Cách chọn mua Vẹt ưng ý nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn mua Vẹt ưng ý nhất

19/04/2015 09:44 AM
1,029

Cách chọn mua Vẹt ưng ý nhất. Vẹt đuôi dài Úc lâu nay vẫn quen được gọi là Vẹt Hồng Kông, loài chim nhập khẩu này du được quan tâm trên thế giới suốt những năm 1870.Qua quá trình phát triển, những con vẹt đuôi dài ngày nay lớn hơn những con vùng hoang dã nước Úc.






CÁCH CHỌN MUA VẸT

Vẹt Hồng Kông - Yến Phụng
Hay còn gọi là Vẹt đuôi dài Úc , Yến phụng - Budgerigar
Tên khoa học là Melopsittacus undulatus




.Loài chim này hiện nay đã trở thành 1 trong những loài phổ biến nhất trên thế giới với số lượng lên đến hàng triệu , với hàng ngàn màu sắc khác nhau.
Du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 80 và phát triển trong những năm 90, Vẹt Hồng Kông được miêu tả như sau
- Miêu tả chung:
- Chiều dài : 18 cm (7in)
- Tuổi thọ trung bình : 7 – 8 năm
- Thời gian ấp trứng TB : 18 ngày
- Thời gian nuôi con TB : 35 ngày


Bộ lông thường có 2 màu chính : Xanh lá và các vân đen, chân và mỏ có màu xanh xám.Nền lông chính màu xanh lá, đậm nhất ở vùng ngực.Các vân vằn kéo dài từ gốc mỏ xuống tới lưng và cánh.Mắt có viền trắng, chim trưởng thành có trán vàng, cổ có 2 hàng đốm đen.
Chim non mắt đen ko có viền trắng, trán trần ( ko có màu vàng) có các đốm nhạt, mỏ có đốm.
Chim mái có màu nâu nhạt bên trên mỏ trong khi mũi chim trống màu hồng nhạt khi còn non và chuyển xanh dương khi trưởng thành.Những chim trống thuần chủng của loài này chăm sóc chim non của chúng rất cẩn thận.

2,Vẹt đuôi dài Lutino:


Đây là loài vẹt đột biến,chúng biến đổi thàng màu vàng tuyền, từ Lutino là chỉ sự đột biến này.Xuất hiện từ những năm 1870, chúng có xu hướng phát triển thàng con mái nhiều hơn.Các con mái vàng tuyền khi kết hợp với con trống màu xanh nhạt sẽ không có màu vàng.
Đặc điểm nổi bật của vẹt đuôi dài Lutino là bộ lông màu vàng tuyền, mắt đỏ, cổ không có đốm vì thiếu Melanin.
Ở loài này chim trống thay vì có da gốc mỏ (mũi) màu xanh lại có màu đỏ tía ngay từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành, còn mũi chim mái thì có màu trắng hoặc hơi ngà nâu.
Một chủng loại khác hiếm hơn là những con Ltutino lông vàng mắt đen.Loài này bắt nguồn từ Đan Mạch vào những năm 1940.

3, Vẹt đuôi dài xanh da trời cánh xám :
Đây là sự thay đổi cơ bản về màu sắc, đặc biệt là ở cánh. Loài chim này xuất hiện vào khoảng năm 1918, các điểm sẫm nhạt hơn bình thường.Do đó cánh của chúng có các vấnọc màu xám chứ không phải màu đen.Nhìn chúng gần như những con màu lam bị mất màu. Có một loài khác tương tự là loài vẹt đuôi dài Cinamon và vẹt đuôi dài cánh vàng.
Những con non được phân biệt với chim trưởng thànhh bởi mắt đen không co viền trắng, trán có vân xám mờ, không có màu trắng trên trán.Ngực của những con chim này óc màu xanh da trời, là phần có màu đậm nhất. Đuôi cũng có màu xám.

4, Vẹt đuôi dài xanh lam (Xám)
Có người gọi chúng là những con vẹt Xám, nhưng chúng ta có thể thấy màu chủ đạo trên lông chúng là màu xanh lam.Đây là một trong 2 dạng đối lập phân biệt với nhóm màu xanh lá nhạt. Bởi thay vì bộ lông có màu xanh lá, chúng có bộ lông màu xanh da trời với các vân sọc đen kéo dài từ đầu mỏ xuống lưng và cánh. Đây dường như làdạng trội , được phát hiện tại quê hương châu Úc vào khoảng năm 1930 và hiện nay chúng vẫn tồn tại.
Mỏ và chân đều màu xám,chim non có mắt đen và trán trần. Chim trưởng thành mắt có viền trắng, trán trắng, các vân đậm. Chim trống khi còn non có mũi màu đỏ, khi trưởng thành chuyển thành màu xanh dương, mũi chim mái có màu trắng hoặc ngà nâu.

5, Vẹt đuôi dài có mào :
Sự thay đổi về màu sắc của loài này xuất hiện trong quá trình thuần hoá vẹt đuôi dài. Loài này được một nhà nuôi chim người Úc phát hiện năm 1920, nhưng chúng vẫn chưa phổ biến bởi đặc điểm khó giao phối.
Loài này lôi cuốn người nuôi bởi trên đầu có mào tròn, dẹt hình đĩa che kín mỏ. Bộ lông xanh thẫm da trời, có các đốm lớn, ít màu đen.
Một chủng loại khác là một nhóm có 1 nhúm lông xù cuốn thẳng trên lưng rất duyên dáng.
Điều cần chú ý là chúng có nhan tố làm chết con, nên chúng không bao giờ giao phối cùng loài với nhau. Tốt nhất là cho giao phối một con có mào và một con không có mào (Xanh lá nhạt hoặc xanh lam)

6, Vẹt xanh mặt vàng :
Đây là một biến thể của loài xanh lá nhạt, bởi vẫn bộ lông chủ đạo xanh lá, những con chim này có biến đổi ở những vân trên cơ thể. Các vân sọc trở thành các đốm to và đậm hơn, chủ yếu tập trung ở lưng và cánh. Các vân sọc ở trên đầu và cổ trở nên mờ đi làm đầu chúng gần như chỉ còn màu vàng.
Nhìn bề ngoài chúng dễ bị nhầm lẫn với những con màu xanh lá nhạt. Loài mặt vàng này được miêu tả như những con sinh sản bởi sự kết hợp giữa chúng với những loài khác dễ sinh ra các đột biến, tạo nên nhiều màu sắc hấp dẫn. Nếu cần 1 con mái sinh sản thì đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời.

7, Vẹt đuôi dài đốm tím :
Loài vẹt đuôi dài nhiều màu lặn này là một giống thu hút bỏi bộlông của chúng là sự kết hợp ấn tượng. Loài chim này có nguồn gốc từ Scandinavia và được triễn lãm tại Đan Mạch ( Triễn làm chim lớn nhất thế giới ) vào năm 1932.
Bộ lông của chúng với nền màu trắng chủ đạo với các đốm đen lớn nhạt màu trên cánh và má.Tuy nhiên lông bụng và phao câu lại có màu xanh lam hoặc xanh lá thu hút.
Đôi khi có những con có vành mắt, nhưng chủ yếu mắt đen (có khi mắt màu tía đỏ nếu soi dưới ánh sáng ) và đôi chân màu hồng.
Một số con đột biến bị mất đốm và trở nên trắng tuyền , có đôi mắt màu đỏ và chân hồng. Đây là 1 dạng đột biến rất hiếm.

8, Một số chủng loại khác :
* Vẹt đuôi dài vàng cốm : Với bộ lông vàng và các vân sọc màu xanh lá rất nhạt, chúng tạo nên màu vàng cốm được nhiều người chú ý.
*Vẹt đuôi dài trắng có nhiều màu : Phát hiện lần đầu năm 1935, phát triển mạnh ở Châu Âu và Nam Mỹ năm 1956. Loài đột biến có tính trạng trội này là sự pha trộn màu ngẫu nhiên giữa màu xanh lá + đen + vàng hoặc trắng + vàng + xanh. Chúng mang đặc điểm nổi bật là bộ lông với từng mảng màu lớn tạo sự chú ý.
Chúng là loài dễ sinh sản.

Chăm sóc và nuôi sinh sản Vẹt Hồng Kông


A – Chăm sóc:

1, Thức ăn và chuồng nuôi :
1.1. Thức ăn:
Thức ăn chủ yếu cho Vẹt Hồng Kông chia làm 3 nhóm :
- Hạt khô : Bao gồm các loại hạt , chủ yếu là Kê vàng, kê trắng, lúa, hạt Canary, ngô … Ở nước ta hạt kê vàng rất phổ biến, và khuyên dùng nên để nguyên vỏ loại hạt này khi cho chim ăn.Chúng ta cũng biết hạt kê khi đã bóc vỏ dùng để cho chim ăn sẽ sạch sẽ hơn và tránh được vương vãi cũng như vỏ hạt làm đầy máng ăn. Tuy nhiên loại hạt khi đã bóc vỏ sẽ trở nên khô cứng và mất đi phần lớn hàm lượng dinh dưỡng, hơn nữa Vẹt vẫn có thói qen “ăn chắt” – dùng mỏ bóc hạt.Vì thế hãy cho chim ăn loại hạt còn để nguyên vỏ.
+ Hạt lúa gạo : Đây cũng là loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho Vẹt HK, có thể có những con chim do đã quen ăn kê và ko thích loại hạt này. Tuy nhiên vào mùa sinh sản, bạn có thể ngâm hạt này trong nước cho đến hạt bắt đầu nảy mầm, lúc đó hàm lượng dinh dưỡng trong hạt tăng lên đáng kể, lại rất dễ tiêu hoá, tốt cho chim non cũng như chim mái ấp. Hãy tập dần cho chim quen với loại thức ăn này.
+ Hạt ngô tươi : Khuyên dùng nên để nguyên cả bắp, Tuy không được vệ sinh vì vẹt có thói quen nhằn lấy nước và nhả bã, nhưng hạt ngô tươi cũng rất tốt cho chim. Và Vẹt cũng rất thích loại thức ăn này. Ban có thể thấy sau khi ăn hết hạt, lõi ngô cũng sẽ trở thành thứ đồ chơi thú vị với những chú vẹt.

- Rau và cỏ tươi : Vẹt là loài không kén rau tươi, chỉ cần những loại rau ít vị chat thì hầu hết Vẹt đều dùng được. Phổ biến ở đây chúng ta thường cho Vẹt ăn rau Xà lách, Cải thìa, Cải bắp, một số loại cỏ như Bồ công anh, chân ngỗng, các loại cỏ có hoa trắng…. Và đặc biệt 1 loại rau phổ biến ở nước ta mà vẹt rất thích ăn, đó là rau muống nước. Loại rau này có sẵn quanh năm và là nguồn rau xanh chính được nhiều người nuôi sử dụng. Hãy bổ sung loại thức ăn này quanh năm cho Vẹt.
+ Hoa Quả : Có một số con Vẹt đặc biệt thích ăn các loại quả, điều này cũng rất tốt và bạn nên đáp ứng nhu cầu chính đáng này của chú chim nhỏ. Táo xanh là thứ quả vẹt rất thích, hãy thái nhỏ và cho vào máng đựng.Tuy nhiên lưu ý hãy thay đi vào cuối ngày tránh để quả bị thối, mốc.

- Các loại thức ăn bổ sung :
+ Hạt khoáng chất : Đây là nguồn thức ăn không thể thiếu, và đặc biệt cần thiết cho vẹt vào mùa sinh sản. Có thể chúng sẽ không đụng đến trong thời gian dài, nhưng sẽ ăn liên tục nếu vào mùa sinh sản. Bạn có thể đến hỏi mua ở bất kì hàng bán chim cảnh nào.Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung vào khẩu phần ăn của chim bột mai mực hoặc bột vỏ sò.Loại bột này bạn có thể tự làm bằng cách nghiền nang con mực đã sấy khô hoặc vỏ trứng, vỏ sò… Loại bột này cung cấp một lượng lớn canxium cần thiết cho sự tạo thành vỏ trứng và phát triển của chim non.
+ Hạt sạn : Cũng là thứ nên có trong mỗi lồng chim .Hạt sạn giúp cho chim tiêu hoá được tốt hơn, giúp thức ăn không bị kết vón trong dạ dày và quá trình nghiền thức ăn diễn ra tốt hơn. Nếu ko có thời gian lọc các hạt sạn này, bạn có thể tận dụng những miếng vữa từ các bức tường cũ và treo nó trong lồng chim.Đó sẽ vừa là nguồn cung cấp hạt sạn và cũng là dụng cụ để chim mài mỏ.
+ Viên Iốt : Không phổ biến những rất cần cho chim sinh sản bởi iốt giúp tuyến giáp hoạt động đúng chức năng, sẽ giúp chim trống có bộ lông đẹp hơn và những con non sẽ phát triển tốt để đạt được tối đa kích thước như bố mẹ.
+ Muối : Một cách phổ biến là sử dụng loại đất mặn, người ta có thể tự làm bằng cách nghiền đất sét, trộn với dung dịch nước muối nhạt có pha iốt và ép chặt, để khô trong mát.Sau đó đặt vào lồng chim để bổ sung lượng muối cho chim khi cần.


1.2. Chuồng nuôi :
Chuồng nuôi cho vẹt HK không cầu kì lắm. Vẹt HK là giống chim quen sống theo bầy nên điều kiện tốt nhất vẫn là gần với tự nhiên nhất, đó là nuôi trong chuồng có trồng cây xanh với một bầy gồm nhiều cá thể.
Nhưng trong điều kiện xã hội hiện nay không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện kinh tế cũng như không gian để xây dựng chuồng nuôi nên cách nuôi đơn lẻ hay theo cặp trong lồng cá nhân vẫn phổ biến hơn.
Loại lồng được sử dụng cho Vẹt HK là các lồng làm bằng kim loại. Loại này vừa bền,sạch,tiện dụng trong việc làm vệ sinh lồng chim, và đặc biệt là để chịu được cái mỏ khoẻ của họ nhà Vẹt.

- Nếu bạn chỉ nuôi đơn lẻ 1 con chim thì lồng kích cỡ 30 cm * 30 cm là phù hợp , hoặc một chiếc lồng tròn đường kính 30 cm cũng rất thoải mái cho 1 con chim.
- Nếu bạn nuôi một đôi chim thì sẽ cần có 1 chiếc lồng rộng hơn vì còn để cho chim sinh sản nvà nuôi con trong đó, loại lồng vông 40 cm * 40 cm hoặc lồng chữ nhật 35 cm * 50 cm cũng rất tốt.
Trong lồng chim , ngoài hai thứ bắt buộc phải có gồm cóng nước và cóng thức ăn, bạn cần có cầu đậu cho chim. Nên đặt 2 cầu so le để chim có thể thoải mái loe trèo. Kèm theo đó 1 đến 2 cóng nhỏ đựng các thức ăn phụ trợ. Bạn treo thêm vào lồng chim 1 miếng mai mực. Và đặc biệt với chim sinh sản là chiếc tổ sinh sản của chim.

Tổ sinh sản của chim không quá cầu kì, thường được đóng bằng gỗ mỏng nhưng phải đủ khả năng chịu được cái mỏ khỏe của chúng.Kích thức khoảng 15 cm* 20cm, có khoét một lỗ tròn làm cửa ra vào cho chim.Ở các tiệm bán thú cảnh có bán những chiếc tổ bằng nhựa, hay kim loại đẹp mắt và tiện dụng, tuy nhiên chim thực sự không thích loai vật liệu này như tổ gỗ,nên Tổ làm bằng gỗvẫn là lựa chọn tối ưu.
Vẹt thường không có thói quen tắm đẫm nước, nhưng cũng rất sạch sẽ. Bạn sẽ thấy chúng thích tắm thế nào khi chúng lăn người vào đám rau ướt khi bạn cho chúng ăn. Vì thế hãy chuẩn bị 1 bình sịt nước dạng phun sương. Hãy cho chúng tắm bằng cách xịt nước 2 ngày một lần vào mùa hè và mỗi khi nắng vào mùa đông.

B-Nuôi Vẹt sinh sản:

2.1. Các vấn đề về chọn giống :
Hãy xác định rõ mục đích nuôi của bạn là gì, nếu là nuôi chơi thì chỉ cần chọn những con chim khoẻ mạnh, đẹp mã và thân thiện với người. Còn nếu nuôi sinh sản thì bạn cần xem xét một số vấn đề.
Vấn đề đầu tiên là chọn con nuôi với màu sắc mong muốn. Hãy lưu ý những màu sắc nào là trội và những con nuôi nào là thuần chủng.Có 4 lựa chọn cho con nuôi thuần chủng và trội, đó là các màu Xanh lá nhạt (Xanh lá chủ đạo và các vân sọc đen )Xanh xám (Xanh da trời chủ đạo và vân sọc đen) Vàng tuyền Lutino (Mắt đen hoặc đỏ) Và Trắng tuyền (Mắt đỏ)… Với các dạng con nuôi này, nếu bạn cho phối giống hai con cùng màu giống hệt nhau chắc chắn sẽ tạo ra các con chim non giống như bố mẹ mà ko có sự đột biến về màu sắc.
Tuy nhiên việc chọn giống các cặp giống nhau đôi khi không dễ và không phải người nuôi nào cũng thích các cặp màu giống nhau. Vì thế nếu có thể bạn hãy cố gắng tìm những cặp đôi càng giống nhau càng tốt sẽ cho ra thế hệ sau có màu đẹp.

Việc phối giống ngẫu nhiên cũng mang lại nhiều lựa chọn màu thú vị. Người nuôi bây giờ thích sự lựa chọn ngẫu nhiên này hơn. Chỉ cần chú ý quan sát các cặp đôi nào đặc biệt gần gũi nhau ở các cửa hàng chim cảnh, không quá chú trọng đến màu sắc thì đây cũng là một lựa chọn thích hợp.

Có một lời khuyên cho các bạn chọn cặp sinh sản.Bạn nên chọn những con trống thuần chủng có màu sắc trội như 4 nhóm đã nói ở trên, vì những chim trống này đặc biệt thu hút chim mái. Và bạn nên cho chúng giao phối với con Mái ở 2 dạng màu : Xanh lá mặt vàng và Trắng có đốm. Với sự kết hợp này bạn có thể có được những con chim non giống như bố mẹ lại vừa có khả năng đột biến về màu sắc ở tất cả mỗi lứa chim. Hơn nữa những chim mái ở 2 dạng màu này phần lớn chăm sóc chim non rất tốt.

( VD : Bạn hãy cho giao phối con Trống Xanh lá nhạt với con Mái Xanh lá mặt vàng.Hai con giao phối này có màu gần giống nhau, chim non sinh ra có thể giống bố hoặc giống mẹ, nhưng vẫn sẽ có sự xuất hiện của những chim non có màu lông vàng đốm, vàng tuyền, thậm chí là màu trắng hay xanh lam..)

2.2. Phân biệt chim trống mái :
Đây dường như là vấn đề lớn đối với nhiều người, nhưng với Vẹt HK nếu bạn chịu khó chú ý một chút sẽ thấy đây ko là vấn đề lớn.
Hãy chú ý đến lớp màng cứng trên mỏ của chim , hay cũng có thể nói là mũi chim. Với những chú chim non dưới 3 tháng tuổi, có thể khẳng định tất cả những con có mũi màu đỏ đều là chim trống, những chim có mũi màu trắng ngà đều là chim mái.
Nhưng với chim trưởng thành trên 3 tháng tuổi thì cần chú ý.
- Chim có màu lông chủ đạo là xanh lá, xanh lục, xám , chim trống có mũi màu xanh dương.
- Chim có màu lông chủ đạo là vàng hoặc trắng thì có mũi màu đỏ tía.
- Chim mái hầu như vẫn giữ màu trắng trên mũi, tuy nhiên vào mùa sinh sản, mũi chúng có thể chuyển màu trà hoặc ngả nâu. Nên bạn càng dễ nhận thấy chim mái với những đặc điểm này.

Thậm chí bằng quan sát bạn cũng thấy được vóc người chim mái sẽ nhỏ hơn chim trống cùng loại, đầu cũng nhỏ hơn và có phần thụ động hơn chim trống. Chim trống sẽ siêng hót hơn và có những biểu hiện hoạt bát hơn chim mái rất nhiều. Với 1 con chim có biểu hiện thụ động ,ít bay,mũi sậm màu trà và phần lông gần hậu môn bị rụng, để lộ hậu môn nở rộng , thì bạn hãy chắc chắn mình có 1 chiếc tổ, bởi đây là chim mái đã đến ngày sinh nở. ^ ^

2.3.Sinh sản :
Vẹt HK sinh ra tới ngày thứ 35 thì đã có được bộ lông như chim trưởng thành và cũng đạt được kích thước như bố mẹ. Tuy nhiên màu lông chỉ thực sự định hình ở mùa thay lông đầu tiên vào lúc chim được 3-5 tháng tuổi.
Về cơ bản sẽ không có sự thay đổi lớn ở bộ lông , ngoài việc màu sắc sẽ đậm hơn, các vân đen rõ ràng hơn, các đốm cổ nhiều hơn và sẫm màu.

Cũng từ thời gian này trở đi, là lúc chúng ta có thể tiến hành ghép đôi và cho sinh sản.Hãy chọn ra những con trống khoẻ mạnh và đẹp mã, nếu là con Trống có màu chủ đạo là màu xanh thì hãy chọn con đã xuất hiện mũ trán (màu trắng hoặc vàng trên trán) và có mũi đã chuyển xanh dương.
Chim mái hãy là những chim khỏe mạnh và thân thiện với người. Chúng ta nên cho ghép các cặp chim có con trống hơn con mái khoảng 2 tháng tuổi, nếu là cho đẻ lứa đầu. Hoặc chim trống đã từng nuôi con với 1 con mái đẻ lứa đầu. Điều này sẽ tránh trường hợp chim mái lấn át chim trống.
Hãy đặc biệt quan tâm đến chim mái nằm ổ lần đầu để cung cấp đủ lượng canxium, tránh tình trạng kẹt trứng, dễ gây nguy hiểm cho chim.

Tổ chim như đã miêu tả, sẽ là các tổ gỗ có khoét lỗ, đủ chỗ cho chim nằm ấp và cho đàn chim non sau này.Vẹt HK không cần vật liệu lót tổ nhưng tập tính “gại ổ” thì vẫn còn.Nếu thấy chim dùng mỏ mổ về 1 góc tổ, thậm chí là cắn phá tổ (đây là lí do cần tổ có đủ độ cứng) thì chúng ta có thể biết chim sắp đẻ trứng. Hãy cho thêm vào một ít mạt bào hoặc mạt cưa, sẽ giúp chim có cảm giác thoải mái và ít phá tổ hơn.

Hãy quan sát mỗi ngày và nếu thấy có 1 thành viên của cặp chim vắng mặt ngày càng nhiều hơn, thậm chí cả ngày không ra khỏi tổ. Quan sát mỗi buổi sáng bạn sẽ thấy phân chim nhiều hơn ,đặc và nặng mùi, thì có thể kết luận rằng chim đã bắt đầu nằm ấp.

Vẹt HK thường đẻ liên tục hoặc có khi cách nhật, từ 4- 8 trứng, thời gian ấp trứng kéo dài từ 18-22 ngày. Tuy nhiên quả trứng đầu tiên trong tổ sẽ không nở khi chưa tới 20 ngày.Bạn có thể dễ dàng biết được chim con đã nở với tiếng kêu “chip chip” vào một buổi sáng, bởi vẹt con có thể kêu ngay từ khi mới nở.
Trong suốt quá trình ấp trứng chim mái sẽ không rời khỏi tổ. Đưa “cơm nước” là việc của chim trống.Thậm chí nếu đôi chim khăng khít, đôi khi chim trống cũng sẽ vào ấp “thay ca” cho chim mái.
Chim mái sẽ tiếp tục nằm ủ con cho đến khi chim non nở hết và thậm chí là đến khi nào chim non ăn với lượng lớn thức ăn mà chim trống không thể cung cấp đủ.Lúc ấy chim mái mới ra ngoài để cung cấp thêm thức ăn nuôi con.
Loại thức ăn nảy mầm và thức ăn xanh đặc biệt cần thiết trong giai đoạn này.

Những chim non sẽ được nuôi dưỡng trong khoảng 1,5 tháng cho tới khi mẹ chúng ko còn cho chúng vào tổ nữa.Lúc ấy hãy sẵn sàng để tách những chú vẹt non và dọn sạch tổ chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo của chim bố mẹ.

Vẹt HK là giống chim sinh sản quanh năm nên bạn hãy luôn sẵn sàng tổ khi cần đến. Cũng vì thế nếu thấy biểu hiện của những ổ trứng nào đã đến ngày và vẫn chưa nở thì hãy nhanh chóng loại bỏ để chim đẻ lứa mới.
Mùa hè vẫn là thời gian tốt nhất cho ra đời những chú chim non khoẻ mạnh.Để tránh chim mái kiệt sức, có thể tách các đôi vào 2 tháng lạnh nhất của mùa đông để chim nghỉ ngơi sẵn sàng cho mùa sinh tiếp theo.

Một chú ý khi bạn nuôi chim mái nằm ổ lần đầu. Tuyệt đối không lấy trứng khỏi tổ hay xau đuổi chim mái khỏi tổ của nó, điều đó có thể làm chim hoảng sợ và việc ấp trứng trong tổ sẽ không còn diễn ra.
Nếu bạn thấy một chim mái nào có biểu hiện chậm chạp, ko bay mà thường leo trèo, dáng vẻ nặng nề. Khi ăn có biểu hiện như muốn đẻ trứng.Quan sát vùng hậu môn thấy có chỗ phồng, có thể sờ thấy trứng. Thì có thể khẳng định chim đã bị kẹt trứng.
Hãy ngay lập tức bổ sung canxi vào khẩu phần ăn của chim, mũi tiêm canxi cũng là lựa chọn cấp thiết nếu cần. Kèm theo đó bạn có thể xoa bóp hậu môn với một chút dầu bôi trơn cũng có thể hỗ trợ quá trình cơ hậu môn đẩy trứng ra ngoài.

HƯỚNG DẪN CHỌN & NUÔI VẸT NON


- Để có chú vẹt thân thiện thì có thể thuần vẹt chuyển bổi nhưng để chú vẹt ngoan ngoãn nghe lời thì không phải ai cũng làm được và thông thường thì họ chọn giải pháp nuôi từ non.
-Mục đích nuôi từ non nhằm để con vẹt lầm tưởng chúng ta là mẹ chúng.nên lựa chọn vẹt non nhưng non tầm tuổi nào cũng rất đáng chú ý. chỉ chênh nhau vài ngày vấn đề sẽ khác thấy rõ rệt.
-Theo kinh nghiệm nuôi chim non nói chung của mình thì ở độ tuổi mà con chim chưa nhận thức được là khi chim bung lông ống ở cánh được 2cm là đẹp nhất.
-Tại sao không nên chọn độ tuổi nhỏ hơn vậy? trả lời: vì từ độ tuổi mà lông ống bung 2cm trở lại thì độ nhận thức của chim giống nhau tức là đều lầm tưởng mình là mẹ chúng.nhưng nuôi chim non rất dễ đi ngoài ,suy chim (nếu bạn ko có kinh nghiệm điều này rất dễ sảy ra) và thậm tệ hơn là đánh đổi bằng mạng sống của con chim yêu quý của bạn.chính vì vậy mà nên nuôi tầm lớn nhất trong giai đoạn chim chưa nhận thức được thì rút ngắn được khoảng thời gian rủi ro đó đi.
-Nuôi chim bung hết lông có được không ? trả lời : được với độ tuổi này con chim vẫn thuần bạn nhưng nó đã nhận thức hơn nên độ thuần ko bằng độ tuổi trên( chỉ chiếm 40%) trong khi từ bung 2cm đến bung hết cánh cũng ko lâu lắm mà tránh được rủi ro trên
-Với vẹt còn non vậy việc phân biệt trống mái chỉ mang tính hên xui.nhưng chọn con khung người to,đầu vuông thì tỉ lệ trống cũng được 70%.ngoài ra còn có thêm cách phân biệt khung xương chậu to là mái và nhỏ là trống (cách này người có kinh nghiệm mới nhìn ra,ko phải lựa chọn cho người mới chơi)
-Và dù trống hay mái thì điều đáng chú ý đến sức khỏe của chim như độ nhanh nhẹn và xem dưới hậu môn có phân dính quanh lỗ tiểu ko.....nhìn lườn xem có béo tốt không.,.......
-Sau khi chọn được 1 chú vẹt ưng ý thì có những vấn đề chú ý khi nuôi.
+Chế độ ăn : nhiều con chim chết vì chủ nó quá chăm sóc nó??? thật vậy chim non ngoài tự nhiên chim mẹ tha mồi về liên tục và chia đều cho lũ con,như vậy không con nào được ăn no.nhưng chim non lại được ăn liên tục và nhịp chim mẹ tha mồi về khoảng 5-15 phút 1 lần tha mồi về,.như vậy hệ tiêu hóa chim non làm việc đều đặn trong khi bạn nuôi thì vì chưa có kinh nghiệm mà cứ hễ thấy chim há miệng tưởng đói cho ăn ( đặc tính chim non là hễ thấy động dù đói hay ko đói cũng há miệng đòi ăn mọi người rất dễ lầm tưởng chim đói) và dạ dày làm việc quá tải. và chỉ vài hôm như vậy bạn nhìn thấy chim dù lông hẳn và hiện tượng biếng ăn sảy ra. và có thể sảy ra 1 số triệu trứng nôn ói,đi ngoài.thậm chí .... vậy hãy cố gắng bắt trước mẹ chúng ngoài tự nhiên chia bữa ăn ra làm nhiều bữa (mỗi bữa cách nhau 30 phút.thức ăn mềm.dùng muỗng xúc hoặc lấy bơm cho ăn.và ko được cho ăn no.
+chế độ nhiệt độ: hãy cố gắng giữ cho thân nhiệt chúng ấm-ngoài thiên nhiên 1 ổ chim có vài con và diện tích ổ cũng nhỏ nên rất đảm bảo về độ ấm cho chim non.điều này rất cần thiết vì khi nhiệt độ cơ thể chim non đủ ấm thì quá trình tiêu hóa rất nhanh và chim khỏe mạnh.nếu có thời gian thì sáng sớm đem phơi nắng sớm rất tốt ngoài việc tót cho tiêu hóa như mình kể trên thì nắng sớm giúp tổng hợp canxi cho quá trình hoàn thiện khung xương ở chim non(phần này giống trẻ con đem phơi nắng sớm này) .việc giữ nhiệt độ bạn có thể dùng bóng điện sợi đốt sưởi cho chim.
+ vệ sinh : hãy luôn đảm bảo ổ nuôi sạch.vì sức đề kháng thời kỳ này của chim kém
chú ý: nhiều bạn rất thích cầm nựng chú chim của mình-1 nguyên nhân cũng ảnh hưởng lớn đến chú chim như chân cong,... vì khi này xương khá mềm các bạn hay bắt ra nghịch và để chim di chuyển rất ảnh hưởng đến xương non nớt của chim.nếu ko bắt buộc thì hãy để con chim trong ổ đến khi cứng xương và nó sẽ đòi bò ra khỏi ổ.tốt nhất ko cầm chim ra nghịch mà để 1 nơi yên tĩnh cho chim càng ngủ nhiểu càng tốt....

Vài kinh nghiệm chọn mua chim cảnh

1. Suy xét:
Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:


Khứu đầu trắng

- Sức khoẻ: hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn... Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!
- Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ... thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khoẻ... của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh..., không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!
- Kinh phí: hãy xác định trước là bạn có thể chi được bao nhiêu để nuôi chim. Thức ăn cho chim không quá tốn kém với người nuôi ít, nhưng có khá nhiều loại chim cảnh cao cấp đắt tiền. Cộng thêm tiền lồng chuồng, tiền mua các vật dụng liên quan, chúng sẽ ngốn của bạn không ít, nếu bạn không lên kế hoạch mua sắm trước. VD: ở TP HCM hiện nay, một cặp chim Giuoldian Finch màu Natural chất luợng tốt giá khoảng 300 ngàn đồng. Các loại màu lai giá trung bình 1-3 triệu / cặp. Yến hót loại thường 300 ngàn/con, loại khá (Hồng yến, Agate, Issabel tương đối thuần chủng: 800ngàn/cặp. con trống 500 ngàn/con), loại đặc biệt (Mosaic, Lizard, Crested, Frill, Border, Norwich... thuần chủng giá 5-7 triệu đồng/cặp).
Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích!
2. Vị trí đặt lồng chim:

Yểng (Nhồng)

Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, ránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
3. Lồng chim:
Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhẩy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre... là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim.
Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.
4. Các phụ kiện:
- Cóng thức ăn, nước uống: hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.


Họa mi

- Cần đậu: cần đậu cho chim thường làm bằng tre hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. GC tôi nhận thấy chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm (sabuchê), cành táo, cành me... Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất origin! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Ngoài ra, vỏ cây tươi của cần đậu sẽ là món khoái khẩu để chim chùi mỏ (!), và là nguồn cung cấp lượng vitamine, khoáng chất tự nhiên rất tuyệt vời cho chim.
Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn-một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn... chật chội, khả năng này là không thể!
- Khay hứng phân: có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày... Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm... để thấm hút phân chim nhanh hơn
- Ổ chim: với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc tổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô... đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
- Thùng, lọ, khạp... đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt...
5. Chọn mua chim:
Bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy tôi nên mua chim gì?3 lựa chọn:
- Chim rừng: là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy...
Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm? Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng... ). Không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!

Vẹt Xanh

- Chim nói: một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc...; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ... Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
- Chim cảnh nhỏ: phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.
Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật... chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ... Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má... từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border... nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
Các nguyên tắc chọn mua chim:
- Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
- Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì
- Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân
- Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
- Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
- Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn
- Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
- Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay... hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro hơn.
Lưu ý: chim mới mua tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1- 4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.






Cách chọn mua chim cu gáy chuẩn nhất
Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy
Bí quyết nuôi chào mào
Cách chọn chim vành khuyên đẹp nhất
Kinh nghiệm nuôi chim vành khuyên
Cách chọn chích chòe đất cực chuẩn -
Cách chọn chim vành khuyên bổi chuẩn nhất
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý