Cách chọn máy ảnh bán chuyên nghiệp tốt nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn máy ảnh bán chuyên nghiệp tốt nhất

19/04/2015 09:38 AM
923


Cách chọn máy ảnh bán chuyên nghiệp tốt nhất. Năm mới đến nếu bạn muốn chọn cho mình một chiếc máy ảnh chụp đẹp, hình ảnh chân thật như các máy ảnh chuyên nghiệp nhưng có mức giá vừa phải thì năm mẫu máy dưới đây xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo.





Cách chọn máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp

Máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp dành cho những người đã quen với máy ảnh số, muốn sử dụng các chức năng hiện đại của máy ảnh số và tự mình chỉnh các thông số theo ý muốn... Loại máy này ngoài các tính năng và thông số như loại phổ thông còn có thêm các thông số cao cấp khác và tối thiểu nên có thêm các thông số sau:

Kiểu dáng 


Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm nhiều hơn và được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.

Cảm biến ảnh (Sensor)

Có 2 loại, CCD và CMOS, nên chọn CCD hoặc nếu chọn CMOS thì phải là loại có công nghệ mới nhất. Cảm biến ảnh của dòng máy này cũng có kích thước lớn hơn dòng máy ảnh phổ thông để nâng cao chất lượng ảnh.

Độ phân giải (Resolution)

Hiện nay độ phân giải của máy ảnh số đều rất cao, thường trên 10 Megapixel (còn gọi là 10 "chấm"), đủ để in được các ảnh lớn cở A4 (210x297mm) và lớn hơn. 

Ống kính (Lens)

Loại máy này có ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 5x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Các máy cao cấp có thể cho phép tháo rời, thay đổi hoặc gắn thêm ống kính khác. 

Ở loại máy này bạn cần chú ý đến thương hiệu của nhà sản xuất ống kính, nó quyết định rất lớn đến chất lượng của hình ảnh. Một số ống kính có chất lượng cao như: Nikon, Canon, Pentax, Carl Zeiss, Leica, Leupold,...

Lấy nét (Focus)

Ngoài các chế độ lấy nét tự động (Auto), lập trình sẵn (Mode), loại máy này còn cho phép chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro) giúp người sử dụng có thể linh hoạt lựa chọn trong việc lấy nét các chủ thể trong ảnh chụp.

Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.

Kỹ thuật đo sáng (Exposure)

Loại máy ảnh này ngoài các chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot),... còn cho phép chỉnh tay (Manual), người sử dụng có thể tự tính toán để quyết định độ sáng cho hình ảnh.

Chế độ chụp (Shutter Mode)

Chế độ chụp tự động (Auto) và các chương trình lập sẵn (P) như máy ảnh số loại phổ thông, loại máy ảnh bán chuyên nghiệp có thêm các chế độ chụp ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av) và chỉnh tay (Manual) để cho phép người sử dụng có thể tự chọn chế độ chụp theo ý mình.

Tốc độ chụp (Shuter Speed)

Máy ảnh số bán chuyên nghiệp cho phép điều chỉnh tốc độ chụp từ chậm (vài giây) tới nhanh (1/1000 giây hoặc cao hơn).

Khẩu độ (aperture)

Là độ mở của ống kính, máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp cho phép người sử dụng điều chỉnh khẩu độ tùy theo ý mình.

Độ nhạy sáng (ISO)

Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 và có thể lên đến 6400 hoặc cao hơn.

White balance

Đây là tính năng giúp hình ảnh có được màu sắc đúng, loại máy ảnh này cho phép chọn cân bằng trắng theo các chế độ định sẵn và chỉnh tay tùy ý.

Đèn Flash

Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash.

Một số máy có thêm đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.


LCD Monitor

Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2" để dễ xem, có chất lượng cao hơn, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối.

Màn hình của một số máy có thể xoay được theo nhiều hướng.

Ống ngắm (View Finder)

Thường là ống kính (Optical), loại cao cấp hơn có thể được trang bị ống ngắm điện tử (Electronic viewfinder).

Quay video

Ngoài chức năng chụp hình, máy ảnh số còn cho phép quay phim. Các máy ảnh số đời mới có chế độ quay phim độ phân giải cao HD 720px hoặc Full HD 1080p và không giới hạn thời gian quay.

Định dạng hình ảnh

Ngoài các định dạng ảnh thông thường, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp còn có thể lưu ảnh dưới dang thô (RAW), định dạng này sẽ cho ra các tập ảnh nguyên gốc với chất lượng cao nhất và cũng có dung lượng lớn nhất dùng cho việc xử lý sau khi chụp.

Tóm lại, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp này cũng có các chức năng giống như máy ảnh số loại phổ thông nhưng có chất lượng cao hơn. Chúng được bổ sung thêm các chức năng cho phép chỉnh tay và được mở rộng hiều hơn và chi tiết hơn để đáp ứng được cho những người dùng có sở thích chụp ảnh. Sử dụng loại máy này có thể chụp được những tấm ảnh theo ý muốn, đây có thể là bước chuẩn bị cho việc sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp sau này và dĩ nhiên tới lúc đó bạn sẽ tự chọn cho mình một máy ảnh số mà không cần ai giúp đỡ, bạn đã là một chuyên gia nhiếp ảnh rồi.

5 máy ảnh bán chuyên nghiệp được yêu thích

Đọc E-paper

Samsung NX210

NX210 là mẫu máy ảnh không gương lật được hướng tới phân khúc tầm trung của Samsung. Máy được trang bị kính ngắm điện tử SVGA hiển thị 100% khung hình, màn hình Amoled kích thước 3 inch độ phân giải 614.000 pixel với khoảng cách giữa tấm nền và kính bảo vệ gần như bằng 0 giúp hiển thị tốt và hạn chế hiện tượng bị lóa.

Cảm biến độ phân giải lên đến 20 megapixel cùng khả năng chống rung quang học trong ống kính cho tốc độ chụp lên đến 8 khung hình mỗi giây, quay video chuẩn Full HD tốc độ 24 khung hình mỗi giây.

NX210 được gia cố bên mình chất liệu kim loại bóng bẩy và đồng hành cùng với chuẩn kết nối wifi để người dùng gửi tập tin hình ảnh hay video trực tiếp từ máy ảnh lên Facebook, Picasa, SkyDrive và các dịch vụ lưu trữ trên mạng khác.

Tính năng độc đáo Live View các smartphone của Samsung có thể dùng điện thoại của mình để xem trực tiếp hình ảnh đang thu bởi ống kính của máy ảnh. NX210 được bán ra thị trường với mức giá 20 triệu đồng.

Nikon D5200

D5200 được trang bị cảm biến CMOS DX độ phân giải lên tới 24 megapixel, chip xử lý Expeed 3 (tương tự D3200). Máy hỗ trợ khoảng ISO từ 100 đến 6.400, mở rộng lên mức 25.600.

Một điểm đặc biệt ở sản phẩm này là hệ thống với cảm biến lấy nét 2.016 pixel RGB, Nikon D5200 có thể chụp liên tiếp tốc độ 5 khung hình mỗi giây, màn hình LCD chống lóa kích thước 3 inch độ phân giải 921.000 pixel.

Bên cạnh đó, sản phẩm có thể sử dụng với phụ kiện WU-1a Wireless Mobile Adapter. Thiết bị này sẽ cho phép người dùng gửi hình ảnh từ DSLR của mình đến các thiết bị Android hoặc iOS để xem, chia sẻ cũng như giúp điều khiển máy ảnh từ xa.

Tất cả đều được thực hiện thông qua giao tiếp wifi. Thiết bị cũng có sẵn tính năng chụp HDR và 16 chế độ cảnh khác nhau để người dùng mới có thể tiếp cận nhanh hơn với việc chụp ảnh. Mức giá cho D5200 là khoảng 17 triệu đồng rất đáng để người dùng lưu tâm.

Canon EOS M

Canon EOS-M là chiếc máy ảnh không gương lật đầu tiên của Canon sử dụng cảm biến CMOS APS-C có độ phân giải 18 megapixel.

EOS-M được sản xuất rất chắc chắn và có chất lượng cao, màn hình cảm ứng đa điểm khá nhạy có thể truy cập các chế độ điều khiển chính từ thanh Quick Menu, lấy nét hay kích hoạt chụp ảnh ngay trên màn hình. Đây cũng là màn hình Clear View LCD II 3 inch độ phân giải 1,04 triệu điểm ảnh, hiển thị hình ảnh sắc nét và chi tiết.

Thiết bị dùng hệ thống lấy nét tự động lai (Hybrid AF), kết hợp dễ dàng hệ thống chỉnh nét tự động theo pha và theo độ tương phản, hoạt động trong khi quay video và khi kích hoạt chế độ Live View, mang lại trải nghiệm công nghệ không gương lật ở một chiếc máy ảnh bán chuyên.

Không chỉ vậy, EOS M có thể quay video chuẩn Full HD tốc độ 30, 25 và 24 khung hình/giây, chuẩn HD 720p và 640×480 pixel ở tốc độ 60, 50 khung hình mỗi giây cùng có khả năng lấy nét liên tục trong khi quay. Sản phẩm được bán ra với giá khoảng 19 triệu đồng.

Fujifilm Product Photo (X-E1)

X-E1 được thiết kế gọn nhẹ với lens kit 18 – 55mm tích hợp ổn định hình ảnh bằng quang học và đèn flash pop-up tích hợp sẵn vào thân máy, hỗ trợ ISO lên tới 25.600 và chỉnh cân bằng trắng bằng tay. Phần nắp trên của máy được làm từ magiê rất chắc chắn, mang lại cảm giác của một sản phẩm đẳng cấp, lớp cao su bọc giả da không những mang phong cách cổ điển mà còn giúp cầm máy được chắc tay hơn.

Rất nhiều chức năng và sức mạnh trong thân máy nhỏ gọn cổ điển trang nhã, nhưng Fujifilm X-E1 vẫn đảm bảo dung lượng pin chụp khoảng 350 tấm ảnh cho mỗi lần sạc ở điều kiện chụp bình thường.

Và, đặc biệt Fujifilm tích hợp đèn flash sử dụng hệ thống đo sáng TTL đảm bảo đúng và đủ sáng hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng. Tuổi thọ pin của X-E1 cũng khá tốt, có thể đạt 350-380 bức ảnh mỗi lần sạc pin ở điều kiện chụp bình thường. X-E1 có giá khoảng 21 triệu đồng.

Sony Alpha NEX-6

Mẫu máy ảnh Alpha NEX-6 là một lựa chọn mới hướng đến người dùng đòi hỏi nhiều tính năng của một chiếc máy ảnh chuyên dụng, đồng thời còn là một công cụ lý tưởng cho bất kỳ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào cần một chiếc máy ảnh nhỏ gọn, chất lượng.

NEX-6 hỗ trợ wifi để người dùng có thể truyền tải hình ảnh đến thiết bị di động hoặc sử dụng ứng dụng ngay trên camera để tải lên các mạng xã hội. Máy cũng có khả năng cài đặt thêm phần mềm từ PlayMemories Camera Apps.

Sản phẩm sở hữu cơ chế autofocus lai giữa lấy nét pha và lấy nét tương phản (Sony gọi là Fast Hybrid AF) giống NEX-5R, hứa hẹn mang lại tốc độ AF cao hơn và chính xác hơn.

Là chiếc máy ảnh dành cho những người dùng có nhu cầu cao, Alpha NEX-6 trang bị kính ngắm điện tử EVF công nghệ OLED có độ phân giải 2,39 triệu điểm ảnh.

Nhờ kính ngắm điện tử, những giá trị hình ảnh được thể hiện trước khi bức ảnh được chụp. Nhờ vậy mà người dùng không bỏ lỡ khoảnh khắc cũng như tạo ra những bức ảnh với độ sáng và màu sắc ưng ý. Máy được bán ra với giá khoảng 22 triệu đồng.

Cách chọn máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp

Máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp dành cho những người đã quen với máy ảnh số, muốn sử dụng các chức năng hiện đại của máy ảnh số và tự mình chỉnh các thông số theo ý muốn... Loại máy này ngoài các thông số như loại phổ thông còn có thêm các thông số cao cấp khác và tối thiểu nên có thêm các thông số sau:
Kiểu dáng: Loại máy này có kích thước lớn hơn loại phổ thông, trông cũng rất chuyên nghiệp, có thể cầm bằng 1 tay và có dây đeo cổ. Các nút bấm được bố trí thuận tiện, dễ thao tác.
CCD: Cảm biến ảnh (Sensor) có độ phân giải ít nhất là 5.0 Megapixel, với độ phân giải này sẽ cho bạn những tấm ảnh có kích thước lớn. Các máy ảnh hiện nay đều có độ phân giải trên 10 Megapixel
Lens: Ống kính lớn và liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x, một số máy có Zoom hơn 10x. Ống kính có các thấu kính chất lượng cao. Một số máy có cơ chế Zoom bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp.
Focus: Chế độ lấy nét tự động (Auto), chỉnh tay (manual), lấy nét ở khoảng cách gần (Macro). Một số máy có cơ chế lấy nét bằng cách xoay ống kính giống như máy chuyên nghiệp. Có đèn hỗ trợ lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.
Exposure: Chế độ đo sáng tự động (Auto), đa điểm (Multi), tâm điểm (Center, Spot), chỉnh tay (Manual).
Shutter: Chế độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P), ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av), chỉnh tay (Manual) và các kiểu chụp định sẵn (Mode) như trong nhà,

ngoài trời, ban đêm, chân dung...
ISO: Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 hoặc hơn.
White balance: Cân bằng trắng nhiều chế độ định sẵn và chỉnh tay.
Flash: Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash. Có đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.
LCD Monitor: Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2" để dễ xem, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối. Màn hình có thể xoay được theo nhiều hướng.
Thẻ nhớ: Hỗ trợ loại thẻ nhớ (Memory card) có tốc độ và dung lượng cao.
Kết nối: Kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB.
Pin: Nên chọn loại có Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 4 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.


Loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp này còn có nhiều chức năng khác nữa, nhưng các chức năng này rất ít khi sử dụng đến. Những người sử dụng loại máy này có thể chụp được những tấm ảnh theo ý muốn, đây có thể là bước chuẩn bị cho việc sử dụng máy ảnh số chuyên nghiệp sau này và dĩ nhiên tới lúc đó bạn sẽ tự chọn cho mình một máy ảnh số mà không cần ai giúp đỡ, bạn đã là một chuyên gia nhiếp ảnh rồi.

http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/May-anh-so/Cach-chon-may-anh-so-loai-ban-chuyen-nghiep.html

Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số loại phổ thông

Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số loại phổ thông

Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số loại phổ thông


Máy ảnh số loại phổ thông dành cho những người mới bắt đầu làm quen với máy ảnh số, thích đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần ngắm và chụp (Point and shoot)... Loại máy này có nhiều thông số kỹ thuật nhưng đừng quá quan tâm đến các thông số khác vì bạn hầu như chẳng bao giờ dùng đến chúng, bạn nên chú ý các thông số tối thiểu nên có sau đây:

Kiểu dáng

Tùy theo sở thích mà chọn loại có kích thước nhỏ, nhẹ, có thể cầm trong lòng bàn tay, bỏ vừa trong túi áo hay loại lớn trông giống các máy phim. Tuy nhiên dù chọn loại nào thì các nút phải được bố trí thuận tiện, dễ bấm và nhẹ.

Độ phân giải (Resolution)

Máy ảnh số loại phổ thông hiện nay đều có độ phân giải khá cao, thường trên 10MP (Megapixel). Tuy để in ảnh 10x15cm chỉ cần máy ảnh có độ phân giải 2.1 MP là đủ, nhưng nếu chọn độ phân giải lớn sẽ cho ra những tấm ảnh lớn và rõ nét hơn. 

Cảm biến ảnh (Sensor)

Có 2 loại cảm biến ảnh là CCD và CMOS. Trước đây CCD luôn được chọn vì có chất lượng cao mặc dù đắt tiền, còn CMOS tuy rẻ hơn nhưng do ảnh chụp bị nhiễu hạt (noise) nên ít được chọn. Hiện nay với công nghệ tiên tiến CMOS đang làm cho người dùng có cái nhìn khác hơn về nó, bằng chứng là đã có nhiều máy ảnh số cao cấp sử dụng loại cảm biến CMOS này. 

Đối với máy ảnh số loại phổ thông thì bạn cũng không cần quá quan tâm đến điều này vì chất lượng ảnh của dòng máy ảnh này cũng hạn chế.

Ống kính (Lens)


Ống kính liền với thân máy, có Zoom quang học (Optical) ít nhất là 3x. Zoom quang học cho phép phóng to ảnh muốn chụp (thu gần khoảng cách chụp) mà không làm mất đi chất lượng của ảnh.

Bạn cần lưu ý đến độ Zoom quang học chứ đừng quan tâm đến thông số "Zoom kĩ thuật số" (Digital Zoom) bởi vì Zoom kỹ thuật số chỉ là dùng công nghệ phần mềm, không khác gì khi sử dụng phần mềm xử lý ảnh.

Một số máy được trang bị ống kính góc rộng (Wide-Angle Lens) đây là ống kính có tiêu cự nhỏ nhất thấp hơn 35mm. Máy ảnh được trang bị ống kính này sẽ cho phép người chụp đứng gần mà vẫn lấy được hết cảnh chụp.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến các tính năng khác của ống kính như: VR - Vibration Reduction (Giảm độ rung), IS - Image Stabalization (Ổn định ảnh), SteadyShot (Chống nhòe), Mega O.I.S - Mega Optical Image Stabalizer (chống rung quang học): Đây là những chức năng chống rung giúp giảm độ nhòe của ảnh chụp khi rung tay hoặc Zoom xa mà không có chân chống.

Lấy nét (Focus)

Máy ảnh số loại phổ thông thường chỉ có chế độ lấy nét tự động (Auto, AF). Bạn nên chọn loại nào có chức năng lấy nét thông minh (AiAF - Artificial Intelligent AutoFocus), tự nhận diện khuôn mặt (Face detection), lấy nét đa điểm,... để có thể đáp ứng được nhu cầu chụp đa dạng của mình.

Bạn hãy lưu ý là một số máy ảnh được trang bị đèn hỗ trợ lấy nét (AF assist lamp) để giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng. Chế độ lấy nét tự động luôn gặp khó khăn khi chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, trời tối, trong trường hợp này đèn sẽ phát ra ánh sáng hướng về phía đối tượng được chụp để giúp máy ảnh lấy nét.

Kỹ thuật đo sáng (Exposure)

Máy ảnh số loại phổ thông thường chỉ có chế độ đo sáng tự động (Auto) và một số chế độ định sẵn như chụp ban ngày, ban đêm, trong nhà,... Một số loại còn cho phép tăng giảm (bù trừ) độ phơi sáng.

Chế độ chụp (Shutter Mode)

Chế độ chụp tự động (Auto), chương trình lập sẵn (P) và các kiểu chụp định sẵn (Mode) như trong nhà, ngoài trời, ban đêm, chân dung... các chế độ này giúp bạn có được những tấm ảnh ưng ý trong các điều kiện chụp khác nhau.

Một số mày ảnh được trang bị tính năng iAuto, đây là chế độ "chụp ảnh tự động thông minh" với chức năng này người dùng sẽ không còn bận tâm về các thông số chụp nữa, máy sẽ tự động nhận biết để thiết lập các thông số theo điều kiện môi trường, ánh sáng, khoảng cách...

Ngoài chức năng chụp ảnh, máy ảnh số loại này còn cho phép quay phim.

Đèn Flash

Máy ảnh số đều được trang bị đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chụp ban đêm, trong nhà,... đèn flash này chỉ đủ sáng trong phạm vi từ 3 đến 4 mét.

Màn hình (LCD Monitor)

Máy ảnh số được trang bị nàn hình tinh thể lỏng để giúp người sử dụng có thể dễ dàng quan sát khung ảnh trước và sau khi chụp, màn hình này có kích thước ít nhất 1.8", các máy hiện nay đều có kích thước màn hình trên 2.5". Một số loại còn được trang bị màn hình cảm ứng chạm tay.

Ngoài ra bạn cũng dễ dàng nhìn thấy các thiết lập thông số, chế độ chụp,... được hiển thị trên màn hình.

Thẻ nhớ (Memory card)

Máy ảnh số lưu trữ ảnh trong các thẻ nhớ, tùy theo máy ảnh mà chúng sử dụng các loại thẻ nhớ khác nhau. Một số máy có thể hỗ trợ nhiều loại thẻ nhớ. 

Kết nối (Connection)

Hầu hết máy ảnh số đều cho phép kết nối với máy vi tính thông qua cổng USB. Một số khác còn cho phép kết nối với màn hình Tivi để xem ảnh hoặc phim được quay từ máy ảnh số.

Pin (Battery)

Nên chọn loại sử dụng Pin sạc (Li-ion) và bộ sạc kèm theo máy, loại Pin này có thời gian sạc nhanh. Một số máy sử dụng 2 Pin tiểu (AA) rất mau hết Pin, đối với các máy này thì nên sử dụng Pin sạc (NiMH) có công suất trên 2000mAh.

Phụ kiện kèm theo

Máy ảnh số đầy đủ nguyên hộp thì ngoài máy ảnh ra thường có các phụ kiện kèm theo như: Pin và bộ sạc Pin (nếu sử dụng pin sạc), đây cáp kết nối với máy vi tính, dĩa CD/DVD cài đặt chương trình điều khiển và ứng dụng xử lý ảnh, sách hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý đến các quà tặng khuyến mãi kèm theo như thẻ nhớ, bao đựng máy,... 

Tóm lại, loại máy phổ thông này có thể còn có nhiều chức năng khác nữa, nhưng việc này chỉ làm tăng thêm giá thành của máy ảnh số mà thôi. Sử dụng các chức năng tự động đã là quá đủ, thực tế cho thấy những người sử dụng loại máy này chỉ ngắm và chụp.

Nếu như đến một lúc nào đó bạn cảm thấy các chức năng của loại máy ảnh số phổ thông này không đáp ứng được nhu cầu của bạn thì đó là lúc bạn nghĩ tới một loại máy cao cấp hơn, đó là máy ảnh số loại bán chuyện nghiệp hoặc chuyên nghiệp.

Chọn mua máy ảnh chuyên nghiệp giá dưới...

Những chiếc máy ảnh DSLR tầm giá dưới 10 triệu còn là giải pháp tối ưu về kinh...

Canon EOS 1100

(Giá khoảng 9,6 triệu đồng cho hàng xách tay)

Chọn mua máy ảnh chuyên nghiệp giá dưới 10 triệu, Thời trang Hi-tech, may anh chuyen nghiep, may anh duoi 10 trieu, may anh duoi 10 trieu dong, may anh, Canon EOS 1100, gia Canon EOS 1100, Canon, EOS 1100, Sony Alpha A35, Pentax K-x, Nikon D3100, may anh cu, may anh moi, chon mua may anh, kinh nghiem mua may anh

Đây là bản nâng cấp từ EOS 1000D dành cho những người mới chuyển qua dùng DSLR và là sản phẩm DSLR đầu tiên của Canon có body với nhiều màu khác nhau. Sản phẩm được trang bị cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 12,2 megapixel cùng bộ xử lý hình ảnh DIGIC IV.

Máy có độ nhạy sáng ISO từ 100 đến 6400 cùng hệ thống lấy nét 9 điểm. Màn hình kích thước 3 inch không hỗ trợ xoay lật. Model có khả năng quay phim với độ phân giải HD.

Sony Alpha A35

(Giá khoảng 9,8 triệu đồng)

Chọn mua máy ảnh chuyên nghiệp giá dưới 10 triệu, Thời trang Hi-tech, may anh chuyen nghiep, may anh duoi 10 trieu, may anh duoi 10 trieu dong, may anh, Canon EOS 1100, gia Canon EOS 1100, Canon, EOS 1100, Sony Alpha A35, Pentax K-x, Nikon D3100, may anh cu, may anh moi, chon mua may anh, kinh nghiem mua may anh

Sony Alpha A35 sử dụng cảm biến CMOS Exmor độ phân giải 16 megapixel, dải ISO từ 100 đến 12.800. Máy có khả năng quay phim Full HD. Alpha A35 có hệ thống lấy nét tự động 15 điểm, khả năng bám nét đối tượng, nhận diện khuôn mặt. Màn hình phía sau kích thước 3 inch độ phân giải 921.600 pixel.

Pentax K-x

(Giá khoảng 9 triệu đồng)

Chọn mua máy ảnh chuyên nghiệp giá dưới 10 triệu, Thời trang Hi-tech, may anh chuyen nghiep, may anh duoi 10 trieu, may anh duoi 10 trieu dong, may anh, Canon EOS 1100, gia Canon EOS 1100, Canon, EOS 1100, Sony Alpha A35, Pentax K-x, Nikon D3100, may anh cu, may anh moi, chon mua may anh, kinh nghiem mua may anh

K-x lần đầu tiên phá vỡ quan điểm DSLR là khô khan và đơn điệu khi ra mắt với rất nhiều màu "độc" như đỏ, trắng, xanh… mà chắc chắn khi cầm trên tay không ai là không phải ngoái lại nhìn.

Cấu hình của phiên bản DSLR này cũng rất cạnh tranh và ấn tượng, với cơ chế 11 điểm lấy nét, khả năng khử quang sai màu khi lắp ống DA hay DFA và bộ xử lý hình ảnh tiên tiến PRIME II kế thừa từ bản đàn anh K-7. K-x sở hữu cảm biến CMOS 12,4 triệu điểm ảnh và bộ chuyển đổi A/D tích hợp tương tự như cơ chế của Sony.

Nikon D3100

(Giá khoảng 10 triêu đồng cho hàng xách tay)

Chọn mua máy ảnh chuyên nghiệp giá dưới 10 triệu, Thời trang Hi-tech, may anh chuyen nghiep, may anh duoi 10 trieu, may anh duoi 10 trieu dong, may anh, Canon EOS 1100, gia Canon EOS 1100, Canon, EOS 1100, Sony Alpha A35, Pentax K-x, Nikon D3100, may anh cu, may anh moi, chon mua may anh, kinh nghiem mua may anh

Mẫu Entry level của Nikon sử dụng cảm biến CMOS APS-C độ phân giải 14,2 megapixel cùng chip xử lý hình ảnh Expeed 2. Máy có hệ thống lấy nét 11 điểm cùng độ nhạy sáng từ 100 đến 3200 có thể mở rộng lên 12.800.

Nikon D3100 màn hình kích thước 3 inch độ phân giải 230.000 điểm ảnh hỗ trợ chế độ ngắm trực tiếp Live View, chức năng D-Movie hỗ trợ quay phim full HD 1080 p tốc độ 24 khung hình một giây với chế độ lấy nét toàn thời gian AF-F.

Kinh nghiệm cách chọn chân máy ảnh

Chân máy (tripod/monopod...) là thiết cần thiết khi ta dùng máy ảnh , nhằm nâng đỡ máy ảnh một cách vững chắc nhằm tối đa hóa việc rung và lắc khi ta chụp máy ảnh bằng cách thông thường. Chân máy cần thiếu khi chụp phong cảnh đêm, thiên văn hay những trường hợp chụp trong môi trường thiếu sáng khác. Có rất nhiều loại chân máy ảnh cho đủ loại thiết bị thậm chí là cả cho thiết bị điện thoại di động

Có thể tóm gọn như sau :
- Có đầy đủ loại chân máy cho tất cả các loại máy
- Chân máy được dùng để đem lại chất lượng hình cao nhất, cho dù trong bối cảnh "đủ sáng"
- Chân máy bền chắc thường có giá cao, nhưng chống rung tốt và giá trị sử dụng lâu dài
- Chân máy chuyên nghiệp có đầu gá rời thích hợp cho nhiều ứng dụng (ballhead, fluidhead, clamp ...)
- Chân đơn monopod tiện dụng trong những trường hợp mong muốn linh động nhưng cũng chống rung được phần nào.
Và cũng cần lưu ý là nếu c hân máy tốt thường bán kèm những khớp xoay, Hãy chọn mua một chân máy tốt và một khớp đầu bi bán rời thay vì các cơ chế khớp khác. Nên nhớ, chính thiết kế đơn giản của kiểu chuyển động đầu bi lại chứa đựng khả năng chuyển hướng linh hoạt và phức tạp nhất. Chỉ cần một khớp đầu bi đơn giản nhất cũng có thể chuyển động theo nhiều hướng hơn bất kỳ kiểu khớp nào trên cơ thể con người. Nếu bạn muốn một chân máy thực sự chất lượng chứ không phải là những "chân dài" đẹp nhưng yếu ớt, hãy bỏ thêm chút tiền đầu tư. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ phải hối tiếc.







Cách chọn ba lô du lịch tốt nhất
Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Cách chọn ống kính cho máy ảnh kinh nghiệm
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Kinh nghiệm chụp ảnh du lịch cực xinh yêu
Cách chọn mua máy tính bộ ưng ý nhất
Kinh nghiệm chụp ảnh khi đi du lịch
Nên mặc gì khi đi du lịch
Cách chọn cua biển ngon, mẩy
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts -




(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý