Cách chọn máy in ảnh đẹp phù hợp với bạn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chọn máy in ảnh đẹp phù hợp với bạn

19/04/2015 09:39 AM
673

Cách chọn máy in ảnh đẹp phù hợp với bạn. Các máy in mực thường không đắt nhưng giá thay mực lại khá tốn kém. Bạn hãng kiểm tra giá của hộp mực và khả năng chúng có thể in được bao nhiêu trang. Khi đã xác định được số trang sẽ in trong một tháng, bạn có thể tính được giá máy in và mực cho cả một năm.




HƯỚNG DẪN LỰA CHỌN MÁY IN PHÙ HỢP

1 - Khả năng tái chế

Có một số cách để in ít mực hơn trên cùng một bề mặt giấy. Để làm được điều này, bạn vào phần Settings của driver máy in, thiết lập chế độ "draft" để tiết kiệm mực khi không cần chế độ in tốt nhất. Bạn cũng có thể tiết kiệm mực bằng cách tắt chức năng in màu do mực đen và mực hạt thường rẻ hơn mực màu.

Hãy tiết kiệm giấy bằng cách tận dụng lại giấy một mặt, chẳng hạn như khi in trang web hoặc tài liệu nháp. Chỉ khi nào cần in các tài liệu quan trọng, chẳng hạn như thư gửi khách hàng hoặc sơ yếu lý lịch, thì mới cần loại giấy tốt nhất.

Khi mua mực và giấy in, bạn nên mua với số lượng lớn nếu có thể. Rất nhiều nhà sản xuất thường bán cả gói sản phẩm kèm theo chính sách khuyến mại. Chẳng hạn, gói sản phẩm máy in Photosmart 375 và Photosmart 385 có một hộp mực 3 màu giá 20USD - ít hơn 5USD nếu chỉ mua riêng hộp mực.


Mực máy in laser: Một số nhà sản xuất máy in laser, bao gồm Dell và Lexmark, thường bán giảm giá ống mực (hạt) nếu bạn trả lại vỏ hộp mực cho nhà sản xuất khi dùng hết mực (để tái chế). Ví dụ: Dell tính giá 90USD cho hộp mực in 6000 trang của máy in Laser Printer 1710n nếu bạn trả lại vỏ hộp mực. Còn nếu không, giá của hộp mực này sẽ là 130USD. Mặc dù điều này sẽ không khuyến khích khách hàng nạp lại mực nhưng nó có thể giúp bảo vệ môi trường tốt hơn

Hướng dẫn chọn mua máy in


2 - Máy in phun màu 

Tốc độ: Các nhà sản xuất thường liệt kê tốc độ máy in trên hộp máy để người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy.

In ảnh: Hầu hết các máy in màu đều có thể in ảnh với chất lượng gần tương đương với các phòng rửa ảnh chuyên nghiệp (photo lab). Nếu bạn có kế hoạch sử dụng máy in chỉ để in ảnh và làm đồ hoạ, thì nên mua các máy in chuyên dụng. Còn nếu chỉ in các loại ảnh thông thường thì hãy mua các loại máy in ảnh có thêm các chức năng như đọc thẻ, và màn hình LCD hiển thị thông tin để in ảnh không cần PC.

3 - Máy in laser đơn sắc

Chỉ cần text: Nếu chỉ cần in text trên tài liệu, bạn nên mua một chiếc máy in đơn sắc hoặc máy in laser màu. Những loại máy in này sẽ cung cấp chất lượng in text tuyệt hảo so với các máy in mực.

 Giá thành: Một số loại máy in đơn sắc và laser thường có giá lần lượt vào khoảng 150USD và 400USD, khá phù hợp với người dùng gia đình.

In ảnh: Nếu cần in nhiều text và ảnh, bạn nên mua một chiếc máy in phu màu  thay cho máy in laser và đơn sắc.

Kết nối mạng: Hầu hết các loại máy in đơn sắc đều có cổng kết nối mạng. Nếu chỉ sử dụng máy in trên một PC thì bạn không nên lãng phí cho tính năng kết nối mạng của máy in.

4 - Máy in laser màu

Hộp mực lớn: Khi mua mực hạt cho máy in laser, bạn nên mua loại hộp mực có khả năng in nhiều trang. Rất nhiều nhà sản xuất cung cấp hộp mực cho cùng một loại máy in có công suất lớn nhưng giá cả rất phải chăng. Ví dụ: Dell bán hộp mực 3000 trang cho dòng máy in Laser Printer 1710n với giá 70USD; còn hộp mực 6000 trang giá là 90USD.

 Tốc độ in: Các thử nghiệm của PCWORLD cho thấy tốc độ in đồ hoạ màu của loại máy in laser màu thường thấp hơn chỉ số mà nhà cung cấp đưa ra.

Mực hạt và m��c in: Hộp mực máy in laser thường rất đắt, tuy nhiên nếu tính về lâu về dài và trên số lượng trung bình cách trang in ra, mực máy in laser không đắt hơn hộp mực của máy in mực là bao.

 Tái chế: Hộp mực máy in laser được xếp vào loạt độc hại đối với môi trường. Vì vậy hãy chắc rằng chúng được tái chế.

Giá in màu: Để tiết kiệm chi phí khi bạn vẫn có nhu cầu in màu, bạn nên chọn một chiếc máy in mực để vẫn có được những bức ảnh đẹp với chi phí chỉ bằng 1/10 so với loại máy in laser màu.
ách chọn mua máy in ảnh số

TTO - Chọn mua một máy in ảnh thích hợp sẽ góp phần giúp bạn thu được những tấm ảnh chất lượng và rõ nét hơn.

Máy in ảnh dần trở nên thân thuộc với người dùng

Máy in ảnh khác hẳn với máy in phun tiêu chuẩn bởi nó có nhiều cấp độ tiêu chuẩn khác nhau. Máy có 2 loại cấp độ: chuyên dụng và “cận” chuyên dụng.

Máy chuyên dụng có kích thước nhỏ, giới hạn kích thước giấy tối đa là 2 - 7 inch. Những máy in này tương đối nhỏ, có thể cầm tay để di chuyển ở nhiều nơi và đặc biệt là rất dễ sử dụng. Trong khi đó, mẫu máy “cận” chuyên nghiệp hướng đến các nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Chúng cung cấp đầu ra chuyên nghiệp, thông thường kích thước nó làm việc có thể lên đến 13-19 inch với tùy mức độ mà cho kết quả khác nhau. Nhưng cả 2 loại đều có điểm chung là tập trung vào việc in các bức ảnh in.

Dưới đây là những vấn đề giúp bạn dễ dàng lựa chọn một máy in ảnh sao cho đúng nhất:

* Bạn chỉ cần một máy in ảnh hoặc cái gì đó nhiều hơn?

Một số máy in ảnh chuyên dụng có thêm các chức năng vượt ngoài việc in ấn. Phổ biến là trang bị menu với các công cụ chỉnh sửa cơ bản để cắt một hình, loại bỏ mắt đỏ. Một vài thêm lựa chọn chỉnh sửa nhiều ảnh, thậm chí còn trang bị một màn hình cảm ứng để bạn dễ dàng cung cấp các lệnh làm việc. Một số cũng bao gồm bộ nhớ đủ để lưu trữ hàng trăm bức ảnh, vì vậy tốc độ in sẽ nhanh và dễ dàng hơn so với kết nối qua máy ảnh. Và cuối cùng, một số trang bị các tiện ích như khung ảnh cho hình thêm phần đẹp hơn.

Còn máy cận chuyên dụng không cung cấp các thành phần phụ như máy chuyên dụng, nhưng nó có khả năng in tài liệu theo chuẩn kinh doanh. Một số khó khăn trong việc in ấn tiêu chuẩn văn phòng, nhất là khi người dùng phải chuyển đổi hộp mực nếu thay đổi các loại giấy in.

* Bạn có làm việc với ảnh trắng đen?

Khi mua máy, bạn nên xem xét có thực sự cần in màu bởi vì máy in ảnh tuy có khả năng in trắng đen nhưng nhiều loại xử lý không tốt. Các lỗi phổ biến nhất là sắc thái không trung thực. Nếu in những bức ảnh trắng đen, bạn sẽ cần phải kiểm tra chất lượng hình ảnh trắng đen bên ngoài chất lượng màu sắc của máy in ảnh.

* Kích cỡ máy in sao cho phù hợp?

Máy in ảnh chuyên dụng có kích thước từ nhỏ cho đến vừa đủ đẻ bỏ trong một chiếc túi để đáp ứng nhu cầu in ấn thường xuyên. Và nếu vậy, bạn cần để ý đến lượng pin của máy. Cùng với đó là số lượng giấy in mà bạn cần mang đi để phục vụ công tác in mọi nơi.

Máy in cận chuyên hầu hết lớn hơn các máy in phun tiêu chuẩn bởi chúng thường được thiết kế để in các cỡ giấy 13-19 inch, cũng như trong một số trường hợp là các biểu ngữ có kích thước thay đổi. Nếu bạn khó khăn trong việc in ấn những trang nhỏ trên những dòng máy cận chuyên thì bạn có thể chọn phương pháp mua loại giấy cuộn có khả năng cắt kích thước ảnh bất kỳ lúc nào khi kích thước nó vừa đủ.

* Bạn cần kết nối nào để in ảnh?

Nói rộng ra, hầu hết các máy in ảnh chuyên dụng có thể in từ máy tính qua kết nối USB, nhưng chúng thực sự ít được dùng đến khi in ảnh. Hầu hết sử dụng cổng kết nối PictBridge để có thể in trực tiếp từ máy ảnh và thẻ nhớ. Một vài sản phẩm in từ bộ nhớ trong, nhưng bạn cần phải chuyển đến các tập tin vào bộ nhớ của máy, do đó bạn cần phải tìm ra những kết nối cần để chuyển bức ảnh vào máy in. Cuối cùng, một số có thể kết nối bằng Bluetooth để in từ điện thoại di động và thiết bị Bluetooth khác.

PictBridge cho phép in ảnh trực tiếp từ máy ảnh

Các tùy chọn cho máy in ảnh chuyên dụng gần như khá giống đối với việc chọn máy in văn phòng tiêu chuẩn. Một số mô hình cung cấp kết nối USB duy nhất, trong khi có những mẫu cung cấp thêm một cổng USB thứ hai để chia sẻ giữa hai máy tính, hoặc kết nối Internet để chia sẻ dễ dàng trên mạng. Rất ít các mô hình cung cấp kết nối PictBridge hoặc lựa chọn khác bởi vì hầu hết nó được sử dụng để in tại gia thông qua các chương trình chỉnh sửa ảnh trên máy tính mình.

* Mức độ chất lượng ảnh

Với máy in ảnh chuyên dụng, hầu hết sử dụng cách thức in phun hoặc it nhiệt. Một công nghệ mới hơn gọi là ZINK hiện đang hạn chế trên các mẫu in 2 đến 4 inch bởi nếu in ở chất lượng cao hơn thì chất lượng in thấp hơn. Do đó, điều quan trọng là bạn cần quan tâm đến chất lượng đầu ra của máy in sao cho phù hợp.

Theo định nghĩa, bất kỳ máy in ảnh cận chuyên cho chất lượng đầu ra phù hợp cho một bản in, tuy nhiên bạn cần chắc chắn kiểm tra đầu ra trước khi mua.

Cũng cần lưu ý rằng, các loại giấy bạn sử dụng có thể tạo ra sự khác biệt trong hiệu quả tổng thể của một ảnh in, do đó yêu cầu về giấy in cũng rất đáng quan tâm. Hầu hết các nhà sản xuất cung cấp một loại giấy in ảnh gần như chuyên dụng cho mẫu máy in ảnh đó. Trong nhiều trường hợp, bạn cũng có thể nhận được những tập giấy màu đi kèm nhưng với giá tiền bạn bỏ ra nhiều hơn.

Cuối cùng, hai vấn đề khác cũng cần quan tâm đó là vấn đề về chất lượng hình ảnh: tuổi thọ cao. Hình ảnh in cần chống thống và chống trầy xước và thậm chí là bạc màu sau khi tiếp xúc với không khí.

* Tốc độ bạn cần là bao nhiêu?

Đừng quá lo lắng về tốc độ. Đối với hình ảnh, chất lượng vẫn là điều quan trọng nhất, và ngay cả những máy in tốc độ chậm nhất hiện nay thì cũng chỉ mất khoảng 2 phút cho một tấm ảnh 4x6 inch. Hãy lưu ý, tốc độ làm việc thường chậm hơn so với thông số kỹ thuật của các máy in, nó phụ thuộc nhiều vào nguồn in của bạn.

* Chu kỳ làm việc của máy in cần thiết?

Bạn cũng cần tìm hiểu về nhiệm vụ hàng tháng của máy in (tối đa bao nhiêu trang/tháng) và chu kỳ làm việc của bạn, hãy chắc chắn rằng năng lực của máy lớn hơn chu kì làm việc của bạn. Bạn có thể xem thông tin tại các cửa hàng bán lẻ hoặc từ trên mạng.

4 cách giúp chọn máy in tốt

Kiểm tra thông số về độ phân giải của bản in là một trong bốn cách giúp bạn chọn được chiếc máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng.

Người mua nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, đồng thời chú ý đến các yếu tố sau đây:

Hiểu rõ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân

Điều đầu tiên cần lưu ý là vấn đề nhu cầu sử dụng. Nếu chỉ cần in tài liệu hoặc các hình ảnh trắng đen, việc chọn máy in màu sẽ gây lãng phí, từ khâu mua máy đến khoản thay mực. Thay vào đó, một chiếc máy in laser đơn sắc sẽ là một quyết định khôn ngoan.

Một điều nữa bạn nên cân nhắc khi chọn máy in là tốc độ in. Mỗi máy in đều có tốc độ in trang một phút khác nhau. Máy in với tốc độ 16 trang A4 một phút trở lên đã đủ đảm bảo bạn sẽ không phải chờ lâu.

Máy in ML-1671 in với tốc độc 16 trang A4 một phút.

Máy in ML-1671 in với tốc độc 16 trang A4 một phút.

Lưu ý về tiếng ồn phát ra khi in

Các loại máy in trước đây khi vận hành sẽ phát ra tiếng ồn gây khó chịu cho người dùng. Bạn nên biết, tiếng ồn trên 75 dB gây mất tập trung và khó chịu, stress với một số người nhạy cảm với âm thanh. Nếu làm việc trong một không gian tập thể hoặc không chịu được tiếng ồn, bạn nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này khi mua máy. Các nhà sản xuất danh tiếng về máy in đã khắc phục được vấn đề này trong những dòng máy in đời mới, tiêu biểu như dòng ML-1671 của Samsung. Samsung ML-1671 được thiết kế để giảm thiểu tiếng ồn chỉ còn 49 dB trong khi in ấn, yên ắng hơn cả âm thanh phát ra từ một chiếc tủ lạnh đang hoạt động.

Kiểm tra thông số về độ phân giải của bản in

Chất lượng in được đánh giá qua độ phân giải, tính bằng đơn vị dpi. Máy in nào hỗ trợ độ phân giải càng cao thì càng cho ra bảng in chất lượng càng tốt vì có nhiều điểm in hơn. Độ phân giải thích hợp cho một một văn bản khổ A4 là 1200 x 1200 dpi vì các mức phân giải khác hoặc sẽ cho bản in kém hoặc khó phân biệt sự vượt trội bằng mắt thường.

ML-1671 với thiết kế nhỏ gọn phù hợp với mọi không gian văn phòng

ML-1671 với thiết kế nhỏ gọn phù hợp với mọi không gian văn phòng.

Không gian cho máy in của bạn

Máy in càng có nhiều chức năng sẽ có kích thước to hơn và chiếm nhiều diện tích. Bạn cũng nên biết ngày nay nhiều dòng máy in đã được thu gọn kích cỡ với diện tích đáy chỉ tương đương như một chiếc máy tính xách tay chứ không còn “cồng kềnh” như máy in truyền thống.

Những điều cần biết khi chọn lựa máy in ảnh mini

Ngày nay, việc sở hữu một chiếc máy ảnh du lịch, hay thậm chí là máy ảnh chuyên nghiệp ống kính rời, đã không còn là điều quá xa lạ đối với mỗi gia đình.

    So với việc thuê người chụp ảnh dạo tại các địa điểm du lịch với giá trung bình 15 – 20 nghìn một kiểu ảnh rửa, tự chụp ảnh bằng chiếc máy cá nhân giúp mang lại những “pô” hình tự nhiên hơn, sống động hơn, tiện lợi “mọi lúc mọi nơi” và số lượng ảnh gần như không giới hạn do lưu trữ bằng thẻ nhớ. Việc bảo quản qua đó cũng dễ dàng hơn.

    Sự ra đời và phổ biến của ảnh định dạng số không chỉ gây ảnh hưởng tới những người làm nghề chụp ảnh dạo, mà tác động của nó đã bắt đầu lan tới những cửa hàng cung cấp dịch vụ rửa/phóng ảnh (thường gọi là các lab ảnh). Bởi trong kỷ nguyên của Facebook, Flickr, v..v.. đa phần giới trẻ ưa thích phương thức chia sẻ ảnh ngay tức thì qua các dịch vụ lưu trữ trực tuyến hơn.

    Tuy vậy, vẫn còn một bộ phận người tiêu dùng khác – đặc biệt là các bậc phụ huynh – chưa quên cảm giác khi được cầm trên tay và ngắm nhìn những tấm hình đã qua tráng rửa (với ảnh chụp bằng máy phim) hay in ấn (với ảnh chụp bằng máy kỹ thuật số), gài chúng một cách cẩn thận vào bên trong những cuốn album ảnh dày dặn như ngày xưa.

    Nắm bắt được tất cả những dịch chuyển đó, nhiều nhà sản xuất đã nghiên cứu và tung ra các loại máy in ảnh mini. Hiểu một cách nôm na thì những chiếc máy này cũng gần giống với máy in đen trắng và in màu thường sử dụng để in văn bản máy tính trước kia, do vậy cách sử dụng rất đơn giản. Có khác chăng là chúng đòi hỏi mực và giấy in chuyên dụng dùng để in ảnh, và kích thước thì nhỏ bé hơn rất nhiều.

    Cho đến thời điểm hiện tại, máy in ảnh mini vẫn chưa phải là sản phẩm phổ biến đối với nhiều người, nhưng trong tương lai không xa, đây được dự báo sẽ là một sản phẩm bán chạy, đặc biệt tại thị trường Việt Nam, nơi mức tiêu thụ máy ảnh có sự tăng trưởng không ngừng trong vài năm trở lại đây. Các hãng đi tiên phong trong việc sản xuất máy in mini là Canon, HP, Epson, Sony, Kodak, v..v..

    Sau đây là đôi điều bạn nên biết nếu đang có ý định chọn mua một chiếc máy in mini:

    Có 2 loại máy in mini là máy in phun và máy in nhiệt. Mỗi loại máy có những ưu nhược điểm riêng.

Máy in phun:

    Ưu điểm: In được ảnh cỡ lớn (khổ A4), có thể sử dụng mực ngoài (mực của hãng thứ 3 sản xuất). Giá thành rẻ, tiền giấy in rẻ (khoảng 100.000đ cho từ 10-20 tờ khổ A4).

    Nhược điểm: Vì sử dụng mực nước nên cứ 2-3 ngày phải sử dụng in ảnh một lần, nếu không sẽ bị tắc vòi phun. Chất lượng ảnh không cao.

Máy in phun Pixma iP4760 của Canon.

Máy in nhiệt:

    Ưu điểm: Cho chất lượng ảnh đẹp (đạt 80-90% so với máy in chuyên nghiệp tại các lab ảnh), không cần sử dụng thường xuyên như máy in phun.

    Nhược điểm: Giá đắt (2-3 triệu đồng / máy), buộc phải sử dụng mực và giấy in chính hãng (khoảng 500.000đ cho 100 tờ).

Bộ đôi máy in nhiệt Canon Selphy CP470 và Sony DPP-FP70 cho chất lượng ảnh chuyên nghiệp.

    Các bạn cũng nên lưu ý rằng tỷ lệ kích thước (dài : rộng) của giấy in thông thường là 2:3, trong khi tỷ lệ cảm biến của máy ảnh du lịch lại là 4:3. Vậy nên nếu in với tỷ lệ nguyên gốc, ảnh khi ra thực tế sẽ bị sai lệch so với file số. Để khắc phục điều này, hãy vào trong Menu của máy ảnh, tìm chọn đến mục Ratio Image, chuyển về 2:3 (nếu có); hoặc sử dụng một phần mềm đơn giản như Photoscape để crop ảnh về tỷ lệ 2:3 trước khi in.

THAM KHẢO THÊM CÁCH CHỌN MÁY ẢNH

Bí quyết chọn máy ảnh compact cho chuyến du lịch

1. Pin máy ảnh

Mặc dù không nhỏ gọn, nhưng máy ảnh dùng pin AA lại có khả năng hoạt động liên tục.

Đây dường như là điều được nhiều người quan tâm nhất, một cục pin cho chiếc máy ảnh trong chuyến đi chơi xa thì không bao giờ đủ, nhất là bạn phải thường xuyên di chuyển và không thể chờ pin được sạc đầy. Vì thế giải pháp ở đây là bạn nên chọn một máy ảnh có thời gian pin dài, chỉ số miliampe (mAh) càng cao thì thời gian pin càng dài, mức trung bình là 700mAh.

Pin sạc Eneloop được sản xuất tại Nhật, là dòng pin AA có chất lượng tốt nhất hiện nay.

Một giải pháp khác là bạn có thể chọn các dòng máy sử dụng pin AA, các máy này tuy có hình dáng lớn hơn máy ảnh dùng pin Lithium nhưng về mức tiện lợi và giá thành thì vẫn tốt hơn. Một cặp pin “xịn” của Nhật mà giới nhiếp ảnh hay dùng là pin Eneloop của Sanyo, pin có dung lượng 1900 mAh và có tuổi thọ khá cao cho 1500 lần sạc, giá tham khảo từ 175.000đ/cặp. Với giải pháp này thì bạn sẽ không có một chiếc máy ảnh compact nhỏ gọn và “theo thời” nhưng bù lại bạn có thể chụp được mọi lúc mọi nơi mà không lo hết pin, tất nhiên là với điều kiện bạn có ít nhất 2 cặp pin.

2. Tính năng quay phim

Đừng bỏ lỡ những khoảnh khắc chuyển động thật tuyệt vời.

Mặc dù chỉ là tính năng phụ, nhưng việc dùng máy ảnh để quay phim là rất cần thiết, nhất là khi bạn đi du lịch. Hầu hết các dòng máy phổ thông đều có tính năng quay phim ở chất lượng gần bằng DVD với kích cỡ khung hình là 640 x 480 và số lượng khung hình tính trên 1 giây. Nếu bạn  muốn những thước phim chất lượng, không bị giật thì nên chọn khung hình là 30fps, còn không thì vẫn có thể chấp nhận mức khung hình 15fps. Nếu bạn thích chuẩn HD 720p, bạn có thể bỏ ra thêm một số tiền nữa để “tậu” về chiếc máy ảnh có khả năng quay HD và thưởng thức hình ảnh sắc nét trên từng thước phim.

3. Góc rộng (wide) của ống kính

Chụp góc rộng giúp người dùng có những tấm ảnh một cách bao quát và đầy đủ hơn.

Có những khoảnh khắc mà bạn đang ở trong tư thế chụp với không gian hạn hẹp, bạn đừng quá gần chủ thể và không thể lùi xa hơn. Do đó, việc chọn một máy ảnh compact với ống kính góc rộng ít nhất từ 28mm là một điều quan trọng. Bạn sẽ không bỏ lỡ những khoảnh khắc tuyệt vời, khi chụp với góc rộng, bạn sẽ “lấy” được khung cảnh mà mình cần và không mất thời gian để điều chỉnh vị trí và tư thế chụp.

4. Khả năng Zoom

Nếu đứng gần và chụp với những "đối tượng nguy hiểm", chắc chắn là điều mà bạn không bao giờ muốn.

Một trong những yếu tố quan trọng là khả năng zoom của máy ảnh. Thông thường các máy ảnh bình dân sẽ có khả năng zoom quang (optical) từ 3x. Bạn có thể chọn máy ảnh có khả năng zoom là 4x hoặc cao hơn tùy vào khả năng của bạn. Một điều lưu ý là bạn không nên quá “nghía” vào thông số zoom kỹ thuật số của máy, vì chất lượng của zoom số không bằng zoom quang, nó cũng gần giống như việc bạn mở một tấm hình trên máy vi tính và phóng to nó lên, ảnh sẽ càng không được đẹp khi càng được phóng to.

5. Khả năng chống rung

Khả năng chống rung cho chất lượng ảnh tốt hơn, bạn sẽ không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.

Việc trang bị một máy ảnh có tính năng chống rung sẽ giúp cho bạn có được những tấm ảnh đẹp ở bất cứ địa điểm và thời điểm nào, dù bạn đang ở trên một chuyến xe không được êm ả cho lắm. Không phải máy ảnh nào cũng đều có chống rung, bạn nên chú ý đến yếu tố này để chọn mua máy ảnh. Với các máy ảnh chống rung, hoặc là sẽ có icon hình bàn tay cầm máy ảnh với các đường gợn sóng xung quanh, hoặc là có dòng chữ “ Image stabilization”, hoặc là bạn có thể xem thông số chi tiết của nhà sản xuất trên website.

6. Độ nhạy sáng (ISO)

Máy ảnh ISO cao, xử lý noise tốt sẽ cho những tấm ảnh đẹp.

Không phải lúc nào cũng bật flash là chụp đẹp, bạn chỉ nên bật flash ở những điều kiện thiếu sáng trầm trọng, hay khi bạn đang chụp ngược sáng (chủ thể đang “đứng” phí trước nguồn sáng chính). Với các máy ảnh compact phổ thông, mức ISO sẽ ít nhất từ 800, và trung bình từ 1600. Một số dòng máy cao cấp, mức ISO có thể lên tới 3200. Tuy nhiên một lời khuyên là bạn chỉ tận dụng được ISO một cách tốt nhất khi bạn biết chọn hướng nguồn sáng đỡ tối nhất, nếu bạn chọn mức ISO từ 800 hay 1600, các vùng tối sẽ bị nhiễu hạt (noise), nếu điều này xuất hiện trên gương mặt người thân bạn thì nó càng tệ hơn.

7. Độ phân giải và thẻ nhớ

Tùy vào nhu cầu mà bạn nên chọn "chấm" cho máy ảnh.

Đây là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Bất cứ một người nào đó khi chọn máy ảnh, đều nhắm đến “chấm” của máy ảnh đó. Các dòng compact hiện nay hầu hết đều có độ phân giải từ 8MP và mức cao nhất có thể lên tới 18MP. Tất nhiên với độ phân giải càng cao thì bạn sẽ in ảnh càng lớn, và tốn dung lượng trên thẻ nhớ càng nhiều. Nếu nhu cầu của bạn chỉ là chụp ảnh và in ảnh trên kích thước 10×15, 13×18 hoặc cao hơn là 20×30 – 30×40 thì bạn có thể an tâm chọn mức “chấm” từ 8MP- 12MP là đủ dùng. Với máy ảnh có độ phân giải cao, và chất lượng quay phim HD, bạn nên chuẩn bị cho mình 1 thẻ nhớ có dung lượng từ 4GB-16GB. Tuy nhiên, một kinh nghiệm cho thấy bạn nên chuẩn bị sẵn 1 thẻ nhớ dự phòng khi du lịch, phòng khi thẻ nhớ kia có trục trặc, không còn dùng được.


Mẹo chọn mua máy ảnh compact phù hợp


Dịp lễ Tết, nhiều người có nhu cầu mua máy ảnh compact, hay còn gọi là máy ảnh dạng ngắm – chụp  (point-and-shoot), một loại máy ảnh tiện dụng cho những buổi tiệc, chuyến du lịch.Trên thị trường hiện nay, máy ảnh số rất phong phú về cả chất và lượng. Để có thể chọn được máy ảnh đáp ứng cơ bản nhu cầu của mình, những người có ít kinh nghiệm về máy ảnh số có thể tham khảo một số tiêu chí đánh giá dưới đây.


Các chế độ chụp (scene modes)

Các hãng sản xuất đã cài đặt sẵn một số chế độ chụp thông dụng như chụp ở cự ly gần (macro), chân dung (portrait), phong cảnh (landscape), chụp góc rộng toàn cảnh (panorama),…để tiết kiệm thời gian khi chụp, giảm thiểu các thao tác tinh chỉnh phức tạp cho người dùng.  Các thương hiệu máy ảnh nổi tiếng như Canon, Nikon, Olympus cung cấp khoảng 10 - 15 chế độ chụp và cho ra những bức ảnh với chất lượng khá tốt ở các chế độ khác nhau.

Độ phân giải (resolution)

Độ phân giải phổ biến hiện nay là từ 10 triệu điểm ảnh (megapixel) trở lên. Số “chấm” – Megapixel quyết định độ sắc nét của tấm ảnh. Do đó, số megapixel cao hơn nghĩa là những bức ảnh được in sẽ có khổ lớn và chất lượng hình ảnh tốt hơn.

Zoom

Bạn nên chú ý đến zoom quang học (optical zoom) vì đây mới là zoom thực qua thấu kính của máy, còn digital zoom chỉ là phóng to pixel trên tấm ảnh đã chụp nên chất lượng không cao. Zoom của máy ảnh compact thường là từ 3x-5x, của advanced compact từ 5x-15x. Bình thường zoom từ 3x-5x là đủ, nhưng nếu bạn thích chụp những đối tượng ở xa mà không cần tiếp cận (như động vật, phong cảnh, v.v…) thì tầm zoom lớn hơn một chút là đầu tư xứng đáng

ISO

Số ISO trên máy ảnh số (ISO 50-1600) chỉ khả năng điều chỉnh độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh. Đây là yếu tố quan trọng vì với khẩu độ và thời gian lấy sáng hạn chế của máy ảnh compact, nâng ISO thường là cách được sử dụng trong trường hợp thiếu sáng để cho ra tấm ảnh như ý. Nhưng khi đặt ISO càng cao thì chất lượng hình sẽ giảm do bị nhiễu hạt (do giới hạn của compact, trừ một số máy cá biệt thì hình ở ISO 800 và cao hơn rất dễ bị nhiễu).

Thẻ nhớ

Hiện nay phổ biến nhất cho compact là thẻ SD. Nhưng một số nhà sản xuất như Olympus hay Sony dùng định dạng thẻ của riêng mình (xD và Memory Stick). Một điểm đáng lưu ý là còn có một loại thẻ là SDHC (SD high capacity, dung lượng từ 2GB - 8GB), tuy hình dáng bên ngoài giống thẻ SD bình thường nhưng hoàn toàn KHÔNG tương thích với những máy ảnh không hỗ trợ (hiện tại mới chỉ có một số máy Panasonic và Kodak hỗ trợ), do vậy bạn hãy xem xét kỹ vấn đề này trước khi mua.

Thời lượng pin

Trung bình pin của những chiếc máy ảnh compact cho bạn khoảng 150-500 lần chụp tùy loại pin và cách sử dụng máy. Nếu có điều kiện, nên trang bị một bộ pin rời kèm theo để phòng trường hợp cần thiết.

Kích thước của màn hình LCD phía sau

Kích thước phổ biến là 2.5 - 3.0 inch. Mặc dù màn hình kích cỡ lớn giúp bạn dễ chụp và xem lại hình, nhưng khá tốn pin nên bạn cần cân nhắc.

Dùng thử phần mềm quản lý ảnh đi kèm

Đa số người dùng phần mềm đi kèm của nhà sản xuất. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng những phần mềm của hãng thứ 3 như ACD See.

Trên đây chỉ là những tiêu chí cơ bản nhất để tham khảo trước khi bạn định mua một chiếc máy ảnh compact. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động như Auto-focus, flash, khẩu độ (aperture), tốc độ đóng màn trập (shutter speed),…; bên cạnh đó, chiếc máy ảnh phù hợp cho riêng bạn còn tùy thuộc vào kiểu dáng, kích thước, trọng lượng cũng như sở thích cá nhân.  



Hướng dẫn mua máy ảnh số compact


Trong thời gian này, nhiều người có nhu cầu sắm máy ảnh để ghi lại những hình ảnh quý giá với người thân…Trong bài này chúng ta sẽ xem qua vài yếu tố bạn nên chú ý đến khi chuẩn bị mua một chiếc máy ảnh mới.

Trước khi đi vào phần chính, có một số thuật ngữ mà những ai mới làm quen với máy ảnh số nên xem qua để hiểu rõ hơn vì đây là những tiêu chí chính để chọn mua một chiếc máy ảnh:

- Compact: là loại máy ảnh kích thước nhỏ, đúng như tên gọi của dòng này. Hay được gọi là máy ảnh gia đình do đặc điểm gọn nhẹ và dễ sử dụng.

- Advanced Compact hay Prosumer: vẫn nằm trong dòng máy ảnh compact nhưng về mặt kích thước thì to hơn. Điểm mạnh là có khả năng cao hơn những compact, đáp ứng được nhiều tình huống chụp khác nhau. Đặc biệt thường có nhiều tinh chỉnh cho người dùng hơn.

- Scene Modes: những tình huống chụp thông dụng. Thường thì nhà sản xuất đã kèm theo những setting cho mỗi tình huống để tự động cho ra chất lượng tốt nhất có thể, giảm thiểu mức can thiệp của người dùng. Đối với đa số người dùng đây là điểm mạnh và quan trọng khi chọn mua máy (đỡ phải ngồi mò) Một số scene mode thông dụng: Macro (chụp gần), Potrait (chân dung), Landscape (Phong cảnh)…

- Resolution: độ phân giải của cảm biến ánh sáng. Hiện nay phổ biến là từ 5 – 10 triệu điểm ảnh (Megapixel). Không thật sự quan trọng lắm với máy ảnh compact vì độ phân giải cao chủ yếu là để phóng ảnh ra bản in lớn, cho khổ ảnh gia đình 10×15cm bình thường 5 Megapixel đã quá đủ.

- ISO: Số ISO trên máy ảnh số (ISO 50 – 1600) chỉ khả năng điều chỉnh độ nhạy sáng của cảm biến hình ảnh. Đây là yếu tố quan trọng vì với khẩu độ và thời gian lấy sáng hạn chế của máy ảnh compact, nâng ISO thường là cách được sử dụng trong trường hợp thiếu sáng để cho ra tấm ảnh như ý. Nhưng khi đặt ISO càng cao thì chất lượng hình sẽ giảm do bị nhiễu hạt (do giới hạn của compact, trừ một số máy cá biệt thì hình ở ISO 800 và hơn gần như không thể sử dụng được do rất hay bị nhiễu).

- Zoom: khi mua nên chú ý đến optical zoom (zoom quang học) vì đây mới là zoom thực, qua thấu kính của máy. Digital zoom chỉ là phóng to pixel trên tấm ảnh đã chụp nên chất lượng không cao. Khả năng zoom của máy ảnh compact thường là từ 3x – 5x, của advanced compact từ 5x – 15x.

- Noise: Nhiễu trên sensor, đặc biệt dễ thấy ở ISO cao. Nôm na là những điểm màu bất kì xuất hiện trên ảnh.

Với những kiến thức cơ bản ở trên, việc chọn máy ảnh số thật ra rất đơn giản. Bất cứ chiếc máy nào có độ phân giải trong khoảng 5 – 10 Megapixel, ISO khoảng 50 – 800 là đủ cho hầu hết mọi yêu cầu. Với zoom thì phải xem bạn thường chụp gì. Bình thường zoom từ 3x-5x là đủ cho sử dụng hàng ngày, nhưng nếu bạn thích chụp hoa cỏ hay chim chóc thì tầm zoom lớn hơn một chút là đầu tư xứng đáng vì bạn sẽ phóng to được vật thể ở khoảng cách đủ xa mà không làm “kinh động” nó. Một số ví dụ cho dòng máy ảnh compact có Nikon S5, Sony T30, hay Casio Exilim EX-Z850 có Optical Zoom 3x; dòng advanced compact (prosumer) Panasonic LZ3, LZ5, FZ27, Fujifilm S5600 hay Canon Powershot S3 IS có Optical Zoom từ 6x đến 12x.

Số lượng Scene mode cũng là một điểm đáng quan tâm. Đa số mọi người muốn cầm máy lên là chụp, nên càng nhiều tình huống có sẵn mà máy có thể xử lý càng tốt. Hiện nay, dẫn đầu về mặt này là Casio với khoảng 20-24 scene mode khác nhau, với những nhà sản xuất quen thuộc như Canon, Nikon, Olympus có khoảng 10-15 mode. Những scene mode này có giá trị rất lớn với người dùng bình thường vì nó tiết kiệm thời gian mầy mò mà trong đa số trường hợp vẫn cho ra những bức ảnh chất lượng tốt. Hơn nữa, trọng tâm của bài này là cho người dùng ít có kinh nghiệm nên những tinh chỉnh chuyên sâu hơn có lẽ không phù hợp lắm.

Vậy còn gì nữa không? Những điểm sau cũng rất quan trọng mà bạn cần thử (nếu có khả năng) trước khi mua máy là:

- Pin dùng được bao lâu: trung bình pin của những chiếc máy ảnh compact cho bạn khoảng 150-500 lần chụp tùy loại pin và cách sử dụng máy. Nếu có thể nên đầu tư thêm một bộ pin rời để phòng trường hợp cần thiết.

- Kích thước của màn hình LCD phía sau: hiện tại kích thước phổ biến là 2.5 inches, tuy nhiên, một số kiểu có màn hình 3.0 inches. Tuy ưu điểm của màn hình to là giúp bạn dễ chụp và xem lại hình, nó cũng rất tốn pin nên nếu bạn muốn chụp nhiều thì nên lưu ý điểm này.

- Dùng thử phần mềm quản lý ảnh đi kèm: đa số người dùng phần mềm đi kèm của nhà sản xuất. Tuy nhiên, không phải cái nào cũng có giao diện thân thiện với người sử dụng. Nếu được hãy sử dụng thử trước xem bạn có thích hay không. Đương nhiên bạn có thể sử dụng những phần mềm của hãng thứ 3 như ACD See.

- Máy dùng loại thẻ nhớ gì: Hiện nay phổ biến nhất cho compact là thẻ SD. Nhưng một số nhà sản xuất như Olympus hay Sony dùng định dạng thẻ của riêng mình (xD và Memory Stick). Một số máy prosumer hỗ trợ thẻ CF. Một điểm đáng lưu ý là còn có một loại thẻ là SDHC (SD high capacity, dung lượng từ 2Gb - 8Gb), tuy hình dáng bên ngoài giống thẻ SD bình thường nhưng hoàn toàn KHÔNG tương thích với những máy ảnh không hỗ trợ (hiện tại mới chỉ có một số máy Panasonic và Kodak hỗ trợ), nên hỏi kỹ vấn đề này trước khi mua.

Và cuối cùng, thử trước khi mua, cầm nó trên tay xem nó có hợp với bạn không. Bạn có thích màu sắc, kiểu dáng đó không? Có đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh của bạn không? Một số máy có những khả năng đặc biệt như chống thấm nước (Olympus Mju, Pentax Optio) có thể đáng giá với một số người dùng hay đi biển. Hãy chụp thử một vài tấm ở những môi trường khác nhau xem chất lượng cũng như cách sử dụng có vừa ý không. Đó mới là điểm quan trọng nhất khi chọn một chiếc máy, chọn chiếc máy mà bạn thích.

Đến đây chắc có một số bạn sẽ thắc mắc tại sao có những yếu tố quan trọng của một chiếc máy ảnh như Auto-focus, Flash, Aperture (Khẩu độ), Shutter speed (tốc độ đóng màn chập) lại không được đề cập. Lý do, đây là một hướng dẫn hướng về người dùng chưa hoặc có rất ít kinh nghiệm về máy ảnh số thông dụng, cũng chưa có điềm đam mê mà chỉ cần một chiếc máy đủ đáp ứng nhu cầu giải trí hay công việc.




Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp -
Cách chọn máy ảnh compact khôn ngoan nhất
Cách chọn ống kính cho máy ảnh
Cách chọn máy ảnh du lịch Canon phù hợp cho bạn
Cách chọn ống kính máy ảnh Canon chuyên
Cách chọn mua máy ảnh DSLR cũ
Cách chọn mua máy giặt phù hợp với túi tiền
Cách chọn mua máy làm sữa chua tốt




(ST)

cách giúp chọn máy in tốt

Kiểm tra thông số về độ phân giải của bản in là một trong bốn cách giúp bạn chọn được chiếc máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng.

1. Hiểu rõ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân

Điều đầu tiên cần lưu ý là vấn đề nhu cầu sử dụng. Nếu chỉ cần in tài liệu hoặc các hình ảnh trắng đen, việc chọn máy in màu sẽ gây lãng phí, từ khâu mua máy đến khoản thay mực. Thay vào đó, một chiếc máy in laser đơn sắc sẽ là một quyết định khôn ngoan.

Một điều nữa bạn nên cân nhắc khi chọn máy in là tốc độ in. Mỗi máy in đều có tốc độ in trang một phút khác nhau. Máy in với tốc độ 16 trang A4 một phút trở lên đã đủ đảm bảo bạn sẽ không phải chờ lâu.

2. Lưu ý về tiếng ồn phát ra khi in

Các loại máy in trước đây khi vận hành sẽ phát ra tiếng ồn gây khó chịu cho người dùng. Bạn nên biết, tiếng ồn trên 75 dB gây mất tập trung và khó chịu, stress với một số người nhạy cảm với âm thanh. Nếu làm việc trong một không gian tập thể hoặc không chịu được tiếng ồn, bạn nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này khi mua máy. Các nhà sản xuất danh tiếng về máy in đã khắc phục được vấn đề này trong những dòng máy in đời mới, tiêu biểu như dòng ML-1671 của Samsung. Samsung ML-1671 được thiết kế để giảm thiểu tiếng ồn chỉ còn 49 dB trong khi in ấn, yên ắng hơn cả âm thanh phát ra từ một chiếc tủ lạnh đang hoạt động.

3. Kiểm tra thông số về độ phân giải của bản in

Chất lượng in được đánh giá qua độ phân giải, tính bằng đơn vị dpi. Máy in nào hỗ trợ độ phân giải càng cao thì càng cho ra bảng in chất lượng càng tốt vì có nhiều điểm in hơn. Độ phân giải thích hợp cho một một văn bản khổ A4 là 1200 x 1200 dpi vì các mức phân giải khác hoặc sẽ cho bản in kém hoặc khó phân biệt sự vượt trội bằng mắt thường.

4. Không gian cho máy in của bạn

Máy in càng có nhiều chức năng sẽ có kích thước to hơn và chiếm nhiều diện tích. Bạn cũng nên biết ngày nay nhiều dòng máy in đã được thu gọn kích cỡ với diện tích đáy chỉ tương đương như một chiếc máy tính xách tay chứ không còn “cồng kềnh” như máy in truyền thống.

- See more at: http://hc.com.vn/news/tu-van-tieu-dung/4-cach-giup-chon-may-in-tot/#sthash.ERaaUdMg.dpuf

cách giúp chọn máy in tốt

Kiểm tra thông số về độ phân giải của bản in là một trong bốn cách giúp bạn chọn được chiếc máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng, đảm bảo chất lượng.

1. Hiểu rõ nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân

Điều đầu tiên cần lưu ý là vấn đề nhu cầu sử dụng. Nếu chỉ cần in tài liệu hoặc các hình ảnh trắng đen, việc chọn máy in màu sẽ gây lãng phí, từ khâu mua máy đến khoản thay mực. Thay vào đó, một chiếc máy in laser đơn sắc sẽ là một quyết định khôn ngoan.

Một điều nữa bạn nên cân nhắc khi chọn máy in là tốc độ in. Mỗi máy in đều có tốc độ in trang một phút khác nhau. Máy in với tốc độ 16 trang A4 một phút trở lên đã đủ đảm bảo bạn sẽ không phải chờ lâu.

2. Lưu ý về tiếng ồn phát ra khi in

Các loại máy in trước đây khi vận hành sẽ phát ra tiếng ồn gây khó chịu cho người dùng. Bạn nên biết, tiếng ồn trên 75 dB gây mất tập trung và khó chịu, stress với một số người nhạy cảm với âm thanh. Nếu làm việc trong một không gian tập thể hoặc không chịu được tiếng ồn, bạn nên tìm hiểu kỹ về vấn đề này khi mua máy. Các nhà sản xuất danh tiếng về máy in đã khắc phục được vấn đề này trong những dòng máy in đời mới, tiêu biểu như dòng ML-1671 của Samsung. Samsung ML-1671 được thiết kế để giảm thiểu tiếng ồn chỉ còn 49 dB trong khi in ấn, yên ắng hơn cả âm thanh phát ra từ một chiếc tủ lạnh đang hoạt động.

3. Kiểm tra thông số về độ phân giải của bản in

Chất lượng in được đánh giá qua độ phân giải, tính bằng đơn vị dpi. Máy in nào hỗ trợ độ phân giải càng cao thì càng cho ra bảng in chất lượng càng tốt vì có nhiều điểm in hơn. Độ phân giải thích hợp cho một một văn bản khổ A4 là 1200 x 1200 dpi vì các mức phân giải khác hoặc sẽ cho bản in kém hoặc khó phân biệt sự vượt trội bằng mắt thường.

4. Không gian cho máy in của bạn

Máy in càng có nhiều chức năng sẽ có kích thước to hơn và chiếm nhiều diện tích. Bạn cũng nên biết ngày nay nhiều dòng máy in đã được thu gọn kích cỡ với diện tích đáy chỉ tương đương như một chiếc máy tính xách tay chứ không còn “cồng kềnh” như máy in truyền thống.

- See more at: http://hc.com.vn/news/tu-van-tieu-dung/4-cach-giup-chon-may-in-tot/#sthash.ERaaUdMg.dpuf

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý