Cách chọn máy phát điện dự phòng tốt nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chọn máy phát điện dự phòng tốt nhất

19/04/2015 09:58 AM
753

Cách chọn mua máy phát điện dự phòng tốt nhất. Trong một vài năm trở lại đây, máy phát điện không còn là sản phẩm xa lạ đối với người tiêu dùng. Nhiều hộ gia đình đã tự trang bị cho mình máy phát điện để dự phòng cho những lúc mất điện đột xuất.






CÁCH CHỌN MUA MÁY PHÁT ĐIỆN DỰ PHÒNG TỐT NHẤT

Cách chọn Mua và Sử dụng Máy Phát Điện tốt nhất

Trên thị trường máy phát điện hiện nay có rất nhiều chủng loại và thương hiệu khác nhau, nên người tiêu dùng thường rất khó lựa chọn được một chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng mà vẫn đảm bảo được tính kinh tế. Là một trong những công ty hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực máy phát điện, Công ty TNHH Trạch Vũ xin cung cấp một số thông tin nhằm giúp khách hàng có thêm kiến thức về cách thức lựa chọn cũng như tự bảo dưỡng chiếc máy phát điện của gia đình mình.

Cách thức lựa chọn một chiếc máy phát điện:

1. Liệt kê thật chi tiết các thiết bị điện cần thiết dùng trong những lúc cúp điện. Nhân viên bán hàng của Trạch Vũ sẽ tính giúp bạn công suất máy phát điện cần mua.

2. Nên chọn mua máy phát điện có công suất cao hơn công suất tiêu thụ thực tế từ 15% đến 20%.

3. Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có giấy bảo hành của nhà sản xuất. Đặc biệt nên chọn các thương hiệu động cơ và đầu phát có uy tín.

4. Nên chọn mua máy có hệ thống báo nhớt, nhằm tránh hư hỏng động cơ do hết nhớt trong lúc máy đang vận hành.

5. Máy phải được trang bị CB có rơ le nhiệt có tính năng bảo vệ bảo vệ quá tải cũng như giúp các thiết bị sử dụng điện hoạt động một cách an toàn.

Cách thức tự bảo dưỡng máy phát điện :

1. Trước khi vận hành ta nên kiểm tra mức nhiên liệu, dầu bôi trơn, tình trạng của dây dẫn điện, thiết bị đấu nối.

Việc kiểm tra nhằm đảm bảo rằng máy có thể hoạt động liên tục, cũng như không có sự cố xảy ra trong quá trình vận hành.

2. Khi vận hành, máy phát điện phải được đặt ở vị trí thoáng, ít bụi, không ẩm ướt.

Phải đặt máy ở nơi thoáng khí nhằm tránh bị ngộ độc khí thải.

Máy phải được đặt ở nơi khô ráo để tránh hiện tượng chập mạch.

3. Nên cho máy chạy trong tình trạng không tải khoảng 3 phút trước khi tắt máy.

Việc chạy không tải nhằm mục tiêu giải nhiệt cho động cơ và đầu phát, giúp tăng tuổi thọ cho máy phát điện.

4. Thay dầu bôi trơn, bộ lọc nhớt, lọc dầu, lọc gió định kỳ

Khi sử dụng máy trong thời gian dài, dầu bôi trơn, bô air lọc khí thường bị bẩn. Để máy hoạt động hiệu quả, quý khách nên thay dầu bôi trơn cũng như vệ sinh ruột lọc bô air định kỳ:

- Đối với ruột lọc bằng mút, ta nhúng vào nước xà phòng ấm, đảo nhẹ để làm sạch bụi bẩn, xả lại bằng nước sạch, làm ráo nước và hong khô, không cho dầu nhớt vào ruột lọc.

- Đối với ruột lọc bằng giấy, ta dùng hơi (có áp lực dưới 2 kg/ cm2) thổi sạch bụi dọc theo các rãnh. Không nên làm sạch bụi bằng cách dùng bàn chải vì nó sẽ làm cho bụi bám chặt vào bề mặt vật liệu của ruột lọc.

Cách chọn mua máy phát điện

 Như vậy thì người mua không cần phải đánh giá chất lượng cũng có thể biết và chấp nhận may rủi. Ở loại máy này thì động cơ copy của các hãng khác nhau. Và nhà sản xuất chỉ cần copy đúng hình thức là xong việc, sự tùy tiện và tiết kiệm sử dụng vật liệu để làm nên động cơ dễ giảm độ chính xác và tính ổn định. Đây cũng là nguyên nhân quyết định tuổi thọ cũng như công suất của máy phát điện.

Để mua một Máy phát trước hết bạn phải xác định nguồn cần cấp điện:

1. Thắp đèn, quạt nên chọn máy khoảng 1KW (vì có khi còn cắm nồi cơm điện) đó đảm bảo nhu cầu thiết yếu khi mất điện

2. Chạy điều hòa thì tùy thuộc vào công suất điều hòa mà chọn máy phát.

- Máy phát có 2 thông số công suất: khi chọn máy theo dạng 1 thì chọn công suất làm việc lâu dài (công suất làm việc). khi chọn máy theo dạng 2 thì chọn công suất lớn nhất (để đảm bảo được dòng mở máy cho phép. VD: máy điều hòa 9000BTU có công suất 850W thì chọn máy phát có công suất max khoảng (2.5-3)*850W = 2.2KW – 2.6kW là được.

- Máy phát còn 1 thông số quan trọng nữa cần chọn đó là độ ồn: nên chọn loại có độ ồn < 70dB. Song điều quan trọng chính là các bạn đừng sính đồ đắt tiền nên chon đồ sản suất trong nước vì tốt không kém. mà bạn chỉ cần chọn theo tiêu chuẩn nào thôi. không mua phải máy dán nhãn 2.7kW song thực tế chỉ phát được 2.0KW thì toi.

Bổ sung tí về các con số trên máy phát điện: Thường máy sẽ ghi là KVA cái này thông thường nhân với hệ số nữa mới ra KW, mà hệ số thì luôn luôn bé hơn 1, thường 0.6 -0.8, tùy theo tải là loại gì. Người bán hàng hay nhập nhèm KVA và KW, trong khi đồ dùng chỉ tính W hay KW. Ngoài ra các máy phát điện không chính hãng thường tự in cái số KVA hay KW lớn hơn công suất thực. Hàng Tầu thường gấp 1,5 lần ạ

Cá nhân em khuyên các bác: mua máy nhỏ vừa đủ chạy quạt, chiếu sáng và TV thôi, không nhất thiết chạy điều hòa vì lý do kinh tế và độ ồn.

3. Nên chọn mua máy phát nào?

Nếu khả năng tài chính cho phép, bạn nên chọn máy của hãng có tên tuổi nhưng Cummins, Honda, Hyundai ... Lưu ý rằng ngay cả máy Honda cũng có năm bảy loại. Loại được nhiều người đánh giá cao là Honda sản xuất tại Ấn Độ, giá vừa phải chất lượng cũng khá ổn.

Nếu tài chính eo hẹp hơn, các dòng máy lắp ráp trong nước có sử dụng động cơ Honda cũng khá tốt, đơn cử như thương hiệu Hữu Toàn, ngoài ra còn vài cty khác.Tránh tuyệt đối mấy cái máy vô danh nhập từ trung quốc tàu khựa mặc dù có thể tên máy nghe rất kêu, người bán quảng cáo “hàng trung ương”, chất lượng thế nọ thế kia blah blah blah ... Máy phát điện là thứ đắt tiền (cả chi phí ban đầu lẫn chi phí vận hành, bảo trì), phức tạp và chỉ thu hồi được tiền đầu tư sau nhiều năm; nếu ham rẻ một chút có thể phải trả giá đắt sau này. Tất nhiên những ông bán máy tàu sẽ nổ to hơn người bán hàng hiệu. Nếu tài chính rất eo hẹp không thể mua được dù chỉ máy lắp ráp trong nước, bạn nên mua cái gọi là “kích điện” – kích từ điện ắc quy thành điện 220V. Có loại rẻ, có loại vừa, có loại đắt. Loại kích điện tốt cũng không rẻ, nhưng ít nhất chi phí vận hành vẫn thấp hơn máy phát điện chạy dầu và rất bền nếu bảo trì ắc-quy đúng cách.

Xuất xứ máy phát điện:

Gần như tất cả các máy đều có xuất xứ Trung quốc, có điều trên thị trường hiện nay, vì bằng cách này hay cách kia nên một số máy có được xuất xứ Nhật Bản, nhưng hàng và linh phụ kiện bên trong có thật sự được sản xuất ở Nhật bản hay không? chỉ có các nhà nhập khẩu khẳng định, còn các chuyên gia kỹ thuật thì câu trả lời của họ là “ phải xem đã”. Đôi khi thói quen tiêu dùng của người mua đã đẩy người bán vào thế “phải làm thế”. Xét tính logic thì một máy phát điện loại nhỏ nếu được sản xuất ở Nhật bản sẽ có chi phí gấp đôi giá hiện nay trên thị trường. Chất lượng máy phát điện

Có rất nhiều thương hiệu máy phát điện khác nhau, có những thương hiệu ghi sẵn nhãn Trung quốc và giá tất nhiên cũng là giá của “ hàng Tầu”. Như vậy thì người mua không cần phải đánh giá chất lượng cũng có thể biết và chấp nhận may rủi. Ở loại máy này thì động cơ copy của các hãng khác nhau. Và nhà sản xuất chỉ cần copy đúng hình thức là xong việc, sự tùy tiện và tiết kiệm sử dụng vật liệu để làm nên động cơ dễ giảm độ chính xác và tính ổn định. Đây cũng là nguyên nhân quyết định tuổi thọ cũng như công suất của máy phát điện. Phần cuộn dây của đầu phát để có giá rẻ, họ sử dụng các loại dây có hàm lượng đồng ít hơn, nhôm và tạp chất nhiều hơn nên chất lượng dẫn điện sẽ không ổn định, và nhất là khả năng chịu nhiệt kém nên dễ cháy. Các phụ kiện đi kèm cũng là tiêu chí để đánh giá nhưng thực sự với loại máy này thì phụ kiện chất lượng cũng kém, chỉ có thể an ủi người mua bởi giá quá rẻ để có thể sở hữu một máy phát điện.

Máy phát điện ở dòng trung bình với mức giá từ 9 đến 16 triệu cho máy 2,2 KVA. Với ETERNUS, HB, Kib người mua có thể sở hữu những máy tốt hơn, chất lượng hơn và quan trọng là “thật hơn” – đây cũng là dòng máy mà các thợ khuyên mua, đơn giản là đúng với đồng tiền. Ở dòng máy này, các động cơ được sản xuất bởi các thương hiệu có tên tuổi như HONDA, MITSUBISHI, YAMAHA... PER.. ROB... với tiêu chuẩn chất lượng và qui trình giám sát thương hiệu của nhà sản xuất, nên người tiêu dùng không cần quan tâm đến xuất xứ, có chăng chỉ có khác biệt nho nhỏ là sản xuất ở Trung quốc hay Thái lan, Malaysia mà thôi, cũng có thể sản xuất ở Trung quốc hay Thái lan nhưng được lắp ráp và hoàn thiện tại Việt Nam. Và cũng như trên việc mang xuất xứ “ Made in Japan” là do thị trường thích thế còn bản chất chất lượng của động cơ đã theo tiêu chuẩn của hãng. Và đầu phát điện của dòng máy này thì luôn đảm bảo, bởi cuộn dây được sử dụng đồng nguyên chất với các phụ kiện như AVR (Tự động tăng công suất điện thế khi tăng tải) hay các phụ kiện khác có chất lượng chấp nhận được. đây cũng là phân khúc giá mà các đại lý bán hàng muốn thể hiện sự nghiêm túc trong uy tín và chất lượng của sản phẩm.

Ở dòng máy phát điện cao cấp hơn với mức giá 18 hay 22 triệu cho công suất 2,2KVA, thì cho khách hàng một cảm giác an tâm hơn vì giá thành và một số phụ kiện trông khá bắt mắt, nhưng chất lượng có thật sự vượt trội hay tương xứng với đồng tiền hay không ? lại là việc cần phải xem, bởi Trung quốc là nhà xưởng của thế giới nên khách hàng nào họ cũng chiều được là lẽ đương nhiên và có cầu thì ắt sẽ có cung.

Với tiêu chí trên, khách hàng có thể phần nào tìm được cho mình một máy phát điện để phục vụ cho mùa thiếu điện đang đến gần. Đã từng là người tìm mua Máy phát điện và phân vân với chất lượng sản phẩm, tôi đã lựa chọn được sản phẩm cần mua. Có thể bạn sẽ chọn máy phát điện đắt tiền hơn máy phát điện ETERNUS, chất lượng tốt hơn ETERNUS hoặc máy ít tiền hơn, hay các máy phát điện với xuất xứ khác nhau nhưng chúng tôi cam kết và sẵn sàng làm nhà tư vấn và trả lời cho các bạn thông tin trung thực nhất về máy phát điện cho mùa hè này.

Các bước xác định Máy phát điện cần mua:

1. Xác định nhu cầu của bạn. Bạn có muốn trang bị máy phát để hoạt động một phần hoặc tất cả các nhà hoặc văn phòng của bạn

2. Xác định các thiết bị dùng đến điện của bạn

3. Xác định số W (Oát) cho mỗi dụng cụ điện và các thiết bị bạn có kế hoạch để sử dụng thường xuyên. Các “Hướng dẫn về công suất tiêu thụ W (Oát)” dưới đây sẽ giúp bạn xác định nhu cầu của bạn.

4. Tổng công suất tiêu thụ W (Oát) cho các đồ gia dụng và các công cụ thiết bị điện mà bạn thường xuyên sử dụng.

5. Xác định các thiết bị có mô tơ như máy bơm và các yêu cầu . Sử dụng các máy bơm theo các biểu đồ được cung cấp dưới đây.

6. Tính toán và tổng số các w (Oát) cho các máy bơm và môt tơ được sử dụng thường xuyên. Luôn luôn để ý đến công suất (oát) khi khởi động, và khi hoạt động rồi, khi xác định chính xác tải điện yêu cầu.

7. Tổng số công suất (các Oát) của các dụng cụ & các công cụ thiết bị điện và máy bơm . Hãy ghi nhớ rằng nếu bạn phối hợp các thiết bị điện sử dụng một cách khôn ngoan, đó là bạn không phải khởi động tất cả mọi thứ cùng một lúc thì có thể sử dụng tối ưu được công suất máy lựa chọn. Vì vậy, trường hợp khẩn cấp cho các bạn không nhất thiết cần phải sử dụng điện của máy phát điện để hoạt động tất cả mọi thứ cùng một lúc thì sẽ chọn máy có công suất phù hợp nhất.

8. Quy đổi watts, kilowatts vào bằng cách chia các watts như trong bước VI. để lựa chọn công suất máy phát điện yêu cầu. Xin lưu ý rằng nó được đề nghị, mặc dù không hoàn toàn cần thiết, Công suất của máy phát điện lên vượt qúa 20-25% so với công suất mà bạn xác định cho các nhu cầu của bạn. Điều này sẽ cho phép dự phòng được cho sự tăng trưởng trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn quyết định rằng bạn sẽ cần một máy phát điện 15 kW, Chúng tôi sau đó bạn được khuyến khích để mua một ; padding-right: 13px; background-position: 100% 50%; background-repeat: no-repeat no-repeat;">máy phát điện 18 kW để mở rộng trong tương lai.

Cách tính công suất máy phát điện

Công suất sử dụng = Công suất máy phát * Hệ số công suất (Hệ số công suất = 0,8) . Đừng tin cái mác 0,95 in trên máy phát – đó là hệ số công suất lý tưởng khi máy phát chạy với tải thuần điện trở (bóng đèn, máy sưởi ...); thực tế hệ số công suất nhỏ hơn nhiều do các tải ở gia đình là tải điện cảm.

Công suất sử dụng: cộng công suất tất cả những thiết bị muốn chạyđồng thời tại cùng một thời điểm.

Công suất máy phát = Công suất sử dụng / Hệ số công suất. Luôn luôn : Công suất máy phát > Công suất sử dụng (không bao giờ bằng hoặc nhỏ hơn, sẽ gây quá tải máy phát).

Nếu muốn an toàn thì công suất máy phát phải tính dư thêm 1,2 lần nữa.

CÁCH TÍNH CÔNG SUẤT CHO MÁY PHÁT ĐIỆN













Kính gửi quý khách hàng! Lựa chọn đúng đắn công suất là công việc quan trọng để quyết định trang bị máy phát điện cho quý khách hàng. Những vấn đề phát sinh trong quá trình chọn lựa thường như sau: * Nếu chọn công suất quá thấp sẽ dẫn đến máy phát điện không đủ công suất cần thiết, bị quá tải, giảm tuổi thọ trầm trọng. * Nếu chọn công suất quá cao sẽ dẫn đến đầu tư vốn cao không cần...

1. Lập bảng tính công suất biểu kiến kVA

Điện áp 220/380V, tần số 50 Hz

Thứ tự khởi động

Loại tải và công suất (kW)

Hệ số công suất
cos φ

Kiểu khởi động

Hệ số dòng khởi động

Dòng điện danh nghĩa (A)

Tổng dòng điện danh nghĩa (A)

Dòng khởi động (A)

Tổng dòng khởi động (A)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Mô tơ    10kW

0.8

trực tiếp

7

19

19

133

133

2

Mô tơ    50kW

0.8

sao/tamgiác

3.5

95

114

332

351




3

Đèn       20kW

0.4

trực tiếp

1.5

76

190

114

228

4

Điện trở 15kW

1.0

trực tiếp

1.2

23

43

28

218

….

….

….

….

….

….

….

….

….

6

Khác      30kW

0.8

trực tiếp

1.5

57

270

86

299

Trong đó:

  • Dòng điện danh nghĩa (6) = công suất (2) x 1000/ cosphi (3) x 3 x 220

  • Dòng điện khởi động (8) =  dòng điện danh nghĩa(6) x hệ số khởi động (4)

Theo bảng tính ta có:

  • Tổng dòng điện danh nghĩa lớn nhất là:   270A

  • Tổng dòng điện khởi động lớn nhất là:    351A

  • Vậy công suất biểu kiến theo dòng điện lớn nhất là: 351 x 3 x 220 / 1000 = 231kVA

Chú ý:

  • Thứ tự đóng tải các mô tả công suất lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn công suất biểu kiến kVA

  • Xét về mặt lợi ích cho máy phát điện thì nên đóng các mô tơ có công suất lớn trước, nhỏ sau.

2. Lập bảng tính công suất thực kW

Thứ tự

Loại tải

Công suất (kW)

Hệ số sử dụng trong ngày (%)

Công suất bình quân trong ngày (kW)

Điện năng tiêu thụ trong ngày (kWh)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Mô tơ

10

80

8

192

2

Mô tơ

50

60

30

720

3

Đèn

20

100

20

480

4

Điện trở

15

80

12

288

….

….

….

….

….

….

6

Khác

30

40

12

288

Nếu không có số liệu về hệ số sử dụng, có thể tính bình quân công suất trong ngày từ số liệu điện năng tiêu thụ trong ngày.Theo bảng tính ta có:

  • Công suất thực, tổng cộng: 125 kW

  • Công suất thực bình quân trong ngày: 82 kW

  • Công suất thực lớn nhất: 82/0.6 = 136 kW

  • (hoặc chính là công suất thực tổng cộng nếu giá trị này nhỏ hơn).

3. Chọn công suất máy phát điện

  • Từ kết quả chọn công suất biểu kiến và công suất thực ta chọn được công suất máy phát điện là 230 kVA/ 185 kW

  • Nếu máy phát điện chạy ở chế độ dự phòng mất điện lưới với thời gian chạy không quá 1h trong 12h thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất dự phòng (Stand-by Power)

  • Nếu máy phát điện chạy ở chế độ liên tục thay điện lưới với thời gian sử dụng lớn hơn 1h trong 12h thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất liên tục (Prime Power).

  • Nếu máy phát điện chạy ở nguồn chính (không có điện lưới) thì chọn máy phát điện với công suất trên là công suất liên tục nguồn chính (Continuous Power).

  • Thông thường công suất ở chế độ nguồn chính không được cho trên catalog máy phát điện thương mại. Nếu quý khách có nhu cầu này xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

4. Các lưu ý khác

  • Thứ tự khởi động các mô tơ điện ảnh hưởng lớn tới công suất máy phát điện.

  • Các loại tải phi tuyến như: UPS, SCR, bộ biến tần, balbast điện tử, các bộ nguồn điện tử làm ảnh hưởng trầm trọng tới chất lượng điện của máy phát điện. Vì vậy, nếu có đáng kể các loại tải này, người ta phải tăng công suất máy phát điện và yêu cầu đầu phát loại kích từ nam châm vĩnh cửu và đo điện cả 3 pha.

  • Một số loại tải có thể sinh ra công suất ngược, ví dụ như cầu trục, thang máy khi hạ xuống. Khi đó lưu ý công suất ngược sinh ra phải nhỏ hơn công suất của máy phát điện, nếu không máy phát điện sẽ bị vượt tốc.

Chọn mua máy phát điện cho thang máy















Trong những năm gần đây, cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, các toà nhà cao ốc, chung cư, văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn cứ đua nhau mọc lên ngày càng nhiều. Dẫn đến nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, trong sáu tháng đầu năm lượng điện tiêu thụ trên cả nước đã tăng vọt. Một loạt các sự cố về điện đã dẫn đến tình trạng mất điện liên tiếp trên diện rộng. Ngành điện tuyên bố phụ tải năm nay tăng vọt, vượt ngoài dự tính và tình trạng mất điện xảy ra ở rất nhiều nơi.

Trước tình khó khăn về điện như trên, việc chuẩn bị cho toà nhà có hệ thống máy phát điện dự phòng là việc rất cần thiết đối với các nhà đầu tư. Cùng với các thiết bị điện của toà nhà, thang máy cũng rất cần có một nguồn điện dự phòng khi mất điện. Đối với một số công trình cao tầng thì việc mất điện dừng thang máy dẫn đến người sử dụng bắt buộc phải lên xuống bằng cầu thang bộ là điều rất bất tiện. Nên khi thiết kế, dự toán ban đầu bạn cần có kế hoạch cho việc đầu tư nguồn điện dự phòng bằng máy phát cho hệ thống thiết bị điện của toà nhà.

 Khi bạn quyết định đầu tư mua máy phát điện cho toà nhà, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhất là đối với nguồn điện máy phát phục vụ cho thang máy. Công suất máy phát luôn phải lớn hơn so với công suất tiêu thụ của thang máy. Khi khởi động và lúc bắt đầu vận hành thang máy thời điểm này nguồn điện tiêu thụ sẽ lớn hơn nhiều lần so với khi thang máy đã trở về trạng thái hoạt động ở chế độ bình thường.



Cách chọn mua quạt điện tốt thổi bay cái nóng mùa .
Cách chọn máy sưởi dầu hiệu quả nhất -
Cách chọn điện thoại Android ưng ý nhất
Sử dụng nồi lẩu điện thế nào là chuẩn nhất
Sử dụng và bảo dưỡng đồ điện
Sử dụng và bảo quản tủ lạnh để tiết kiệm điện năng
Cách chọn bếp từ và cách sử dụng vừa an toàn



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý