Cách bảo quản Chôm chôm tươi ngon

seminoon seminoon @seminoon

Cách bảo quản Chôm chôm tươi ngon

19/04/2015 09:59 AM
5,327

Cách bảo quản Chôm chôm tươi ngon. Mùa chôm chôm chín kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch. Quả đầu mùa thường không ngon, còn sang tháng 7 âm lịch là chôm chôm trái vụ nên rất dễ bị sâu phần cuống.





CÁCH BẢO QUẢN CHÔM CHÔM TƯƠI NGON
Cách chọn chôm chôm ngon tuyệt hảo

Chôm chôm luôn là loại quả được các chị em "mê mẩn" mỗi khi mùa hè đến bởi ăn rất ngọt và mát. Nhưng làm sao để biết đâu là chôm chôm ngon tuyệt hảo?

Ở nước ta các giống chôm chôm được trồng nhiều là chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm đường... Trong các giống trên, chôm chôm nhãn được đánh giá cao hơn cả.


Quả chôm chôm nhãn lúc vừa chín có màu vàng, khi chín có màu vàng đỏ, gai ngắn. Trên vỏ quả có một rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy, nom như hai nửa vỏ ráp lại, cùi dày và tróc khỏi hạt, ăn ngon, giòn, vị ngọt dịu, thơm.

Chôm chôm ngon phải có vỏ giòn, gai cứng.

Khi mua chôm chôm Thái (râu dài) hoặc chôm chôm nhãn, không nên chọn trái chín đỏ vì thịt sẽ dai, ít tróc. Nên chọn trái vừa chín, còn ửng vàng, hơi xanh thì cơm trái sẽ rất giòn và dễ tróc.

Với chôm chôm thường, bạn có thể chọn trái vỏ đỏ nhưng gai xanh.

Với tất cả các loại chôm chôm, bạn đều cần chọn trái vỏ giòn, gai cứng, xanh vì đó là những trái còn tươi. Không nên chọn những quả gai chuyển màu nâu, vỏ mềm. Cũng nên tránh những nơi bán thường xuyên tưới nước lên trái chôm chôm vì vừa làm tăng cân vừa khiến quả dễ bị ủng, không bảo quản được lâu sau khi mua về.

Ăn chôm chôm vừa khoẻ vừa đẹp

Trong cùi chôm chôm chín có nhiều loại đường dễ hấp thụ, các vitamin và muối khoáng, đặc biệt là nhiều vitamin C, canxi và phốt-pho. Trong 100 gr cùi chôm chôm có đến 38,6 mg vitamin C, 30 mg phốt-pho, 22 mg canxi, do đó chỉ cần ăn mấy quả là đủ nhu cầu về vitamin C hằng ngày của cơ thể.


Ăn chôm chôm để... xinh đẹp hơn (ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, cùi chôm chôm còn được chị em dùng như một loại mỹ phẩm. Lấy cùi chôm chôm chín nghiền nát thành bột nhão, đắp lên mặt ít phút làm mặt nạ dưỡng da, rất tốt và lành.

2. Chôm chôm nên thuốc

Tuy xấu mã hơn các trái vải, nhãn nhưng vị chôm chôm thật có duyên: chua ngòn ngọt, giòn giòn - không ngọt quá để ngán, không chua quá để sợ! Cái miệng cũng lạ, nếu đã nếm qua trái chôm chôm nhãn rồi thì không còn muốn ăn trái chôm chôm thường nữa. Bởi cơm chôm chôm nhãn giòn, ít chua và ngọt đậm đà hơn chôm chôm thường.

Và ở nước ta, khoảng giữa tháng năm  đến cuối tháng sáu âm lịch, nhà vườn miệt Cửu Long thường thấp thỏm với những chùm chôm chôm tróc tươi mơn mởn vì rớt giá. Ngon đặc sắc là chôm chôm cồn: Bến Tre, Vĩnh Long...  Riêng chôm chôm miền Đông gần như có quanh năm, nhưng chất lượng kém hơn. Da trái không căng mọng, có khi hiện một ít nốt sần nhỏ, vỏ dày.

Có mấy ai biết được công dụng của trái chôm chôm. Lấy cùi trái rẻ tiền này, bạn đem nghiền nát thành bột nhão, đắp lên mặt làm mặt nạ dưỡng da rất tốt.Trái chôm chôm xanh có tác dụng như thuốc tẩy giun, làm giảm tiêu chảy, bệnh lỵ và trợ tiêu hóa. Trái chín chứa nhiều Vitamin C, kali và phốt-phô.  Trong 100g thịt cùi chôm chôm chứa 38,6 mg vitamin C, 30mg phốt-phô và 22mg calci và 140mg kali. Chỉ cần bạn ăn vài trái chôm chôm là đủ nhu cầu về Vitamin C hằng ngày (50 – 60mg Vitamin C/ngày). Còn lá chôm chôm, bạn giã nhỏ đắp lên hai bên thái dương sẽ giúp làm dịu cơn nhức đầu.Riêng hạt trái chôm chôm có chứa dầu béo tương tự như dầu béo trong ca-cao. Khi bạn gia nhiệt hạt, lượng dầu này tỏa mùi thơm dễ chịu, có thể dùng làm xà phòng và đèn cầy.Ở Malaysia chôm chôm còn được dùng như một vị thuốc. Vỏ khô của trái được bán trong các cửa hàng thuốc địa phương. Nước sắc từ cây này dùng trị bệnh tưa miệng ở trẻ em. Còn nước sắc từ rễ cây được dùng để hạ nhiệt, giảm sốt.

Chôm chôm quả tươi

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các giống và/hoặc các hạng chôm chôm thương phẩm, có tên khoa học là Nephelium lappaceum L., thuộc họ Sapindaceae, được tiêu thụ dưới dạng quả tươi, sau khi đã được xử lý sơ bộ và đóng gói. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho chôm chôm dùng cho quá trình chế biến công nghiệp.

2   Yêu cầu chất lượng

2.1   Yêu cầu tối thiểu

Tùy theo các yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, tất cả các hạng chôm chôm phải:

-   nguyên vẹn;

-   lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng, không thích hợp cho sử dụng;

-   sạch, không có tạp chất lạ nhìn thấy bằng mắt thường;

-   không có sâu bệnh và không bị sâu bệnh gây hại làm ảnh hưởng đến sản phẩm;

-   không bị ẩm bất thường ở ngoài vỏ, trừ khi vừa mới đưa ra từ bảo quản lạnh;

-   không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ;

-   màu quả tươi;

-   không bị hỏng do nhiệt độ cao và/hoặc thấp;

2.1.1   Chôm chôm phải được thu hái một cách cẩn thận và đạt đến mức độ phát triển và chín thích hợp phù hợp với các tiêu chí về giống và/hoặc hạng thương mại và vùng trồng.

Độ phát triển và trạng thái của chôm chôm phải sao cho có thể:

-   chịu được vận chuyển và xử lý;

-   đến được nơi tiêu thụ với tình trạng tốt.

2.2   Phân hạng

Chôm chôm được phân thành ba hạng như sau:

2.2.1   Hạng “đặc biệt”

Chôm chôm thuộc hạng này phải có chất lượng cao nhất. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại. Chôm chôm không được có các khuyết tật, trừ các khuyết tật rất nhẹ không ảnh hưởng tới mã quả, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trên bao bì.

2.2.2   Hạng I

Chôm chôm thuộc hạng này phải có chất lượng tốt. Chúng phải đặc trưng cho giống và/hoặc hạng thương mại. Cho phép có các khuyết tật nhẹ, miễn là không ảnh hưởng tới mã quả, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trên bao bì:

-   khuyết tật nhẹ về hình dạng quả;

-   khuyết tật nhẹ trên vỏ không quá 5 % tổng diện tích bề mặt, kể cả khuyết tật trên râu quả.

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.

2.3.3   Hạng II

Chôm chôm thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu trong các hạng cao hơn nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu qui định trong 2.1. Có thể cho phép chôm chôm có các khuyết tật sau đây với điều kiện vẫn đảm bảo được các đặc tính cơ bản liên quan đến chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm.

-   khuyết tật về hình dạng;

-   khuyết tật trên vỏ không quá 10 % tổng diện tích bề mặt, kể cả khuyết tật trên râu quả.

Trong mọi trường hợp, các khuyết tật trên đều không được ảnh hưởng đến thịt quả.

3   Yêu cầu về kích cỡ

Kích cỡ được xác định theo số lượng quả trên một kilogam. Có hai dạng thể hiện: dạng quả rời và dạng chùm, được quy định trong bảng sau:

Đối với quả dạng quả rời, việc quy định về mã kích cỡ được nêu trong Bảng 1.

Bảng 1 – Mã kích cỡ chôm chôm ở dạng quả rời

Mã kích cỡ

Khối lượng quả (g)

Số lượng quả/kg

1

> 43

< 23

2

từ 38 đến 43

từ 23 đến 26

3

từ 33 đến 37

từ 27 đến 30

4

từ 29 đến 32

từ 31 đến 34

5

từ 25 đến 28

từ 35 đến 40

6

từ 18 đến 24

từ 41 đến 50

Đối với quả dạng chùm, việc quy định về mã kích cỡ được nêu trong Bảng 2.

Bảng 2 – Mã kích cỡ chôm chôm ở dạng quả chùm

Mã kích cỡ

Số lượng quả/kg

1

£ 29

2

từ 29 đến 34

3

từ 35 đến 40

4

từ 41 đến 45


Cho phép dung sai về chất lượng và kích cỡ trong mỗi bao bì đối với sản phẩm không thỏa mãn các yêu cầu của mỗi hạng quy định

Cho phép 5% số lượng hoặc khối lượng chôm chôm không đáp ứng yêu cầu của hạng “đặc biệt”, nhưng đạt chất lượng hạng I hoặc nằm trong giới hạn dung sai của hạng đó.

Ngoài ra, cho phép trong mỗi bao gói chứa 10 % số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả ở dạng chùm.

Cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả không đáp ứng yêu cầu của hạng I nhưng đạt chất lượng hạng II hoặc nằm trong giới hạn dung sai của hạng đó.

Ngoài ra, cho phép trong mỗi bao gói chứa 10% số lượng hoặc khối lượng quả ở dạng chùm

Cho phép 10% số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả không đáp ứng yêu cầu của hạng II cũng như các yêu cầu tối thiểu, nhưng không có quả bị thối hoặc bất kỳ hư hỏng khác không thích hợp cho tiêu dùng.

Ngoài ra, cho phép trong mỗi bao gói chứa 10% số lượng hoặc khối lượng quả chôm chôm ở dạng chùm.

Đối với tất cả các hạng hoặc các dạng trình bày, cho phép 10 % số lượng hoặc khối lượng chôm chôm quả tương ứng với kích cỡ cao hơn và/hoặc thấp hơn được nhận biết trên bao gói.

Chôm chôm trong mỗi bao gói phải đồng đều và chỉ gồm các quả có cùng màu sắc, kích cỡ, chất lượng, giống và/hoặc hạng, xuất xứ. Phần nhìn thấy được của quả trên bao bì phải đại diện cho toàn bộ quả trong bao bì.

Bao bì phải đảm bảo chất lượng, v+ệ sinh, thông thoáng, bền, thích hợp cho việc vận chuyển, chuyên chở bằng đường biển và bảo quản chôm chôm. Bao bì không được chứa tạp chất và mùi lạ

Chôm chôm phải được trình bày dưới một trong các hình thức sau đây:

5.3.1   Dạng quả rời

Trong trường hợp này cuống quả phải được tách khỏi mắt thứ nhất và có chiều dài tối đa không quá     5 mm tính từ đầu quả.

5.3.2   Dạng quả chùm

Chùm không được có lá và phải có các cụm quả, mỗi cụm gồm ít nhất hai quả. Phần cuống của mỗi chùm không được dài quá 20 cm tính từ chùm quả cao nhất.


THAM KHẢO THÊM :Bảo quản trái cây tươi lâu mà không cần hóa chất

Vải thiều

- Đặc điểm nhận biết trái vải thiều là lớn cỡ ngón chân cái, quả tròn, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm. Bóc vỏ ra, bên trong là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát, thơm mùi đặc trưng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi.

- Về hình thức, vải thiều không đẹp bằng vải lai. Trái vải thiều nhỏ hơn, chỉ bằng 70% vải lai, không tươi, đẹp bằng, trái tròn hơi đều, trong khi giống vải lai quả vải to mọng, thân thuôn dài, hạt to. Vải thiều lúc nào mùi cũng thơm và ngọt đậm hơn các loại vải khác.

- Để chọn được quả vải ngon bạn cần lưu ý: Chọn những quả vải căng tròn, vỏ tươi, gai ở vỏ vải phải nhẵn. Cành của quả vải dẻo và nhỏ. Tránh chọn những quả vải cành đã khô, vỏ có đốm khô rất dễ bị sâu. 

3.  Nhãn:

- Khi mua nhãn, nên chọn những loại nhãn có cuống còn xanh. Không mua những loại nhãn có vỏ trắng sạch, không mua nhãn đã rụng cành, thối nhũn…

- Chọn trái đều nhau, vỏ hơi sần sùi và đen, cuống lớn còn nguyên lá.

- Nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi hắc, vỏ sáng hơn nhãn tự nhiên. Chất lưu huỳnh làm vỏ quả nhãn có màu sáng hơn, nếu dùng ở nồng độ cao sẽ có mùi hắc khó chịu.

- Nãn mua về nên hòa nước muối sạch để rửa (tốt nhất là ngâm nhãn trong nước muối loãng khoảng 10 phút)




Quả cũng "hô hấp"

ThS Nguyễn Mạnh Khải, Khoa Công nghệ sau thu hoạch, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cho biết, có nhiều hoá chất đang được dùng để bảo quản trái cây. Phổ biến nhất hiện nay là đất đèn và chất chống nấm dùng trong xây dựng. Có nơi người ta còn dùng cả chất 2,4D là một loại thuốc diệt cỏ để tẩm ướp bảo quản trái cây. Đây là một hoá chất độc, dùng liều lượng cao có tác dụng diệt cỏ, dùng nồng độ thấp có tác dụng kích thích làm cho trái cây tăng kích thước. Ngoài ra, còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá, giúp cho trái cây tươi lâu. Với loại trái cây này thì biện pháp để đề phòng như rửa kỹ bằng nước sạch hoặc ngâm nước muối cũng không có tác dụng, vì có thể hoá chất độc hại đã ngấm sâu vào ruột trái cây.

Theo ThS Nguyễn Mạnh Khải, khi đã hái khỏi cành trái cây sẽ bị vi sinh vật xâm nhập theo núm, đẩy quá trình thối rữa diễn ra nhanh hơn. Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí O2 và thải khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn.

Cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen...). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị qui định. Với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 13 độ C, chôm chôm 12 độ C, mãng cầu 13 độ C, dưa hấu 10 độ C... Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1 - 3% trong thời gian 1 - 3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây. Đó là những cách bảo quản an toàn, dễ áp dụng.

Bảo quản bằng cát, lá bèo, tỏi

ThS Phan Thanh Tâm, Bộ môn Công nghệ Thực phẩm sau thu hoạch, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, người ta còn có thể bảo quản bưởi bằng cách bôi vôi vào chỗ đầu cuống của quả bưởi, hoặc vùi cam, bưởi xuống cát cũng có thể bảo quản được tươi trong vài tháng. Bảo quản lạnh từ lâu cũng được coi là một trong các phương pháp bảo quản an toàn cho quả. Khi đó cần phải có bao bì đặc dụng cho từng loại quả khác nhau, đảm bảo trong quá trình đó quả vẫn được hô hấp trao đổi không khí. Hoặc có thể sục khí ozon để diệt hết vi khuẩn có trên vỏ quả, hạn chế quá trình thối rữa...
Theo các chuyên gia, sử dụng các phương pháp dân gian an toàn hơn cho sức khoẻ người sử dụng. Nông dân vùng trồng vú sữa Châu Thành (Tiền Giang) đã sáng kiến ra dùng lá lục bình tươi để làm mát trái vú sữa, vừa giữ được độ ẩm và giúp trái không bị giập, trầy xước, bảo quản được khi vận chuyển đi xa. Dùng lá lục bình tươi gói từng quả vú sữa lại rồi chất chồng lên cho vào thùng xốp (loại thùng ướp nước đá). Cách làm như vậy có thể vận chuyển từ 10 - 14 ngày quả vẫn tươi xanh, trong khi vú sữa không sử dụng lá lục bình chỉ có thể để được 3 - 4 ngày.
Tỏi là một loại củ giúp người nông dân giữ cho quả bưởi tươi lâu. Sau khi thu hoạch có thể giữ cho quả bưởi tươi (màu, lá trên cuống, chậm rụng cuống...) trong khoảng 2 tháng bằng cách dùng tỏi tươi nghiền nhuyễn hòa với nước, phun xịt lên trái bưởi cho ướt đều. Để bảo quản giống xoài cát Hòa Lộc, các nhà khoa học đã xử lý chần nước nóng để ngăn bệnh thán thư và ruồi đục quả. Sau đó, trái được nhúng vào dung dịch Chitosan (vỏ tôm), tạo nên một lớp màng bao phủ mỏng có tác dụng chống mất ẩm, giảm hao hụt trọng lượng và kéo dài thời gian tồn trữ. Quá trình này có thể bảo quản xoài trong 4 - 6 tuần.







Cách chọn hoa quả tươi ngon nhiều dưỡng chất
Cách ngâm mủ trôm và sử dụng an toàn cho gia
Cách chọn bưởi năm roi ngon ngọt mọng nước
Cách bảo quản hoa tươi lâu
Chế biến và bảo quản các loại quả tươi
Mẹo chọn hoa quả ngon ăn Tết
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
Mách bạn ăn trái cây đúng cách 

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý