Nguyên nhân béo phì ở trẻ và cách điều trị hiệu quả nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân béo phì ở trẻ và cách điều trị hiệu quả nhất

19/04/2015 10:06 AM
207

Nguyên nhân béo phì ở trẻ và cách điều trị hiệu quả nhất. Theo LiveScience, có rất nhiều yếu tố có thể khiến em bé nhà bạn bị béo phì mà chính cha mẹ trẻ cũng không ngờ tới.



Nguyên nhân béo phì ở trẻ

Vi-rút cúm

Dựa vào các kết quả công bố trên tạp chí Nhi khoa Mỹ thì những trẻ em bị nhiễm vi-rút cúm thường có nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ không tiếp xúc với vi-rút này.

Trong một nghiên cứu được tiến hành trên 124 trẻ em thì có gần 80%  trẻ bị béo phì là do ngày nhỏ bị cúm. 

Điều hòa không khí

Những bài báo đăng tải trên Tạp chí Quốc tế về béo phì năm 2006 cho rằng: những trẻ đang ở trong một điều kiện nhiệt độ thoải mái liên tục như ngồi trong phòng có điều hòa, cơ thể của trẻ sẽ không làm việc liên tục để duy trì nhiệt độ lạnh hoặc ấm của cơ thể.

Theo kết quả này, những trẻ ngồi điều hòa hàng ngày sẽ đốt cháy rất ít lượng calo khiến trẻ dễ tăng cân và béo phì hơn.

Mẹ làm việc quá nhiều giờ/ ngày

Những trẻ em có mẹ làm việc nhiều giờ/ ngày tại công sở có nguy cơ béo phì hơn so với những trẻ em sống cùng mẹ hoặc có mẹ đang ở nhà chăm sóc. Đây là kết quả nghiên cứu của Trường Đại học London đã tiến hành nghiên cứu trên 8.552 trẻ em vào năm 1965 và kiểm tra trọng lượng của những trẻ này vào năm 1991.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chưa kiểm tra chế độ ăn uống hay hoạt động thể chất của trẻ vì chúng cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả này.

Thiếu ngủ

Những nghiên cứu đều chỉ ra rằng những trẻ em bị thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ thừa cân. Nguyên nhân là do những thay đổi nội tiết tố thường xảy ra khi cơ thể trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Thiếu ngủ có thể làm kích thích đói và mệt mỏi ở trẻ. Điều này có thể làm giảm hoạt động thể chất hàng ngày, gây tăng cân nhanh hơn nữa.

Cắt amiđan

Nghiên cứu của ĐH St Louis (Missouri, Mỹ) cho thấy sau 7 năm cắt amidan, trẻ sẽ tăng cân. Nguyên nhân là do cắt amiđan có thể cải thiện sự ngon miệng của trẻ.

Tiếp xúc với ánh sáng ban đêm

Một nghiên cứu đã công bố của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ trên những chú chuột trong 8 tuần liền cho thấy: Trọng lượng của nhóm chuột đã được tiếp xúc với ánh sáng mờ trong đêm tăng 50% so v���i những chú chuột ở trong đêm ở trong bóng tối hoàn toàn. Mặc dù cả hai nhóm chuột này đều có cùng một số thực phẩm và hoạt động giống nhau.

Kết quả này cũng có thể áp dụng tương tự cho những trẻ thường ngủ muộn vào ban đêm hoặc ngủ với ánh điện sáng.

Mẹ lớn tuổi

Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được sinh ra từ các phụ nữ tuổi khoảng 30 trở lên thường có trọng lượng nặng hơn 2,6-2,8% các bé được sinh ra từ các bà mẹ dưới 25 tuổi.

Ô nhiễm môi trường

Theo nhiều kết quả công bố thì ô nhiễm môi trường có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của cơ thể trẻ.

Những hóa chất độc hại trong môi trường, trong các vật dụng gia đình có thể làm gián đoạn các tuyến nội tiết và khiến cơ thể trẻ béo phì vì chúng can thiệp vào các kích thích tố trong cơ thể.

Sinh ra đã to lớn

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Cincinnati và trường Cao đẳng y tế Georgia (Mỹ) cho biết chuột được mẹ cho ăn nhiều chất béo có nhiều khả năng có con to lớn hơn so với những con chuột đã được mẹ cho ăn một chế độ ăn uống bình thường.

Vì thế, sinh ra đã to lớn cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh béo phì trong tương lai.

Nguyên nhân chuột con to lớn là do đã tiêu thụ các chất béo của mẹ chúng từ nhau thai khi còn là thai nhi. Các nhà nghiên cứu nói rằng những phát hiện này cũng có thể lý giải cho chứng béo phì ở những trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc để ngăn ngừa chứng trầm cảm, tiểu đường, cao huyết áp cho trẻ… cũng có thể gây tăng cân.

Việc sử dụng các loại thuốc trên, đặc biệt là thuốc chống trầm cảm cho trẻ mặc dù theo đúng chỉ dẫn cũng khiến trọng lượng bệnh nhân bị tăng lên khoảng 5%.

Do ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn bán qua hệ thống tiêu thụ tự động ,thực phẩm có hàm lượng mỡ,calo cao,uống nhiều nước giải khát có gas,chất ngọt và ăn nhiều bữa trong ngày.

Ngại vận động: Những đứa trẻ lười vận động là nhóm trẻ tăng cân nhiều nhất ,đơn giản làvì lượng calo đầu vào không tiêu thụ hết chuyển thành mỡ.

Do di truyền: Nếu sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh thì đứa trẻ cũng sẽ có rủi ro mắc bệnh rất cao .Qua nghiên cứu người ta phát hiện thấy có một số nguyên nhân mang tính di truyền như có gen háu ăn,do hormone…

Yếu tố về tâm lý: Những đứa trẻ mắc bệnh thường có ý nghĩ tự ti , không muốn tiếp xúc với chúng  bạn,di chuyển chậm chạp ,stress tăng cao và đây chính là yếu tố làm cho căn bệnh trở nên trầm trọng.

Các yếu tố về gia đình-xã hội: Một trong những nguyên nhân khách quan gây béo phì ở trẻ có một phần do gia đình và xã hội  như quá nuông chiều quá mức ,cho trẻ ăn nhiều thực phẩm bất lợi ,cho trẻ chơi điện tử thoải mái hoặc quảng cáo quá nhiều các loại thực phẩm ăn nhanh nhắm vào đối tượng trẻ nhỏ

beo phi Nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ em


Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu calo như thức ăn nhanh khiến trẻ em bị béo phì

Chuẩn đoán

Chỉ nhìn qua dáng vẻ bên ngoài là có thể nhận biết được,tuy nhiên để chắc chắn nên dùng cách tính chỉ số BMI.Nếu tính theo lứa tuổi thì từ thang bậc 85-95 % được coi là dư thừa trọng lượng và nếu trên ngưỡng 95% thì xếp vào diện béo phì.Ngoài ra người ta có thể dùng cách tính theo biểu đồ. Trong cách tính biểu đồ người ta có thể tham khảo thêm về các yếu tố khác như tiền sử gia đình,tiền sử bệnh tật ,thói quen ăn uống tiêu thụ calo và mức độ hoạt động thể chất của trẻ.

Chỉ số BMI

Thể trạng của một người được gọi là cân đối, thừa cân, thiếu cân, gầy hay béo phì … được tính đo bằng chỉ số BMI:

TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Trong đó:

 Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO):

 Phân loại

 WHO BMI (kg/m2)

 IDI & WPRO BMI (kg/m2)

 Cân nặng thấp (gầy)

 <18.5

 <18.5

 Bình thường

 18.5 – 24.9

 18.5 – 22.9

 Thừa cân

 25

 23

 Tiền béo phì

 25 – 29.9

 23 – 24.9

 Béo phì độ I

 30 – 34.9

 25 – 29.9

 Béo phì độ II

 35 – 39.9

 30

 Béo phì độ III

 40

 40

Dựa vào cách tính chỉ số BMI phía trên và bảng dữ liệu đánh giá chúng ta có thể dễ dàng biết được trẻ có bị mắc bệnh béo phì hay không.

Các biến chứng có liên quan đến bệnh béo phì

Giống như ở người lớn nếu trẻ nhỏ mắc bệnh béo phì thì khi trưởng thành rủi ro mắc một số bệnh nan y rất cao như : Bệnh tiểu đường tuýp 2,hội chứng trao đổi chất ,bệnh cao huyết áp ,bệnh hen và các loại bệnh về đường hô hấp,bệnh rối loạn giấc ngủ,bệnh dậy thì sớm ,bệnh rối loạn ăn uống và bệnh viêm nhiễm da,một số loại bệnh mang tính tâm lý như bệnh tự ti,mất tính tự chủ,bệnh có liên quan về hành vi ứng xử gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học hành ,mắc bệnh trầm cảm ,bị bạn bè xa lánh, chất lượng cuộc sống càng bị giảm sút.

Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ như thế nào?

Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra ở trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ.

Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc.

Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này. Như vậy chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques)..., từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em.

Cách phát hiện, chữa trị và đề phòng béo phì ở trẻ em

Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân ở trẻ rồi. Tuy nhiên ở những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số:

C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg/chiều cao (tính bằng M)2.

Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm. Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh béo phì ở trẻ em là gì?


Dự phòng và điều trị trẻ bị béo phì, cach phong benh beo phi o tre em

Để ngăn chặn chứng béo phì ở trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique).

Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau:

- Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, bánh kẹo...

- Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày.

- Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng... chỉ 1 lần/ngày.

- Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh  mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie)...

- Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) ở các bữa ăn khác.

- Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây... cần có ở các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt...

Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ ở các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ở tuổi lên 1, khẩu phần  chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày.

Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội...), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày.

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được cân nặng phù hợp nhất cho trẻ dựa trên chiều cao, độ tuổi, vóc dáng và giới tính của trẻ. Nếu được bác sĩ khuyến cáo thì trẻ nên tham gia vào chương trình giảm cân dặc biệt.

  • Bạn hãy xem xét chứng béo phì có phải do cưng chiều quá mức trong vấn đề ăn uống không. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn thích hợp và các thói quen dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn dự kiến thay đổi chế độ ăn của con bạn, chính bản thân bạn cũng phải theo những nguyên tắc đó để nêu gương tốt cho cháu.

  • Ðừng cho con bạn ăn theo một chế độ ăn đặc biệt làm giảm cân. Thay vào đó, bạn hãy sửa đổi chế độ ăn của cháu với các thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi để bảo đảm rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường.

  • Cố gắng đừng chiên thức ăn. Thay vào đó nên nướng hoặc hấp. Lạng bỏ phần mỡ của các miếng thịt trước khi nấu. Ðừng cho bé ăn vặt, bánh mì ngọt nướng. Thay vào đó cho cháu ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.

  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước.

  • Khuyến khích đứa trẻ năng hoạt động. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên các trò chơi vận động thú vị. Hạn chế thời gian xem TV và chơi game của trẻ.

  • Quá trình giảm cân của trẻ không hề dễ dàng. Bởi thế bạn hãy luôn tích cực động viên trẻ, lắng nghe nếu trẻ cảm thấy áp lực với chế độ ăn hoặc luyện tập, cùng trẻ suy nghĩ tìm ra biện pháp phù hợp. Hãy tích cực hỗ trợ cho trẻ trong quá trình giảm cân.

  • Ðừng nhốt một đứa trẻ lẫm chẫm biết đi vào một cái cũi hoặc một chiếc ghế đẩy. Hãy để cháu tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với các cháu lớn, nên tập cho các cháu chơi những trò chơi sống động.

Cách điều trị

Không giống người lớn và không phải trường hợp nặng cân cũng là béo phì mà phải dựa vào chỉ số BMI .Ví dụ một đứa trẻ 7 tuổi khoẻ mạnh không mắc các loại bệnh thì chỉ nên duy trì trọng lượng hiện có tốt hơn là áp dụng phương án giảm cân vì khi chiều cao phát triển sẽ làm cho cơ thể cân bằng và hài hoà thêm.Một số phương pháp điều trị bệnh béo phì ở trẻ em hiện đang được áp dụng gồm có:

Chế độ ăn uống khoa học hợp lý

• Chú ý mua các loại thực phẩm có lợi cho những người trong gia đình như rau xanh, hoa qủa ,hạn chế thực phẩm chứa hàm lượng mỡ cao, chọn mua thực phẩm ăn nhanh có lợi,không nên dùng thực phẩm để thưởng phạt cho trẻ.

• Hạn chế dùng đồ uống giải khát có nhiều đường ,kể cả nước hoa quả.

• Chế biến thực phẩm khoa học,dùng ít mỡ,ví dụ như nướng thịt gà tốt hơn là rán.

• Khi mua thực phẩm nên chú ý đến lợi ích chữa bệnh , ví dụ như  rau xanh hoa quả thẫm màu,có màu vàng,đỏ ,hạn chế thực phẩm carbohydrate chế biến quá kỹ ,kể cả gạo sát quá trắng,quá bóng.

• Ăn uống chung cùng gia đình :Qua việc làm này các bậc cha mẹ có thể giáo dục cho con cái những cái lợi từ thực phẩm,không nên xem ti vi khi đang ăn.

• Ấn định các bữa ăn trong ngày đối với trẻ, kể cả ăn vặt ăn quà.

• Không nên vừa ăn vừa chơi điện tử,đọc sách,chơi game hoặc xem vô tuyến vv…

Tăng cường hoạt động thể chất

• Hạn chế thời gian xem vô tuyến ,chơi điện tử .dưới 2 giờ/ngày,tiến tới quy định thời gian ít hơn để chuyển sang các hoạt động thể chất.

• Trẻ còn nhỏ không nhất thiết là tập thể thao mà thay vào đó là các hoạt động thế chất như đi chơi nơi công cộng, hoạt động bằng các đồ chơi giúp trẻ tiêu hao calo tốt hơn.

• Khuyến khích những trò chơi mà trẻ ưa thích và nếu có điều kiện cha mẹ có thể bớt chút thời gian để chơi cùng con trẻ .Tóm lại là làm sao tách trẻ ra khỏi cuộc sống tĩnh tại, ít hoạt động.

Thực hiện tốt những cam kết của gia đình

• Khi đã phát hiện thấy trẻ mắc bệnh béo phì ,mỗi gia đình cần đề ra  những kế hoạch, chương trình cụ thể, kèm theo cam kết để thực hiện.

• Cam kết duy trì những thói quen tốt trong đó tất cả mọi thành viên gia đình cùng tham gia

• Liên tục có kế hoạch “cập nhật” những cam kết này, áp dụng phương án từ thấp đến cao,từ đơn giản đến phức tạp để trẻ có thể áp dụng.

• Nên áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập bền bỉ lâu dài,không nên nóng vội và đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn và phấn đấu để đạt tới mục tiêu này.


Biện pháp điều trị

Khi quyết định tiến hành can thiệp điều trị thừa cân béo phì ở trẻ cần lưu ý đến một số điểm đặc thù so với điều trị ở người lớn:

- Sinh lý: cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển nên vẫn cần đến các chất dinh dưỡng cần thiết để đáp ứng cho nhu cầu gia tăng chiều cao và hoàn thiện các cơ quan chức năng trong cơ thể. Các can thiệp thô bạo trên chế độ ăn của trẻ làm cắt hẳn nguồn dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển này có thể gây ảnh hưởng đến tầm vóc và cả sự hoàn thiện các hệ cơ quan của bé.

- Nhận thức: trẻ em thường không đánh giá được các nguy cơ của béo phì như người lớn. Những trẻ có “tâm hồn ăn uống” thường ăn theo bản năng, không tuân thủ chế độ điều trị, ăn vụng, đòi ăn, đòi bú, ăn bù, giấu giếm thức ăn để dành ăn dần...

- Tâm lý: trẻ em thường nhạy cảm, tin vào những lời nói và nhận định của những người xung quanh, ngộ nhận thái độ nghiêm cấm ăn uống hay những lời đùa giỡn của người lớn về tình trạng béo phì của mình. Đồng thời tâm thần kinh còn trong giai đoạn phát triển nên các tổn thương về mặt tâm lý thường nghiêm trọng và kéo dài hơn ở người lớn. Trẻ có khuynh hướng tự tìm ra các phương pháp đối phó lại với các lời nói, hành vi chế giễu của mọi người xung quanh.

Hai công việc chính yếu phải thực hiện trong quá trình điều trị béo phì ở trẻ không khác so với phác đồ điều trị béo phì chung, tức là vẫn phải thực hiện các hoạt động nhằm chuyển hóa mỡ dư thừa trong cơ thể thành năng lượng hoạt động, đồng thời phải kiểm soát, ngăn chặn việc hình thành các mô mỡ mới. Đặc biệt với trẻ cần lưu ý thêm một số chi tiết sau:

- Về chế độ ăn: Việc xây dựng một chế độ ăn cho trẻ là cần thiết tuy nhiên không phải nhằm mục đích cắt giảm số năng lượng được cung cấp đến mức tối đa để đạt mục tiêu giảm cân trong điều trị béo phì, vì một nguyên tắc quan trọng trong điều trị béo phì ở trẻ em là không đặt mục tiêu giảm cân mà chỉ làm giảm tốc độ tăng cân. Thực chất, trẻ vẫn ăn chế độ phù hợp với nhu cầu sinh lý của mình hoặc chỉ phải giảm chút ít, đặc biệt vẫn phải đảm bảo nhu cầu đạm và canxi cho trẻ (sữa, thịt, trứng, đậu đỗ…). Những thức ăn cần cắt giảm là những thức ăn quá giàu năng lượng (thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chiên quay, thức ăn ngọt...), thức ăn cung cấp calori rỗng (bánh, kẹo, nước giải khát nhiều đường...), bữa ăn vặt với những thức ăn không cần thiết… Cha mẹ cũng nên lưu ý là thông qua việc quản lý chế độ ăn của trẻ chúng ta có thể tập cho trẻ những thói quen ăn uống tốt, nền tảng của việc duy trì sức khỏe trong suốt đời người. Điều này có ý nghĩa nhiều hơn là việc áp đặt chế độ ăn cho trẻ nhằm giảm cân.

d

Các chi tiết cụ thể cần lưu ý trong chế độ ăn dành cho trẻ:


Béo phì ở trẻ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

- Duy trì cho trẻ uống sữa hàng ngày. Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể đổi sữa béo qua sữa không béo.

- Cho trẻ ăn thịt nạc, các món ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, nướng, tránh chiên xào.

- Cho trẻ ăn chung với gia đình, tránh làm thức ăn riêng biệt cho trẻ tạo cho trẻ có cảm giác bị phân biệt, bị cô lập, khi lấy thức ăn cho trẻ nên khéo léo bớt nước váng béo, thịt mỡ, cắt bánh ít kem...

- Tập cho trẻ ăn được nhiều rau, các bữa ăn vặt dùng trái cây thay cho bánh kẹo, nước ngọt

- Chuẩn bị sẵn cho trẻ các bữa ăn nhỏ bằng các loại thức ăn ít năng lượng như trái cây, sữa không béo, khoai, bắp... tránh để trẻ quá đói ăn nhiều vào một bữa dễ dẫn đến tích lũy mỡ.

- Chú trọng bữa ăn sáng, giảm ăn về chiều tối

- Chế độ hoạt động thể lực của trẻ:

Đối với trẻ em việc vận động tập thể dục thể thao với mục tiêu điều trị béo phì thường ít được bé tuân thủ hơn là khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi vận động hoặc gia tăng hoạt động thường ngày. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều biện pháp khác nhau để giúp trẻ có một lối sống năng động, nhanh nhẹn, hoạt bát.

- Hạn chế giờ trẻ thụ động nằm, ngồi, như xem TV, chơi game dưới một giờ mỗi ngày, không cho trẻ ngồi lâu một chỗ

- Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi vận động như trốn tìm, chuyền bóng... Hãy giúp trẻ lựa chọn môn thể thao mà trẻ ưa thích nhất và tạo điều kiện để trẻ theo đuổi việc tập luyện.

- Tập cho trẻ làm một số công việc ở nhà, ở lớp phụ giúp gia đình, nhà trường: dọn dẹp đồ chơi, tưới cây, quét nhà, dọn bàn ăn...

- Cho trẻ đi bộ bất cứ lúc nào, nơi nào có thể: lên xuống cầu thang, đi bộ đến lớp, đi bộ trong công viên...

Trong thực tế trẻ sống cùng một lúc ở 3 môi trường là gia đình, trường học và trong xã hội. Một điều chính yếu là trẻ em không tự quyết định được chế độ ăn và hoạt động của mình mà phải phụ thuộc vào định hướng và hành vi can thiệp của cả 3 môi trường trên. Vì vậy để việc điều trị béo phì ở trẻ có hiệu quả cần thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của cả 3 thành phần trên.



Thực đơn cho bà bầu béo phì -
Món ăn bài thuốc cho người béo phì -
Vì sao béo phì gây vô sinh?
Giảm béo cho nam giới -
Thực đơn ăn kiêng giảm béo bụng hiệu quả
Chế độ ăn lành mạnh cho trẻ -




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý