Cách chọn dầu ô liu loại tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách chọn dầu ô liu loại tốt nhất

19/04/2015 09:58 AM
5,960

Cách chọn dầu ô liu loại tốt nhất. Ngày nay, dầu Oliu đã dần trở nên quen thuộc trong bữa ăn của các gia đình, nhưng làm thể nào để chọn được loại dầu tốt, phù hợp với nhu cầu sử dụng thì không phải ai cũng nắm được, hãy tham khảo một số thông tin hữu ích sau để bạn có thể hiểu rõ thêm về loại dầu tuyệt vời này nhé!




CÁCH CHỌN DẦU O LIU

Cách chọn dầu oliu

Dầu oliu Italy, dầu oliu Hy lạp và dầu Tây Ban Nha- Chọn như thế nào?

Italian Olive Oil vs. Greek Olive Oil vs. Spanish Olive Oil – How to Choose?

Chọn loại dầu ô liu nào? Loại dầu nào cung cấp dầu olive có ích nhất? Một câu hỏi ngay cả những người yêu thích dầu ô liu (như tôi, tất nhiên!) phải hỏi mình nhiều lần. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong siêu thị nhìn chằm chằm vào các kệ dầu ô liu với hơn 20-30 loại dầu, trong chai khác nhau, tên, nguồn gốc, màu sắc. Loại nào lành mạnh và ngon hơn? Liệu tôi nên dành số tiền thêm để có được một chai đó thay vì chi cho một loại phù hợp với túi tiền?
Trong bài viết này tôi không muốn bao gồm tất cả những khía cạnh có thể để giúp bạn lựa chọn dầu ô-liu tốt nhất cho nhu cầu của bạn (tất cả mọi người có thể có những nhu cầu khác nhau!), Nhưng tôi muốn giúp bạn hiểu thêm về chính ba nước Địa Trung Hải sản xuất và xuất khẩu dầu ô liu.

Trước hết có một sự khác biệt giữa dầu ôliu Ý, Tây Ban Nha và Hy Lạp?
Có, chắc chắn có sự khác biệt hương vị.

Đầu tiên, cây ô liu ở những nước này thuộc về loài khác nhau. Thứ hai vị giác, thường dựa vào điều kiện đất và khí hậu.
Tuy nhiên, nếu bạn không phải là chuyên gia nếm dầu ô liu có thể phân biệt sự khác biệt tinh tế giữa các loại dầu , bạn không thể phân biệt sự khác nhau của dầu ô liu dựa vào nước xuất xứ. Đối với nhiều người, sự khác biệt sẽ là những chỉ số, chỉ dẫn như quá trình chuẩn bị, hạn dùng, axit, vv
Một khía cạnh quan trọng khác trong một khảo sát của người tiêu dùng đã chỉ ra rằng những người khác nhau thích các loại dầu ô liu khác nhau, nói cách khác dầu ô liu để lựa chọn có thể phụ thuộc vào khẩu vị riêng bạn! Tóm lai, có sự khác biệt giữa các loại dầu ô liu khác nhau.
 

Sự thật về dầu oliu Hy Lạp vs dầu Olive Ý so với dầu Olive Tây Ban Nha là gì?
Để trả lời câu hỏi này tôi muốn nêu lên hai điểm mà không phải là mới đối với các chuyên gia dầu ô liu.

Đầu tiên, nó được biết rằng Ý là một quốc gia tiêu thụ dầu ô liu hơn về những gì họ thực sự sản xuất. Điều này có nghĩa rằng sản phẩm của dầu oliu Ý thường phải nhập khẩu dầu từ Tây Ban Nha và Hy Lạp! Người Ý là là những người tốt nhất (trong số các quốc gia này) về tiếp thị dầu oliu, nghĩa là dầu ôliu Ý mà mọi người tìm thấy tại các siêu thị thực sự có thể đến hoặc được trộn với dầu ô liu từ các nước khác.
Để giải thích điểm thứ hai tôi muốn nói về sự thức tỉnh về dầu ô liu đã xảy ra với một vài người bạn của tôi (từ Mỹ, Úc, Anh) khi họ đến thăm tôi trong khu vực nhà tôi ở miền Nam Italy. Điều gì đã xảy ra? Đơn giản, tôi đã đưa họ đến một nhà máy dầu địa phương và cho họ nếm dầu ô liu được ép trực tiếp . Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời cho họ, họ nói với tôi rằng ngay cả khi họ thường mua dầu ôliu Ý từ siêu thị, họ không bao giờ có thể tưởng tượng dầu oliu có một hương vị ngon như vậy.
Về cơ bản, sự thực để trả lời cho câu hỏi đất nước nào có sản phẩm dầu ô liu tốt nhất là khó có thể đúng ! Dầu ô liu từ Ý có thể tốt như dầu ô liu từ Tây Ban Nha hoặc dầu ô liu từ Hy Lạp. Tất cả phụ thuộc vào chất lượng và sự tươi mới của dầu ô liu và khẩu vị của bạn

Cách chọn dầu ăn ô liu tốt nhất

Dầu ô liu Ý, Tây Ban Nha hay Hy Lạp tốt nhất?

Thế giới biết đến dầu ô liu có xuất xứ từ 3 nước Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp là tốt nhất. Trong đó, Ý là đất nước được biết đến vì tiêu thụ dầu ô liu nhiều hơn là sản xuất dầu ô liu, thực chất, Ý cũng chỉ là một nước đi nhập dầu ô liu của Tây Ban Nha và Hy Lạp. Họ là những người tiếp thị dầu ô liu “siêu” hơn hẳn hai đất nước kể trên nên thực tế những sản phẩm dầu ô liu có xuất xứ từ Ý lại là từ Tây Ban Nha hoặc Hy Lạp . Các sản phẩm dầu ô liu có xuất xứ từ Ý không đảm bảo là tốt nhất vì đã qua quá trình đóng gói, dán nhãn mác tại nước thứ 2 (Ý) trước khi về Việt Nam trong khi dầu ô liu chỉ dùng tốt nhất trong khoảng thời gian 2 năm tính từ khi quả ô liu được ép ra nước dầu đầu tiên cho đến khi đóng thành chai và xuất khẩu, mà quá trình này đã mất khoảng 4 – 6 tháng. Như vậy, chúng ta sẽ chỉ cần quan tâm về dầu ô liu Tây Ban Nha và Hy Lạp xem loại nào tốt nhất. Đây là vấn đề rất khó đối với cả những chuyên gia về ô liu bởi cảm nhận của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, theo đánh giá tiêu chuẩn về nồng độ axit trong dầu ô liu (càng thấp thì càng tốt) thì quả ô liu Kononeiiki tại vùng Messina của Hy Lạp khi ép ra dầu ô liu sẽ cho loại dầu tốt và thơm nhất thế giới với độ axit chỉ là 0,2-0,3 (độ axit cho phép 0,8). Một số loại dầu có mùi Hắc, Nồng chính là do độ axit cao. Một số vùng khác của Hy Lạp có lẽ cũng chỉ cho loại dầu ô liu tương đương hoặc xấp xỉ với dầu ô liu Tây Ban Nha.
Quan trọng hơn nữa đó là mùi vị của dầu ô liu đối với các món ăn của người Việt. Nếu đó là loại dầu ô liu tốt nhất theo đánh giá của hiệp hội dầu thế giới nhưng nó không hợp với khẩu vị hoặc phá mùi của các món ăn Việt thì loại dầu ô liu đó cũng không phải là lựa chọn cho chúng ta. Rất may, loại dầu ô liu số 1 thế giới của vùng Messina không những không phá vị thức ăn của người Việt mà còn giữ nguyên được mùi vị “nguyên sơ” của thức ăn. Bạn sẽ thấy khác biệt ngay trong lần đầu sử dụng dầu ô liu chính hãng từ Hy Lạp. Loại dầu siêu nguyên chất của Hy Lạp bạn có thể chấm bánh mỳ ăn trực tiếp (thay vì chấm sữa hay phét Pate) và cảm nhận một hương vị rất tuyệt vời.

Mua dầu ô liu tốt nhất ở đâu tại Việt Nam?

Hiện nay, khi đến các siêu thị bạn sẽ bắt gặp rất nhiều loại dầu ô liu và có thể sẽ chóng mặt với các loại dầu xuất xứ từ Italia nhưng của rất nhiều nhà phân phối khác nhau và kiểu dáng, quy cách không đồng đều. Tuy nhiên, đa phần các loại dầu này đều được nhập khẩu về Việt Nam sau đó đóng gói và dán nhãn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của dầu ô liu. Để mua đúng dầu ô liu nhập khẩu nguyên chai từ Hy Lạp, bạn nên quan sát mã vạch dán trên mặt sau của chai dầu. Nếu mã vạch bắt đầu bằng chữ số 520 … thì đó là dầu ô liu nhập trực tiếp từ Hy Lạp, mã vạch bắt đầu bằng 893… là sản phẩm đóng gói tại Việt Nam, bắt đầu bằng 690 - 692… là sản phẩm đóng gói, xuất xứ tại Trung Quốc. Mã vạch của sản phẩm nhập khẩu từ Tây Ban Nha có mã vạch 84

Lưu ý với dầu ô liu dùng để làm đẹp, trộn sống hoặc nấu nướng

Dầu ô liu có 1 đặc điểm khác với các loại dầu khác đó là loại dùng đề ăn sống, làm đẹp (là loại extra virgin - siêu nguyên chất) sẽ không tốt khi dùng để nấu nướng. Vì nó được xử lý qua quá trình ép nguội nên nếu sử dụng qua lửa sẽ gây tác dụng không tốt cho sức khỏe. Các chất dinh dưỡng trong dầu ô liu siêu nguyên chất sẽ mất đi.
Còn nếu dùng để nấu ăn bạn nên chọn loại chuyên cho nấu ăn. Có thể là loại pomance hoặc loại with extra virgin (nghĩa là trộn 3 phần dầu ô liu siêu nguyên chất và 1 phần dầu hướng dương tinh luyện để chịu được nhiệt tốt).
Nếu bạn được giới thiệu một sản phẩm dầu ô liu siêu nguyên chất vừa có thể làm đẹp, vừa có thể ăn sống (trộn với rau hoặc salad) lại có thể nấu nướng (chiên, xào, rán) thì đó đích thực không phải là dầu ô liu tốt nhất. Bạn không nên tham rẻ mà sử dụng loại dầu ô liu All in one này.

Làm đẹp từ dầu Olive Latino Bella

Dầu Olive chứa nhiều vitamin E, A, các chất chống oxy hóa, omega 3, polyphenol giúp làm chậm quá trình lão hóa và duy trì nhan sắc cho phái đẹp.

Hầu hết các nhu cầu làm đẹp của phụ nữ, dầu olive đều có thể đáp ứng được từ dưỡng da, dưỡng tóc cho đến tẩy trang, dưỡng móng tay và làm dài mi…
Để tận dụng hết công dụng của dầu olive và sử dụng dưỡng chất này đúng cách và hiệu quả, bạn hãy tham khảo các gợi ý dưới đây của Latino Bella.

Chăm sóc tóc

Chỉ định: dùng cho mái tóc khô, xơ, hay gãy, rụng.
Cách làm: Nếu bạn dùng dầu olive để gội đầu (hoặc pha với dầu gội đầu) trực tiếp thì bạn đã… sai lầm. Dầu sẽ dính bết vào tóc và rất khó gội sạch. Bạn nên đổ dầu ra chén nhỏ, dùng tăm bông thoa lên từng cụm chân tóc theo hình tròn. Cách này hơi công phu nhưng hiệu quả và tiết kiệm. Dầu olive sẽ thấm vừa đủ vào tận chân tóc, tăm bông giúp massage da đầu. Sau đó, thoa một lớp dầu olive lên lược, chia tóc thành từng lớp và chải. Dầu olive sẽ thấm đều vào từng sợi tóc. Để khoảng 30 phút (hoặc dùng khăn ủ) rồi gội sạch bằng dầu gội. Áp dụng cách này 1-2 lần một tuần, sau 2 tháng, tình trạng tóc khô, rụng sẽ giảm rõ rệt, tóc sẽ dày và mau dài hơn.

“Nối” mi bằng dầu olive

Dầu olive chứa nhiều vitamin E, kích thích mọc lông, tóc. Do đó, không cần đi nối mi hay sử dụng thuốc mọc lông mi, bạn chỉ cần nhỏ dầu olive vào cây mascara cũ đã rửa sạch. Mỗi tối chuốt một lớp mỏng “mascara olive” lên hai hàng mi và dùng tăm bông chấm một ít dầu này lên chân mi (không để dầu dính vào mắt). Đến sáng rửa mặt như bình thường. Với phương pháp này, bạn hãy kiên trì để có hàng mi dày và dài hơn.

Dưỡng thể

Dùng dầu olive như sữa dưỡng thể (chỉ thoa một lớp thật mỏng, để không nhờn dính) vào mỗi tối. Bạn sẽ thấy làn da mình mịn và sáng hơn. Hoặc bạn có thể pha dầu olive với sữa tắm và tắm hàng ngày. Sau một thời gian, làn da bạn sẽ mềm mại và mịn màng hơn.
Tẩy trang bằng dầu olive

Dầu olive được dùng như một sản phẩm tấy trang hữu hiệu cho cả mắt, môi và da mặt. Đối với mắt, thấm nhẹ dầu lên vùng trang điểm, để khoảng 3 phút sau đó dùng bông tẩy trang lau sạch.

Dưỡng môi

Chỉ cần một chút dầu olive, đôi môi khô ráp của bạn sẽ nhường chỗ cho một làn môi mềm, căng mọng.

Dưỡng móng

Ngâm móng tay trong dầu olive khoảng 30 phút có thể giúp móng cứng cáp lên, làm giảm triệu chứng móng gồ ghề và dễ trầy xước.

Chăm sóc đôi chân

Bôi dầu lên bàn chân rồi đeo tất vào trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp cho đôi bàn chân mềm mại và trị được chứng nứt gót chân.

Các loại dầu ôliu

Công dụng làm đẹp da của dầu ôliu đã được biết đến từ lâu, nhưng nên mua loại nào? giá cả ra sao? và mua ở đâu để đảm bảo chất lượng? và cách bảo quản như thế nào là đúng để không làm mất các tác dụng quý giá của dầu oliu?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các chị em những kiến thức thiết thực để chọn cho mình chai dầu ôliu tốt nhất, với giá cả phải chăn nhất để làm đẹp da một cách hiệu quả nhât.

1. Có bao nhiêu loại dầu ôliu?

Thông thường dầu ôliu sẽ được phân thành 4 loại sau:

- Extra virgin: là dầu từ lần ép đầu tiên của quả ôliu nên được xem là tốt nhất, ít qua xử lý nhất.

- Virgin: cũng rất tốt, chỉ thua Extra Virgin.

- Pure: là dầu đã qua một số công đoạn xử lý, chẳng hạn như lọc và tinh chế.

- Extra light/Lite hoặc Pomace: đã qua chế biến đáng kể, chỉ còn lại chút ít hương vị của ô liu.


 

2. Nên mua dầu ôliu loại nào?

Nhìn chung, dầu ôliu Extra virgin là loại tốt nhất. Thế nhưng không nhất thiết lúc nào cũng dùng extra virgin. Tùy vào mục đích sử dụng mà các bạn hãy chọn loại dầu ôliu phù hợp và kinh tế nhất như sau:

- Nếu mua dầu ôliu để làm đẹp hoặc dùng trộn rau, ăn sống (vd món xà lách trộn) thì nên chọn Extra Virgin hoặc Virgin. Loại này nguyên chất nhất, giá cao nhất.

- Nếu dùng để nấu ăn thì nên chọn Pure Olive.

- Để đánh bóng đồ vật thì Extra Light/Light hay Pomace là lựa chọn kinh tế vì giá rẻ nhất. Thường loại này có màu vàng như dầu ăn.

Nhiều chị có tâm lí là giá càng mắc thì chắc càng tốt. Trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Ở Việt Nam loại Extra Light mà giá mắc gấp đôi loại Extra Virgin, cho nên không hẳn mắc tiền đã tốt hơn các chị nhé!

3. Mua dầu ôliu ở đâu?

Hiện nay hầu hết các loại dầu ôliu được bán trong các siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm như Lotte Mart, Coopmart (cứ hỏi nhân viên trong đó họ sẽ chỉ), giá cả thì tùy vào thương hiệu và nguồn gốc. So với cách đây vài năm thì giá đã "mềm" đi nhiều, chứng tỏ nhiều người Việt đã bắt đầu ý thức đến việc bảo vệ sắc đẹp và sức khỏe từ ôliu. Loại chai 250ml và 500ml là phổ biến nhất. Ngoài ra cũng có loại 125ml hoặc 1lit nhưng ít hơn. Đa số dầu ôliu được nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Ý và Hy Lạp.

4. Dầu ôliu Extra Virgin, Virgin, Pure và Light khác nhau thế nào?

Dầu ôliu Extra Virgin, Virgin, Pure và Light

Extra virgin là dầu chưa tinh chế, được lấy từ nước ép đầu tiên của quả ôliu nên có hương vị tinh khiết nhất. Loại này thu được bằng phương pháp cơ học và vật lý trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát. Nó có hương vị hoàn hảo, hương liệu không quá 1% (1 gram hương vị cho mỗi 100 gram dầu) và không có acid oleic. Càng ít qua xử lý thì dầu ôliu càng đảm bảo được chất lượng cũng như hương vị.

Virgin cũng lấy từ nước ép đầu tiên của ô liu, thu được cùng một cách như Extra Virgin nhưng có nồng độ axit cao hơn so với Extra Virgin một chút , nên cũng được xem là rất chất lượng.

Extra virgin và Virgin được dùng cho làm đẹp và ăn sống (món rau trộn).

Pure Olive (hoặc 100% pure) dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng vì cái tên rất “đẹp” (dịch ra là "100% tinh khiết", tinh khiết nghĩa là không còn tạp chất, nhưng cũng không còn dinh dưỡng, giống như đường tinh luyện). Thực chất Pure olive là dầu đã qua xử lý bằng hóa chất để loại bỏ tạp chất nên tính nguyên chất bị giảm nhiều. Nếu chai dầu chỉ ghi là "Olive oil" thì có thể hiểu là loại Pure.Pure rẻ hơn Virgin, được dùng để nấu ăn.

Extra Light (Light hoặc Olive) cũng là cái tên “đẹp” trong thương mại, có thể đánh lừa người mua. Loại này hoàn toàn không được kiểm soát hoặc chứng nhận bởi bất kỳ tổ chức nào. Không thể biết chắc được bên trong đó có những gì, thậm chí thể được thay bằng một loại dầu thực vật khác và thêm chút hương liệu ôliu mà thôi.

Extra light là loại rẻ nhất, dùng để đánh bóng đồ vật (không dùng cho nấu nướng hay làm đẹp).

5. COOC là gì? AOC, DOP, DO ... là gì?


 

Ở châu Âu và Bắc Mỹ, các chai dầu ôliu thường có thêm logo chứng nhận trên nhãn chai để đánh giá chất lượng của dầu ôliu. Một trong những logo có uy tín nhất là COOC, viết tắt của California Olive Oil Council (Hội đồng dầu ôliu California – Mỹ). Đây là chứng nhận dầu ôliu 100% extra virgin. Vì vậy, nếu thấy logo COOC, các chị có thể hoàn toàn yên tâm mình đang sử dụng loại dầu nguyên chất nhất.

Ngoài ra các chứng nhận "AOC", "DOP" , "DPO" hoặc "DO" cũng là dầu extra virgin nguyên chất. "AOC" là chứng nhận của Pháp, "DOP" hoặc “DPO” là chứng nhận của Ý (Denominazione d'Origine Protetta); còn “DO” là chứng nhận của Tây Ban Nha (Denominacion de Origen).

DO logo
 

Những logo chứng nhận này thường thấy trên các chai dầu ôliu bán ở nước ngoài (Mỹ, châu Âu), còn các loại dầu nhập khẩu vào Việt Nam thì Hà ít thấy. Các chị chỉ cần dựa vào tiêu chí "Extra virgin", "Pure" hoặc "Light" để mua là đủ.

6. Cách bảo quản dầu ôliu như thế nào?

Vấn đề bảo quản dầu ôliu cũng rất quan trọng. Dầu ôliu nên được sử dụng trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp, nên đựng trong chai thủy tinh sậm màu, giữ lạnh và tránh ánh sáng. Nếu bảo quản không tốt hoặc để quá thời gian này thì chất lượng dầu ôliu giảm đi đáng kể cho dù là loại tốt nhất. Lúc đó giá trị dinh dưỡng hay làm đẹp không còn như trước.

Sau khi mua về thì tốt nhất nên san ra một chai nhỏ để dùng dần nhằm hạn chế quá trình oxy hóa do mở nắp.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí New Scientist đã xác nhận rằng ánh sáng phá hủy rất nhiều các chất chống oxy hóa trong dầu ôliu. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bari (miền nam nước Ý), đã so sánh chất lượng một chai dầu Extra virgin để ở ánh sáng trong siêu thị và một chai dầu để trong bóng tối. Sau 12 tháng, chai dầu được lưu trữ trong siêu thị bị mất ít nhất 30% tocopherols (vitamin E) và carotenoids, còn mức peroxide (gốc tự do) lại tăng cao, nên không còn được xem là Extra virgin nữa.

Theo nghiên cứu tiến hành tại trường Đại học Lleida (Tây Ban Nha) và một báo cáo trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa Thực phẩm (Journal of Agriculture and Food Chemistry) cho thấy nồng độ chất diệp lục trong dầu ôliu giảm 30%, beta-carotene giảm 40% và vitamin E giảm 100% sau 12 tháng lưu trữ ở điều kiệt rất tốt.

Cách chọn dầu ô liu thượng hạng

Câu hỏi:

Cách phân biệt dầu ô liu thượng hạng, dầu ô liu chuẩn theo quy định của hiệp hội dầu và tổ chức y tế?

Câu trả lời:

Do dầu Oliu cũng giống như rượu vang nho, phụ thuộc vào khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng, Hiệp hội dầu Oliu Quốc tế đã đưa ra một chuẩn chung theo các thang đánh giá

1.    Tốt nhất: Extra Virgin Olive oil Siêu nguyên chất ( Best)
2.    Tốt : Virgin ( nguyên chất) thuần
3.    Tốt vừa : Loại  nguyên chất  thông thường
4.    Lampante  Virgin: oliu  dùng để đốt, không dùng để ăn
5.    Dầu Lọc lại Refined Olive oil: dầu đốt đèn
6.    Dầu Oliu : Olive oil:   Dầu lọc lại, một phần dầu nguyên chất
7.    Xác bã oliu: Pomace gồm dầu thô và dầu xác bã

Cách phân biệt:
•    Dầu siêu nguyên chất chỉ được đựng trong chai thủy tinh màu tối đảm bảo tránh ánh sáng
•    Loại siêu nguyên chất nào cũng phải có chứng nhận logo trên nhãn
•    Mã vạch chỉ rõ vùng sản xuất: ví dụ: 893 …. Là đóng chai hoặc sản xuất  tại Việt Nam; 520... là mã sản xuất đóng gói tại Hy Lạp, 84 là mã sản xuất, đóng gói tại Tây Ban Nha .


 

Làm đẹp với dầu oliu và mật ong Làm đẹp từ A đến Z với dầu ô liu
Phương pháp làm đẹp từ dầu oliu
Trị rụng tóc bằng dầu oliu rất công hiệu
Dầu oliu dưỡng tóc
Dầu oliu chăm sóc da
Mẹo chống rạn da cho bà bầu hết âu lo
Chữa môi thâm bằng dầu ô liu hiệu quả vô cùng




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý