Cách bảo quản máy ảnh và lens đúng cách nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách bảo quản máy ảnh và lens đúng cách nhất

19/04/2015 10:00 AM
476

Cách bảo quản máy ảnh và lens đúng cách nhất. Bảo quản bằng cách cho thiết bị vào thùng kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khô và háo nước nên sẽ hút hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này cũng tương tự phương pháp dùng hạt hút ẩm.



CÁCH BẢO QUẢN MÁY ẢNH VÀ LENS ĐÚNG CÁCH GIỮ CHO MÁY LUÔN BỀN ĐẸP

Tuyệt chiêu tự bảo quản máy ảnh

Đối với dòng máy ảnh compact




Kéo dài tuổi thọ pin cho máy ảnh compact
Kéo dài tuổi thọ pin cho máy ảnh compact

-
Bảo quản bằng cách sưởi bằng đèn trái ớt là cách mà nhiều người cũng hay sử dụng, bằng cách bỏ thiết bị vào tủ có một hoặc hai đèn trái ớt và sưởi ấm liên tục. Vì chưa dùng phương pháp này nên mình chưa có kinh nghiệm, nhưng tốt nhất cũng nên mua một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi.
Bảo quản bằng cách sưởi bằng tivi, phương pháp này thì rất hiệu quả và cũng theo anh thì có thể tiêu diệt cả nấm mốc do khi tivi hoạt động thì CRT phát ra một lượng từ trường nhất định. Người ta làm một cái tủ nhỏ có đáy bằng lưới và để sát trên tivi, mỗi ngày tivi họat động sẽ có tác dụng sưởi ấm thiết bị. Mình chưa thực nghịêm phương pháp này nhưng nhận thấy phương pháp này cũng hay với điều kiện là ngày nào cũng phải có người xem tivi vài tiếng thì mới có tác dụng.
Chăm sóc cho tuổi thọ pin là một việc làm rất quan trọng. Nhiều người dùng nhận thấy chỉ sau một năm sử dụng, thời lượng pin đã giảm đi khá nhiều. Tốt nhất, không nên cắm sạc khi pin còn nhiều và sử dụng đều tất cả các viên pin (nếu có) để tránh hỏng cho những viên ít được dùng. Không cắm điện quá lâu cho mỗi lần sạc và luôn để pin còn điện năng trong trường hợp lâu không dùng đến.
Bạn có thể tham khảo các dòng
 máy ảnh du lịch nhỏ gọn của chúng tôi.

 Đối với dòng máy ảnh chuyên nghiệp

Tủ giữ chống ẩm mốc cho máy ảnh

Cách tự bảo quản khá đơn giản: Sau khi dùng, lấy khăn mềm lau nhẹ nhàng toàn bộ ống kính và thân máy. Cho máy vào hộp hút ẩm hoặc tủ sấy. Trường hợp mang máy


Tủ giữ chống ẩm mốc cho máy ảnh

ra biển thì bạn phải hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nước biển thấm ướt vào bất kỳ bộ phận nào trên máy. Chú ý, không để cát chui vào ống kính, làm kẹt vòng xoay zoom. Nếu không để ý, xoay mạnh tay, thì ống kính bị dính cát sẽ làm gãy các cần xoay bên trong. Khi chọn mua ống kính, bạn nên chọn loại có lớp UV bảo vệ.


Bạn có thể kiểm tra xem sensor có bẩn không bằng cách sau: Tháo ống kính ra, bật đèn sáng. Nhấn vào Menu, chọn Clean Sensor. Nhấn Set, màn hình hiện lên, khi đó bạn sẽ thấy một “con” sensor màu xanh. Nếu thấy xung quanh sensor có nhiều vết lốm đốm thì nó đã đến thời kỳ làm sạch.


Có thể tự vệ sinh sensor theo cách sau: Dùng quả bóp hơi thổi bụi, thổi nhẹ nhàng theo chiều ngang để nếu có bám bụi thì bụi sẽ bị bắn ra ngoài. Quá trình thổi nên úp máy xuống và thổi từ dưới lên.


Bảo quản bằng cách để thiết bị trong tủ chống ẩm, đây là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có đồng hồ đo và nguyên l‎ý họat động rõ ràng, và cũng tốn tiền nhất vì giá thành của tủ từ 100USD đến vài trăm USD. Nếu có điều kiện thì đầu tư cho 1 cái tủ cũng hợp l‎ý vì với giá trị máy ảnh và ống kính lên đến hơn hàng ngàn USD thì đầu tư cho tủ chống ẩm 100USD cũng thích hợp. Khi cài đặt độ ẩm phù hợp thì tủ sẽ tự động duy trì ở độ ẩm đó nên chúng ta không bận tâm lắm cho việc theo dõi.

Một vài cách bảo quản máy ảnh

Chào các bạn,
Trong chúng ta, những người yêu thích nhiếp ảnh, ai cũng sở hữu máy ảnh và một vài ống kính, và chắc ai cũng đều dành mọi ưu ái cưng chiều cho những thiết bị của mình, những phương tiện giúp chúng ta bắt lấy những khỏanh khắc đẹp.
Bảo quản máy ảnh và ống kính như thế nào cho tốt là một trong những điều mà ai cũng rất quan tâm.
Cá nhân mình cũng vậy, trước đây mình thường bảo quản thiết bị bằng hạt hút ẩm cho vào thùng kín, cách này cũng tương đối hiệu quả nhưng hiệu quả đến mức nào thì bản thân mình cũng không thể biết được vì không có cách kiểm sóat được độ ẩm là bao nhiêu? Sau khi tìm hiểu, tiếp cận và học hỏi các anh kỹ thuật viên ở một số trung tâm và anh Tấn ở đường Trần Hưng Đạo, một người đã làm nghề bảo dưỡng máy ảnh đã 8 năm, mình tổng kết một vài cách bảo quản máy ảnh và ống kính chia sẻ để các bạn tham khảo, mọi thông tin là do mình tổng kết và tự kết luận nên chỉ có giá trị cho các bạn tham khảo thôi nhé.

Hiểu thêm về nấm mốc
Như chúng ta đã biết, bệnh thường gặp của máy ảnh và ống kính là bị mốc do khí hậu ẩm và bảo quản chưa đúng hoặc sơ sài. Nấm mốc là một lọai vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm từ 60% trở lên. Nếu nấm phát triển trên thân máy thì sẽ làm cho các mạch điện do bị ẩm sẽ bị ăn mòn dẫn đến họat động chập chờn, lâu ngày có thể hư hỏng. Nếu nấm phát triển trên ống kính thì ống kính sẽ bị loang lổ như rễ tre làm cho ảnh bị giảm chất lượng, bị halo hoặc rất mờ.
Do là một lọai vi khuẩn nên ở môi trường thuận lợi chúng sẽ lan ra và có thể lây nhiễm cho các thiết bị khác nếu chúng ta để gần nhau. Khi tồn tại trên bề mặt thấu kính các dung dịch mà chúng tiết ra sẽ ăn mòn lớp hóa chất phủ ống kính, nếu lâu ngày thì dù có lau cũng không thể hết được vì lớp hóa chất này đã bị ăn mòn.

Khi thiết bị bị nấm mốc
Theo các KTV bảo dưỡng máy ảnh thì khi mới phát hiện máy ảnh hoặc ống kính bị nấm mốc chúng ta nên đem bảo hành hoặc bảo dưỡng càng sớm càng tốt, điều này sẽ tránh cho thiết bị của chúng ta bị hư hỏng nặng hơn hoặc lây cho các thiết bị khác. Tại các nơi này, các KTV sẽ tháo ống kính ra và vệ sinh sạch sẽ, nếu nấm mốc nhẹ thì chỉ cần lau sơ là sạch ngay, còn nếu bị nặng thì sẽ lau bằng hóa chất nặng hơn, khi bị nấm ăn mòn lớp phủ thì dù lau sạch nhưng bề mặt thấu kính sẽ vẫn bị tỳ vết như vết sẹo trên mặt người đẹp vậy. Giải thích về thắc mắc là khi lau như vậy có thể gây mòn lớp phủ? Anh Tấn nói rằng đó là nhận định sai lầm vì lớp này được phủ trên bề mặt rất chắc chắn và phân tích rằng nếu để lâu sẽ bị tác hại như phần trên mình đã trình bày. Anh cũng nói rằng các ống kính đời mới có lớp phủ tuy chất lượng cao hơn nhưng rất mỏng.
Có những thông tin cho rằng sau khi lau, ống kính sẽ dễ bị mốc lại. Điều này đúng vì khi lắp các thấu kính, nhà sản xuất có tráng một lớp keo mỏng ngòai viền ống kính để cố định và ngăn không cho bụi lọt vào, khi lau ống kính thì KTV chỉ gắn thấu kính vào vị trí cũ mà không có lớp keo nên không khí sẽ lưu thông dễ dàng và vi khuẩn mốc sẽ len lỏi vào theo dễ dàng hơn. Điều này cho thấy tác dụng của việc bảo quản để thiết bị đừng bị nhiễm nấm mốc là việc làm rất quan trọng.

Một vài cách bảo quản
Theo nhiều thông tin thì máy ảnh và ống kính phải được bảo quản trong môi trường có độ ẩm từ 45% đến 50%. Theo mình biết thì ở môi trường thông thường tại Tp HCM có độ ẩm từ 65% trở lên.
- Bảo quản bằng cách cho thiết bị vào thùng kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khô và háo nước nên sẽ hút hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này cũng tương tự phương pháp dùng hạt hút ẩm.
Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền.
Hạn chế là không biết được độ ẩm là bao nhiêu, độ ẩm có đạt ở mức cần thiết hay chưa? Điều này có thể khắc phục bằng cách mua thêm một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi, khi độ ẩm vượt ngưỡng thì ta có thể thay mới hoặc rang lại.
- Bảo quản bằng cách sưởi bằng đèn trái ớt là cách mà nhiều người cũng hay sử dụng, bằng cách bỏ thiết bị vào tủ có một hoặc hai đèn trái ớt và sưởi ấm liên tục. Vì chưa dùng phương pháp này nên mình chưa có kinh nghiệm, nhưng tốt nhất cũng nên mua một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi.
- Bảo quản bằng cách sưởi bằng tivi, phương pháp này theo anh Tấn thì rất hiệu quả và cũng theo anh thì có thể tiêu diệt cả nấm mốc do khi tivi hoạt động thì CRT phát ra một lượng từ trường nhất định. Người ta làm một cái tủ nhỏ có đáy bằng lưới và để sát trên tivi, mỗi ngày tivi họat động sẽ có tác dụng sưởi ấm thiết bị. Mình chưa thực nghịêm phương pháp này nhưng nhận thấy phương pháp này cũng hay với điều kiện là ngày nào cũng phải có người xem tivi vài tiếng thì mới có tác dụng.
- Bảo quản bằng cách để thiết bị trong tủ chống ẩm, đây là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có đồng hồ đo và nguyên l‎ý họat động rõ ràng, và cũng tốn tiền nhất vì giá thành của tủ từ 100USD đến vài trăm USD. Nếu có điều kiện thì đầu tư cho 1 cái tủ cũng hợp l‎ý vì với giá trị máy ảnh và ống kính lên đến hơn hàng ngàn USD thì đầu tư cho tủ chống ẩm 100USD cũng thích hợp. Khi cài đặt độ ẩm phù hợp thì tủ sẽ tự động duy trì ở độ ẩm đó nên chúng ta không bận tâm lắm cho việc theo dõi.

Tất cả các cách bảo quản trên đây chỉ có tác dụng để duy trì độ ẩm cần thiết để giữ khô thiết bị chứ chưa có phương pháp nào lọai trừ hòan tòan nấm mốc. Một số người khuyên rằng lâu lâu nên đem máy ảnh và ống kính ra phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt nấm mốc. Mình thấy cũng hợp lý nhưng khi phơi các bạn nhớ coi chừng trời mưa nhé.

Trên đây là một vài phương pháp để bảo quản máy ảnh do mình tự tổng kết và biên sọan nên không tránh khỏi sai sót, mong các bạn bổ sung thêm để có nhiều thông tin và nhiều lựa chọn nhằm mục đích giúp đỡ mọi người chọn phương pháp bảo quản máy ảnh và ống kính phù hợp với điều kiện của mình.
Chúc máy ảnh và ống kính của các bạn luôn luôn mạnh khỏe.


Cách bảo quản máy ảnh số đúng cách?

Các tác nhân gây hại cho máy ảnh số

-Độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp: Độ ẩm không khí quá cao không chỉ là kẻ thù của máy ảnh số mà còn là tác nhân gây hư hỏng cho nhiều thiết bị điện tử, kỹ thuật số khác như điện thoại di động, laptop... Máy ảnh số nếu không được bảo quản cách ẩm tốt có thể sẽ bị ẩm mốc không chỉ bên ngoài vỏ máy mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới cảm biến và các linh kiện điện tử bên trong.

Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng nếu bảo quản máy ảnh số ở môi trường quá khô cũng không hẳn đã là tốt vì máy ảnh và ống kính đều có những bộ phận chuyển động như các bánh răng trượt, xoay và những chi tiết này được nhà sản xuất bôi trơn bằng dầu máy nhẹ để đảm bảo quá trình vận hành được trơn tru. Nếu bạn đặt máy ảnh số trong môi trường có độ ẩm quá thấp sẽ làm cho dầu khô nhanh hơn dẫn tới các chi tiết vận hành kém hiệu quả hơn thậm chí nhanh lão hóa. Máy và ống kính nên được bảo quản ở độ ẩm khoảng 35% tới 45%. Cách chống ẩm cho máy ảnh được trình bày ở phần sau.

- Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền và tuổi thọ của máy ảnh số. Nhiều người hay có thói quen cất máy ảnh số trong cốp xe máy mà không biết rằng cốp xe máy thường khá nóng sau khi đi một quãng đường dài dẫn tới máy ảnh gặp một số trục trặc khi bị quá nhiệt. Bạn nên tránh đặt máy ảnh vào cốp xe hoặc để máy ảnh số dưới ánh nắng quá gắt vì điều đó hoàn toàn không có lợi cho chiếc máy ảnh của bạn.

- Va đập mạnh: Những va đập trong quá trình sử dụng máy ảnh có lẽ là khó tránh khỏi trong lúc di chuyển. Để đảm bảo an toàn cho máy ảnh, bạn nên sắm một chiếc túi đựng máy ảnh có tính năng chống va đập để giúp máy an toàn khi có va chạm mạnh. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại túi đựng máy ảnh ngoài tính năng chống va đập còn được thiết kế bằng chất liệu không thấm ướt khi đi mưa. Với máy ảnh DSLR, bạn cũng nên trang bị thêm cho ống kính hai phụ kiện cần thiết đó là kính lọc (UV filter) vừa có tác dụng giảm tia cực tím, chống lóa vừa giúp bảo vệ ống kính khi có va chạm, tránh bị xước bề mặt ống kính; loa che nắng (lens hood) vừa ngăn không cho ánh sáng từ hai bên chiếu vào những thấu kính ngoài cùng gây mờ vừa giúp tránh va chạm trực tiếp vào phần đầu của ống kính dễ gây nứt vỡ.


Chống ẩm cho máy ảnh

Chống ẩm cho máy ảnh số có nhiều cách khác nhau, mỗi cách có những ưu nhược điểm khác nhau và chi phí bỏ ra cũng khác nhau, tùy điều kiện thực tế mà bạn chọn cách làm phù hợp.

+ Phơi nắng: Một trong những cách chống ẩm cho máy ảnh được nhiều thợ chụp ảnh hay dùng là thỉnh thoảng đem máy ảnh và ống kính ra tắm nắng. Bạn hãy chọn thời điểm ánh nắng nhẹ vào buổi sáng (tránh nắng gắt vào buổi trưa hoặc chiều) rồi tháo ống kính, kính lọc (UV filter) và cả mũ lens (hood) ra phơi trong khoảng 30 phút đến 1 giờ. Bạn nên đặt máy và phụ kiện trên một tấm vải sạch và chọn khu vực không có nhiều bụi để tránh bụi bẩn bám vào máy hay ống kính. Tắm nắng cho máy ảnh và phụ kiện chỉ thích hợp với những khu vực khô ráo, ít bụi, cách này tuy đơn giản và không mất tiền nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nơi bạn ở.

+ Chống ẩm: Nếu khu vực bạn ở thường có mưa hoặc trời nồm ẩm ướt thì phơi nắng là điều không thể thực hiện được. Trong trường hợp này bạn cần phải tìm cách khác để hạn chế tối đa hơi ẩm trong không khí tiếp xúc với máy và phụ kiện. Một trong những cách chống ẩm mà các thợ ảnh ngày xưa hay dùng đó là rang thật khô gạo sau đó bỏ vào túi vải xô khâu kín lại đặt bên cạnh máy ảnh và ống kính. Đặc tính gạo rang có thể hút ẩm rất tốt nhưng sau một thời gian bạn sẽ phải tháo túi ra và rang lại gạo để đảm bảo hạt gạo vẫn khô và hút ẩm tiếp. Cách này tuy không mất nhiều chi phí nhưng tốn công rang gạo và công tháo lắp túi đồng thời nếu bạn quên không kiểm tra túi gạo thường xuyên, rất có thể máy ảnh của bạn vẫn sẽ bị ẩm mốc.

Bạn cũng có thể sử dụng vôi bột cho vào túi vải xô giống như gạo rang vì đặc tính hút ẩm của vôi bột cũng rất tốt, tuy nhiên hãy nhớ kiểm tra độ ẩm của túi gạo hoặc vôi theo định kỳ để đảm bảo máy không bị ẩm mốc.

Ngày nay hạt chống ẩm Silicagel ra đời được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản chống ẩm cho thuốc hay các thiết bị điện tử như máy ảnh số. Hạt chống ẩm Silicagel có giá rất rẻ, chỉ từ 30 tới 40 nghìn đồng/kg và mua tại các cửa hàng bán hóa chất (ở Hà Nội có thể tìm mua ở phố Hàng Gà). Bạn hãy cho hạt chống ẩm Silicagel vào rang thật khô sau đó bỏ vào túi vải xô khâu lại, tiếp theo hãy bỏ cả hạt chống ẩm cùng máy và ống kính vào một chiếc hộp nhựa có gioăng cao su kín (tốt nhất dùng loại hộp của hãng Lock&Lock đảm bảo kín). Định kỳ 2 tháng mỗi lần bạn nên mở hộp để kiểm tra xem hạt Silicagel đã no nước hay chưa và đem rang/phơi nắng nếu cần thiết.

Hiện nay tại các cửa hàng bán máy ảnh đều có bán loại hộp chống ẩm bằng nhựa trong suốt, bên trong được đặt sẵn túi chứa hạt Silicagel rất thuận tiện cho việc bảo quản tránh ẩm. Có hai loại hộp chống ẩm, một loại chỉ đựng sẵn túi chứa hạt Silicagel, loại khác được nhà sản xuất trang bị thêm một đồng hồ ẩm kế giúp bạn dễ dàng theo dõi độ ẩm và phát hiện tình trạng quá ẩm hoặc quá khô.

Nếu như bạn quá bận rộn và ít có thời gian quan tâm đến độ ẩm trong hộp bảo quản máy ảnh số, có một thiết bị chuyên dụng khác là tủ chống ẩm chạy bằng điện sẽ giúp bạn luôn luôn yên tâm không phải lo về tình trạng ẩm mốc của thiết bị. Tủ chống ẩm có nhiều dung tích khác nhau từ 8 lít tới 400 lít tùy thuộc số lượng thiết bị bạn muốn bảo quản nhiều hay ít. Cấu tạo tủ chống ẩm thường là vỏ bằng kim loại, mặt trước bằng kính, phía bên trong có núm vặn điều chỉnh mức độ ẩm phù hợp và bên ngoài cửa tủ có đồng hồ ẩm kế giúp bạn dễ dàng theo dõi độ ẩm bên trong tủ. Tủ chống ẩm loại 40 lít được xem là phù hợp với đa số nhu cầu của người dùng máy ảnh số, bạn có thể xếp 1 thân máy và từ 2 tới 3 ống kính cỡ vừa vào chiếc tủ này.


Những hư hỏng thường gặp và cách bảo quản máy ảnh





Những hư hỏng thường gặp và cách bảo quản máy ảnh

Những hư hỏng thường gặp và cách bảo quản máy ảnh



Ông cha ta nói “Của bền tại người” thì cũng không sai.

Với nhu cầu gia đình, máy ảnh kỹ thuật số hiện đã chiếm lĩnh thị trường. Khá hiện đại, dễ sử dụng, nhưng nếu không biết dùng, hư hỏng ở bộ cảm biến có thể khiến bạn phải trả giá cao. Sau đây là những hướng dẫn cách bảo quản máy ảnh.

Cách bảo quản máy ảnh

Đối với dòng máy ảnh compact

Tỷ lệ hỏng hóc của dòng máy này là 3/10. Phần lớn hỏng hóc thường xảy ra với bộ cảm biến, hay còn gọi làsensor. Có thể xem thành phần này là linh hồn của máy vì nó có khả năng quán xuyến những phần việc quan trọng nhất, từ việc chuyển dữ liệu ánh sáng tự nhiên thành ánh sáng ảnh đến việc quyết định chất lượng độ phân giải ảnh.
Tần suất hoạt động nhiều, cùng quá trình dùng máy không cẩn thận của người dùng: Đánh rơi, cấn hoặc ép mạnh vào máy, điều kiện thời tiết không thuận lợi… đều ảnh hưởng đến bộ phận đặc biệt nhạy cảm này. Bên cạnh đó, việc sử dụng không đúng chức năng, thông số kỹ thuật của máy cũng ảnh hưởng đến sensor.
Các dòng máy compact trên thị trường hiện nay đều dùng công nghệ CMOS và CCD. Theo quy luật, máy dùng công nghệ CMOS thường tiết kiệm được chi phí vì giá thành rẻ do sensor CMOS chỉ cho chất lượng ảnh chỉ ở mức tương đối. Theo đó, khả năng làm việc của máy cũng có giới hạn nhất định.
Riêng sensor CCD đạt chất lượng cao hơn, có thể phóng to, thu nhỏ ảnh và chụp với độ nhạy cao, giá thành cũng đắt hơn… Nhiều khách hàng, do không biết điều trên, đã dùng máy công nghệ CMOS với cường độ cao như của CCD. Do đó, tuổi thọ của sensor bị suy yếu dần. Lâu ngày, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời, sensor hỏng cũng là điều tất yếu. Ngược lại, những chiếc máy dùng CCD cũng không phải là “bất khả chiến bại” nên cần cơ chế hoạt động hợp lý.
Dấu hiệu sensor xuống sức là độ sáng trên ảnh không còn chuẩn, hoặc quá sáng, hoặc tối màu dù đã điều chỉnh chế độ cân bằng trắng. Tốc độ chụp sẽ ngày càng chậm chạp, khoảng cách chụp giữa các bức ảnh rất lâu.
Khi sensor hỏng, biện pháp duy nhất là thay mới vì phương pháp phục hồi không mang lại kết quả. Giá thay mới 500.000 1.000.000 đồng tuy theo độ phân giải và nhà sản xuất.
Ngoài ra, một số sensor bị lỗi là do nhà sản xuất. Tuy nhiên, con số này không đáng kể và đều được các hãng bảo hành, thanh mới miễn phí. Canon từng bị trường hợp này với các máy A60, 70, 75, 300, 310 (PowerShot) và V3, II, IIs (Ixus).
Ngoài sensor, có một số máy lại hỏng ống kính do không được vệ sinh thường xuyên hay trong quá trình chụp đánh rơi gây ra gẫy ống kính, hư board mạch điện tử. Việc sử chữa và thay mới ống kính ở máy compact khá đắt do nó được thiết kế khép kín trong thân máy và khó tìm hàng.
Một số lỗi khác thường gặp như nút bấm máy ảnh, bạn có thói quen nhấn giữ quá lâu làm cho nút bấm bị “chai” và sau này thường phải nhấn rất mạnh bạn mới chụp được hình.
Một phần khác là do bạn để máy ảnh ở nơi ẩm mốc, lâu ngày sẽ gây ra nấm bên trong máy ảnh.

Đối với dòng máy ảnh chuyên nghiệp

Hỏng hóc vặt ở máy pro cũng chiếm tỷ lệ rất ít. Rắc rối nhiều nhất thường là ống kính và sensor.
Ống kính là một tổ hợp các lăng kính giúp lấy cự ly xa, gần, tạo sự thuận lợi để người chụp có được những bức ảnh sắc nét. Do là bộ phận có thể tháo lắp nên ống kính không tránh khỏi tình trạng thường xuyên bị bám bụi, ẩm mốc.
Sử dụng và bảo quản không đúng cách, ống kính bẩn sẽ khiến ảnh chụp bị nhòe, nổi đốm màu. Thông thường, cứ khoảng 3 tháng, phải vệ sinh ống kính một lần. Bạn có thể gửi máy tới hiệu để thợi chuyên nghiệp lau với giá 30.000-50.000 đồng (lau thường) và 50.000-100.000 đồng (lau kỹ với thuốc).
Ảnh chụp không rõ nét, ngoài nguyên nhân ở ống kính thì sensor cũng là tác nhân trực tiếp. Nằm sâu phía trong máy, tiếp giáp với ống kính nên bộ phận này rất dễ bị bôi bẩn. Vệ sinh ống kính đã khó, làm sạch sensor còn khó gấp bội.






Cách chọn máy ảnh chuyên nghiệp
Sử dụng và bảo quản máy ảnh kts
Cách chọn máy ảnh bán chuyên nghiệp tốt nhất
Kinh nghiệm chụp ảnh bằng máy du lịch
Cách chọn mua máy ảnh gia dình đơn giản
Cách chọn ống kính cho máy ảnh
Cách chọn mua máy ảnh kts thông minh,
Cách chọn mua máy ảnh DSLR cũ





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý