Cách pha trà hoa cúc mật ong thơm ngon bổ dưỡng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách pha trà hoa cúc mật ong thơm ngon bổ dưỡng

19/04/2015 10:06 AM
9,061

Cách pha trà hoa cúc mật ong thơm ngon bổ dưỡng. Một tách trà hoa cúc trắng mật ong nóng sẽ giúp cho tinh thần của bạn sảng khoái sau một ngày làm việc căng thẳng và xua đi cái lạnh vẫn còn vương vấn của mùa đông.





CÁCH PHA TRÀ HOA CÚC MẬT ONG THƠM NGON NHẤT
 

Cách pha trà hoa cúc mật ong



1. Nguyên liệu
- 10g hoa bạch cúc khô
- 30ml mật ong
- 1 bình nước sôi
- 1 ly pha trà
Cách pha trà hoa cúc mật ong


2. Cách làm
Hoa cúc sau khi chưng có thể cắt lấy hoa đem phơi khô rồi cất vào bình thủy tinh dùng dần.

Cho hoa cúc vào ly, tráng với nước ấm. Rồi cho tiếp nước sôi, đậy nắp để 3 phút cho trà ngấm.

Chuẩn bị một ít mứt hạt sen để nhâm nhi cùng với trà. Khi dùng cho thêm mật ong vào trà.



THAM KHẢO THÊM
:

Công dụng thần kỳ của hoa cúc

Hoa cúc được xem là một loại thảo dược thần kỳ được rất nhiều chị em ưa chuộng trong việc làm đẹp và bảo vệ sức khỏe .

Từ xưa hoa cúc vốn được ưa chuộng trong việc làm đẹp của phụ nữ đủ mọi thành phần . Ngay cả Từ Hy Thái Hậu vẫn luôn dùng hoa cúc trong việc gìn giữ sắc đẹp của mình . Hoa cúc có tính mát , vị ngọt nhưng hơi đắng dùng để thanh nhiệt , giải độc , mát gan , làm sáng mắt rất hiệu quả .

Theo đông y hoa cúc có thể dùng để ăn sống , phơi khô làm trà , nấu canh , nấu nước uống đều tốt . Nhưng ở Việt Nam thông dụng nhất vẫn là dùng hoa cúc phơi khô rồi hãm với nước nóng thành 1 loại trà thơm ngon và tốt cho sức khỏe .

Dùng trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp cho cơ thể giảm căng thẳng , mệt mỏi , ngủ ngon giấc . Ngoài ra hoa cúc còn giúp cho kéo dài tuổi thọ , giảm sự lão hóa da và giảm cân rất tốt . Với những người bệnh tiểu đường trà hoa cúc giúp kiểm soát bệnh và giảm đường huyết tốt hơn so với những người không uống .

Sử dụng hoa cúc thế nào ?

Thường loại hoa cúc được dùng làm trà là hoa cúc trắng , tốt nhất là loại cúc la mã . Hoa cúc sau khi hái sẽ chọn những bông còn nguyên cánh rửa sạch rồi đem phơi khô . Cách thông thường để uống trà hoa cúc là hãm với nước nóng rồi uống . GAC sẽ mách bạn những cách chế biến hoa cúc cực đơn giản để bạn có thể thưởng thức mỗi ngày mà không thấy chán .

1.Trà hoa cúc mật ong :

Cho trà hoa cúc vào bình , rót nước sôi vào tráng sơ rồi đổ phần nước đầu đi . Bắt một nồi nước nhỏ đun sôi rồi cho phần hoa cúc đã được tráng vào đậy nắp , đun nhỏ lửa trong 5phút rồi tắt bếp . Hãm trà thêm 15 phút nữa , rót ra ly và thêm mật ong vào khuấy đều .

Trà hoa cúc mật ong uống vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút sẽ giúp làm ấm cơ thể , xua tan căng thẳng , giúp bạn dễ ngủ và có một giác ngủ sâu .

2.Trà hoa cúc thanh nhiệt :

- Đun sôi nước , cho hoa cúc , rễ cam thảo , đường phèn vào đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp . Lọc lại bỏ xác , lấy nước , chờ trà nguội thì cho vào chai giữ lạnh để uống .

- Cho 9 gr lá trà xanh , 6gr trà hoa cúc vào bình rót nước sôi , hãm trong 15 phút hoặc để tới khi nguội . Trà này có tác dụng thanh nhiệt làm mát bổ gan , sáng mắt .

3. Trà hoa cúc giảm cân :

Atiso khô rửa sạch cho vào ấm rót nước vào và để lửa nhỏ , đun trong 45 phút cho atiso ra hết nước . Cho thêm hoa cúc khô đã rửa sạch hoặc tráng qua nước nóng vào nấu thêm 5 phút thì tắt bếp . Trà hoa cúc atiso giúp tiêu hóa tốt , đốt mỡ thừa và làm đẹp da .

4.Rửa mặt với trà hoa cúc :

Không chỉ dùng để uống bạn có thể dùng một trà hoa cúc để nguội để rửa mặt . Trà hoa cúc có tác dụng làm sạch và dịu da , giảm nhờn và kháng khuẩn . Một tuần sử dụng 2 – 3 lần sẽ khiến bạn có một làn da đẹp như ý muốn .

5.Canh hoa cúc :

Hầm xương heo , cho hoa cúc tươi , nấm hương vào nấu , nêm muối và hạt nêm . Ăn không hoặc dùng chung với cơm , ăn cả hoa cúc . Món canh này rất tốt cho ngũ tạng , tránh tắc mạch máu và trị bệnh chóng mặt .

6.Bánh hoa cúc : 

Cánh hoa cúc phơi khô , băm nhuyễn hoặc để nguyên cánh trộn với sữa tươi , bột mì , bột đậu xanh thành hỗn hợp bột hơi nhão . Nặn thành hình tròn hoặc vuông , cán mỏng nếu bạn muốn chiên hoặc để nguyên khối nếu bạn hấp . Món bánh hoa cúc có tác dụng trị nóng trong người , làm mát da .

Làm mát” cơ thể nhờ trà Hoa Cúc

Hiện nay trên thế giới xu hướng sử dụng trà thảo dược đang được nhiều người ưa chuộng. Cũng như nhiều loại thảo dược khác, trà hoa cúc hay những chất chiết xuất từ hoa cúc đã được ông cha ta sử dụng từ xưa như một phương pháp giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả.

Cúc hoa, tên khoa học là Chrysanthemum indicum, họ Asteraceae, vị đắng, cay, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, hạ hỏa, giải độc, bổ não và chữa suy nhược thần kinh. Tại nhiều quốc gia trên thế giới Cúc hoa được xem là thần dược để chữa chứng nhiệt độc tích tụ trong người gây bứt rứt, sốt cao, viêm nhiễm, mụn nhọt, ghẻ lở, kiết lỵ. Những trường hợp “trúng thử” như say nắng, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, người vật vã, cảm giác khô khát nước nhiều, người ta đều uống trà hoa cúc.

Ngày nay, trà hoa cúc đặc biệt hữu ích với những người làm việc văn phòng, ngồi máy tính nhiều, ít di chuyển, ăn uống không đủ chất. Chính các điều kiện này dẫn đến âm dương khí huyết không đầy đủ, thần kinh căng thẳng, nhiệt xuất hiện trong các tạng phủ gây ra các chứng viêm do nhiệt như viêm loét lưỡi, miệng, sưng nướu, mắt đỏ, huyết áp tăng, chảy máu cam. Khi đó, trà hoa cúc sẽ giúp giải nhiệt tốt, cho cơ thể khỏe mạnh trở lại, tinh thần cũng sảng khoái và tỉnh táo hơn.

Ngoài ra trà hoa cúc còn có tác dụng giải độc trong các trường hợp nhiệt sinh do yếu tố ngoại nhân như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, sử dụng nhiều loại hóa chất, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá. Ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt sinh nhiều năng lượng cũng góp phần làm cơ thể sinh nhiệt. Hay điều kiện làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức nhưng lại uống quá ít nước cũng làm người mệt mỏi, nóng bức. Trong các trường hợp này đều có thể dùng trà hoa cúc để thanh nhiệt, lấy lại cân bằng cho cơ thể.

Nhìn chung, trà hoa cúc rất tốt cho sức khỏe con người. Với phụ nữ, nó giúp kéo dài tuổi thanh xuân, tăng cường sức khỏe, chống stress, tiền mãn kinh. Mỗi sáng dùng một tách trà hoa cúc sẽ giúp tinh thần thư thái phấn chấn, hăng hái trong lao động. Với nam giới, nó giúp giảm đau, chống xơ vữa động mạch, cao huyết áp, và ở những người hay uống bia rượu, trà hoa cúc còn giúp phòng ngừa gout, ung thư gan và giúp tẩy độc cơ thể, tăng cường sự dẻo dai cường tráng, sống lâu, tinh thần thư thái. Trà hoa cúc có thể chế biến từ hoa cúc phơi khô. Trong quá trình chế biến, nên pha trà hoa cúc chung với mật ong hoặc các loại thảo dược khác như Kim Ngân, Sài Đất để tăng cảm giác ngon miệng cũng như tác dụng thanh nhiệt của trà.

Khi chế biến cần chú ý, hoa cúc mỏng manh, dễ hỏng, nên chỉ sấy nhẹ ở khoảng 50 độ C cho khô và đóng vào lọ kín để giữ hương thơm và bảo quản tốt để tránh mất màu sắc. Hãy trân trọng một vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng ngay trong tầm tay của mọi người.

Hoa Cúc- cách làm đẹp cầu kỳ của Từ Hy Thái Hậu

Từ Hy Thái Hậu (cuối đời nhà Thanh) là một người đàn bà cực kỳ nổi tiếng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà nổi tiếng không chỉ bởi ảnh hưởng của bà tới lịch sử cận đại nước này mà còn vì khao khát làm đẹp hiếm thấy. Bà vốn không phải là người quá xinh đẹp nhưng bà lại vô cùng thích đẹp, nỗ lực của bà có lẽ chẳng người phụ nữ nào sánh kịp.

Phương thuốc mùa thu

Mỗi ngày ngay khi tỉnh giấc, Từ Hy Thái Hậu phải lấy tinh chất của hoa dấp lên mặt lên cổ, sáng ra ngủ dậy bà lại dùng bột ngọc trai bảo vệ da; đánh răng bằng bột làm chắc răng, bột hoa cúc, bột dưỡng tóc, nước hoa cho tóc…

Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp với cường độ cao như vậy nên vẻ đẹp của Từ Hy Thái Hậu từng được ghi lại là “sắc nước hương trời có một không hai, làm say đắm con mắt của nhà vua trẻ tuổi Hàm Phong:

"Ngũ quan của nàng không có chỗ nào chê được. Đặc biệt là làn da của nàng, trong cái trắng có cái hồng, trong hồng có phấn, nước da như phát sáng. Màu da càng làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, khiến nàng đẹp khác thường. Tuy khuôn mặt nàng có nét buồn, nhưng nét buồn đó lại như bù đắp cho nàng cái gì đó chưa đầy đủ...".

Sở dĩ có được vẻ đẹp như vậy, ngoài cách kiên trì giữ gìn sức khỏe của mình, bà rất chú trọng đến việc chăm sóc nhan sắc và có rất nhiều phương pháp làm đẹp độc đáo. Tùy theo tình trạng tâm lý, tuổi tác của thái hậu mà ngự y bào chế các phương thuốc cho phù hợp.

Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp với cường độ cao như vậy nên vẻ đẹp của Từ Hy Thái Hậu từng được ghi lại là “sắc nước hương trời có một không hai

Có lẽ vì nỗ lực làm đẹp của mình nên vẻ đẹp của Từ Hy Thái Hậu từng được ghi lại là “sắc nước hương trời", vẻ đẹp hiếm thấy trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Dẫu là vị thái hậu bị oán chê nhiều nhất trong lịch sử, dẫu bà ta không phải là nhân vật anh hùng gì, nhưng trong lĩnh vực dưỡng sinh thì Từ Hy làm rất tốt. Ở đây, chúng ta chỉ nhắc tới phương “Cúc hoa diên linh cao” của bà.

Từ cái tên gọi là bạn đọc có thể đoán ra được mục đích của sử dụng trường kỳ của Từ Hy là kéo dài tuổi thọ. Từ Hy có thể thọ 73 tuổi vào thời đó là không thể phủ nhận được tác dụng nhất định của cao hoa cúc.

Đây là phương thuốc bí truyền trích từ trong cuốn“Từ Hy Quang Tự y phương tuyển nghị”của Trần Khả Dực đời nhà Thanh. Sở dĩ phương thuốc này được chọn giới thiệu vì sự tối giản trong nguyên liệu của nó, thành phần dược liệu ở đây chỉ là những cánh hoa cúc tươi và mật ong.

Cách chế đơn giản như sau: Đem những cánh hoa cúc tươi (mỗi lần có thể nấu chừng 2kg; nếu là hoa cúc khô thì có thể nấu mỗi lần chừng 500g là vừa) đổ ngập nước, nấu còn một nửa, lọc bỏ bã, lấy nước cô lại cho đặc. Trộn nước thuốc này với mật ong để nấu thành cao. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 12-15g pha với nước sôi để nguội, lúc đói bụng.

Giai thoại hoa “bất khuất”

Hoa cúc trong y học cổ đại Trung Hoa thường được dùng để thanh lọc cơ thể, dưỡng mắt, kéo dài tuổi thọ. Bao đời nay, hoa cúc vẫn được coi là một trong 10 loài hoa vĩ đại của Trung Hoa, ví như bậc quân tử.

Đào Uyên Minh đời Tần nổi tiếng là yêu cúc, cho cúc là loài hoa thanh cao, có khí tiết tượng trưng cho tâm hồn cao thượng. Cứ đến ngày trùng cửu (mùng 9/9), ông lại cùng bạn bè bày tiệc rượu bên khóm cúc để thưởng hoa.

Ông có câu thơ: "Ngã ốc song nam hạ, kim sinh kỷ tùng cúc." (Dưới cửa sổ mé nam nhà ta, nay mấy khóm cúc đã mọc). Cúc còn được gọi là “Hoa bất khuất” bởi sức chịu thời tiết khắc nghiệt.

Vì thế mà đó còn là biểu tượng lòng chung thủy, ý chí bất khuất, cốt cách thanh khiết của người phương Đông. Cúc cón có những tên gọi khác là Nhật tình, Nữ tiết, Nữ hoa, Âm thành…Hoa cúc là vị thuốc bảo kiện (giữ gìn sức khỏe) không thể thiếu của con người.

Căn cứ ‘Bản thảo cương mục’ thì cúc chia làm hai loại: một loại thân màu tím, khí hương vị cam, lá có thể dùng để nấu canh ăn – đó là Chân Cúc; một loại thân xanh, có mùi vị đắng, không ăn được, gọi là Khổ Ý. Dựa vào đó mà suy, các loại cúc để làm thuốc kéo dài tuổi thọ, trẻ hóa con người chính là Chân Cúc (Cam Cúc).

Cũng theo sách này có câu chuyện rằng Vương Tử Kiều (tên một vị tiên) có phương “Biến bạch tăng niên” dùng cúc làm chủ thuốc, hái mầm cúc và ngày Thượng dần tháng Ba, gọi là Ngọc Anh, hái lá vào ngày Thượng dần tháng Sáu, gọi là Dung Thành, hái hoa và ngày Thượng dần tháng Chín, gọi là Kim Tinh, lấy rễ vào ngày Thượng dần tháng Mười Hai gọi là Trường Sinh.

Tất cả đều phải được phơi nơi thoáng mát, một trăm ngày sau, lấy mỗi thứ một lượng bằng nhau giã ngàn lần cho thành bột thật mịn, mỗi lần 21g bột pha với rượu uống, hoặc thêm mật ong vào bột trộn đều nhau rồi vo thành những viên thuốc lớn cỡ như hạt ngô, mỗi lần 7 viên uống với rượu, ngày uống ba lần.

Trăm ngày sau, cơ thể nhẹ nhàng, làn da tươi sáng hồng nhuận, một năm sau, tóc bạc trở lại đen mượt, hai năm sau răng rụng rồi lại mọc mới, năm năm sau, lão ông 80 tuổi trở lại như tuổi trẻ.

Trong phương này gia thêm mật ong trắng cho cô lại thành cao thì càng tăng cường tác dụng tích cực, khiến con người cơ thể nhẹ nhàng mà không có cảm giác đói, trẻ lâu, kéo dài tuổi thọ vì mật ong có tính vị cam bình, bổ trung ích khí, nhuận phế, giải độc hết đau, thanh nhiệt lọc máu…

Dùng cao này thường xuyên có thể làm da dẻ hồng hào tươi mịn, tóc xanh… Bởi thế mà Từ Hy Thái Hậu đặc biệt yêu thích dùng cao Cúc hoa vậy.

Các giai thoại về tác dụng của hoa lá rễ cúc này có vẻ quá cường điệu nhưng trên thực tế, tác dụng của hoa cúc đối với sức khỏe từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó không chỉ giúp thanh nhiệt, sáng mắt mà còn có thể cải thiện da dẻ, chống lão hóa.

Cúc hoa trong cổ y tịch

Theo Bản thảo kinh: Uống hoa cúc lâu dài thì thân thể nhẹ nhàng, lâu dài tuổi thọ. Thư tịch xưa có câu: “Cúc hoa vi diên linh khách” nghĩa là “Hoa Cúc làm người ta dài tuổi thọ”, cúc có thể dùng độc vị, hay phối hợp với một số vị thuốc khác.

Cao Cúc hoa: Tăng tuổi thọ. Đây là bài thuốc do Trương Trọng Nguyên và Đào Bảo Sinh chế cho Từ Hy Thái Hậu uống để sống lâu và giữ sắc đẹp lâu bền:

Bột Cúc hoa: tăng sắc đẹp (theo sách “Bảo Phác Tử” của Cát Hồng đời Tần):

Hoa Cúc trắng 500g (hái ngày 9 tháng 9 âm lịch), Phục Linh 500g. Hai vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống lâu ngày sắc mặt sẽ hồng nhuận, mịn màng diễm lệ. Bài thuốc này ở sách “Phố tế phương” của Chu Túc, đời Minh. Gọi là trường thọ cúc hoa tán, có tác dụng tăng tuổi thọ.

Dưỡng thọ đơn: Theo sách “Ngự dược viên phương” của Hứa Quốc Trinh: Cúc hoa, Câu kỷ tự, Viễn chí, Thạch xương bồ, Ba kích, Bạch truật, Phục linh, Địa cốt bì, Tục đoạn, Tế tân,Thục địa, Xa tiền tử, Hà thủ ô, Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Phúc bồn tử.

Mỗi thứ 30g, tán bột, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10g, ngày 2 lần, lúc bụng đói. Bài thuốc này bổ ngũ tạng, làm đẹp dung nhan, uống lâu càng khỏe và lâu già.

Cam cúc phương: Mầm cúc lấy vào thượng tuần tháng 3, lá cúc hái vào tháng 6, hoa cúc hái vào tháng 9, nhổ cả cây, rễ vào tháng 12, cả 4 thứ phơi trong râm cho khô, số lượng bằng nhau tán nhỏ.

Liều dùng 1 đồng cân/ lần, ngày 3 lần, hoặc luyện với mật ong, làm viên bằng hạt ngô, liều 7 viên mỗi lần, ngày 3 lần. Uống liền trong 100 ngày sẽ kéo dài tuổi thọ.

Rượu Cúc: Người xưa thường dùng hoa cúc kèm với nếp để cất rượu, gọi là “rượu cúc” hay còn gọi là “Hoàng hoa tửu”. Kinh Thi có câu “Thu ẩm hoàng hoa tửu” - mùa thu uống rượu hoa cúc.

Lý do là bởi vào mùa thu, cụ thể là tiết “Trùng Cửu” (ngày 9 tháng 9 âm lịch), là lúc hoa cúc vàng nở rộ, vừa ngắm hoa cúc vừa uống rượu cúc thì không gì tuyệt vời cho bằng!

Những ai không dùng được rượu có thể thưởng trà cúc, theo cách đơn giản như sau: trà không ướp + bạch cúc (hoa cúc trắng khô) + cam thảo; sau khi rót trà ra chén, lấy một bông cúc trong bình trà thả vào chén trà, thì cũng sẽ có đủ “vị, hương, sắc” của bạch cúc như đã được mô tả trong sách vở của các cụ ngày xưa...




Tác dụng của hoa cúc với cơ thể -
Các loại trà tốt cho sức khỏe
Cách cắm hoa cúc đẹp
Cách làm chè Bobochacha hoa quả cực độc
Ý nghĩa của loài hoa cúc
Kỹ thuật trồng hoa cúc đón tết
Cách ngâm hoa hibiscus màu đỏ đào cực đẹp




(ST)

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý