Cách bảo quản bánh mì thơm ngon nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách bảo quản bánh mì thơm ngon nhất

19/04/2015 09:59 AM
477

Cách bảo quản bánh mì thơm ngon nhất. Bánh mì rất nhanh mềm nếu bạn không biết cách bảo quản, những mẹo nhỏ dưới đây giúp bánh mì ngon, giòn hơn.




CÁCH BẢO QUẢN BÁNH MÌ THƠM NGON NHẤT

Bánh mì rất nhanh mềm nếu bạn không biết cách bảo quản, những mẹo nhỏ dưới đây giúp bánh mì ngon, giòn hơn.

Để bánh mì giòn

Bánh mì mới mua về từ lò hãy còn giòn, muốn giữ được lâu nên cho bánh vào trong một bao nylon cùng với vài cọng rau cần. Rau cần sẽ giúp bánh giòn ít nhất trong một ngày.

Với những chiếc bánh mì cũ, bạn đừng vội bỏ đi, hãy nhúng nhanh chúng vào nước trước khi nướng lại trong lò hay trên than hồng. Bánh sẽ giòn và ngon không kém gì chiếc bánh vừa mới ra lò.

Giữ bánh mì được lâu

Nếu bạn cần phải giữ bánh mì lâu, hãy cho bánh vào trong những bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đá tủ lạnh. Đảm bảo bánh mì của bạn vẫn rất thơm ngon trong cả tháng khi nướng lại.

Để bánh mì giòn và giữ được lâu

Để bánh mì giòn

Bánh mì mới mua về từ lò hãy còn giòn, muốn giữ được lâu nên cho bánh vào trong một bao nylon cùng với vài cọng rau cần. Rau cần sẽ giúp bánh giòn ít nhất trong một ngày.

Với những chiếc bánh mì cũ, bạn đừng vội bỏ đi, hãy nhúng nhanh chúng vào nước trước khi nướng lại trong lò hay trên than hồng. Bánh sẽ giòn và ngon không kém gì chiếc bánh vừa mới ra lò.

Giữ bánh mì được lâu

Nếu bạn cần phải giữ bánh mì lâu, hãy cho bánh vào trong những bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đá tủ lạnh. Đảm bảo bánh mì của bạn vẫn rất thơm ngon trong cả tháng khi nướng lại.


Cách bảo quản và chế biến thức ăn từ bột mì


196. Muối có thể chống bột mì bị đóng vón
Dùng nước để nhào bột mỳ, bột mỳ rất dễ đóng vón, nếu ta cho vào bột mỳ một ít muối trước khi nhào thì bột mỳ sẽ không bị đóng vón.
197. Cách làm bột mỳ lên men nhanh
Khi dùng bột mỳ để làm bánh, (đặc biệt là bánh bao), nếu ta chưa kịp làm bột lên men bánh sẽ không nở, ta có thể làm theo cách sau để bột lên men một cách mau chóng: ta dựa theo tỷ lệ 500g bột mỳ, 50g dấm ăn,350g nước ấm trộn đều để trong vòng 10 phút, tiếp tục cho 5g cacbonat natri nhào bột đến khi không có mùi chua là được. Cách lên men này khi bánh bao hấp chín, bánh vừa trắng lại vừa nở.
198. Rượu có thể làm bột nhanh lên men
Bột khi chưa kịp lên men hết ta đã muốn làm bánh bao để ăn, có thể ấn vào giữa cục bột một các lõm sau đó cho một ít rượu vào sau đó dùng khăn ướt tủ lại vài phút là được. Nếu cảm thấy bột vẫn chưa lên men, ta có thể để một cốc rượu nho vào nồi, dưới khay khi đem hấp. Như vậy, khi hấp xong bánh sẽ tươi xốp mềm ngon.
199. Lên men bột vào trời lạnh nên cho đường trắng
Trời lạnh nên cho bột nở để lên men bột, ta có thể cho thêm một ít đường trắng vào, như vậy có thể rút ngắn được thời gian lên men của bột hiểu quả sẽ tôt hơn.
200. Mỡ lợn giúp màn thầu, bánh bao được trắng hơn
Khi ủ bột làm màn thầu cho lên men, ta nhào vào bột một miếng mỡ lơn nhỏ, khi hấp màn thầu sẽ trắng xốp và ngon.
201. Nước muối lên men bột làm bột xốp mềm
Khi lên men bột làm màn thầu hay bánh bao, nếu ta cho thêm một ít nước muối sẽ rút ngắn được thời gian lên men của bột, bánh được hấp càng trở nên xốp mềm.
202. Màn thầu, bánh bao cho thêm bia càng ngon
Khi làm màn thầu, ta cho vào một ít bia có pha với nước (bia được trộn theo tỷ lệ 50%) màn thầu hấp xong sẽ rất xốp và ngon.
203. Tác dụng của muối khi nhào bột làm bánh bao
Sau khi bột đã lên men, ta có thể cho một ít muối vào bột (cứ 500g bột mỳ cho 5g muối), như vậy mùi chua trong bột sẽ hết và vỏ bánh sẽ không bị vàng.
204. Mùi thơm của màn thầu vỏ quýt
Khi hấp màn thầu, ta cho thêm một vài sợi vỏ quýt vào nước hấp, màn thầu sẽ có mùi thơm rất dễ chịu.
205. Khi hấp màn thầu hay bánh bao nên đặt khay trước rồi nổi lửa sau
Khi hấp bánh bao, ta thường có thói quen đun sôi nước rồi mới sắp bánh, cách này thực ra không tốt, vì đặt bánh bao vào nồi nước nóng thương dễ xảy ra tình trạng bên ngoài thì chín bên trong thì sống, Bởi vậy, ta nên xếp bánh bao vào khay rồi mới bật bếp, nhiệt độ sẽ tăng từ từ, giúp bánh nóng đều, dễ chín và khắc phục được trường hợp nếu bột lên men chưa đều.
206. Cách xử lý khi hấp bánh bị dính khay
Nếu thấy bánh bị dính khay, sau khi đã hấp chín ta mở vung mồi ra, tiếp tục hấp khoáng3-5 phút nữa, bánh sẽ không bị dính khay nữa.
207. Xử lý bánh bao màn thầu bị vàng
Sau khi hấp chín bánh bao, nếu phát hiện thấy bánh bao bị vàng, ta có thể đổ bớt nước trong nồi hấp bánh đi, cho vào một ít dấm, hấp tiếp bánh bị vàng trong vòng 15 phút, làm như vậy bánh sẽ trắng trở lại.
208. Bí quyết rán màn thầu tiết kiệm dầu
Màn thầu rán cũng là một món rất ngon, để tiết kiệm dầu khi rán ta có thể làm như sau: khi rán màn thầu ta chuẩn bị trước một bát nước lạnh, đem màn thầu thái thành từng lát. Khi dầu đun sôi ta gắp từng miếng màn thầu nhúng vào bát nước rồi cho ngay vào chảo để rán, thấm được miếng nào rán ngay miếng đấy, như vậy miếng màn thầu sau khi rán lại vừa ngon lại vừa tiết kiệm được mỡ. Có thể đến đây bạn thắc mắc, nhứng bánh vào nước rồi rán mỡ sẽ băn tung toé còn tốn mỡ hơn, Nhưng có lẽ bạn chưa quên, 1mẹo mà chúng ta đã biết từ chương trước, đó là khi rán thức ăn ta nên cho thêm muối vào mỡ, mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài.
209. Cách làm bánh để không thừa bột cũng không thừa nhân
Khi làm bánh có nhân, nếu ta không nắm rõ tỷ lệ bột và nhân thì khi làm bánh nếu không thừa bột cũng sẽ thừa nhân. Muốn làm cho bột và nhân vừa đủ, có thể tham khảo cách làm sau đây: đem bột và nhân chia làm 2 hoặc 4 phần tuỳ ý tuỳ thuộc lượng bánh nhiều hay ít, lấy từng phần bột và nhân làm lầm lượt cho đên khi hết, như vậy khi làm xong bánh thì bột và nhân cũng vừa hết. Đối với những người kinh nghiệm không nhiều thì dùng phương pháp này sẽ có tác dụng.
210. Cách giữ chất dinh dưỡng cho nhân bánh có rau
Khi làm nhân bánh hay nhân nem có rau, nhân thường hay chảy nước vừa ảnh hưởng đến chất lượng của bánh sau khi làm, vừa làm các chất dinh dưỡng có trong nhân theo nước mà đi mất. Để giúp nhân không bị ra nước, ta có thể tham khảo cách làm sau: ta dùng một lượng dầu ăn vừa phải trộn riêng các loại rau có thể ra nước ra, sau đó ta mới cho rau vào trộn với nhân thịt đã được trộn sặn với gia vị, như vậy nhân rau đã được trộn dầu, cho dù dùng muối trực tiếp trộn vào rau rau cũng không bị ra nước.
211. Cách trộn loại nhân sủi cảo mới
Lấy 50-100g bì lợn đã làm sạch cho vào bếp luộc vài phút, lấy ra để ráo nước cho đến khi nguội, băm nhỏ, tiếp tục cho vào nồi đun 15 phút nữa. Vớt ra để nguội, trước khi bì nguội hẳn, ta cho giá, đậu, dầu ăn, một ít tôm khô hoặc tóp mỡ băm nhỏ vào trộn đều, sau cùng cho nhân thịt vào trộn đều. Món sủi cạo này có một vị rất lạ, mong rằng bạn sẽ thích.
212. Cách luộc sủi cảo không bị dính nồi
- Khi trộn bột làm sủi cảo, cứ 500g bột mỳ lại cho 1 quả trứng gà, như vậy lượng prôtêin có trong bột sẽ tăng lên, khi cho sủi cảo vào luộc, vỏ sẽ trở nên chắc hơn mà không bị dính vào nhau nữa.
- Khi luộc sủi cảo, ta có thể cho vào nồi vài cọng hành cũng giúp cho sủi cảo khi luộc xong không bị dính vào nhau nữa.
- Nước luộc sau khi đã được đun sôi, ta cho một ít muối ăn, khi muối hoàn toàn tan hết mới cho sủi cảo vào. Trong khi luộc, không được cho thêm nước, cũng không được đảo sủi cảo trong nồi. Như vậy, khi đun sôi không những nước luộc không bị luộc bị trào ra ngoài, sủi cảo lại không bị dính nồi hay dính nhau.
- Ta cũng có thể áp dụng phương pháp luộc bánh trôi để luộc sủi cảo, tức là sau khi luộc chin ta vớt sủi cảo cho vào nước ấm để một lúc, rồi vớt ra đĩa, sủi cảo cũng không bị dính.
213. Tác dụng của nồi áp suất trong khi làm sủi cảo
- Luộc sủi cảo: đổ vào nồi áp suất 1/2 nồi nước, dùng lửa to để đun sôi, ta cho sủi cảo vào (mỗi lần luộc khoảng 80 cái), dùng thìa đảo qua vài giây rồi đậy vung lại (chú ý không cần đậy van an toàn). Ta chờ đến khi hơi nước phun ra từ lỗ van an toàn ra khoảng 1/2 phút thì tắt bếp, tiếp đó, ta đợi đến khi hơi nước không còn bốc ra nữa thì mỡ vung nồi ra, vớt bánh ra là được.
- Rán sủi cảo: sau khi đun nóng nồi áp suất, ta cho một ít dầu vào giàn đều đáy nồi rồi xếp sủi cảo vào. Để 1/2 phút sau, ta rắc vào nồi một ít nước, đậy vung và đậy van an toàn lại, sau đó, ta dùng lửa nhỏ để rán, 5 phút sau sủi cảo sẽ chín. Dùng phương pháp này rán sủi cảo sẽ ngon hơp nhiều so với hấp, luộc hay dùng nồi thường để rán.
214. Cách đun mỳ sợi
Khi đun mỳ sợi, ta không cần phải đợi nước sôi mới cho mỳ vào, mà nên để khi đáy nồi có bong bóng nước nổi lên thi cho mỳ vào, tiếp đó dùng đũa đảo qua vài cái, đậy nắp vung lại đun sôi cho thêm một chút nước lạnh vào, chờ sôi hẳn, vớt mỳ ra là được. Làm như vậy, luộc mỳ vừa nhanh, mà mỳ lại mềm và trong sợi.
215. Luộc mỳ sợi nên cho muối trước khi cho mỳ
Sau khi nước sôi, ta cho vào nước một ít muối (500g nước cho 15g muối), sau đó thả mỳ vào. Cách này làm cho mỳ không bị nát cũng không dính nhau.
216. Cách khử vị kiềm trong mỳ
Có một số loại mỳ khi ăn ta thấy có mùi kiềm. Nếu gặp trường hợp này, trước khi cho mỳ vào, ta cho vào nồi nước luộc một ít dấm, làm như vậy không những khử được vị kiềm có trong mỳ, mà còn làm cho mỳ không bị vàng.
217. Cách làm cho mỳ khi luộc không bị dính nhau
Cách thường dùng là chúng ta cho mỳ vào nước nguội để tràn qua mỳ mỳ sẽ không bị dính. Ngoài cách này ra, nếu do điều kiện món ăn không cho phép trần qua nước lạnh hoặc sau khi trần rồi mà vẫn dính nhau, ta có thể phun một ít rượu gạo vào mỳ, như vậy mỳ sẽ tơi và ngon.
218. Làm bánh nên cho một ít bia vào bột
Khi làm bánh mỡ hành hay bánh ngọt, ta có thể cho vào bột mỳ một ít bia, như vậy khi làm xong, bánh sẽ vừa thơm vừa giòn, lại có một chút mùi thơm của thịt.
219. Điều cần lưu ý khi làm nem
Khi làm nem, ta nên trộn vào nhân một chút tinh bột hoặc bột mỳ, như vậy nhân men sẽ không bị chảy nước ra, khi rán sẽ tránh được cháy chảo, cháy mỡ ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của nem.
220. Cách cắt bánh mỳ
Nếu muốn cắt bánh mỳ gối cho thật hoàn hảo, trước khi cắt bánh, ta có thể đem dao ra hơ nóng rồi mới cắt. Làm như vậy, khi cắt bánh mỳ sẽ không bị dính vào dao và cũng không bị vỡ ra, bất kể cắt dày hay mỏng đều có thể làm được.
221. Cách bảo quản bánh mỳ
Khi bánh mỳ ăn không hết, ta nên cho bánh mỳ vào túi ni lông để cất giữ. Khi cất chú ý cho vào túi đựng bánh mỳ một cành rau cần đã rửa sạch, như vậy có thể giữ được mùi vị thơm ngon vốn có của bánh mỳ, mà bánh mỳ không bị cững.
222. Cách xử lý bánh quy bị mềm
Nếu bánh quy không may bị ẩm và mềm ra, Để bánh được giòn trở lại, ta có thể dùng máy sấy thổi vài phút, chờ cho một lúc sau khi bánh nguội, ta sẽ thấy bánh giòn trở lại như cũ.
223. Cách cất giữ bánh ngọt
Khi cất giữ bánh ngọt để được mềm và thơm ngon, ta có thể cho vào hộp đựng bánh ngọt một lát bánh mỳ mới khi nào thấy bánh mỳ cứng ta phải thay ra một lát cắt khác, như vậy bánh ngọt sẽ giữ được trong một thời gian dài mà không bị biến chất.
224. Cách cắt bánh gatô
Để cắt bánh gatô không bị dính dao, trước khi cắt bánh, ta nên ngâm dao vào trong nước sôi một lúc, sau đó dùng dao nóng để cắt.

THAM KHẢO THÊM

Cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Để thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh vẫn giữ được chất lượng và sự tươi ngon trong suốt những ngày Tết, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau.

Bảo quản thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh

Các loại thực phẩm tươi sống nên được bảo quản lạnh ngay sau khi đem từ cửa hàng về nhà. Nên giữ nguyên bao bì với các loại thực phẩm được đóng gói đúng tiêu chuẩn.

Với các mặt hàng mua từ chợ, bao gói có thể không đảm bảo vệ sinh thì nên chuyển sang các loại túi hoặc hộp sạch, có nắp đậy kín, tránh làm rớt nước ra tủ.

Một số loại thực phẩm nên sơ chế trước khi cho vào tủ để kéo dài thời gian bản quản. Ví dụ, cá nên mổ bỏ ruột, rau quả nên lựa bỏ các phần thối, úa. Tuy nhiên, không nên rửa rau quả trước khi cất vì hơi ẩm đọng lại có thể khiến chúng mau hỏng.


Bảo quản đồ hộp và thức ăn đã chế biến

Thức ăn sau khi nấu chín hoặc còn thừa lại sau bữa ăn nên được cất vào tủ lạnh trong vòng từ 1 đến 2 giờ vì để ngoài càng lâu thì vi khuẩn càng có điều kiện phát triển, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt của dịp Tết.

Không cần phải chờ thức ăn nguội hẳn rồi mới cất vào tủ vì vi khuẩn có thể tấn công ngay trong thời gian chờ. Hầu hết các loại tủ lạnh thế hệ mới hiện nay có thể chứa thức ăn nóng mà không bị ảnh hưởng đến độ bền của tủ cũng như chất lượng thức ăn.

Với những món được làm nhiều như thịt nấu đông, canh măng, bạn nên chia nhỏ vào nhiều hộp nông, có nắp kín để thức ăn lạnh nhanh và sâu hơn.

Đồ hộp chưa mở thì không cần để lạnh, nhưng khi đã mở mà không dùng hết thì phải chuyển thực phẩm bên trong sang hộp nhựa có nắp kín và cất vào tủ lạnh. Không nên để nguyên thực phẩm trong vỏ đồ hộp vì kim loại vỏ hộp phản ứng với các thành phần không khí có thể làm hỏng thức ăn.

Ngoài ra, đồ hộp đã mở, dù được bảo quản trong tủ lạnh cũng nên sử dụng hết trong thời gian sớm nhất.

Nguyên tắc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh

- Không xếp quá đầy các ngăn khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.

- Không để thực phẩm sống và đã nấu chín cạnh nhau, đề phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.

- Rau và hoa quả cũng không nên xếp cạnh nhau. Nên để rau ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ (ngăn rau đối với các loại tủ có thiết kế ngăn chức năng, hoặc ngăn dưới cùng đối với loại tủ thông thường), vì nhiệt độ tối ưu để bảo quản rau là 10 độ C.

- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên.

Thời gian bảo quản một số thực phẩm

Với nhiệt độ ngăn mát của tủ là từ 0 đến 4 độ C, thời gian tối ưu để bảo quản một số thực phẩm như sau:

Trứng

Trứng sống còn vỏ

3 - 5 tuần

Lòng đỏ, lòng trắng trứng

2 - 4 ngày

Trứng luộc

1 tuần

Các món khác từ trứng

3 - 4 ngày

Thịt gia súc, gia cầm, thủy sản đã chế biến

Thịt bò, thịt lợn

2 - 3 ngày

Thịt gà, vịt, cá và thủy sản khác

3 - 4 ngày

Nước sốt, nước luộc thịt

1 - 2 ngày

Các món thịt hầm, ninh với rau củ

3 - 4 ngày

Thịt gia súc, gia cầm, thủy sản tươi sống

Thịt bò, thịt lợn

3 - 5 ngày

Thịt gà, vịt, cá và thủy sản khác

1 - 2 ngày

Phủ tạng (tim, gan, cật, lưỡi..)

1 - 2 ngày

Rau củ

Rau cải, rau muống, đậu đỗ..

3 - 5 ngày

Cà rốt, củ cải

2 tuần

Súp lơ

1 tuần

Xà lách, rau gia vị, dưa chuột, ớt

1 tuần

Một số thực phẩm không nên bảo quản bằng tủ lạnh

Khoai tây, cà chua, hành là những thứ không nên cho vào tủ lạnh. Môi trường nhiệt độ thấp và khô trong tủ sẽ làm giảm chất lượng của các loại rau củ này.

Tủ lạnh cũng không phải là nơi lý tưởng để bảo quản mật ong. Khi để lạnh, mật ong sẽ bị đặc lại và kết tủa đường. Bánh mì và
các loại bánh ngọt để lạnh sẽ bị khô, cứng. Vì vậy, bạn không nên cất những thức ăn này trong tủ lạnh, trừ các trường hợp đặc biệt có chỉ dẫn của nhà sản xuất.





Chế biến và bảo quản thức ăn từ bột mỳ -
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh
Cách làm bánh pía
Tác hại của việc ăn nhiều bánh mì với cơ thể
Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà -
Cách làm bánh bao ngon không cưỡng nổi
Công thức làm bánh mì ngọt
Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh chuẩn





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý