Khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ đơn giản hơn mẹ nghĩ

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ đơn giản hơn mẹ nghĩ

19/04/2015 10:01 AM
896

Khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ đơn giản hơn mẹ nghĩ. Nôn trớ là tình trạng thường gặp ở trẻ em, nhất là nhũ nhi, nhẹ thì làm cho trẻ khó khăn trong ăn uống và bú mẹ, nặng hơn có thể làm cho chậm tăng cân gây suy giảm sức đề kháng. Nguy hiểm hơn, nôn trớ có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp nếu không may trẻ hít phải chất nôn ói vào phổi.

Nguyên nhân và cách khắc phục


Một trong những triệu chứng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn nhũ nhi (từ 0 - 6 tháng tuổi) đó là nôn (trớ). Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này?

2013/3/tre-bu-binh.jpg

Theo PGS. TS. Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, việc bị nôn (trớ) khiến trẻ khó khăn trong ăn uống và bú mẹ, thậm chí có thể khiến trẻ chậm tăng cân, gây suy giảm sức đề kháng. Nguy hiểm hơn, nôn (trớ) có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp nếu không may trẻ hít phải chất nôn ói vào phổi.
 
Những điều đó làm cho không ít phụ huynh phải lo lắng và vì thế không ngần ngại áp dụng các kinh nghiệm dân gian để ngăn trẻ nôn (trớ). Nhưng thực tế cho thấy, nếu không thực sự hiểu được nguyên nhân gây nên những triệu chứng này thì các biện pháp áp dụng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn khiến trẻ nôn (trớ) nhiều hơn.
 
Việc ép bé ăn quá nhiều, bé ăn phải thức ăn lạ, bé có dấu hiệu ốm, viêm họng, sau khi ăn bé vận động nhiều là những nguyên nhân cơ bản làm cho trẻ có thể bị nôn (trớ).
 
Ngoài những nguyên nhân nêu trên, nôn (trớ) do bệnh lý cũng chiếm một phần tương đối lớn. Thường gặp nhất là hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản do vòng vang giữa dạ dày và thực quản không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Đôi khi thức ăn này còn trào qua miệng của trẻ.
 
Vì dịch dạ dày là dịch axit, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào ngược lên lại gây ảnh hưởng xấu đến thực quản như có thể gây viêm thực quản, làm bỏng rát thực quản khiến bé rất sợ mỗi khi bú hoặc ăn.
Cũng theo PGS. TS. Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, do đặc điểm sinh lý của trẻ còn bé, cơ thắt tâm vị (cơ thắt phía trên dạ dày) còn yếu và đóng mở chưa được nhanh nhậy nên khi trẻ ăn, nhất là khi ăn no, chỉ cần thay đổi động tác, tư thế là trẻ đã có thể nôn ra. Đó là điều tự nhiên thôi. Vì vậy không cần cho trẻ dùng thuốc. Khi trẻ lớn hơn sẽ tự điều chỉnh được. Trường hợp trẻ bị nôn (trớ) do bệnh lý thì cần được bác sĩ khám và điều trị, có thể cho uống thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.
 
Một số biện pháp sau đây có thể khắc phục hiện tượng nôn (trớ) ở trẻ:
 
-Không bắt trẻ ăn nhiều làm trẻ sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.
 
-Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết.
 
-Ở những trẻ còn bú mẹ, sau khi tre bú xong nên bế bé từ 10 - 15 phút mới đặt bé nằm xuống.
 
-Pha sữa đúng công thức, tốt nhất nên cho bé ăn, uống bằng thìa, muỗng.
 
-Khi cho trẻ bú bình cần nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập đầu bình để tránh tình trạng bẽ nuốt không khí vào dạ dày quá nhiều gây đầy hơi, chướng bụng.
 
-Sau khi cho bé bú xong cần bế bé đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng bé để bé có thể ợ hơi được, mục đích làm giảm lượng hơi mà bé nuốt phải trong dạ dày.
 
-Khi bé nằm cần cho bé nằm cao đầu. Nếu bé bị ọc sữa nhiều thì cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn, trớ vào phổi.
 
-Tuyệt đối tránh bế sốc bé lên khi đang nôn, trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch nôn vào phổi.


Nếu nôn trớ liên quan đến vấn đề ăn uống

Nguyên nhân: Do ép bé ăn quá nhiều (bú quá no, bú bình, ngậm vú giả, pha sữa không đúng cách, không dung nạp sữa bò hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ…).

Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Bé vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe của bé. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh việc cho ăn, uống sao cho hợp lý hơn để có thể giúp bé giảm bớt đáng kể tình trạng này.

Biện pháp khắc phục:

Không ép bé ăn nhiều làm cho bé sợ hãi khi nhìn thấy thức ăn.

Chia thức ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo đủ số lượng thức ăn cần thiết.

Ở những bé bú mẹ, sau khi bú xong nên bế bé 10-15 phút rồi mới đặt bé nằm xuống.

Pha sữa đúng công thức và tốt nhất nên cho bé ăn, uống bằng thìa (muỗng).

Khi cho bé bú bình thì cần nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập cổ bình để tránh tình trạng bé nuốt không khí vào dạ dày quá nhiều gây đầy hơi, chướng bụng.

http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2012/best_20120524-102031-1-baby2.jpeg

Hình minh họa

Nôn trớ do nguyên nhân bệnh lý

Nguyên nhân: Thường gặp nhất là hiện tượng trào ngược dạ dày – thực quản (do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản, đôi khi trào ra miệng của bé), gặp nhiều ở bé sơ sinh. Vì dịch dạ dày là dịch axit, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào ngược lên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản (như có thể gây viêm thực quản, làm bỏng rát thực quản), khiến bé rất sợ khi cho bú hoặc ăn.

Dịch trào ngược lên miệng nhiều có thể khiến bé dễ bị hít sặc vào phổi gây viêm phổi hít. Đôi khi bé có thể bị tím tái do ọc sữa vì dịch dạ dày gây kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản, làm ức chế hô hấp, khiến bé ngưng thở.

Do đó, trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với bé, đặc biệt là bé sơ sinh. Điều trị tốt bệnh sẽ khỏi hoặc khi bé được ăn dặm với thức ăn đặc hơn thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất.

Biện pháp khắc phục:

Sau khi cho bé bú xong cần bế đứng bé lên và vỗ nhẹ phần lưng bé để bé có thể ợ hơi được, mục đích làm giảm lượng hơi mà bé nuốt phải trong dạ dày (cũng là nguyên nhân khiến bé dễ bị nôn, trớ).

Khi bé nằm cần cho bé nằm cao đầu, cũng như thân mình phía trên luôn cao hơn hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược; nếu bé bị ọc sữa nhiều thì cho bé nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc bé lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch nôn vào phổi.

Cho bé bú chầm chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày bé quá mức, có thể cho bé dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.

Sử dụng các thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản bằng những loại thuốc thông dụng (như: Motilium, Primperan, Omeprazol…) nhưng tuyệt đối phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.




Chia sẻ của bác sĩ



Câu hỏi: Khắc phục tình trạng trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Bác sỉ cho em hỏi! Bé của em được 1 tháng 5 ngày. Như bé bú thì thường bị ọc, như mà bé bú chưa có no. Bé ọc ra có nhiều nhớt, khi ọc rồi thì em thấy bé khỏe chứ không có mệt, liệu bé ọc hoài vậy có sao không ạ?

Câu trả lời:

Chào em, nôn trớ là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ. Sau nôn trớ trẻ không bị mệt mỏi, có thể bú lại ngay thì thường là do nguyên nhân sinh lý vì sau sinh dạ dày của trẻ vẫn nằm ngang và cao, tâm vị lại chưa đóng chặt nên dễ nôn trớ. Đa số các trường hợp này sẽ tự hết khi bé lớn hơn.

Để khắc phục tình trạng nôn trớ sinh lý bạn cần:

- Khi cho trẻ bú, cần để bé ngậm sâu vào quầng vú.

- Vỗ cho bé ợ hết không khí sau mỗi lần bú bằng cách bế trẻ thẳng đứng, bụng ép vào ngực mẹ, đầu kề vai mẹ. Sau đó, vỗ vào lưng trẻ cho tới nghe thấy tiếng ợ lớn. Em cần kiên trì vỗ cho tới khi con ợ được một tiếng, nhiều khi phải mất tới 5-7 phút. Lúc ợ, bé có thể trớ ra một chút sữa, vì vậy đừng quên lót sẵn ở vai mình một chiếc khăn nhỏ để khỏi ướt áo.

- Giữ bé ở tư thế thẳng đứng hoặc nằm đầu cao trong khoảng 15-20 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Trên thực tế, không ít trẻ cần được bế tới 30 phút sau khi ăn để không bị nôn, trớ.

Nếu các biện pháp trên không có kết quả, em cần cho bé đi khám để xác định bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể cho bé uống thuốc để cải thiện. Ngoài ra cần theo dõi cân nặng của bé hằng tuần. Nếu bé lên cân đều thì không có gì đáng ngại. Còn nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường như sút cân, sốt, đi ngoài phân lỏng...thì đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi ngay để bé được thăm khám trực tiếp và điều trị nếu cần.


  Câu hỏi: Con tôi gần 1 tuổi nhưng rất hay bị trớ ngay cả khi ngủ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này?

img6

Trả lời:

Theo các chuyên gia tư vấn, nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Tình trạng nôn trớ hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ.

Dịch trong dạ dày là dịch acid, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào lên như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, lâu dần có thể gây viêm thực quản khiến trẻ sợ khi bú. Bên cạnh đó, dịch trào lên miệng nhiều có thể khiến trẻ dễ bị hít phải và đưa vào phổi gây viêm phổi hít do dịch dạ dày.

Ngoài ra, nhiều trẻ con bị tím tái do nôn trớ. Do vậy, trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này nếu điều trị tốt sẽ khỏi hoặc khi trẻ được ăn dặm với thức ăn đặc thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất.

Nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ nhỏ có thể là do trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, bú chai hoặc ngậm vú giả; do rối loạn thần kinh thực vật hoặc do trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: Tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não hoặc các bệnh ngoại khoa như tắc ruột, lồng ruột.

Để khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ nhỏ, sau khi cho trẻ bú xong cần bế đứng trẻ lên và vỗ lưng trẻ để trẻ ợ hơi được, mục đích giảm lượng hơi mà trẻ nuốt phải trong dạ dày cũng dễ gây kích thích trẻ ói; Khi trẻ nằm cần cho trẻ nằm cao đầu, cũng như thân mình phía trên để tránh trào ngược, nếu trẻ bị ọc sữa thì nghiêng trẻ sang 1 bên ngay để không bị hít vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi ói vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi; Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược; Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản theo hướng dẫn của bác sĩ khám và điều trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bé bị nôn trớ kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để yên tâm!


Câu hỏi
: Con em thường hay bị nôn trớ sau khi ăn và uống sữa. Em xin hỏi phải làm gì để phòng tránh nôn trớ cho cháu, vì mỗi lúc nhìn con chứ thấy con trớ hoài, em xót lắm?

 Trả lời

Thông thường nôn trớ là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ và có các nguyên nhân như sau:

- Phần lớn là do sinh lý vì dạ dày của trẻ nằm ngang và cao, tâm vị lại chưa đóng chặt nên dễ nôn trớ. Đa số các trường hợp này sẽ tự hết khi bé lớn hơn.

- Một số trường hợp có nguyên nhân do viêm nhiễm đường hô hấp... Trường hợp này bạn nên cho bé đi khám chuyên khoa Nhi để bé được khám và điều trị kịp thời.

- Một số trường hợp khác là do nguyên nhân tâm lý: bé sợ ăn, gặp mùi vị khói chịu hoặc do thức ăn không phù hợp trong thời kỳ ăn dặm...


Để khắc phục tình trạng nôn trớ sinh lý bạn cần:

- Chia nhỏ bữa ăn hơn, sau ăn nên bế bé 10-15 phút, có thể vỗ ợ hơi cho bé. Bạn cần tránh các yếu tố làm tăng áp lực trong ổ bụng như táo bón, mặc quần áo chật… Thức ăn của bé bạn cần chế biến đặc hơn bình thường.

- Có thể cho bé dùng thêm sản phẩm cung cấp các enzyme tiêu hóa như amylase, protease, maltase (trên thị trường là chế phẩm siro Odbankin chai 100ml) giúp phân rã, tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng bé, làm trống ống tiêu hóa giúp hạn chế tình trạng nôn trớ của bé.

- Nếu tình trạng nôn trớ tăng lên làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể chất của bé... thì cần cho bé tới bác sĩ chuyên khoa Nhi để khám và điều trị kịp thời.




Mẹo giúp bé uống thuốc không bị nôn trớ
Khi trẻ sơ sinh bị trớ nhiều các mẹ nên chú ý
Nguyên nhân gây nôn ở trẻ em
Viêm màng não trẻ em -
Nôn trớ ở trẻ nhỏ
Làm sao để bé hết ọc sữa nhanh chóng? -



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý