa chọn hoàn hảo. Vốn là ống kit của dòng tầm trung xxD, ống bao trùm một dải zoom đủ dùng, tương đương 27-136mm máy phim. Chất lượng ống kính khá tốt, kể cả ở tiêu cự 17 mm. Ống được thiết kế to, khá chắc chắn với vòng zoom bằng cao su. Đặc biệt hệ thống chống rung IS và motor lấy nét siêu thanh USM giúp ống này vượt hẳn lên so với các ống kit dòng xxxD. Mặc dù chất lượng chưa hẳn hoàn hảo, kể cả so với các ống kính "for", nhưng do là ống chính hãng, có chống rung và nhất là mức giá đã giảm gần 40% so với lúc mới ra (hiện chỉ còn khoảng 330 USD). EF-S 17-85mm hiện đang là ống được mua bán nhiều nhất ở thị trường Việt Nam.

4. Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5 USM

Ống kính Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5 USM. Ảnh: Photozone.

Ống kính Canon EF 24-85mm f/3.5-4.5 USM. Ảnh: Photozone.

Đây vốn là một ống zoom kinh điển từ thế hệ máy phim. Khi lắp lên các máy DSLR tiêu cự trở thành 38-136, vẫn ở dải đủ dùng dù phần góc rộng không bằng EF-S 17-85mm. Tuy nhiên, chính vì thế mà ống này ít bị méo hình khá tốt ở tiêu cự rộng. Với chất lượng ống kính tốt, đặc biệt xử lý khá tốt hiện tượng mờ ở 4 góc của các ống kính EF khi lắp vào các máy DSLR cảm biến APS-C thông thường, ống kính 24-85mm cho ảnh sắc nét, có phần hơn cả EF-S 17-85. Với thiết kế dù nhỏ, nhẹ nhưng khá chắc chắn, đây là ống được khuyến cáo nhiều nhất cho những newbie mới mua DSLR hay muốn nâng đời một chút từ ống kit. Giá ở Việt Nam hiện cũng dao động trong khoảng 250 USD (ống cũ) đến 330 USD (ống mới).

Ống kính máy ảnh: Những điều cần biết và cách phân loại

Có nhiều cách phân loại ống kính, tuy nhiên 2 cách thông dụng nhất là phân loại theo tiêu cự (hay góc nhìn) và phân loại theo các thông số về độ mở kết hợp với tiêu cự được ghi trên ống kính.


Phân loại theo tiêu cự ống kính

Tiêu cự của ống kính được định nghĩa là khoảng cách tính từ tâm ống kính (trung điểm đoạn thẳng nối hai tâm đường tròn thấu kính trước và sau) tới cảm biến của máy.


Tuy nhiên định nghĩa này không mang giá trị gì mấy đối với người sử dụng, nên có thể hiểu một cách đơn giản là tiêu cự thể hiện góc nhìn và độ bao phủ diện tích khung hình chụp. Cụ thể: tiêu cự càng ngắn thì góc nhìn càng rộng, càng thu được nhiều chi tiết cảnh vật vào trong khung hình và ngược lại, tiêu cự càng dài góc nhìn sẽ càng hẹp.

Phân loại ống kính theo tiêu cự bao gồm 3 loại ống kính:
 
-         Ống kính góc rộng (wide lens): ống kính có tiêu cự ngắn (nhỏ hơn 35mm), cho góc nhìn rộng, thường sử dụng để chụp phong cảnh.
 
-         Ống kính tầm trung (normal lens): ống kính cho góc nhìn trung bình (từ 35 – 70mm).
 
-         Ống kính tầm xa (tele lens): ống kính tiêu cự dài (hơn 70mm), cho góc nhìn hẹp nhưng có khả năng “kéo vật lại gần” hơn so với khoảng cách thực (tương tự ống nhòm).
 


Ống kính tele 70-200mm của các hãng Canon, Nikon, Sigma.
 

Ảnh chụp ở tiêu cự 18mm.

Ảnh chụp ở tiêu cự 24mm.

Ảnh chụp ở tiêu cự 35mm.

Ảnh chụp ở tiêu cự 55mm.
 
Trong cùng một khung hình, tiêu cự khác nhau dẫn đến sự thay đổi về tỉ lệ giữa các vật thể cũng như phối cảnh phía sau chủ thể.
 
Phân loại theo thông số ghi trên ống kính
 
Trên thân ống kính bao giờ cũng có các thông số liên quan tới độ mở và tiêu cự của ống kính (độ mở là gì, tác dụng của chúng ra sao sẽ được nói tới trong các phần tiếp theo sau). Theo đó, có thể phân chia ống kính ra làm 3 loại khác nhau:
 
-         Ống kính một tiêu cự (prime lens/ fixed lens): thường gọi là “ống kính zoom chân” do tiêu cự không thay đổi được, và vì thế khi muốn thay đổi góc nhìn hoặc tỉ lệ chủ thể trong ảnh, người chụp buộc phải di chuyển cùng với máy. Do tiêu cự không thay đổi được, nghĩa là khoảng cách giữa hai thấu kính trước – sau được giữ cố định nên prime lens cho chất lượng hình ảnh rất sắc nét, đặc biệt thường có độ mở lớn.
 
-         Ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ: là ống kính dạng “zoom”, có khả năng thay đổi tiêu cự trong một dải cố định hai đầu bằng cách xoay hoặc đẩy lens. Khi thay đổi tiêu cự trong dải này, độ mở ống kính cũng tự động thay đổi theo.

Ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ 18-105mm 1:3.5-5.6 của Nikon.
 
-         Ống kính dải tiêu cự khẩu độ cố định: tương tự ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ, nhưng khẩu độ không bị thay đổi tự động theo tiêu cự ống kính.
 


 Ống kính dải tiêu cự khẩu độ cố định 24-70mm f1:2.8 L nổi tiếng của Canon.
 
Ống kính trên máy ảnh du lịch
 
Tuy không thể tháo rời và thay thế, nhưng ống kính trên máy ảnh du lịch cũng có thể phân chia theo các cách trên. Thông thường, chúng là ống kính dải tiêu cự đa khẩu độ. Một số máy du lịch có khả năng “zoom” rất xa (10x, 15x, 24x, 36x). Trong khi một số khác lại có khả năng chụp góc cực rộng (24mm), tương đương ống kính góc rộng. Tuy nhiên, đường kính ống kính nhỏ, cấu tạo ống kính đơn giản và giá trị độ mở nhỏ là những điểm yếu khiến chất lượng hình ảnh trên máy du lịch khó có thể đẹp được.

Máy ảnh du lịch P300 có góc chụp rộng 24mm của Nikon.
 

Máy ảnh siêu zoom 30X Finepix HS20 của Fujifilm
 
Cách đọc thông số ghi trên ống kính
 
Lấy ví dụ với ống kính kit phổ biến của máy ảnh ống kính rời Nikon là (VR) AF-S Nikkor 18-55mm 1:3.5-5.6 G: 
 

AF-S: hệ ống kính có motor lấy nét tự động (Auto Focus – AF) tiên tiến nhất của Nikon, cho tốc độ lấy nét nhanh và êm ái (Silent – S).
 
Nikkor: ống kính dành cho thân máy Nikon.
 
18-55mm: dải tiêu cự thay đổi được của ống kính, từ góc nhìn rộng nhất (18mm) cho tới hẹp nhất (55mm) khi zoom. Có thể thấy ống kính này được xếp vào loại tiêu cự “bắc cầu” từ góc rộng tới tầm trung theo cách phân loại ở trên.
 
1:3.5-5.6: giá trị độ mở của ống kính. Ở tiêu cự ngắn nhất (18mm) ống kính có thể đạt được tới độ mở tối đa là f/3.5, và ở tiêu cự dài nhất (55mm) độ mở tối đa mà ống kính có thể đạt được chỉ là f/5.6.
 
G: công nghệ thấu kính tiên tiến của Nikon.
 
Một điểm cần lưu ý ở đây rằng, vì các con số 3.5 hay 5.6 này thực chất đều là mẫu số trong phân số có tử số cố định bằng 1, nên con số này càng cao thì giá trị độ mở lại càng nhỏ (tỉ lệ nghịch). Ví dụ 1:2.8 (hay f/2.8) sẽ thể hiện độ mở lớn hơn 1:8 (hay f/8).
 
VR: cho biết ống kính này được tích hợp tính năng chống rung (Vibration Reduction).
 
Một ví dụ nữa với ống kính “ngon - bổ - rẻ” của Canon: EF 50mm 1:1.8 II. 
 

EF: hệ ống kính có thể lấy nét tự động hoặc lấy nét bằng tay (Manual Focus) tùy ý muốn người sử dụng
 
50mm: tiêu cự của ống kính. Do chỉ có 1 giá trị (khác với ống kính 18-55mm ở trên) nên đây là dạng ống kính một tiêu cự (prime lens) như cách chia ở trên. Đây cũng là ống kính có tiêu cự nằm trong khoảng tầm trung (normal lens).
 
1:1.8: giá trị độ mở tối đa của ống kính. Do tiêu cự không thay đổi được nên độ mở ống kính cũng có thể giữ cố định, tùy thuộc vào ý muốn người sử dụng.
 
II: thế hệ thứ 2 của loại ống kính này.
 
Một số ký hiệu thường gặp trên ống kính máy ảnh và ý nghĩa của chúng
 
-         VR (ống kính Nikon), IS (ống kính Canon), OSS (ống kính Sony), OS (ống kính Sigma): đều mang ý nghĩa rằng ống kính này được tích hợp tính năng chống rung quang. Bằng cách xê dịch các thấu kính bên trong ống kính, tính năng này sẽ triệt tiêu hiện tượng rung/nhòe hình trong quá trình chụp.
 
-         Mark I, II, III,…: thế hệ thứ 1, 2, 3,… của loại ống kính này.
 
-         USM (ống kính Canon), SWM (ống kính Nikon): ống kính lấy nét tự động tốc độ cao và không gây tiếng ồn. USM là viết tắt của Ultrasonic Motor, SWM là viết tắt của Silent Wave Motor.
 
-         Macro: ký hiệu bằng hình một bông hoa (xem ống kính Canon EF 50mm 1:1.8 II ở trên), cho biết ống kính có khả năng chụp Macro (siêu cận cảnh), lấy nét ở khoảng cách rất gần so với thông thường.
 
-         G, D, N, L: thể hiện mức độ hiện đại của kỹ thuật chế tạo ống kính. Trong đó N (Nano) và L (Luxury) là hai dòng ống kính đẳng cấp cao nhất của Nikon và Canon.
Cách lựa chọn máy ảnh số phù hợp với nhu cầu sử dụng ?


THAM KHẢO CÁCH CHỌN MÁY ẢNH KĨ THUẬT SỐ

Chọn mua máy ảnh kỹ thuật số hoàn toàn không dễ.
Bất cứ ai khi đi mua, đều mong muốn chọn được một chiếc máy ảnh phù hợp với nhu cầu của mình – cân bằng giữa tính năng và giá cả.
Có lẽ điều quan trọng nhất khi đi mua máy ảnh là người sử dụng cần xác định được mình sẽ làm gì với chiếc máy ảnh sắp mua này. Sau đây là một vài kiểu người dùng thường gặp.

Snapshooter
Nếu bạn mong muốn chụp những bức ảnh để có thể gửi e-mail cho gia đình và bạn bè, xuất bản lên trang web hay chỉ in ra những bức ảnh có kích thước nhỏ hơn 8x10 inches trên bất cứ loại máy in inkjet nào.
Cần có một chiếc máy ảnh mà mọi người trong gia đình đều có thể sử dụng được, nhỏ gọn dễ mang theo.

Các tính năng cần có:

Độ phân giải (Resolution): 2 triệu điểm ảnh hoặc lớn hơn
Giá: $200 - $500
Kiểu ống kính: ống kính zoom quang học
Kiểu thẻ nhớ: Compact Flash, Memory Stick, XD- Picture, Secure Digital, MultiMedia.
Định dạng ảnh: JPEG
Giao tiếp: USB, ngõ xuất ra Tivi NTSC/PAL
Các chế độ phơi sáng: Tự động, theo chương trình, có chế độ bù trừ độ phơi sáng.
Kiểu canh nét: Tự động
Chế độ hoạt động của đèn Flash: Tự động, chống mắt đỏ
Phần mềm kèm theo: chỉnh sửa ảnh, sắp xếp theo album
Multimedia: có khả năng quay video bao gồm cả thu tiếng

Các tính năng sẽ là ưu thế khi chọn lựa: Khả năng kết nối trực tiếp với máy in (không cần máy tính).

Trendsetter
Nếu bạn muốn có một thứ “đồ chơi” độc đáo, thật sự gây ấn tượng với bạn bè và những người xung quanh bởi những tính năng, công nghệ mới nhất. Tuy nhiên sử dụng không được quá phức tạp. Giá cả cũng là một tiêu chí quan tâm nhưng không phải là ưu tiên hàng đầu.

Các tính năng cần có:

Độ phân giải (Resolution): 3 triệu điểm ảnh hoặc lớn hơn
Giá: dưới $1000
Kiểu ống kính: ống kính zoom quang học
Kiểu thẻ nhớ: Compact Flash, Memory Stick, XD- Picture, Secure Digital, MultiMedia.
Định dạng ảnh: JPEG
Giao tiếp: USB, ngõ xuất ra Tivi NTSC/PAL
Các chế độ phơi sáng: Tự động, theo chương trình, có chế độ bù trừ độ phơi sáng.
Kiểu canh nét: Tự động
Chế độ hoạt động của đèn Flash: Tự động, chống mắt đỏ, hỗ trợ canh nét
Phần mềm kèm theo: chỉnh sửa ảnh, sắp xếp theo album
Multimedia: có khả năng quay video bao gồm cả thu tiếng

Các tính năng sẽ là ưu thế khi chọn lựa: Cấu trúc (design) thuộc loại siêu nhỏ gọn, có tính năng webcam, có tính năng ghi âm, có khả năng chơi nhạc MP3.

Business user
Nếu bạn muốn có một chiếc máy ảnh dùng cho công việc, chụp ảnh quảng cáo, xuất bản trên giấy hoặc trên trang web có tính chuyên nghiệp.
Các tính năng cần có:
Độ phân giải (Resolution): phải lớn hơn 3 triệu điểm ảnh
Giá: $500 - $100
Kiểu ống kính: ống kính zoom quang học
Kiểu thẻ nhớ: Compact Flash, Memory Stick, XD- Picture, Secure Digital, MultiMedia.
Định dạng ảnh: JPEG, TIFF
Giao tiếp: USB, ngõ xuất ra Tivi NTSC/PAL
Các chế độ phơi sáng: Tự động, có chế độ bù trừ độ phơi sáng, có chế độ chụp ưu tiên khẩu độ, ưu tiên tốc độ
Kiểu canh nét: Tự động
Chế độ hoạt động của đèn Flash: Tự động, chống mắt đỏ, có đèn hỗ trợ canh nét
Phần mềm kèm theo: phải kèm theo phần mềm chỉnh sửa ảnh.
Multimedia: có khả năng quay video bao gồm cả thu tiếng.
Các tính năng sẽ là ưu thế khi chọn lựa: watermarking, text – capture mode
Serious amateur
Nếu bạn muốn có được những bức ảnh đạt mức chuyên nghiệp, có thể in ra những bức ảnh kích cỡ từ 8x10 inches trở lên trên máy in chuyên nghiệp. Máy ảnh cần có các tính năng tạo điều kiện tối đa cho việc sáng tạo ảnh, có thể mua thêm các ống kính phụ trợ.

Các tính năng cần có:

Độ phân giải (Resolution): 4 triệu điểm ảnh hoặc lớn hơn
Giá: trên $800
Kiểu ống kính: ống kính zoom quang học, có thể gắn thêm các ống kính phụ trợ
Kiểu thẻ nhớ: Compact Flash, Memory Stick, XD- Picture, Secure Digital, MultiMedia, Microdrive
Định dạng ảnh: JPEG, TIFF, RAW
Giao tiếp: USB 2.0, FireWire
Các chế độ phơi sáng: Tự động, chụp ưu tiên tốc độ-khẩu độ, có chế độ chụp tự chỉnh, có khả năng lựa chọn kiểu đo sáng, có chế độ chụp bù trừ
Kiểu canh nét: Tự động, Tự lựa chọn vùng canh nét, tự canh nét (manual)
Đèn Flash: có hotshoe cho phép gắn đèn flash ngoài, đèn flash có thể hoạt động ở chế độ slow-sync
Phần mềm kèm theo: phần mềm chỉnh sửa ảnh với đầy đủ các tính năng.
Multimedia: có khả năng quay video bao gồm cả thu tiếng

Các tính năng sẽ là ưu thế khi chọn lựa: Có chế độ chụp liên tục (continuous-shooting), có khả năng tương thích với các ống kính 35mm, có chế độ chụp do người dùng tự đặt.

Budget buyer
Nêu ban muốn có một chiếc máy ảnh dưới $250, chỉ cần tạo ra những bức ảnh chất lượng vừa phải để gửi e-mail hay xuất bản lên web, chỉ in ảnh ở kích cỡ nhỏ (4x6) trên các máy in thông thường, có thể sử dụng ngay mà không cần đọc sách hướng dẫn.

Các tính năng cần có:

Độ phân giải (Resolution): 2 triệu điểm ảnh hoặc lớn hơn
Giá: dưới $250
Kiểu ống kính:
Kiểu thẻ nhớ: Compact Flash, Memory Stick, XD- Picture, Secure Digital, MultiMedia.
Định dạng ảnh: JPEG
Giao tiếp: USB, ngõ xuất ra Tivi NTSC/PAL
Các chế độ phơi sáng: Tự động
Kiểu canh nét: Tự động
Chế độ hoạt động của đèn Flash: Tự động, chống mắt đỏ
Phần mềm kèm theo: chỉnh sửa ảnh, sắp xếp theo album
Multimedia: có khả năng quay video bao gồm cả thu tiếng

Các tính năng  sẽ là ưu thế khi chọn lựa: Có tính năng webcam, có màn hình LCD

BAO NHIÊU MEGAPIXEL LÀ ĐỦ ?

Thực sự đây là một câu hỏi đánh đố vì vậy sẽ có hai câu trả lời:

Câu trả lời ngắn:

Ảnh sử dụng cho mục đích e-mail hay xuất bản lên web thì không cần độ phân giải tới 3 triệu điểm ảnh. Những bức ảnh được chụp với ý định để in hoặc cần phải chỉnh sửa thì cần ít nhất là 3 triệu điểm ảnh. Nếu như cần phải in ra những bức ảnh kích cỡ từ 8x10 trở lên thì cần có máy ảnh 4 triệu điểm ảnh trở lên.

Câu trả lời đầy đủ:
Bạn cần máy ảnh bao nhiêu triệu điểm ảnh phụ thuộc vào việc bạn sẽ sử dụng bức ảnh được chụpđể làm gì,và sử dụng nó như thế nào.
Nếu như có ý định trình chiếu hay chỉ in ra những bức ảnh nhỏ hơn kích cỡ thực của ảnh thì độ phân giải thật sự không phải là vấn đề chủ chốt.


 


Trong hai bức ảnh trên: bên trái được chụp với máy ảnh 2 triệu điểm ảnh, bên phải được chụp với máy ảnh 4 triệu điểm ảnh, cả 2 ảnh này đều được thu nhỏ tới kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ thật sự (smaller than actual size). Hầu như không thể phân biệt được đâu là bức ảnh chụp bởi máy 2 triệu điểm ảnh, 4 triệu điểm ảnh, ngoại trừ hơi có sự khác biệt về mầu sắc. Tuy nhiên khi phóng to hai bức ảnh này có thể dễ dàng nhận ra đâu là bức chụp bởi máy ảnh có độ  phân giải cao hơn.


  


Nếu như chỉ cắt  lấy một phần của ảnh (crop) để phóng to, hoặc in ra thì sự khác biệt càng rõ rệt. Các chi tiết chụp bởi máy 2 triệu điểm ảnh sẽ mờ hơn so vơí 4 triệu điểm ảnh.

LOẠI ỐNG KÍNH NÀO LÀ PHÙ HỢP?

Có cả một rừng các loại ống kính từ loại rẻ tiền kích cỡ rất nhỏ, tiêu cự cố định, chất liệu nhựa cho tới loại cao cấp có kích cỡ lớn, zoom quang học, chất liệu thủy tinh đặc biệt, cho phép tháo lắp. Mỗi loại ống kính đều ảnh hưởng đến thiết kế, đặc tính của máy và ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của ảnh. Tuy nhiên có thể chia ống kính ra làm 4 loại khác nhau:

Fixed-focal-length lenses (ống kính tiêu cự cố định)

Loại ống kính này không cung cấp tùy chọn zoom quang học, có hỗ trợ chụp macro và chụp phong cảnh.
Phù hợp với kiểu người dùng: snapshooter, budget buyer

Ưu điểm:
- Phù hợp với thiết kế của các máy thuộc dòng nhỏ gọn hay siêu nhỏ gọn.
- Cấu trúc của máy sẽ đơn giản hơn và dễ sử dụng.
- Rẻ tiền.
- Ống kính loại này thường hỗ trợ góc nhìn rộng (wide angle of view) vì vậy sẽ tốt cho chụp phong cảnh và nhóm đông người.

Nhược điểm:
- Không zoom được các chủ đề ở xa.
- Không cung cấp các tùy chọn cho phép dùng ống kính phụ trợ, kính lọc.
- Chất lượng quang học thường không cao.

Retractable zoom lenses

Ống kính loại này có thể thò ra, thụt vào khi bật, tắt máy
Phù hợp với kiểu người dùng:  snapshooter, budget buyer, trendsetter

Ưu điểm:
- Tạo điều kiện dễ dàng cho việc thiết kế các máy thuộc dòng nhỏ gọn.
- Ống kính được bảo về khá tốt do thụt được vào trong thân máy và nắp ống kính được tích hợp sẵn.

Nhược điểm:
- Thường không hỗ trợ kính lọc hoặc kính converters
- Khả năng zoom bị giới hạn từ 2x tới 3x
- Thời gian bật máy bị kéo dài do cần có thời gian cho ống kính thò ra khỏi máy
- Tùy chọn canh nét manual bị giới hạn

Fixed zoom lenses

Ống kính được gắn cố định vào thân máy. Loại ống kính này không thể thụt vào trong thân máy khi tắt máy.
Phù hợp với kiểu người dùng: serious amateur, business user, trendsetter

Ưu điểm:
- Khả năng zoom quang học có thể đạt tới 12x
- Hỗ trợ việc lắp thêm ống kính phụ trợ (wide-angle, close-up…), kính lọc (filter)
- Máy ảnh lắp ống kính loại này thường có sẵn các tính năng cao cấp
- Thường cung cấp chế độ canh nét tự chỉnh sử dụng vòng canh nét

Nhược điểm:
- Cấu trúc máy thường cồng kềnh hơn khi so với loại sử dụng ống kính thò thụt
- Điều khiển máy thường phức tạp hơn do có rất nhiều tùy chọn, chế độ

Interchangeable lenses

Các máy ảnh chuyên nghiệp SLR thường sử dụng hệ thống ống kính này. Người dùng có thể tháo rời ống kính và lắp ống kính loại khác (ống kính tương thích)
Phù hợp với kiểu người dùng: serious amateur

Ưu điểm:
- Có chất lượng quang học tốt nhất
- Do có thể lắp thêm các kiểu ống kính khác nhau nên hỗ trợ rất nhiều kiểu cảnh chụp
- Không cần mua máy ảnh mới nếu chỉ cần nâng cấp ống kính
Nhược điểm:
- Đắt tiền
- Ống kính thường có kích cỡ lớn và nặng
- Dễ gây nhầm lẫn khi lựa chọn ống kính do có sự khác biệt về tiêu cự giữa các loại ống kính khác nhau

LOẠI THẺ NHỚ NÀO LÀ PHÙ HỢP ?

Máy ảnh kỹ thuật số thường lưu trữ ảnh trong các thiết bị nhớ di động, các thiết bị nhớ này thường có bản chất là loại flash-memory (ngoại trừ một số ít máy lưu trữ ảnh lên đĩa CD, hoặc đĩa mềm– Sony Mavica). Số lượng ảnh có thể lưu trữ được trên thẻ nhớ phụ thuộc vào dung lượng bộ nhớ còn trống trên thẻ và phụ thuộc kích cỡ file ảnh (kích cỡ file ảnh được chỉnh thông qua các tùy chọn về độ nén ảnh và độ phân giải của ảnh).
Khi lựa mua máy ảnh kỹ thuật số nên xem xét kiểu thẻ nhớ máy ảnh sử dụng. Nếu như có ý định (hay hiện tại) sử dụng máy nghe nhạc MP3 hay PDA có bộ nhớ mở rộng là thẻ nhớ thì nên chọn cùng loại thẻ nhớ do có thể sử dụng hoán đổi giữa các thiết bị, đỡ tốn tiền nâng cấp.

CompactFlash Types I và II








Ưu điểm: Dung lượng nhớ cực đại lớn hơn so với các loại thẻ nhớ khác (vào thời điểm viết bài này đã có thẻ nhớ CF dung lượng 2 GB), rất nhiều thiết bị kỹ thuật số hỗ trợ định dạng CF, giá tương đối rẻ khi so sánh với các định dạng khác.
Nhược điểm: Kích thước lớn hơn hẳn khi so với các loại thẻ nhớ khác

Các nhà sản xuất hỗ trợ định dạng CF: Canon, Kodak, Minolta, Nikon, Pentax


IBM - Hitachi Microdrive









Ưu điểm:
Tốc độ hoạt động nhanh, dung lượng bộ nhớ lớn
Nhược điểm: Đắt tiền. Dung lượng bộ nhớ cực đại lớn không còn là ưu điểm khi so sánh với CF

Các nhà sản xuất hỗ trợ định dạng Microdrive: Có rất nhiều nhà sản xuất hỗ trợ định dạng này, thường chỉ có các máy ảnh thuộc loại chuyên nghiệp mới hỗ trợ định dạng này


Secure Digital/ MultiMediaCard (SD/MMC)









Ưu điểm: Đây là định dạng rất thông dụng, kích thước nhỏ, tốc độ hoạt động nhanh
Nhược điểm: Dung lượng bộ nhớ cực đại bị hạn chế

Các nhà sản xuất hỗ trợ định dạng này: Casio, Contax, HP, Kodak, Konica, Kyocera, Leica, Minolta, Panasonic, Pentax, Toshib



SmartMedia







Ưu điểm:
Không
Nhược điểm: Định dạng cổ, đang bị thay thế bởi định dạng đời mới xD-Picture, tốc độ hoạt động chậm, dung lượng bộ nhớ tối đa thấp
Các nhà sản xuất hỗ trợ định dạng này: Fujifilm, Olympus, Samsung

Sony Memory Stick








Ưu điểm:
Được hỗ trợ bởi tất cả các thiết bị kỹ thuật số của Sony, đang trở nên phổ biến
Nhược điểm:
Dung lượng bộ nhớ tối đa bị giới hạn, không được nhiều nhà sản xuất hỗ trợ
Các nhà sản xuất hỗ trợ: Sony, Konica


Sony Memory Stick Pro








Ưu điểm: Hỗ trợ bộ nhớ dung lượng lớn
Nhược điểm: Không tương thích với các thiết bị sản xuất trước năm 2003. Ngoại trừ Sony, không một nhà sản xuất nào tuyên bố hỗ trợ định dạng này

Các nhà sản xuất hỗ trợ: Sony

xD-Picture Card








Ưu điểm: Kích thước nhỏ nhất trong các loại thẻ nhớ vì vậy các thiết bị số cũng có thể làm nhỏ hơn
Nhược điểm: Định dạng mới mang tính độc quyền, dung lượng tối đa vẫn chưa đuổi kịp các định dạng khác

Các nhà sản xuất hỗ trợ: Fujifilm, Olympus


LOẠI PIN NÀO LÀ TỐT NHẤT

Máy ảnh sử dụng loại pin nào không quan trọng bằng việc máy có thể sử dụng bao nhiêu loại pin. Pin sạc lithium-ion thường có thời gian hoạt động lâu hơn so với các loại pin khác, tuy nhiên nếu như bạn đang ở trong rừng hay ở một nơi nào đó mà không thể có nguồn điện để sạc thì không gì hơn là có một đống pin cho dù là loại không sạc được nhưng dùng được cho máy ảnh của mình.


Loại pin chuyên dụng (Model-specific)

Đây là loại pin có thiết kế riêng, đặc chủng cho từng đời máy ảnh
Bản chất hoá học: Lithium-ion hay nickel-metal hydride (NiMH)









Ưu điểm:
- Thường là loại pin có thời gian sử dụng lâu nhất
- Thiết kế nhỏ gọn
- Bảo vệ môi trường tốt hơn so với loại pin không sạc
- Chi phí sử dụng thấp hơn so với loại không sạc lại
- Thường tích hợp sẵn chíp cho phép điều khiển pin và hiển thị thông tin về pin chính xác hơn.

Nhược điểm:
-Tiêu tốn điện năng khi sạc lại
- Cần phải có bộ sạc đặc chủng
- Không sử dụng được trên các máy ảnh loại khác hay các thiết bị điện tử khác
- Ít có pin tương thích do các hãng thứ ba sản xuất (pin tương thích thường có giá dễ chịu hơn)


Loại pin sạc thông dụng (Universal rechargeable)


Đây là loại pin sạc tiêu chuẩn thông dụng










Bản chất hoá học: Nickel-metal hydride (NiMH)
Ưu điểm:
- Thời gian sử dụng lâu
- Tốt hơn cho môi trường (so với loại không sạc)
- Dễ mua, thông dụng
- Giá hợp lý.

Loại pin dùng một lần (Disposable)

Đây là loại pin không sạc lại được, sản xuất theo các tiêu chuẩn chung.









Bản chất hoá học:
Lithium, alkaline
Ưu điểm: Luôn có sẵn tại các cửa hàng, dễ mua
Nhược điểm:
- Không tốt cho môi trường
- Pin Alkaline thường không có dung lượng lớn.


MÁY ẢNH CÒN CÓ THỂ THÊM NHỮNG TÍNH NĂNG NÀO NỮA

Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiện có trên thị trường ngoài chức năng chụp còn cung cấp các tính năng khác. Sau đây là một số tính năng hữu ích khác cũng rất đáng để quan tâm khi lựa mua máy.


Video-clip recording ( quay một đoạn Viđeo ngắn)
Rất nhiều máy ảnh kỹ thuật số có khả năng quay một đoạn video ngắn, tuy nhiên chất lượng quay không thể so sánh với máy quay kỹ thuật số (vào thời điểm hiện tại). Các loại máy ảnh khác nhau thì chất lượng quay cũng khác nhau. Chất lượng quay video cao nhất của máy ảnh kỹ thuật số cho tới nay là 30 hình/giây với độ phân giải VGA (640 x 480), một số máy cho phép quay video liên tục chỉ giới hạn thời gian quay ở dung lượng thẻ nhớ còn trống, một số máy giới hạn thời gian quay tối đa (từ 3 giây tới 3 phút). Một số máy chỉ quay Video không thu tiếng vì vậy khi chọn lựa máy cần hỏi kỹ người bán về các đặc tính kỹ thuật này trước khi quyết định mua.


Voice recording (ghi âm)
Một số máy ảnh cho phép ghi âm một đoạn ngắn chú giải cho bức ảnh chụp. Một số máy còn có khả năng hoạt động như một máy ghi âm, có thể ghi âm trong nhiều giờ (thời gian ghi phụ thuộc vào dung lượng thẻ nhớ còn trống), loại máy này thường tích hợp sẵn microphone.


Video conferencing (đàm thoại truyền hình)

Một số máy ảnh còn cung cấp chức năng webcam, đi kèm theo máy thường gồm phần mềm video conferencing


Music playback

Chỉ có một số ít máy ảnh có thể chơi nhạc MP3, đi kèm theo máy thường có sẵn tai nghe. Kiểu máy này thường nhằm vào những người yêu thích công nghệ mới. Đối với loại máy ảnh này người dùng không nên đòi hỏi phải có được chất lượng ảnh tốt nhất, hay âm thanh tuyệt hảo.


In-camera editng

Rất nhiều máy ảnh cho phép chỉnh sửa ảnh (thay đổi kích cỡ, copy, ..) trước khi truyền ra máy tính hoặc in ra ảnh. Một số thậm chí còn cho phép chỉnh sửa đoạn video vừa quay.




Special image modes

Một số máy cung cấp chế độ chụp đặc biệt như chụp ảnh 3D, animation




World time/alarm clock

Một số máy còn cung cấp giờ các thành phố lớn trên thế giới. Tính năng này nếu có sẵn trong máy ảnh thì tốt nhưng không đáng để là một tiêu chí khi đi lựa chọn máy.

 







Cách chọn tai nghe bà bà bầu cực tốt
Cách chọn mua tai nghe Bluetooth chuẩn nhất
Cách lựa chọn tai nghe thích hợp -
Cách ghen thông minh
Cách chọn bơ ngon nhất
Bí quyết chọn gà chọi hay
Cách chọn quà sinh nhật cho người yêu thật đặc biệt
Cách chọn chim Chào Mào chuẩn của dân sành


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý