Cách bảo quản nhân bánh trung thu tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách bảo quản nhân bánh trung thu tốt nhất

19/04/2015 09:59 AM
1,171

Cách bảo quản nhân bánh trung thu tốt nhất. Nhân bánh trung thu không đòi hỏi nhiều kĩ thuật phức tạp nhưng để làm nhân được ngon, các mẹ cần lựa chọn nguyên liệu tốt, và nhất là phải thật kiên nhẫn, vì công việc chế biến nhân là một quy trình gồm nhiều bước.




CÁCH BẢO QUẢN NHÂN BÁNH TRUNG THU  TỐT NHẤT
Bảo quản bánh trung thu như thế nào?


Mùa trung thu 2013 đã đến, nghĩ đến những chiếc bánh khoái khẩu bạn đã thấy nôn nao chưa nào? Hãy cùng chia sẻ những cách bảo quản bánh trung thu thật an toàn và hợp vệ sinh nhé!

Đối với những loại bánh trung thu tươi, bánh cổ truyền thường là không có chất bảo quản nên khi mua về hoặc được cơ quan, bạn bè tặng thì ăn ngay trong thời hạn sử dụng có ghi trên bao bì là ngon nhất. Nếu gia đình có nhiều bánh quá hoặc muốn dự trữ để lúc thèm vẫn có bánh ăn thì nên làm theo 2 cách sau:

Bánh trung thu khi mua về nếu muốn ăn ngay trong vài tuần thì có thể bỏ trong ngăn mát của tủ lạnh. Với nhiệt đô trong ngăn mát có thể bảo quản bánh khoảng một tháng mà không bị mốc bánh mà vẫn giữ được độ tươi của bánh.

Còn nếu bạn muốn dự trữ bánh từ mùa này qua mùa khác để có bánh trung thu ăn quanh năm thì bạn bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Cách này giúp cho bạn có thể bảo quản bánh lâu mà vẫn tươi ngon.

Cả 2 cách trên đều có nhược điểm là làm cho bánh khô, vỏ bánh cứng, các thành phần trong nhân bánh cũng bị khô và cứng. để khắc phục điều này bạn nên bỏ vào lò vi sóng vài phút trước khi ăn. Làm như vậy bánh sẽ mềm và tươi ngon như bánh mới ra lò.

THAM KHẢO THÊM:

Cách làm Nhân Bánh Trung Thu




Nguyên liệu làm nhân bánh phải được nấu chín, nghiền nhuyễn hoặc nghiền nát (với loại nhân mịn như đậu xanh, đỗ đen, sen v.v...), băm hoặc xay nhỏ (nhân thập cẩm). Nhân cần được xào kĩ với đường và dầu ăn để tạo vị ngọt và thơm, nhưng quan trọng hơn là để bảo quản nhân. Sau khi sên xong nhân, các mẹ để nguội là có thể sử dụng được. Với lượng nhân chưa dùng tới, các mẹ gói nhân vào nilon bọc thực phẩm rồi cất tủ lạnh hoặc có thể cho nhân vào hộp, để nơi thoáng mát. Các mẹ nên làm sẵn nhân 1 ngày trước khi làm bánh.

Sau đây, Thucdonchobe xin gửi tới các mẹ một vài công thức làm nhân bánh trung thu phổ biến và dễ thực hiện. Cách làm với mọi vị nhân đều tương tự nhau.


Nhân nhuyễn: sen, đậu xanh, đỗ đen, đỗ đỏ, khoai môn, khoai tím v.v...

Nguyên liệu:

- 250gr hạt/khoai.

- 150gr đường.

- 15ml mạch nha.

- 30gr bột bánh dẻo / bột nếp chín (bột nếp các mẹ có thể mua loại đóng gói trong siêu thị, về nhà bỏ vào lò vi sóng quay 30s là dùng được).

- 100-120ml dầu ăn.

Thực hiện


- Luộc, hấp hạt. Với các loại hạt, các mẹ nên ngâm nước trước để hạt nở và mau bung khi hấp/luộc.

- Nghiền nhuyễn, xay nhỏ hạt với đường.

- Đặt lên bếp sên lửa nhỏ, vừa sên vừa cho từ từ mỗi lần khoảng 20ml dầu ăn tới khi sờ vào nhân không bị dính tay, nhân có độ kết dính vừa đủ để nặn thành viên (Lượng dầu ăn sẽ được ghi chú cụ thể ở các công thức phía dưới). Lượng dầu ăn cho trong công thức chỉ mang tính tương đối, các mẹ nên từ từ cho dầu ăn và thử độ dính của nhân trước khi cho thêm. Trường hợp lỡ tay cho quá nhiều dầu ăn, các mẹ có thể sử dụng giấy thấm dầu thấm bớt, hoặc nặn nhân thành các viên nhỏ, để lên rá thưa nơi thoáng cho dầu róc bớt.

- Cho bột nếp chín hoặc bột bánh dẻo vào nhân để tạo độ kết dính tốt.

- Trước khi kết thúc sên nhân cho vào 15ml mạch nha rồi trộn đều.

- Thời gian trung bình để sên một mẻ nhân thường là 2 tiếng. Với nhân giàu tinh bột như khoai môn, khoai lang tím thì thời gian sên sẽ nhanh hơn (khoảng tầm 60 phút). Các mẹ sên nhân lâu thì nhân càng dùng được lâu. Nếu các mẹ làm bánh ăn ngay thì có thể rút ngắn thời gian sên.

Nhân thập cẩm

Nguyên liệu


- 100gr hạt dưa tách vỏ, rang chín.

- 100gr hạt điều/hạnh nhân rang chín, tách đôi.

- 100gr mứt sen trần, tách đôi.

- 100gr mứt bí thái sợi tăm.

- 100gr vừng rang.

- 50gr mỡ đường (mua loại bán sẵn hoặc có thể dùng mỡ thái lát 1cm, luộc 3 phút sau đó thái hạt lựu, trộn với đường).

- 100gr lạp xưởng, thái lát mỏng, trộn đường.

- 5ml dầu vừng.

- Lá chanh thái chỉ.

- 10ml nước cất hoa bưởi.

- Một chút muối.

- 100gr bột bánh dẻo.

Thực hiện


Trộn tất cả các nguyên vật liệu trên với nhau. Bột bánh dẻo là chất kết dính, cho vào sau cùng. Khi thấy hỗn hợp có thể nắm lại được thành những viên tròn mà không rời rạc là vừa. Nếu ướt cho thêm bột bánh dẻo. Nếu quá tay bị khô, cho một chút rượu ngon.

m bánh trung thu

Học phí và thời gian học tùy theo yêu cầu cá nhân hoặc tập thể

1. Lý thuyết căn bản về bánh trung thu nướng và dẻo – Cách bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Thắng đường bánh nướng – Cách làm và xử lý trứng vịt muối.
3. Cách làm thịt xá xíu – Cách làm mứt gừng dỏ - Xử lý mỡ hạt lựu.
4. Phương pháp làm nhân bánh đậu xanh - Ứng dụng nướng bánh.


5. Kiểm tra thực hành.
6. Bánh nướng nhân dừa.
7. Bành nướng nhân hạt sen.
8. Bánh nướng nhân đậu đỏ.


9. Bánh nướng nhân đậu xanh sầu riêng
10. Cách làm nhân thập cẩm.
11. Bánh nướng nhân thập cẩm.
12. Bánh nướng nhân thập cẩm gà quay vi cá.


13. Kiểm tra thực hành.
14. Cách thắng đường bánh dẻo.
15. Cách làm một số nhân bánh dẻo
16. Cách làm một số nhân bánh dẻo ( tiếp theo )


17. Nhồi bánh và in bánh dẻo.
18. Thực hành một số mẫu bánh nướng: heo con, bầy heo..
19. Thực hành một số mẫu bánh dẻo.
20. Thực hành bánh bía đậu xanh.


21. Bánh bía thập cẩm.
22. Ôn tập thực hành.
23. Ôn tập thực hành.
24. Kiểm tra.


Kinh nghiệm làm bánh Trung thu: Bánh nướng


Bánh cổ truyền tuy dễ nhưng cũng có cái khó. Các công thức trên mạng thì nhiều nhưng tỉ lệ thành công không nhiều. Ngay như công thức vỏ bánh nướng của Baking Challenge 5 chuẩn như thế mà áp dụng vào làm để thành công cũng không phải đơn giản. Nhiều bạn hỏi mình “sao bánh của tớ làm mặt không được mịn màng”, “bánh mình làm bị chảy xệ”, “màu bánh không đẹp” hoặc “nhân sao khô, rời rạc thế?”

Tôi có vài kinh nghiệm làm bánh nướng như sau:

Vỏ bánh:

Vỏ bánh công thức của Baking Challenge 5 Mooncake đến thời điểm này vẫn là công thức vỏ bánh nướng homemade tốt nhất. Nếu tuân thủ đúng hướng dẫn, cân đong đúng liều lượng coi như vỏ bánh đã ok rồi. Vỏ trộn xong cần để nghỉ ít nhất 10′ để khi tạo hình bột không bị co rút. Một lưu ý quan trọng là vỏ bánh làm theo công thức này rất dễ bị khô. Nếu 1 người làm thì không nên trộn quá 2 công thức vỏ bánh, để lâu quá bột vỏ sẽ khô dẫn dến bánh đóng ra không được sắc nét.

Nhân bánh:

Nhân đậu, sen, các loại khoai:

Nếu là đậu phải đãi vỏ, ngâm nở. Tiếp đến làm chín đậu, hạt sen (hoặc khoai). Nếu hấp cách thủy (còn gọi là đồ) đậu, đỗ sẽ chín nhưng không “nhừ tơi” được. Nên cho đậu vào nồi, đổ nước ngập 1 đốt ngón tay và nấu chín trên bếp sau đó xay cả nước cả đậu thật nhuyễn. Sau đó đổ nước đậu sền sệt (thậm chí như cháo) này vào chảo dầy và bắt đầu sên. Hỗn hợp đậu ướt sên mất nhiều thời gian hơn hỗn hợp đậu khô nhưng thành phẩm trong, đẹp và để được lâu hơn là đậu khô. Khi sên nhân, đến khi hỗn hợp không còn dính chảo, dẻo là được. Lúc này sờ hỗn hợp có vẻ còn lỏng, mềm nhưng trên thực tế đến khi nguội là vừa. Sên khô quá cắt miêng bánh ra nhân sẽ bị vỡ vụn không đạt yêu cầu.

Nhân thập cẩm kiểu cổ truyền:

Ai cũng biết nhân kiểu cổ truyền gồm mỡ muối, hạt điều, hạt dưa, hạt sen, hạt bí, vừng, lạp xưởng, lá chanh, rượu. Các nguyên liệu này đặc tính khô và rời rạc nên bột bánh dẻo trên lý thuyết là chất kết dính giúp các loại nguyên liệu này dính với nhau có thể nắm lại thành viên (nhân bánh). Tuy nhiên trên thực tế nhiều bạn làm dập khuôn theo công thức trên đã gặp khó khăn khi muốn nắm các nguyên liệu thành viên tròn, dường như chúng chẳng nghe lời, được một lúc lại rời rạc ra hết cả.
Vấn đề là ở chỗ lũ nhân này cần một “chất xúc tác” giúp cho bột bánh dẻo làm tốt vai trò kết dính của nó. Kinh nghiệm của Kiwi và Trà My là thêm một lượng nước nhất định vào hỗn hợp nhân. Có hai cách để thêm “nước” vào: cho nước đường pha nhạt hay corn syrup hoặc cũng có thể kết hợp cả hai. Hỗn hợp được làm ẩm kết hợp tốt với bột bánh dẻo sẽ liên kết tốt.

Phết bánh:

Muốn cho vỏ bánh nâu sậm, hỗn hợp phết bánh thông thường gồm trứng + nước chưa đủ. Cần thêm vào dầu mè đen, lòng trắng trứng. Hỗn hợp Kiwi dùng phết bánh gồm: 1 lòng đỏ trứng, 1/2 lòng trắng trứng, 2 thìa dầu mè đen, 2 thìa nước. Nếu muốn đậm hơn nữa có thể thêm vào tẹo đường cho “bắt” lửa (kinh nghiệm của Trà My).

Cách phết:

- Dùng chổi sợi nhỏ. Ở công đoạn này thì chổi hàng Thiếc (hoặc chổi quét sơn) dùng tốt hơn chổ silicon sợi to.
- Phết sau khi đã nướng tái, lúc này mặt bánh đã có tia vàng.
- Phết trứng khi mặt bánh khô, ko dính nước (nước xịt làm bánh bớt khô). Nếu xịt nước xong cần cho bánh vào lò cho bay hết hơi nước. Nếu bánh còn ướt mặt mà đã quét trứng thì mặt bánh sau sẽ không sắc nét, không bóng đẹp, thậm chí còn bị rạn.
- Trứng chỉ quét một lớp thật mỏng. Không quét dầy quá sẽ tạo bong bóng trên mặt bánh. Tốt nhất nên quẹt loại bỏ bớt phần hỗn hợp nước trứng vào thành bát trước khi quét lên bánh.
- Thông thường mỗi mẻ bánh cần 2 lần quét là đủ.

Nướng bánh:

Nướng bánh là khâu quan trọng nhất quyết định hình dạng của một chiếc bánh. Sau khi nướng, mặt bánh phải sắc nét như lúc mới đóng, màu sắc vàng đều, thành bánh thẳng, không bị biến dạng. Nếu bánh mặt mới hơi vàng, thành bánh bị cong (chảy xệ) là nhiệt độ nướng chưa đạt. Nhân bánh nướng thực chất đã chín nên khi nướng bánh chỉ cần quan tâm đến lớp vỏ bên ngoài. Có hai nguyên nhân khiên bánh bị chảy xệ: hoặc do nhân bị nhão quá, hoặc do để trong lò quá lâu. Nếu do nhân nhão, tất nhiên sẽ phải “chữa” phần nhân bánh bằng cách xào lại cho khô bớt. Còn nếu do nhiệt độ lò thì cách điều chỉnh là tăng nhiệt (220 độ) nướng nhanh. Nếu để 180 độ sẽ mất nhiều thời gian nướng để bánh vàng mặt. Như vậy cũng đồng nghĩa với bánh sẽ phải ở trong lò lâu hơn dẫn đến bánh bị “phình”, nứt. Tôi nướng bánh 220 độ (thực tế nhiệt lên đến 240 độ), từ đầu đến cuối không cần chọc chân, bánh vẫn giữ phom đẹp. Một lưu ý nữa là vì nướng bánh với nhiệt cao nên luôn phải để mắt đến khay bánh nếu không muốn làm lại mẻ khác. Mỗi lần nướng thời gian không quá 8 phút. Một mẻ bánh nướng tất cả 3 lần, phết trứng 2 lần, mỗi lần nướng chưa đến mười phút nhưng sau mỗi lần nướng cần để bánh nghỉ 20-30′ cho nguội bớt mới cho vào nướng tiếp. Nếu nướng một mạch từ đầu đến khi bánh vàng mặt mặt như mong muốn thì bánh không tránh khỏi bị nứt, phồng, chảy xệ.





Chế biến và bảo quản thức ăn từ bột mỳ -
Cách bảo quản thịt bò trong tủ lạnh
Cách làm bánh pía
Tác hại của việc ăn nhiều bánh mì với cơ thể
Cách làm bánh quy socola hấp dẫn cả nhà -
Cách làm bánh bao ngon không cưỡng nổi
Công thức làm bánh mì ngọt
Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh chuẩn





(ST)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý