Cách ăn sữa chua đúng cách và thông minh nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách ăn sữa chua đúng cách và thông minh nhất

19/04/2015 10:01 AM
292

Cách ăn sữa chua đúng cách và thông minh nhất. Sữa chua có rất nhiều tác dụng đối với cơ thể và sức khỏe của chúng ta. Song, không phải ai cũng biết cách sử dụng tốt nhất nguồn thực phẩm quý này.





CÁCH ĂN SỮA CHUA ĐÚNG CÁCH

Bạn đã biết sử dụng sữa chua đúng cách?

1. Những tác dụng “vàng” của sữa chua

Cải thiện làn da

Ăn sữa chua giúp bạn có được làn da sạch sẽ và mịn màng. Axít lactic trong sữa chua hoạt động như một chất tẩy da chết, giúp loại bỏ các tế bào chết. Bạn cũng có thể sử dụng sữa chua để đắp mặt cho làn da đẹp.

Cung cấp vitamin

Một khẩu phần sữa chua có thể cung cấp nhiều dưỡng chất khác nhau như kali, phốt pho, vitamin B5, kẽm, iốt và riboflavin. Sữa chua cũng rất giàu vitamin B12, cần thiết để duy trì hồng cầu và giữ hệ thần kinh hoạt động tốt.



Tăng khả năng miễn dịch

Ăn sữa chua hằng ngày có thể giúp sản xuất nhiều interferon, tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể. Các probiotic cũng giúp kích thích bạch cầu kháng các bệnh truyền nhiễm trong máu.

Giúp xương chắc khỏe

Ăn một chén sữa chua có thể giúp bổ sung nhiều can xi và vitamin D. Cả hai chất này cần thiết để duy trì xương khỏe mạnh. Canxi có trong sữa chua còn giúp duy trì mật độ xương và củng cố xương. Do đó, ăn sữa chua giúp ngừa các bệnh về xương như loãng xương.

Cải thiện sức khỏe đường ruột

Vi khuẩn tốt trong sữa chua còn giúp giảm bớt các triệu chứng về đường tiêu hóa như không dung nạp lactose, táo bón, tiêu chảy, ung thư ruột kết và bệnh đường ruột.

Giúp giảm huyết áp

Sữa chua không chỉ giàu can xi mà còn chứa nhiều kali. Sự hiện diện của kali trong sữa chua giúp giảm huyết áp.

Giảm viêm nhiễm phụ khoa

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ăn sữa chua làm giảm số lượng nấm “định cư” trong âm đạo và làm giảm tỷ lệ nhiễm nấm âm đạo.

Giữ dáng

Theo nghiên cứu được tiến hành bởi chuyên san International Journal of Obesity vào năm 2005, bổ sung can xi qua sữa chua giúp cơ thể sử dụng chất béo dự trữ. Do đó, thực phẩm này giúp bạn có được vòng eo thon thả hơn.

2. Sữa chua sử dụng sao cho hiệu quả nhất?


Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia: Đa số người Việt Nam (và những nước Đông Á khác) bẩm sinh thiếu men ruột (enzyme) beta-galactosidase, khiến đường lactose trong sữa không được tiêu hóa, nên khi dùng sữa và các chế phầm từ sữa sẽ bị đau bụng, trướng bụng nôn ói, tiêu chảy. Do đó, họ phải chấp nhận bỏ qua nguồn canxi và khoáng chất rất giàu trong sữa.



Việc bổ sung hàng ngày lợi khuẩn probiotics có trong sữa chua sẽ giúp chuyển hóa lactose, làm giảm gần như hoàn toàn những triệu chứng cơ thể không chấp nhận được lactose. Vậy nên có thể xem sữa chua là giải pháp cung cấp canxi hàng ngày cho những người không uống được sữa. Ngoài ra, nhờ các lợi khuẩn probiotics này nên sữa chua rất có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn để hấp thu tốt hơn.

Bên cạnh đó, sữa chua còn có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, ăn nhiều hơn và ăn ngon miệng hơn, đồng thời có thể chống táo bón. Hơn thế nữa, sữa chua ăn còn cung cấp một lượng khoáng chất, vi khoáng và các vitamin cho cơ thể.

Nên ăn sữa chua sau bữa ăn, bởi các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại ở điều kiện độ pH lớn hơn hoặc bằng 4,5. Khi đói, độ pH trong dạ dày chỉ bằng 2, do đó nếu ăn sữa chua lúc này thì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị tiêu diệt. Sau khi ăn, dạ dày co bóp mạnh, độ pH tăng lên, đó chính là môi trường tuyệt vời để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động tốt.

Tùy thuộc vào độ tuổi và sự ưa thích, nhưng tốt nhất nên ăn từ 1 tới 2 hũ mỗi ngày và nên ăn đều đặn. Đối với trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa nên cho bé ăn.

Nếu người béo nên chọn sữa chua không đường. Người gầy và không béo thì chọn sữa chua có đường.

Ngoài ra, việc lựa chọn sữa chua nào cho phù hợp còn tùy thuộc vào khẩu vị của từng người và người tiêu dùng nên chọn các sản phẩm sữa chua ăn có uy tín để hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.


Ăn sữa chua đúng cách

PDF.

In

Email


alt



1. Ai không nên ăn?

Trên thực tế, mặc dù sữa chua rất tốt nhưng không phải tất cả mọi đối tượng đều thích hợp để ăn. Những người đau bụng đi ngoài hoặc có bệnh về đường ruột sau khi đường ruột bị tổn thương thì cần thận trọng khi ăn sữa chua. Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, xơ cứng động mạch, viêm túi mật và viêm tuyến tuỵ tốt nhất không nên ăn sữa chua toàn chất béo hàm chứa đường, nếu không sẽ làm bệnh tình nặng thêm.

2. Ai nên ăn?

 Những người nên ăn nhiều sữa chua là người thường xuyên uống rượu, thường xuyên hút thuốc, thường xuyên làm việc với máy tính, thường xuyên bị táo bón, người bệnh phải uống thuốc kháng sinh, xương cốt lỏng lẻo, mắc bệnh tim mạch…

3. Kết hợp với thực phẩm

Tuyệt đối không nên ăn cùng với thực phẩm gia công có dầu mỡ cao như lạp xường, xúc xích… Bởi vì trong thực phẩm thịt chế biến sẵn có thêm vào chất quặng ni-to-rat kali, chất này sẽ kết hợp với một chất ở trong sữa chua gây ra bệnh ung thư.


alt



Sữa chua cũng không nên kết hợp ăn cùng với thuốc uống ví dụ như thuốc kháng sinh, bởi vì như thế có thể giết chết hoặc phá vỡ vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Các loại  thực phẩm tinh bột rất thích hợp để kết hợp ví dụ như cơm, mỳ, bánh bao, bánh mỳ …

4. Lượng tiêu thụ

Đối với những người mạnh khoẻ mỗi ngày nên ăn từ 1-2 cốc sữa chua là thích hợp nhất. Nếu ăn thoải mái thì rất dễ gây ra quá nhiều axit dạ dày, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày và bài tiết chất xúc tác tiêu hoá, làm mất đi cảm giác thèm ăn, phá vỡ độ cân bằng chất điện giải trong cơ thể, đặc biệt là những người hay thường ngày hay chướng bụng, có lượng axit dạ dày quá nhiều, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng thì lại càng không nên ăn.

5. Thời điểm thích hợp


Khi bụng của bạn kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn đừng nên lấy sữa chua chống đói, bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều. Sữa chua ăn tốt nhất vào lúc sau bữa cơm từ 1-2 tiếng, bởi vì lúc này dịch dạ dày đã bị loãng, độ kiềm axit trong dạ dày rất thích hợp cho vi khuẩn có lợi phát triển. Ngoài ra, buổi tối ăn sữa chua thì sẽ có nhiều lợi ích hơn.

Không nên làm nóng sữa chua, bởi vì sau khi làm nóng, vi khuẩn có lợi nhất trong sữa chua bị giết chết. Hơn nữa khẩu vị và cảm giác đều thay đổi, giá trị dinh dưỡng và chức năng bảo vệ sức khoẻ cũng sẽ giảm thấp. Hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh khi mua về và sử dụng trong vòng hai tuần lễ. Tốt nhất nên dùng sữa chua trong vòng một tuần lễ sau khi mua. Sữa chua dùng còn thừa nhớ đậy kín và cất vào tủ lạnh. Khi mua, bạn nhớ xem kỹ thời hạn sử dụng của sản phẩm in trên bao bì để đảm bảo có thể sử dụng sữa chua một cách an toàn trong nhiều ngày.

Lời khuyên chuyên gia để 'xài' sữa chua đúng cách


Nhiều người cho rằng sữa chua là loại thuốc vô giá, vừa có thể giúp trẻ tiêu hóa tốt vừa là món ăn vặt ngon, bổ, rẻ… nên cho trẻ ăn sữa chua một cách vô tội vạ. Bạn nên nhớ, mọi thứ đều cần có giới hạn.

Cứ “hở” ra là cho trẻ ăn sữa chua

Chị Thu Hà (Hà Đông, Hà Nội) lúc nào cũng trữ sẵn cả thùng sữa chua trong nhà. Theo quy định, mỗi thành viên trong gia đình chị phải ăn ít nhất 2 hộp sữa chua một ngày. Nếu ai có nhu cầu, có thể ăn thêm, tùy thích vì chị Thu Hà cho rằng sữa chua rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt với em bé gần 10 tháng tuổi của chị, ngày nào chị cũng cho bé ăn ít nhất là 3 hộp sữa chua. Tuy vậy, gần đây, chị thấy em bé thường xuyên bị đi ngoài, hay quấy khóc, mấy đứa lớn cũng có dấu hiệu “mũm mĩm” trên mức cần thiết. Nỗi lo con bị “béo phì” càng ngày càng tăng lên khi ai gặp cũng khen các con chị ngày càng bụ bẫm, dễ thương. Chị rất phân vân, không biết sữa chua có phải là nguyên nhân của chuyện này hay không?

Nhiều bà mẹ cho rằng trẻ có thể ăn sữa chua thoải mái

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua là loại “thuốc quý” giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng vì nó cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi là lactobacillus Acidophilus và bifido bacterium. Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng, sữa chua là một món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên, nếu lạm dụng sữa chua trong khẩu ăn hàng ngày, nhất là cho trẻ dưới 1 tuổi nói riêng và trẻ em nói chung, có thể dẫn đến chứng béo phì cho trẻ, rối loạn tiêu hóa, thậm chí gây xơ vữa động mạch, gây các bệnh tim mạch.

Sữa chua tốt nhưng không nên ăn quá nhiều

Lý giải về điều này, Bs Lâm cho biết, cũng giống như các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, sữa chua và các sản phẩm từ sữa ngoài việc cung cấp một lượng lớn các dưỡng chất như protein, caxi, vitamin B… nó còn cung cấp một lượng chất béo bão hòa không có lợi cho cơ thể.

Ngoài chất béo bão hòa, trong thành phần của sữa chua còn chứa đường, khiến lượng đường trong cơ thể tăng quá mức cần thiết, nếu các mẹ cứ cho trẻ ăn sữa chua vô tội vạ, thì sữa chua có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị béo phì. Đặc biệt, với trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho trẻ ăn sữa chua vì nó có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ, bạn vẫn có thể cho con ăn sữa chua nhưng nên cho ăn từng ít một rồi tăng dần. Trong quá trình cho trẻ nhỏ ăn sữa chua, các mẹ cần để ý xem trẻ có hấp thụ được không rồi mới nên cho trẻ ăn tiếp.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Các mẹ nên nhớ, dù trẻ có thích ăn sữa chua đến đâu, bạn cũng không nên cho chúng ăn quá nhiều. Thời điểm tốt nhất để các mẹ cho trẻ ăn sữa chua là sau bữa ăn sáng hoặc tối chừng 1 giờ để sữa chua phát huy khả năng kích thích tiêu hóa cho trẻ. Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên tập cho trẻ ăn các loại sữa chua không đường, sữa chua tách béo, sữa chua ít béo hoặc sữa chua năng lượng thấp. Loại này tuy có mùi vị không thơm ngon bằng sữa chua không tách béo nhưng sẽ giảm nguy cơ tăng cân vì không tạo nên nhịêt lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể, đồng thời hạn chế chất béo bão hòa nên không làm tăng lượng cholesterol và đường trong máu.

Tăng nguy cơ ung thư

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, họ đã nghi ngờ mối nguy hiểm tiềm ẩn trong các thực phẩm như kem, sữa chua hay phô mai, bởi chúng có chứa hooc-môn estrogen- loại hooc-môn kích thích sự phát triển khối u với những bệnh nhân ung thư vú. Theo đó, những người mắc bệnh trên phải đối mặt với nguy cơ tử vong lên tới 50% nếu họ ăn các thực phẩm có chứa chất béo trong sữa mỗi ngày.

Các bà mẹ nên tập cho trẻ ăn sữa chua không đường

Khiến trẻ dậy thì sớm

Hiện nay trên thị trường vẫn còn nhiều nhà sản xuất sữa chua sử dụng sữa của những con bò được nuôi bằng cách tiêm thêm hormone để cho sữa nhiều hơn. Lượng hormone này sẽ tồn tại trong cơ thể của trẻ. Nó sẽ kích thích quá trình dậy thì ở trẻ nhỏ và nguy hiểm hơn là tỉ lệ ung thư cũng sẽ tăng cao.

Gây dị ứng

Điều đặc biệt, đối với những trẻ bị dị ứng với sữa cũng nên cẩn thận với sữa chua vì nó có thể gây khó thở, phát ban, nôn mửa…; thậm chí có thể tử vong. Với những trẻ có hệ tiêu hóa không ổn định thì sữa chua là liều thuốc chữa trị hiệu quả. nhưng với trẻ thường xuyên bị đầy hơi, bạn nên hạn chế lượng probiotics bé tiếp nạp hằng ngày.

Lưu ý khi dùng sữa chua:

Sữa chua rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên việc sử dụng nó còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của mỗi người. Dưới đây là một số điều nên lưu ý khi sử dụng sữa chua:

Không nên ăn sữa chua lúc đói: Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1-2 giờ sau bữa ăn.

Không đợi đun nóng lên rồi mới ăn: vì như vậy cũng làm mất đi tác dụng hữu ích và hương vị của sữa chua.

Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.
 

  Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng được nhiều chị em tin dùng, tuy nhiên nếu bạn sử dụng không hợp lý thì không chỉ không phát huy được tác dụng của sữa chua mà còn gây hại cho sức khỏe.

Nhiều bạn cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm.

Sữa chua là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không được sử dụng đúng cách, nó sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng như bạn mong muốn.

Sai lầm thứ nhất:


Ngày nay trên thị trường không chỉ bày bán các sản phẩm sữa chua mà ngày càng xuất hiện nhiều các loại nước sữa chua. Nhiều bạn vẫn cho rằng các loại nước sữa chua cũng giống như sữa chua nhưng hoàn toàn không phải thế. Nước sữa chua cũng giống như các sản phẩm nước giải khát, hàm lượng dinh dưỡng của nó chỉ bằng 1/3 hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa hay sữa chua.

Sai lầm thứ hai:


Nhiều bạn cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng. Và lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.

Sai lầm thứ ba:

Có quan niệm cho rằng sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn sữa tuy nhiên trên thực tế hàm lượng dinh dưỡng của hai loại là như nhau nhưng sữa chua dễ được hấp thụ và tiêu hóa hơn.

Sai lầm thứ tư:

Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày và nặng nhất có thể gây chết người.

Sai lầm thứ năm:

Ăn sữa chua khi đói sẽ tăng nguy cơ bị các bệnh dạ dày. Chính vì vậy lời khuyên cho các bạn là sau bữa tối 1 đến 2 tiếng rồi ăn sữa chua sẽ đem lại hiệu quả cao nhất.

Sai lầm thứ sáu:

Sữa chua tốt cho sức khỏe của bạn, tuy nhiên trong các trường hợp bạn bị tiêu chảy, tiểu đường và trẻ em dưới 1 tuổi thì không nên ăn sữa chua.

Vậy ăn sữa chua sao mới đúng cách?

Sữa chua đúng là cần thiết cho sức khỏe, nhất là loại trong thành phần có thêm vi sinh hữu ích, vì bên cạnh tác dụng nhuận trường, lực lượng vi sinh là phương tiện an toàn cho cơ tạng còn rất nhạy cảm của trẻ em để tương tranh với hàng trăm chủng loại vi sinh độc hại lúc nào cũng chực chờ trong khung ruột.

Dùng sau bữa điểm tâm

Thầy thuốc ủng hộ cách dùng sữa chua có vi sinh là hoàn toàn có lý vì kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng truy lùng bệnh nguyên của bạch cầu và thực bào trong cơ thể của trẻ thường dùng món này được cải thiện thấy rõ. Trong môi trường ô nhiễm như ở nước ta, có được thuốc quý như thế còn muốn gì hơn. Đáng tiếc là nhiều bà mẹ vẫn chưa có thói quen cho con ăn sữa chua hay có dùng nhưng không đúng cách.

Thành phần vi sinh hữu ích trong khung ruột có chung một nhược điểm là rất mong manh. Các thành phần này rất dễ thất thoát nếu trẻ phải dùng thuốc kháng sinh lâu ngày. Chúng thậm chí hao hụt rất nhanh trong trường hợp ngộ độc thực phẩm, khi trẻ bị căng thẳng (chẳng hạn trong giai đoạn mới vào nhà trẻ, vào trường học hay thường khi chỉ vì thay đổi cách ăn uống). Chính vì thế mà trẻ nên ăn sữa chua sau bữa điểm tâm vì đó là thời điểm tốt nhất để tăng cường sức kháng bệnh.

Kế đến, nhiều người vẫn tưởng cứ cho trẻ ăn sữa chua lúc nào cũng tốt. Đáng tiếc là như thế thì sẽ uổng tiền. Vì sữa chua nếu muốn nên thuốc thì phải chứa một lượng rất lớn vi sinh để một phần trong đó sống sót sau khi lội qua nước chua của dạ dày.

Ăn tối thiểu 4 tuần liên tục

Quan trọng hơn nữa, nếu muốn tái lập quân bình vi sinh trong đường ruột thì cần ăn sữa chua mỗi ngày, một lần trong ngày là được rồi nhưng tối thiểu phải 4 tuần liên tục. Trong thời gian đó, càng khéo hơn nữa nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng dồi dào chất xơ từ rau cải, mễ cốc. Dù là trẻ con hay người lớn, dùng sữa chua theo kiểu ngẫu hứng thì chỉ làm vui lòng nhà sản xuất.

Riêng với trường hợp trẻ dùng thuốc kháng sinh nhiều ngày thì sữa chua, cho dù có ăn mỗi ngày mấy hũ, cũng không đủ để phục hồi khung ruột vì bệnh nhi thường cần không dưới 10 tỉ vi sinh loại Lactobacillus hay Bifido mỗi ngày. Trong trường hợp này nên dùng thuốc có men vi sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu dùng chung với sữa chua càng hay. Quan trọng là nếu pha nước thì phải với nước lạnh.

Thêm một điểm quan trọng cho người tiêu dùng là đừng tưởng sữa chua phải chua mới tốt. Khẩu vị chua nhiều hay ngọt lịm là chuyện nhỏ trong tay nhà sản xuất. Chuyện đó không ăn nhằm gì với thành phần vi sinh trong sản phẩm. Muốn biết sữa chua tốt hay không chỉ có một cách đơn giản là kiên nhẫn dùng ít tuần xem trẻ có khỏe hay không. Khỏe thì dùng tiếp, không khỏe thì tìm biện pháp khác hay hỏi ý kiến của thầy thuốc.



Khi nào nên cho trẻ ăn sữa chua
Khi nào cho bé ăn sữa chua -
Trị nấm âm đạo bằng sữa chua
Bệnh đường ruột có nên ăn sữa chua? -
Em bé mấy tháng ăn sữa chua và những lưu ý khi
Sữa chua giảm béo giúp bạn lấy lại eo thon
Làm đẹp da với sữa chua không đường



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý