Món ăn ngon miền Trung hớp hồn thực khách

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Món ăn ngon miền Trung hớp hồn thực khách

19/04/2015 09:39 AM
226

Món ăn ngon miền Trung hớp hồn thực khách. Các loại bánh Huế, mì Quảng, cơm hến hay bún cá... là những món ăn ngon mà du khách không thể bỏ qua khi đến miền Trung.

1. Bún bò Huế

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 1

Ai từng ăn bát bún bò Huế sẽ không quên được cái vị cay xé lưỡi của nó. Ớt được người bán cho một ít vào trong nước dùng, ngoài ra trên bàn ăn luôn có nhiều loại ớt cho bạn lựa chọn như: ớt băm, ớt sa tế, ớt trái thái lát... Bát bún bò Huế nóng hổi, vừa ăn vừa hít hà, ăn xong thì người đã toát mồ hôi hột.

2. Cơm hến

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 2

Tô cơm hến vừa thơm, vừa có vị ngọt của hến, của nước luộc hến. Có thể nói cơm hến là món ăn cay nhất trong ẩm thực Huế, vừa ăn vừa xuýt xoa, ăn đến đâu mồ hôi chảy ra đến đấy, nhưng với người Huế như vậy mới đã, mới thấm và mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn.

3. Mì Quảng

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 3

Đặc điểm của món ăn này là nước lèo phải sánh và rất ít chỉ đủ thấm và quyện vào từng sợi mì và làm mềm những món rau ăn kèm. Ăn kèm với bánh tráng (bánh đa) cùng các loại rau như xà lách, bắp chuối, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, mùi và một trái ớt sừng, những nguyên liệu đó hòa quyện vào nhau làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

4. Cao lầu

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 4

Có hình thức giống với mì Quảng nhưng cao lầu là một món ăn có nhiều nét đặc trưng riêng biệt của mình. Một bát cao lầu đầy đủ gồm có sợi mì tươi, một ít sợi mì khô chiên giòn, thịt lợn thái lát và ít nước dùng. Nước dùng của cao lầu chính là nước tiết ra từ thịt lợn tẩm ướp gia vị, đun trên bếp, nước dùng có vị hơi ngọt, đậm đà và thơm ngon. Không như những món ăn của miền Trung khi ăn kèm với rất nhiều loại rau, đĩa rau sống của cao lầu đơn giản với cải non và rau đắng.

5. Don Quảng Ngãi

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 5

Nghe tên có vẻ lạ nhưng món ăn này lại rất đơn giản, chỉ gồm một tô nước có một ít don, hành tây và một bánh tráng gạo nướng giòn cùng những trái ớt xiêm xanh đặc trưng. Khi ăn bạn phải vừa ăn, vừa húp nước mới có thể cảm nhận hết được cái vị ngọt của nước, cái giòn mềm của bánh tráng nướng cùng cái vị cay xè của ớt xiêm tạo nên một món ăn lạ miệng.

6. Cơm gà Tam Kỳ

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 6

Mảnh đất Tam Kỳ (Quảng Nam) đã gắn liền với món cơm gà. Gạo và nếp được trộn lẫn chung với nhau để nấu cơm là đặc trưng của món ăn này. Gà không được thái thành từng lát mà được xé nhỏ, bóp với hành tây, rau răm, rau thơm, ngò cùng ít gia vị cho đậm đà.

7. Các loại bánh Huế

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 7

Đến với cố đô Huế, du khách không thể bỏ qua những món bánh nổi tiếng ở đây. Có thể kể ra đây tên một vài loại bánh quen thuộc như: bánh bèo chén, bánh ram ít, bánh phu thê, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo, bánh ướt...

8. Bún chả cá

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 8

Bún chả cá là món ăn nổi tiếng của người miền Trung với nhiều thương hiệu như: bún chả cá Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang... Món ăn đơn giản với nước dùng trong, chả cá và những sợi bún loại nhỏ xíu. Nguyên liệu để làm chả cá thường là cá thu, cá mối, cá cờ… Đặc biệt, khi ăn bún chả cá phải ăn kèm với tương ớt cùng đĩa rau sống thái nhỏ với rất nhiều loại rau như xà lách, rau thơm, húng quế, bắp chuối thái nhỏ, giá…

9. Bún cá dầm Nha Trang

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 9

Bún cá dầm là món ăn bình dị của thành phố biển. Được nấu với cá dầm, là loại cá đặc sản nổi tiếng ở vùng biển Khánh Hòa. Cá còn sống được làm sạch, luộc chín, bỏ da và xương, thịt cá được thái thành từng khúc vừa ăn. Nước dùng không nấu từ xương heo mà từ xương của các loại cá như cá thu, cá cờ hoặc mua các loại cá nhỏ về ninh để lấy nước. Nhờ đó nên nước dùng có vị ngọt thanh rất tự nhiên, không lẫn vào đâu được.

10. Bánh canh cá lóc

20 món ngon không nên bỏ qua ở miền Trung (1) 10

Đây là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Huế, Quảng Trị... với nguyên liệu chính là sợi bánh canh làm từ bột gạo và cá lóc. Cá lóc được làm sạch, luộc chín, lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Thịt cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.

11. Bánh canh chả cá

Nha Trang, Phan Rang là những địa điểm gắn liền với món ăn này. Chả cá là nguyên liệu chính, làm nên sự hấp dẫn cho món ăn. Cá làm chả thường là cá chuồn, các mối, cá chỉ vàng, cá nhồng... nhưng nổi tiếng hơn cả là cá cờ hay cá thu. Một bát bánh canh nghi ngút khói, vài lát chả cá chiên, thêm tí hành ngò, một ít hành phi, tiêu là đủ cho một bữa ăn ngon. Du khách có thể vắt vào một ít chanh, một tí mắm ớt cho bát bánh canh thêm đậm đà.

Nha Trang, Phan Rang là những địa điểm gắn liền với món ăn này. Chả cá là nguyên liệu chính, thường là cá chuồn, các mối, cá chỉ vàng, cá nhồng... nhưng nổi tiếng hơn cả là cá cờ hay cá thu. Một bát bánh canh nghi ngút khói, vài lát chả cá chiên, thêm tí hành ngò, một ít hành phi, tiêu là đủ cho một bữa ăn ngon. Du khách có thể vắt vào một ít chanh, một tí mắm ớt cho bát bánh canh thêm đậm đà.

12. Bún sứa

Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn rụn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông rất thơm. Du khách sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm& Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc.

Đến thành phố biển Nha Trang, bún sứa là món ăn mà du khách không thể bỏ qua. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, mình dày, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Bát bún sứa nghi ngút khói với lớp bề mặt đầy thịt sứa giòn rụn và những khối nhỏ thịt nạc cá dầm trông rất thơm. Du khách sẽ thấy thêm ngon khi ăn kèm với rau sống đủ loại, như xà lách, giá, rau thơm… Chút ớt đỏ the cay sẽ tô điểm cho hương vị món ăn thêm đặc sắc.

13. Bún cá ngừ

Bún cá ngừ um là món ăn bình dân của người dân miền Trung. Tuy không quá cầu kỳ nhưng lại là một món ăn hấp dẫn mà những ai đã ăn một lần thì không bao giờ quên được cái vị đậm đà và cay nồng của nó.

Bún cá ngừ um là món ăn bình dân của người dân miền Trung. Món ăn này được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, hành tây thái mỏng, ớt trái. Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi và đặt lên bếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế, giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh... là đầy đủ cho một bữa ăn ngon.

14. Bánh đập

Nói đến bánh đập, không người dân Khánh Hòa nào không biết. Món ăn là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... Ăn bánh đập không thể thiếu chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển.

Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Ngãi, Đà Nẵng... là những địa phương gắn liền với món ăn này.  Bánh đập là sự kết hợp giữa bánh tráng nướng, bánh ướt, ăn kèm với thịt nướng hoặc bạn có thể ăn với thịt luộc hay lòng lợn... cùng chén mắm nêm với vị cay đặc trưng của người dân miền biển. Cái giòn rụm của bánh tráng, cái mềm dẻo của bánh ướt hòa quyện vào nhau trong cái đậm đà của mắm nêm, miếng thịt nướng chín vàng, thơm phức đem lại cảm giác ngon miệng thích thú.

15. Bánh căn

Đây là một loại bánh rất nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, có hình dáng gần giống với chiếc bánh khọt của người miền Nam.

Đây là một loại bánh rất nổi tiếng của các tỉnh ven biển miền Trung, có hình dáng gần giống với chiếc bánh khọt của người miền Nam. Nhân của bánh căn rất phong phú và đa dạng, có nhiều loại như: thịt, trứng, nấm, mực, tôm... Ăn kèm là rau sống các loại cùng nước chắm như: mắm nêm, nước mắm chua ngọt... 

16. Bánh xèo

Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi. Không hấp dẫn người ăn bởi màu vàng tươi của bột nghệ, cũng không có cái vị béo đặc trưng của nước cốt dừa như bánh xèo miền Nam, chiếc bánh của người miền Trung hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon của chiếc bánh, bên cạnh đó là vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống làm cho món ăn thêm thơm ngon.

Khác với bánh xèo miền Nam khá to, bánh xèo của người miền Trung có kích thước khoảng bằng bàn tay người lớn, ít nhân, thường chỉ là một con tôm nhỏ, hoặc vài ba lát thịt, mực.. thêm một ít giá tươi. Bánh hấp dẫn người ăn bởi hương vị thơm ngon, vị đậm đà của chén nước chấm ăn kèm với rau sống.

17. Nem chua

nem-chua.jpg

Nem chua như là một món quà dành tặng du khách của người miền Trung. Những thương hiệu như nem chua Bình Định, Phú Yên hay Khánh Hòa không chỉ vang danh trong nước mà còn được biết đến ở nước ngoài. Màu hồng của nem được gói chặt trong lớp lá ổi, lá chùm ruột, lá chuối... luôn có một sức hấp dẫn rất riêng với du khách.

18. Nem nướng (lụi)

Nem lụi nướng là món ăn rất nổi tiếng của xứ Huế, với nhiều thành phần như nem, bánh tráng, rau, đồ chua, nước chấm... Thành phần chính của món ăn là nem, được làm từ thịt lợn tươi vừa mới mổ xong. Thịt được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng.  Dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm vào nước lèo, một gia vị không thể thiếu cho món bún thịt nướng lẫn nem lụi.

Nem nướng là món ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Huế... Thành phần chính là nem, được làm từ thịt lợn tươi vừa mới mổ xong. Thịt được rửa sạch, xay nhuyễn rồi nêm gia vị vừa ăn, vo thành từng viên dài quanh que tre nhỏ và nướng chín trên bếp than hồng. Dùng một lát bánh tráng mỏng, cho lên trên một lát xà lách, chuối chát, khế, đồ chua, lát nem nướng và vài miếng bánh tráng ngọt chiên giòn, cuộn tròn lại chấm vào nước lèo.

19. Gỏi hải sản

goi-ca-1.jpg

Đến miền Trung, du khách đừng quên thưởng thức những món gỏi thơm ngon được chế biến từ hải sản. Nổi tiếng nhất phải kể đến gỏi cá mai, gỏi cá chuồn, gỏi sứa hay gỏi cá trích... Trong những ngày hè trời nóng, được thưởng thức hương vị thanh mát của những món ăn này thì không còn gì bằng.

20. Các loại hải sản

oc.jpg

Miền Trung là thiên đường của các loại hải sản với đủ món vừa lạ vừa ngon. Ngồi ngắm hoàng hôn trên biển, nhâm nhi những con ốc nướng bên cạnh người thân và bạn bè là một trải nghiệm thật thú vị mà du khách sẽ được trải qua khi đến đây.




Những món cá ngon dọc đất miền Trung


Cá đuối nướng, cá nục hấp cuốn bánh tráng, cá bống sông Trà, cá dầm, cá mai... là những món cá ngon sẽ làm bạn nhớ mãi khi thưởng thức.

 Cung đường miền Trung kéo dài từ Đà Nẵng vào đến Ninh Thuận là một cuộc hành trình đáng nhớ với nhiều món ăn ngon mà bạn không thể bỏ qua. Bắt đầu từ thành phố bên bờ sông Hàn, khi chiều xuống, thả bộ theo con đường dọc biển, hương vị thơm nức của những con cá đuối nướng đang lan tỏa trong gió từ những hàng quán ven biển như níu chân du khách.

Cá đuối nướng.

Nguyên liệu chính là những con cá đuối còn tươi được làm sạch, ướp với các loại gia vị và nướng chín trên bếp than hồng cùng ít lá lốt. Ăn kèm là bánh tráng, rau sống cùng chén mắm nêm cay xé lưỡi đúng vị miền Trung. Vị ngọt của thịt cá, hương thơm của các loại rau cùng chén mắm nêm đậm đà sẽ làm bạn nhớ mãi sau khi thưởng thức.

Món kế tiếp bạn sẽ được thưởng thức là cá bống sông Trà bình dị của người dân xứ Quảng. Cá bống cát ở sông Trà có nhiều loại, từ loại cá bống cát nhỏ con, màu vàng nhạt, cỡ bằng ngón tay út cho đến loại cá bống vồ, to con và loại cá bống mú có thân hình tím sẫm như loại cá mú biển (còn gọi là cá bống than) thịt nhão, không ngon bằng thịt cá bống cát.

Cá bống cát sông Trà.

Cá bống ngon nhất là kho tiêu. Cá rửa sạch, cho vào niêu đất, thêm ít nước mắm, đường, muối, hành, tiêu... đun lửa riu riu cho đến lúc chín. Cá bống kho tiêu đậm đà hơi cay được ăn kèm với cơm nóng là món ăn rất khó quên đối với bạn.

Đến với Phú Yên, những món chế biến từ cá ngừ đại dương chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng. Đầu tiên phải kể đến là thịt phi lê cá ăn kèm mù tạt. Thái thịt cá thành từng lát mỏng, cho vào hộp nhựa để lạnh. Khi ăn dùng lá cải xanh cuốn kèm lát cá với các loại rau như chuối chát, khế, ngò tàu, ngổ, các loại rau húng... chấm vào chén nước tương pha mù tạt và thưởng thức.

Lườn cá ngừ nướng.

Ngon lạ nhất là món mắt cá ướp các gia vị như thuốc bắc, sả, ớt, tiêu… rồi chưng cánh thủy. Bên cạnh đó, món lườn cá ngừ nướng cũng đem lại nhiều hương vị thơm ngon cho bạn. Lườn cá rửa sạch, để nguyên phần da, thái thành từng lát độ bằng ba bốn ngón tay rồi ướp với gia vị. Cá nướng chín trên bếp than hồng, mỡ chảy xèo xèo, tỏa hương nghi ngút thơm phức.

Đến với Nha Trang, bạn không thể bỏ qua món bún cá dầm đặc trưng của phố biển. Cá dầm là một đặc sản nổi tiếng của vùng biển Khánh Hòa, thịt cá chắc, ngọt, thơm ngon nên được nhiều người ưa thích. Chế biến cá dầm không khó, những con cá còn sống được làm sạch, luộc chín, bỏ da và xương, thịt cá được thái thành từng khúc vừa ăn.

Bún cá dầm.

Ngoài cá dầm, bát bún còn có chả cá và nước dùng. Không nấu từ xương heo như các loại bún khác, nước dùng bún cá dầm được nấu từ chính xương của loại cá này nên có vị ngọt thanh rất tự nhiên, không lẫn vào đâu được. Ăn kèm là đĩa rau sống được thái nhỏ rất đặc trưng của người dân Nha Trang.

Cuối cùng, món gỏi cá mai nổi tiếng của vùng đất Ninh Thuận sẽ khép lại một hành trình đầy thú vị dành cho bạn. Cá mai có hình dáng tương tự cá cơm nhưng có một lớp vẩy bạc lấp lánh bao quanh và đặc biệt là không có máu nên không có mùi tanh. Cá mai đánh sạch vảy, cắt bỏ đầu đuôi, dùng dao mổ dọc theo lườn cá, rút bỏ xương sống, làm tái qua giấm hoặc nước cốt chanh, vắt ráo và để riêng.

Gỏi cá mai.

Các loại rau dùng để bóp gỏi rất phong phú như: cá rốt thái sợi, hành tây thái mỏng, húng lủi, rau răm thái nhỏ, đậu phụng rang... Cho tất cả các nguyên liệu trên vào trộn chung với cá mai, thêm một ít nước mắm chanh tỏi ớt, trộn đều, nếm lại vừa ăn. Bạn có thể ăn gỏi cá mai cuốn bánh tráng cùng với chuối chát, dưa leo, xà lách...

Một chuyến hành trình trên cung đường miền Trung sẽ là kỷ niệm đáng nhớ với bạn khi vừa được đi, vừa được trải nghiệm những món ăn ngon miệng của mỗi vùng



Chia sẻ bí quyết nấu một số món ngon miền Trung tại nhà



Bánh đập chợ Huyện

Nguyên liệu


Thịt ba chỉ: 400g
Bánh tráng nướng: 4 cái
100g bánh ướt, 50g sả, 10g đầu hành lá, 3 tép tỏi, 2 thìa súp mật ong; Ngũ vị hương, ớt bột, tiêu, muối, hạt nêm, mắm ruốc, chanh, đường, rau sống, dầu ăn

Những món ăn miền Trung dễ ghiền, Ẩm thực, am thuc, mon an mien trung, bun ca, cha ram, banh trang, mon ngon, mon ngon de lam, bao

Cách làm

Thịt ba chỉ cắt lát mỏng. Sả, tỏi băm nhuyễn. Đầu hành băm nhỏ. Ướp thịt với ít ngũ vị hương, tiêu, muối, hạt nêm, sả, đầu hành và mật ong, để 2 – 3 giờ cho thịt thấm

Xiên thịt qua từng que, nướng chín vàng

Tao thơm tỏi băm, sả và ớt bột, trút mắm ruốc đã pha loãng vào, nêm nếm thêm nước, chanh, đường cho vừa ăn

Bánh tráng nướng nhúng sơ qua nước cho mềm, trải thêm 1 lớp bánh ướt lên, cho rau sống và thịt nướng lên mặt, cuốn lại, chấm cùng nước chấm mắm ruốc.

Mách nhỏ

Để nước chấm ngon, nên cho thêm ít rượu trắng vào khi pha, nước chấm không còn mùi tanh mà lại rất độc đáo.

Chả ram miền Trung

Nguyên liệu

Thịt ba chỉ hun khói: 300g
Bánh tráng: 1 xấp
400g tôm tươi, 100g hành lá, 50g rau quế, dầu để chiên

Những món ăn miền Trung dễ ghiền, Ẩm thực, am thuc, mon an mien trung, bun ca, cha ram, banh trang, mon ngon, mon ngon de lam, bao


Cách làm


Tôm rửa sạch, lột vỏ chừa đuôi, bỏ chỉ đen. Thịt hun khói cắt miếng vừa cuốn.

Hành lá rửa sạch, cắt khúc dài để cuốn. Rau quế lặt lá, rửa sạch, để ráo

Trải bánh tráng ra đĩa, lần lượt cho tôm, thịt hun khói, rau quế và hành lá lên trên mặt, cuốn chả ram chặt tay

Làm nóng chảo dầu, dầu đủ nóng thì cho chả ram vào chiên vàng giòn đều.

Chả chín vớt ra, để lên giấy thấm dầu cho ráo dầu hoàn toàn

Chả ram ăn nóng, dùng kèm nước xốt chua ngọt

Mách nhỏ

Chả ram miền Trung muốn có lớp vỏ bánh vàng, giòn rụm khi ăn thì có thể dùng vỏ bánh pía để cuốn, chả không bị dai, dính mà giòn tan.

Bún cá

Nguyên liệu

Xương cá bò đại dương: 600g
Cá thu hoặc cá bò: 300g
2 trái cà chua, 50g măng chua, 1 tách rượu trắng, 600g bún tươi, 500g rau sống, 1 chén hành tím ngâm giấm; Đường phèn, muối, hạt nêm, dầu ăn

Những món ăn miền Trung dễ ghiền, Ẩm thực, am thuc, mon an mien trung, bun ca, cha ram, banh trang, mon ngon, mon ngon de lam, bao

Cách làm

Cá và xương làm sạch, rửa qua và để ráo nước. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Măng chua chắt bỏ nước chua, xả nước, vắt để ráo. Rau sống rửa sạch, cắt thật nhuyễn

Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu ăn vào, cho xương cá bò đại dương vào tao với ít rượu trắng cho thơm. Cho nước vào nấu sôi

Lọc bỏ bọt cho nước trong và thơm, nấu riu lửa trong 4 giờ cho ngọt nước. Vớt xương cá ra, nêm nếm đường phèn, muối và hạt nêm cho vừa ăn

Tiếp tục cho cá vào luộc khoảng 15 – 20 phút cho cá vừa chín tới, sau đó cho cà chua và măng chua vào, nấu cho vừa sôi trở lại là được. Bún cá ăn với rau xắt thật nhuyễn (rau ghém) cùng hành tím ngâm giấm.

Mách nhỏ

Muốn nước cá thơm ngon và có độ ngọt đặc trưng thì nêm thêm một chút mắm ruốc sau khi cho cà chua và măng chua vào.

Miền Trung nắng gió với những món ăn đậm đà, mang hương vị rất riêng sẽ giúp bạn và gia đình thay đổi khẩu vị vào ngày cuối tuần.

Cuốn tôm chua

Nguyên liệu: 150g thịt ba chỉ, 150g tôm chua, 1 củ khoai lang, 150g bún tươi, 300g rau muống, 1 xấp bánh tráng loại to, xà lách.

Thực hiện: Thịt luộc chín, thái miếng mỏng. Tôm chua thái miếng nhỏ, vừa ăn, bỏ đuôi. Khoai luộc chín, bỏ vỏ, thái sợi bằng khoảng ngón tay út. Rau muống bỏ lá, rửa sạch.

Trải miếng bánh tráng ra khay, cho rau xà lách, rau muống lên trên, thêm ít bún, khoai lang, cuốn lại. Dùng dao bén thái ngắn vừa ăn.

Xếp ra đĩa, cho một miếng thịt và một miếng tôm chua lên mỗi khúc cuốn. Dùng chung với nước mắm pha chua ngọt hoặc nước mắm từ tôm chua.

Mách bạn: Chọn loại tôm có vị chua dịu, màu đỏ cam, căng bóng, không mềm nhũn.

Mì Quảng

Nguyên liệu: 2kg mì Quảng, 500g xương lợn, 500g thịt lợn nạc, 300g tôm, 150g thịt cua, 200g chả cây, 200g chả cua, 1 quả trứng, 1 của hành tây, tỏi băm, 3 tai mộc nhĩ, 100g lạc, 2 bánh tráng vừng, xà lách, rau thơm, rau muống chẻ, giá, nước mắm, tiêu, đường, muối, dầu điều màu, chanh, ớt, hành phi, rau mùi, hạt nêm, dầu ăn, hành tím.

Thực hiện: Tôm bỏ đầu, đuôi. Bánh tráng nướng vàng. Lạc rang vàng, giã nhỏ. Mộc nhĩ ngâm nở, thái sợi to. Chả thái miếng. Xà lách, rau thơm rửa sạch, để ráo, thái nhỏ.

Nước dùng: Đun sôi 2 lít nước, cho xương và thịt  lợn vào nồi hầm mềm. Nêm 1/2 thìa cafe muối, vớt bọt thường xuyên cho nước trong.

Lấy thịt nạc ra, thái miếng. Đun nóng 3 thìa súp dầu ăn, cho 1/2 thìa cafe dầu màu điều, phi thơm tỏi, hành tím. Cho tôm, thịt cua, mộc nhĩ vào xào nhanh cùng hành tây. Nêm 2 thìa súp nước mắm, 2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thài cafe đường. Cho trứng vào xào đều.

Cho rau vào tô, thêm mì Quảng, xếp thịt, chả cây, chả cua lên mặt, thêm ít tôm, cua xào. Chan nước dùng, thêm lạc, hành phi, rau mùi, bánh tráng vào. Dùng kèm nước mắm nguyên chất, chanh, tỏi, ớt.

Mách bạn: Mì Quảng dùng hơi khô, không cho nhiều nước. Sợi mì không quá mềm hay quá cứng.

Cơm thịt luộc mắm ruốc

Nguyên liệu: 400g thịt ba chỉ, 1 thìa súp mắm ruốc Huế, 1 quả ớt, 1 quả chanh, 2 quả khế xanh, đường, muối, rau sống.

Thực hiện: Đun nóng 0,5 lít nước, cho thịt ba chỉ vào luộc chín. Nêm vào 1/2 thìa cafe đường, 1/2 thìa cafe muối. Vớt thịt ra, ngâm vào nước lạnh để thịt mềm, giòn, thái lát mỏng.

Rau sống nhặt sạch, để ráo, khế thái lát mỏng, ớt thát lát. Thái chanh thành miếng, bỏ hạt, vắt nước chanh vào mắm ruốc, hoà đều, thêm ớt. Xếp thịt, khế chua và rau sống ra đĩa. Dùng với cơm nóng, dẻo và mắm ruốc.

Mách bạn: Sau khi luộc thịt xong, nếu chưa dùng ngay bạn hãy ngâm thịt ngập trong nước luộc để thịt không bị khô hay đổi màu. Khi dùng, vớt ra để ráo hoặc dùng khăn sạch thấm khô.

Bánh khoái

Nguyên liệu: 300g thịt nạc dăm, 200g nấm rơm, 1/2 thìa cafe hành tím băm, 2 quả trứng, 100g giá, hành lá, 1 củ hành tây, 200g bột bánh xèo, rau sống, 50g gan lợn, ớt bột, tương Bắc, ruốc Huế, lạc, vừng, hạt nêm, tiêu, tỏi, đường, dầu ăn.

Thực hiện: Hành lá thái khúc, hành tây thái sợi. Trứng đánh tan. Gan lợn bằm nhuyễn. lạc, vừng rang vàng, giã nát.

Tương chấm: Phi dầu ăn với 1 thìa cafe ớt bột, cho gan lợn, 1 thìa cafe tỏi xay vào xào. Cho 200ml nước, 1/2 thìa cafe ruốc Huế, 2 thìa súp tương Bắc vào. Cho lạc, vừng vào khuấy đều, đun lửa nhỏ cho sệt lại. Nêm 1/2 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa súp đường.

Thịt băm nhỏ, trộn với 1/3 thìa cafe hạt nêm, 1/4 thìa cafe tiêu, hành tím, vo viên tròn. Thịt, nấm rơm xào vừa chín. Hoà tan bột với 400ml nước.

Đun nóng dầu, cho một vá bột vào tráng đều, thêm trứng, thịt, nấm rơm vào rán. Cho hành lá, hành tây, rán tiếp cho bánh vàng giòn.

Mách bạn: Dùng nóng kèm rau sống chấm tương.

Cơm hến

Nguyên liệu: 4 bát cơm, 500g thịt hến, 1 miếng da lợn, 300g rau sống, 1 cái bánh tráng, 2 thìa súp lạc, 2 thìa súp vừng trắng, ruốc Huế, ớt sa tế, hạt nêm, tiêu, đường, hành tím, tỏi, gừng non.

Thực hiện: Rau sống nhặt, rửa sạch, thái sợi. Da lợn thái miếng vừa ăn, rán vàng, giòn. Vừng trắng, lạc rang vàng, giã nát. Bánh tráng nướng vàng. Hến luộc chín, vớt ra để riêng. Phần nước hến nêm với ít gia vị và gừng non. Thịt hến ướp với 1 thìa cafe hạt nêm, 1/4 thìa cafe tiêu, sau đó xào chín với hành tím và tỏi băm.

Đun sôi 1 thìa súp ruốc Huế với 4 bát nước luộc hến. Nêm 1 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe đường. Lần lượt cho rau sống, cơm, nước ruốc Huế, ớt sa tế, hến, da lợn, lạc, vừng và bánh tráng bóp vụn vào tô. Món này dùng nóng với nước hến.

Mách bạn: Nên mua hến còn vỏ, tuy mất thời gian dài nhưng phần nước luộc hến sẽ ngọt hơn, món ăn hấp dẫn hơn. Có thể trang trí thêm ớt thái lát, rau mùi.

Bún bò xào sả

Nguyên liệu: 400g thịt bò, 1kg bún, 4 nhánh sả, 2 quả ớt, 2 thìa cafe hành tím băm, ruốc Huế, nước mắm, hạt nêm, tiêu, ớt bột, hành lá, rau mùi, rau sống, dầu ăn.

Thực hiện: Sả rửa sạch, 2 nhánh thái khúc, 2 nhánh băm nhuyễn. Thịt bò thái mỏng, dùng sống dao dần nhẹ, ướp thịt với 1/2 thìa cafe tiêu và sả bằm nhuyễn. Cho 2 thìa cafe ruốc Huế vào bát với ít nước, lọc lấy nước trong. Phi thơm hành tím, thêm 1/3 thìa cafe ớt bột, cho thịt bò vào xào.

Đun sôi 2 tô nước, cho sả thái khúc, ớt thái khoanh và ít nước trong ruốc vào. Nêm 1 thìa cafe hạt nêm. Bỏ bún vào tô, cho thịt bò lên trên, chan nước dùng, thêm hành lá thái khúc.

Mách bạn: Dùng ngay khi chế biến để thịt không khô.

Bún cá thu

Nguyên liệu: 400g cá thu, 1/2 quả dứa, 600g bún tươi, 1 thìa súp dầu điều, 2 quả ớt, hành lá, rau thơm, xà lách, đường, tiêu, nước mắm, hạt nêm.

Thực hiện: Cá thu thái khứa dày, rửa sạch, để ráo. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, bổ đôi, thái lát. Rau thơm, xà lách rửa sạch, thái sơi nhuyễn. Hành lá thái khúc.

Đun nóng dầu điều, cho 1,5 lít nước dùng vào đun sôi, cho dứa vào nấu chín. Tiếp tục cho cá, ớt vào nấu. Nêm 1 thìa súp hạt nêm, 1 thìa súp đường, 2 thìa súp nước mắm, tắt lửa.

Cho bún ra tô, thêm cá, hành lá, nước dùng vào. Rắc ít tiêu trước khi dùng. Món này dọn kèm rau sống.

Mách bạn: Khi nấu nước dùng, vớt bọt thường xuyên để nước trong. Món này dùng nóng, chấm kèm nước mắm mặn.

Bí quyết nấu nước dùng

Nước dùng đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Nước dùng có mặt trong món canh, súp, các món nước như: bún, mì, phở hay lẩu…

Nước dùng phải ngọt, trong, không lợn cợn. Một vài bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có nồi nước dùng chất lượng:

- Chọn các nguyên liệu tươi ngon là bước quan trọng để có nồi nước dùng đậm đà. Các loại xương như: gà, lợn, bò được ưa chuộng nhất. Cho xương vào nồi nước sôi có pha ít muối, chần sơ qua cho sạch các chất bẩn bám bên ngoài, vớt ra, để ráo. Sau đó cho xương vào nồi nước lạnh và bắt đầu ninh. Đầu tiên, đun trên lửa to để nước nhanh sôi, sau đó hạ lửa nhỏ, vớt sạch bọt. Nên vớt bọt nhẹ tay để nước dùng không bị đục.

- Thời gian đun nước dùng của mỗi loại xương khác nhau. Xương gà và lợn có thể nấu trong khoảng ba giờ. Để tiết kiệm thời gian, nhiều người dùng xương sụn hay sườn non nấu nước dùng cho món canh, bún, chỉ hầm khoảng hơn một giờ. Xương bò cần nhiều thời gian hơn, khoảng 6-8 giờ. Nước dùng từ các loại cá hay hải sản mất ít thời gian hơn, từ 15-20 phút.

- Cách sử dụng gia vị của các loại nước dùng cũng khác nhau. Nước dùng gà, lợn có vị ngọt thanh nên chỉ cần chút đầu hành, tiêu, rau mùi là đủ. Xương bò khá nặng mùi nên phải dùng các loại thảo mộc như quế, thảo quả, hồi, gừng…

- Bạn có thể nêm nước dùng bằng muối hay hạt nêm. Ban đầu nêm hơi nhạt so với khẩu vị để sau khi nấu xong, nước dùng sắc lại sẽ vừa ăn.




Cách làm món ăn miền Trung ngon lành bổ dưỡng
Món gỏi cá mai món ngon đất miền Trung -
Thịt bò kho kiểu miền Trung
Những món ngon cho ngày Tết cổ truyền ở ba miền .
Món ăn ngon đặc trưng của Quảng Bình
Những món ăn vặt ngon ở Sài Gòn làm mê mẩn




(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý