Cách bảo quản bột mì để lâu vẫn thơm ngon

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách bảo quản bột mì để lâu vẫn thơm ngon

19/04/2015 10:01 AM
3,670

Cách bảo quản bột mì để lâu vẫn thơm ngon. Trong chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ thì hoạt động Bảo quản lưu kho là một phần không thể tách rời. Nhằm đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng bột mì trong công tác bảo quản lưu kho.





HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN BỘT MÌ
















Nhà kho phải thoáng mát, có hệ thống lưu thông gió… không để ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào.

Nền nhà kho phải luôn sạch sẽ khô ráo, tránh ẩm ướt.

Đảm bảo đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp cho công tác bảo quản, sắp xếp và giao dịch.

Nhiệt độ thích hợp trong kho cho công tác bảo quản là ≤ 28 độ C và độ ẩm dưới 70% (bột mì bảo quản được 06 tháng nếu nhiệt độ ≤ 18 độ C).

Bột mì lưu trữ trong kho phải được xếp trên Pallets, tốt nhất nên sử dụng Pallets nhựa, nếu dùng Pallets gỗ phải phủ tấm bạt lên trên.

Các lô bột mì phải được sắp xếp cách vách tường nhà kho 1 mét, cao tối đa không quá 3 pallets chứa hàng chồng lên nhau và bố trí cách nhau khoảng 40cm – 50cm để đảm bảo công việc theo dõi kiểm soát và  không khí luân chuyển tạo độ thoáng

Trong thời gian bảo quản lưu kho nếu phát hiện có sâu mọt phải lập tức cách ly lô hàng và tiến hành hun trùng. Để bảo đảm hiệu quả và an toàn cho sức khỏe phải liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ khử trùng chuyên nghiệp để tiến hành hun trùng, giám sát trước và sau thực hiện.

Các loại bột mì và cách sử dụng




Thông thường, khi nghĩ tới bột mì, chúng ta thường nghĩ đó là một loại bột mịn, làm từ cây lúa mì. Nhưng trên thực tế, tùy vào loại lúa mì và cách thức xay xát của nhà sản xuất, mà chúng ta có nhiều loại bột mì khác nhau, với công dụng khác nhau. Giờ đây, chúng ta không còn phải sử dụng 1 loại bột cho tất cả các loại bánh nữa

Người ta còn tách thành phần chính của bột ra để sử dụng riêng, đó là gluten (protein) và tinh bột. Tinh bột sử dụng chủ yếu để làm sánh các loại soup, pudding, nước sốt và những loại thức ăn khác. Còn gluten thường được cho thêm vào bột mì để tăng chất lượng của bánh mì.
Bột mì nguyên cám/Bột mì trắng (bột mì thường/Plain flour)
Bột mì nguyên cám có thành phần từ tòan bộ hạt lúa mì, kể cả cám và mầm
Bột mì trắng (bột mì thường) làm từ phần bên trong của hạt lúa mì (trừ mầm và cám).


Một chú ý khi sử dụng 2 lọai bột trên:
-    Bột mì nguyên cám cần nhiều nước hơn trong công thức vì cám hấp thụ nhiều nước hơn phần lõi trắng của hạt lúa mì
-    Phần mầm của lúa mì rất dễ bị biến mùi, tùy thuộc vào điều kiện bảo quản và nhiệt độ, do đó thường được loại ra trong quá trình sản xuất bột nhằm tăng thời hạn bảo quản của bột. Vì thế, nếu bạn muốn thêm mầm lúa mì vào công thức, bạn có thể mua riêng lẻ thành phần này.

Bột làm bánh mì (Bread flour)
Bột làm bánh mì được làm từ loại lúa mì có thành phần protein từ trung bình đến cao. Loại bột này được cho là loại bột « mạnh ». Thành phần gluten cao giúp cho cấu trúc của bánh mì được hòan hảo.  Vì thế, khi làm bánh mì, ta cần loại bột chuyên dụng để cho ra sản phẩm có thể tích và hình dáng hòan hảo.


Bột làm pastry
Puff pastry cũng cần được làm từ bột có thành phần protein cao, bởi vì, khi gluten kết hợp với nước, thêm vào việc gập bột với chất béo sẽ tạo nên những lớp bột và làm cho bánh nở cao khi nướng. Bởi thế,  người ta sử dụng bột làm bánh mì để làm puff pastry.

Bột làm bánh ngọt và cookies (cake flour)
Để làm bánh và cookies, chúng ta cần sử dụng loại bột có thành phần protein thấp hơn loại bột làm bánh mì. Thành phần protein cần để tạo cấu trúc của bánh không phải từ bột mà là từ những thành phần khác, ví dụ như trứng. Vì vậy khi chúng ta sử dụng cake flour, bánh sẽ mềm mại vì thành phần gluten không đóng góp vào quá trình tạo cấu trúc bánh.
Điều gì xảy ra nếu chúng ta sử dụng bột có thành phần gluten cao để làm bánh ? Chiếc bánh của chúng ta sẽ bị cứng và khô, còn cookies sẽ không chảy ra khi nướng.


Self-raising flour
Là sự kết hợp giữa cake flour và tác nhân tạo bọt khí giống như bột nở. Tuy nhiên việc sử dụng loại bột này đối với một số loại bánh không được thuận tiện lắm vì yêu cầu về bột nở khác nhau trong công thức.
Bột này thường được sử dụng trong bánh crepe hoặc pikelet
Trên thị trường hiện thông dụng loại bột mì đa dụng (All purpose flour/plain flour/wheat flour), thích hợp làm các loại bánh thông thường. Nhưng để cho ra một sản phẩm ngon miệng và đẹp mắt, việc lựa chọn loại bột thích hợp là cần thiết
Tips: Để tạo ra cake flour, chúng ta có thể pha trộn All purpose flour với cornstarch để làm cho bột nhẹ hơn, giúp cho texture của bánh được hòan hảo.
Bảo quản bột
Để bảo đảm chất lượng của bột, nên để bột ở nơi khô, thoáng mát, tốt nhất là trong hộp kín.
Nên sử dụng bột nhìêu nhất trong vòng 2-3 tháng. Đặc biệt chú ý đối với bột mì nguyên cám, do có chứa mầm lúa mì nên rất dễ bị biến mùi nếu để lâu.
Nếu cần sử dụng bột lâu, nên bảo quản bột trong tủ lạnh.
Tuyệt đối không nên trộn bột cũ với bột mới nếu bạn không sử dụng bột thường xuyên
Nên bảo quản cẩn thận để bột không bị sự xâm nhập của mọt.


Cách bảo quản nguyên liệu làm bánh

- Với nguyên liệu khô như các loại bột( mì, nổi, soda, tartar, vani…), men nở,… cần phải giữ khô ráo hoàn toàn, tránh để gần các nguồn nước và nơi ẩm thấp. Tốt nhất là để ở trong lọ, hũ nhựa hay thủy tinh đóng kín và thường xuyên kiểm tra xem nguyên liệu có gặp phải vấn đề gì ko. Cũng có thể cho nguyên liệu vào bao nilon và buộc kín miệng túi cũng dc.

- Các loại bột mì ko dc bảo quản tốt thường hay có mọt. Cứ thấy có những hạt đen đen dài dài như hạt gạo có thể bò dc thì đấy là mọt :D . Xử lí là có thể đem bột đổ ra một tờ báo và đem phơi chỗ nắng  cho mọt đi hết sau đó đem vào rây lại toàn bộ số bột (sẽ thấy một vài con gì đó giống con sâu nhỏ mà màu trắng, Lana ko biết nó là sâu gì cả >”<). Sau đó vẫn sử dụng bột bình thường.

- Với men nở, ban đầu Lana dùng loại đóng gói sẵn 1 gói 12g. Mở ra dùng ko hết thì buộc kín miệng gói lại rồi cất đi. Sau này Lana mua cả nửa kí men luôn mà một lần dùng có vài gam nên phải cho vào hũ thủy tinh, lót một tờ khăn giấy khô trên mặt rồi đóng kín lại dùng dần. Hũ thủy tinh Lana rửa sạch, tráng nước sôi rồi phơi thật khô mới dùng. Bảo quản cách này Lana ko biết để dc bao lâu nhưng hũ men của Lana để nửa năn rồi mà chưa hư  . Tốt nhất nên để men chỗ mát mẻ khô thoáng.

- Đường thì nên cho vào lọ nhựa hay thủy tinh rồi đóng kín là tốt nhất. Ko biết kiến nơi khác thì sao chứ kiến nhà Lana thì cho bao nilon là nó cắn thủng rồi chui vào cả bịch đường >”<

- Với các loại bột ít dùng như vani, tartar, bột nổi, soda… Lana để trong những bịch nhỏ, buộc bằng thun rồi cho vào tủ. Lưu ý là nên ghi chú các loại bột lên bao bì kẻo cho nhầm thì chết  .

-Với bơ: Nếu mua bơ nhiều để dùng dần thì bỏ bơ vào bao nilon buộc kín hay cho vào hộp nhựa đóng kín cũng dc rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu cẩn thận hơn thì bỏ lên ngăn đá rồi khi nào dùng thì bỏ ra ngoài chờ nó mềm là dc.

- Với creamcheese: Khi dùng nên cắt bằng dao hay muỗng sạch sau đó bọc kín và cho vào ngăn mát tủ lạnh sẽ dùng dc lâu. Nên giữ vệ sinh bất kì vật gì chạm vào creamcheese vì Lana có cảm giác creamcheese rất nhạy cảm với vi trùng 

- Kem tươi whipping cream hay heavy whipping cream: Kem tươi loại này dùng để nấu soup, làm mousse, làm bánh flan cũng có…để tăng độ ngậy béo của món ăn. Đặc điểm là kem này có thể đánh bông nhưng ko thể bắt bông kem để trang trí bánh kem dc vì kem ko đủ cứng để định hình. Kem này bảo quản ở NGĂN MÁT tủ lạnh. Khi đánh thì bỏ lên ngăn đá 2 hay 3′ để đạt đủ độ lạnh đánh sẽ dễ bông hơn.

- Kem tươi topping: là loại chuyên dùng để trang trí bánh kem. Kem này ngược với kem whipping là bản quản trong NGĂN ĐÁ. Khi dùng thì rã đông ở ngăn mát cho chảy thành nước rồi để ra tô để đánh bông.

- Sữa tươi: Lana hay mua sữa trong bịch giấy nhỏ để dùng trong 1 lần thôi và nếu còn dư thì cũng dư ít. Nếu mua sữa hộp 1l hay hơn thì lợi về mặt kinh tế nhưng sau khi mở nên dùng ngay trong vòng 1 tuần và bảo quản ở ngăn mát.

- Trứng: Nên mua trứng ở những cửa hàng hay của những nhà sản xuất đáng tin cậy và bảo quản trong ngăn mát. Tuy nhiên để đề phòng trường hợp ngoài ý muốn thì khi làm bánh nên đập trứng ra chén nhỏ rồi hãy cho vào hỗn hợp như yêu cầu của công thức vì lỡ trứng có hư thì cũng phát hiện ra mà bỏ đi chứ cho vào hỗn hợp rồi thì có khi hối hận ko kịp mất 

Trên đây là một chút kinh nghiệm và hiểu biết của Lana. Mong nó sẽ giúp ích cho mọi người. Chúc mọi người có những mẻ bánh thành công!

Cách bảo quản và chế biến thức ăn từ bột mì


196. Muối có thể chống bột mì bị đóng vón
Dùng nước để nhào bột mỳ, bột mỳ rất dễ đóng vón, nếu ta cho vào bột mỳ một ít muối trước khi nhào thì bột mỳ sẽ không bị đóng vón.
197. Cách làm bột mỳ lên men nhanh
Khi dùng bột mỳ để làm bánh, (đặc biệt là bánh bao), nếu ta chưa kịp làm bột lên men bánh sẽ không nở, ta có thể làm theo cách sau để bột lên men một cách mau chóng: ta dựa theo tỷ lệ 500g bột mỳ, 50g dấm ăn,350g nước ấm trộn đều để trong vòng 10 phút, tiếp tục cho 5g cacbonat natri nhào bột đến khi không có mùi chua là được. Cách lên men này khi bánh bao hấp chín, bánh vừa trắng lại vừa nở.
198. Rượu có thể làm bột nhanh lên men
Bột khi chưa kịp lên men hết ta đã muốn làm bánh bao để ăn, có thể ấn vào giữa cục bột một các lõm sau đó cho một ít rượu vào sau đó dùng khăn ướt tủ lại vài phút là được. Nếu cảm thấy bột vẫn chưa lên men, ta có thể để một cốc rượu nho vào nồi, dưới khay khi đem hấp. Như vậy, khi hấp xong bánh sẽ tươi xốp mềm ngon.
199. Lên men bột vào trời lạnh nên cho đường trắng
Trời lạnh nên cho bột nở để lên men bột, ta có thể cho thêm một ít đường trắng vào, như vậy có thể rút ngắn được thời gian lên men của bột hiểu quả sẽ tôt hơn.
200. Mỡ lợn giúp màn thầu, bánh bao được trắng hơn
Khi ủ bột làm màn thầu cho lên men, ta nhào vào bột một miếng mỡ lơn nhỏ, khi hấp màn thầu sẽ trắng xốp và ngon.
201. Nước muối lên men bột làm bột xốp mềm
Khi lên men bột làm màn thầu hay bánh bao, nếu ta cho thêm một ít nước muối sẽ rút ngắn được thời gian lên men của bột, bánh được hấp càng trở nên xốp mềm.
202. Màn thầu, bánh bao cho thêm bia càng ngon
Khi làm màn thầu, ta cho vào một ít bia có pha với nước (bia được trộn theo tỷ lệ 50%) màn thầu hấp xong sẽ rất xốp và ngon.
203. Tác dụng của muối khi nhào bột làm bánh bao
Sau khi bột đã lên men, ta có thể cho một ít muối vào bột (cứ 500g bột mỳ cho 5g muối), như vậy mùi chua trong bột sẽ hết và vỏ bánh sẽ không bị vàng.
204. Mùi thơm của màn thầu vỏ quýt
Khi hấp màn thầu, ta cho thêm một vài sợi vỏ quýt vào nước hấp, màn thầu sẽ có mùi thơm rất dễ chịu.
205. Khi hấp màn thầu hay bánh bao nên đặt khay trước rồi nổi lửa sau
Khi hấp bánh bao, ta thường có thói quen đun sôi nước rồi mới sắp bánh, cách này thực ra không tốt, vì đặt bánh bao vào nồi nước nóng thương dễ xảy ra tình trạng bên ngoài thì chín bên trong thì sống, Bởi vậy, ta nên xếp bánh bao vào khay rồi mới bật bếp, nhiệt độ sẽ tăng từ từ, giúp bánh nóng đều, dễ chín và khắc phục được trường hợp nếu bột lên men chưa đều.
206. Cách xử lý khi hấp bánh bị dính khay
Nếu thấy bánh bị dính khay, sau khi đã hấp chín ta mở vung mồi ra, tiếp tục hấp khoáng3-5 phút nữa, bánh sẽ không bị dính khay nữa.
207. Xử lý bánh bao màn thầu bị vàng
Sau khi hấp chín bánh bao, nếu phát hiện thấy bánh bao bị vàng, ta có thể đổ bớt nước trong nồi hấp bánh đi, cho vào một ít dấm, hấp tiếp bánh bị vàng trong vòng 15 phút, làm như vậy bánh sẽ trắng trở lại.
208. Bí quyết rán màn thầu tiết kiệm dầu
Màn thầu rán cũng là một món rất ngon, để tiết kiệm dầu khi rán ta có thể làm như sau: khi rán màn thầu ta chuẩn bị trước một bát nước lạnh, đem màn thầu thái thành từng lát. Khi dầu đun sôi ta gắp từng miếng màn thầu nhúng vào bát nước rồi cho ngay vào chảo để rán, thấm được miếng nào rán ngay miếng đấy, như vậy miếng màn thầu sau khi rán lại vừa ngon lại vừa tiết kiệm được mỡ. Có thể đến đây bạn thắc mắc, nhứng bánh vào nước rồi rán mỡ sẽ băn tung toé còn tốn mỡ hơn, Nhưng có lẽ bạn chưa quên, 1mẹo mà chúng ta đã biết từ chương trước, đó là khi rán thức ăn ta nên cho thêm muối vào mỡ, mỡ sẽ không bị bắn ra ngoài.
209. Cách làm bánh để không thừa bột cũng không thừa nhân
Khi làm bánh có nhân, nếu ta không nắm rõ tỷ lệ bột và nhân thì khi làm bánh nếu không thừa bột cũng sẽ thừa nhân. Muốn làm cho bột và nhân vừa đủ, có thể tham khảo cách làm sau đây: đem bột và nhân chia làm 2 hoặc 4 phần tuỳ ý tuỳ thuộc lượng bánh nhiều hay ít, lấy từng phần bột và nhân làm lầm lượt cho đên khi hết, như vậy khi làm xong bánh thì bột và nhân cũng vừa hết. Đối với những người kinh nghiệm không nhiều thì dùng phương pháp này sẽ có tác dụng.
210. Cách giữ chất dinh dưỡng cho nhân bánh có rau
Khi làm nhân bánh hay nhân nem có rau, nhân thường hay chảy nước vừa ảnh hưởng đến chất lượng của bánh sau khi làm, vừa làm các chất dinh dưỡng có trong nhân theo nước mà đi mất. Để giúp nhân không bị ra nước, ta có thể tham khảo cách làm sau: ta dùng một lượng dầu ăn vừa phải trộn riêng các loại rau có thể ra nước ra, sau đó ta mới cho rau vào trộn với nhân thịt đã được trộn sặn với gia vị, như vậy nhân rau đã được trộn dầu, cho dù dùng muối trực tiếp trộn vào rau rau cũng không bị ra nước.
211. Cách trộn loại nhân sủi cảo mới
Lấy 50-100g bì lợn đã làm sạch cho vào bếp luộc vài phút, lấy ra để ráo nước cho đến khi nguội, băm nhỏ, tiếp tục cho vào nồi đun 15 phút nữa. Vớt ra để nguội, trước khi bì nguội hẳn, ta cho giá, đậu, dầu ăn, một ít tôm khô hoặc tóp mỡ băm nhỏ vào trộn đều, sau cùng cho nhân thịt vào trộn đều. Món sủi cạo này có một vị rất lạ, mong rằng bạn sẽ thích.
212. Cách luộc sủi cảo không bị dính nồi
- Khi trộn bột làm sủi cảo, cứ 500g bột mỳ lại cho 1 quả trứng gà, như vậy lượng prôtêin có trong bột sẽ tăng lên, khi cho sủi cảo vào luộc, vỏ sẽ trở nên chắc hơn mà không bị dính vào nhau nữa.
- Khi luộc sủi cảo, ta có thể cho vào nồi vài cọng hành cũng giúp cho sủi cảo khi luộc xong không bị dính vào nhau nữa.
- Nước luộc sau khi đã được đun sôi, ta cho một ít muối ăn, khi muối hoàn toàn tan hết mới cho sủi cảo vào. Trong khi luộc, không được cho thêm nước, cũng không được đảo sủi cảo trong nồi. Như vậy, khi đun sôi không những nước luộc không bị luộc bị trào ra ngoài, sủi cảo lại không bị dính nồi hay dính nhau.
- Ta cũng có thể áp dụng phương pháp luộc bánh trôi để luộc sủi cảo, tức là sau khi luộc chin ta vớt sủi cảo cho vào nước ấm để một lúc, rồi vớt ra đĩa, sủi cảo cũng không bị dính.
213. Tác dụng của nồi áp suất trong khi làm sủi cảo
- Luộc sủi cảo: đổ vào nồi áp suất 1/2 nồi nước, dùng lửa to để đun sôi, ta cho sủi cảo vào (mỗi lần luộc khoảng 80 cái), dùng thìa đảo qua vài giây rồi đậy vung lại (chú ý không cần đậy van an toàn). Ta chờ đến khi hơi nước phun ra từ lỗ van an toàn ra khoảng 1/2 phút thì tắt bếp, tiếp đó, ta đợi đến khi hơi nước không còn bốc ra nữa thì mỡ vung nồi ra, vớt bánh ra là được.
- Rán sủi cảo: sau khi đun nóng nồi áp suất, ta cho một ít dầu vào giàn đều đáy nồi rồi xếp sủi cảo vào. Để 1/2 phút sau, ta rắc vào nồi một ít nước, đậy vung và đậy van an toàn lại, sau đó, ta dùng lửa nhỏ để rán, 5 phút sau sủi cảo sẽ chín. Dùng phương pháp này rán sủi cảo sẽ ngon hơp nhiều so với hấp, luộc hay dùng nồi thường để rán.
214. Cách đun mỳ sợi
Khi đun mỳ sợi, ta không cần phải đợi nước sôi mới cho mỳ vào, mà nên để khi đáy nồi có bong bóng nước nổi lên thi cho mỳ vào, tiếp đó dùng đũa đảo qua vài cái, đậy nắp vung lại đun sôi cho thêm một chút nước lạnh vào, chờ sôi hẳn, vớt mỳ ra là được. Làm như vậy, luộc mỳ vừa nhanh, mà mỳ lại mềm và trong sợi.
215. Luộc mỳ sợi nên cho muối trước khi cho mỳ
Sau khi nước sôi, ta cho vào nước một ít muối (500g nước cho 15g muối), sau đó thả mỳ vào. Cách này làm cho mỳ không bị nát cũng không dính nhau.
216. Cách khử vị kiềm trong mỳ
Có một số loại mỳ khi ăn ta thấy có mùi kiềm. Nếu gặp trường hợp này, trước khi cho mỳ vào, ta cho vào nồi nước luộc một ít dấm, làm như vậy không những khử được vị kiềm có trong mỳ, mà còn làm cho mỳ không bị vàng.
217. Cách làm cho mỳ khi luộc không bị dính nhau
Cách thường dùng là chúng ta cho mỳ vào nước nguội để tràn qua mỳ mỳ sẽ không bị dính. Ngoài cách này ra, nếu do điều kiện món ăn không cho phép trần qua nước lạnh hoặc sau khi trần rồi mà vẫn dính nhau, ta có thể phun một ít rượu gạo vào mỳ, như vậy mỳ sẽ tơi và ngon.
218. Làm bánh nên cho một ít bia vào bột
Khi làm bánh mỡ hành hay bánh ngọt, ta có thể cho vào bột mỳ một ít bia, như vậy khi làm xong, bánh sẽ vừa thơm vừa giòn, lại có một chút mùi thơm của thịt.
219. Điều cần lưu ý khi làm nem
Khi làm nem, ta nên trộn vào nhân một chút tinh bột hoặc bột mỳ, như vậy nhân men sẽ không bị chảy nước ra, khi rán sẽ tránh được cháy chảo, cháy mỡ ảnh hưởng đến màu sắc và hương vị của nem.
220. Cách cắt bánh mỳ
Nếu muốn cắt bánh mỳ gối cho thật hoàn hảo, trước khi cắt bánh, ta có thể đem dao ra hơ nóng rồi mới cắt. Làm như vậy, khi cắt bánh mỳ sẽ không bị dính vào dao và cũng không bị vỡ ra, bất kể cắt dày hay mỏng đều có thể làm được.
221. Cách bảo quản bánh mỳ
Khi bánh mỳ ăn không hết, ta nên cho bánh mỳ vào túi ni lông để cất giữ. Khi cất chú ý cho vào túi đựng bánh mỳ một cành rau cần đã rửa sạch, như vậy có thể giữ được mùi vị thơm ngon vốn có của bánh mỳ, mà bánh mỳ không bị cững.
222. Cách xử lý bánh quy bị mềm
Nếu bánh quy không may bị ẩm và mềm ra, Để bánh được giòn trở lại, ta có thể dùng máy sấy thổi vài phút, chờ cho một lúc sau khi bánh nguội, ta sẽ thấy bánh giòn trở lại như cũ.
223. Cách cất giữ bánh ngọt
Khi cất giữ bánh ngọt để được mềm và thơm ngon, ta có thể cho vào hộp đựng bánh ngọt một lát bánh mỳ mới khi nào thấy bánh mỳ cứng ta phải thay ra một lát cắt khác, như vậy bánh ngọt sẽ giữ được trong một thời gian dài mà không bị biến chất.
224. Cách cắt bánh gatô
Để cắt bánh gatô không bị dính dao, trước khi cắt bánh, ta nên ngâm dao vào trong nước sôi một lúc, sau đó dùng dao nóng để cắt.

Bạn có biết cách xử lý bột khi làm bánh?

- Bột mỳ là nguyên liệu của nhiều loại bánh khác nhau. Bạn muốn trổ tài làm bánh cho cả gia đình thưởng thức nhưng lại không biết cách xử lý bột? Hãy tham khảo một số mẹo vặt sau đây nhé!

Để bảo quản bột mì không bị mốc ta chỉ cần trộn vào bột một chút xíu muối với tỷ lệ 5gr muối cho 1 kg bột. Với tỷ lệ này, bạn yên tâm bột sẽ không bị mặn khi làm bánh.

Lúc nhồi, bột hay bị dính vào bàn. Ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: Để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ. Lúc cán bột làm bánh sẽ không bị dính nữa.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)

Khi nhồi bột làm bánh nếu lỡ bột quá nhão. Rất đơn giản, bạn hãy lấy một cái khăn sạch, khô quấn bột vào và gói lại để khoảng 15-20 phút. Nếu bột quá nhão, bạn để lâu hơn hoặc đem gói vào một cái khăn khác. Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn mới. Bột sẽ hết nhão.

Các xử lý bột mỳ không quá khó. Với công đoạn nhào, nếu đơn thuần chỉ nhào bột bằng nước ấm thì bột mỳ trước sau sẽ vón cục, “óc trâu” lợn cợn, khiến món bánh không ngon. Do đó, để khắc phục, hãy cho vào bột khô ít muối rồi trộn đều trước, sau đó mới đổ nước vào nhào, bột sẽ mịn màng.

Thông thường, nhào bột xong, muốn làm bánh ngon, phải ủ bột cho lên men. Quá trình này có thể mất từ vài giờ cho đến nửa ngày. Bạn có thể rút ngắn công đoạn này bằng cách cho vào giữa cục bột một ít rượu rồi dùng khăn ướt ủ lại, bột sẽ mau lên men, xốp và mềm hơn.

Nếu thời gian ủ bột lên men quá lâu, bột sẽ bị chua. Để khắc phục, hãy cho ít muối vào bột để trộn theo tỉ lệ 500g bột cần 5g muối. Như thế, bột sẽ hết chua, màu bột cũng không bị ngả vàng sậm.





Cách làm các loại bánh từ bột mì vừa ngon
Làm đẹp từ bột mì một cách hiệu quả
Cách làm bim bim bột mì thơm giòn hấp dẫn
Cách làm bánh bao bằng bột mì đơn giản tại nhà
Làm bánh bao bằng bột mì ngon như ngoài hàng
Cách làm bánh mì baguette
Công thức làm bánh mì ngọt
Công thức làm bánh đen như người Nga




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý