Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày và cách chữa trị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày và cách chữa trị

19/04/2015 10:10 AM
311

Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày và cách chữa trị. Uống rượu, hút thuốc, ăn nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều chất Nitrosamin, ăn ít rau xanh, hoa quả... là những yếu tố dễ dẫn đến bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Đây là hai căn bệnh nguy hiểm vì có diễn tiến âm thầm và khó điều trị



Nguyên nhân


Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân của đa số các loại ung thư dạ dày, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột (intestinal metaplasia) và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh. Chế độ ăn uống không được coi là nguyên nhân gây bệnh.

ung-thu-da-day2-300x240 Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày


Nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày


Chúng  ta vẫn  thường nghe nói về bệnh ung thư dạ dày, bởi hiện nay đã có nhiều người mắc phải căn bệnh này .vậy nguyên nhân của bệnh ung thư dạ dày là do đâu?
Sau đây các chuyên gia phòng khám đa khoa năm châu sẽ  cung cấp cho chúng ta một số kiến thức cơ bản , giúp chúng ta hiểu thêm về nguyên nhân gây ra căn bệnh này

 +Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân của đa số các loại ung thư dạ dày, còn các bệnh viêm dạ dày teo màng lót do tự miễn, chuyển sản ruột  và nguyên nhân di truyền là các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh
+. Chế độ ăn uống không được coi là nguyên nhân gây bệnh.

nguyen-nhan-benh-ung-thu-da-day


+Cụ thể hơn, H. pylori là yếu tố nguy cơ chính ở 65–80% ca ung thư dạ dày, nhưng chỉ có ở 2% số người bị nhiễm vi khuẩn này.  Khoảng 10% các ca có liên quan đến yếu tố di truyền. Ở Nhật Bản và các nước khác, sử dụng dương xỉ diều hâu và bào tử làm thức ăn cũng có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng nguyên nhân chưa được làm rõ.


+Tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày chiếm đa số ở đàn ông, có nơi tỉ lệ mắc ở đàn ông/phụ nữ là 3/1. Hoóc môn estrogen có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh này.
+ Một tỉ lệ nhỏ ung thư dạ dày dạng phân tán có thể do di truyền. Ung thư dạ dày dạng phân tán di truyền, , đã được xác định và đang được nghiên cứu. Tuy nhiên, đã có các phương pháp kiểm tra gen và điều trị cho các gia đình có nguy cơ cao.


+ Một số nhà nghiên cứu  đã chỉ ra mối liên hệ tương quan giữa thiếu hoặc thừa Iốt, bướu cổ do thiếu iốt và ung thư dạ dày; cũng đã có những báo cáo về việc giảm tỉ lệ tử vong do ung thư dạ dày khi thực hiện tốt việc bổ sung iốt dự phòng .Cơ chế tác động có thể là do ion iốt có tác dụng như chất khử để chống oxi hóa trong màng nhầy dạ dày do dó làm giảm tác hại của các yếu tố oxi hóa, như ôxi già. Trung Quốc, một thành viên của Liên minh Quốc tế về Bộ gen Ung thư(International Cancer Genome Consortium) đang dẫn đầu trong những nỗ lực giải mã hoàn chỉnh bộ gen ung thư dạ dày
 

nguyen-nhan-benh-ung-thu-da-day


 
Ung thư biểu mô tuyến biệt hóa trung bình và kém ở mô dạ dày. Nhuộm hematoxylin và eosin.
 
 
Ung thư tế bào dạng nhẫn đóng dấu ở mô dạ dày (Gastric signet ring cell carcinoma).Nhuộm hematoxylin và eosin.
 
 
Ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày và chuyển sản ruột. Nhuộm hematoxylin và eosin.
Ung thư biểu mô tuyến ở dạ dày là u biểu mô ác tính, bắt nguồn từ tế bào biểu mô tuyến ở niêm mạc dạ dày.

Ung thư dạ dày đa số là ung thư biểu mô tuyến (90%).  Về mặt mô bệnh học, có 2 loại ung thư biểu mô tuyến dạ dày chính (theo phân loại Lauren) là:

-Dạng ruột

-Dạng phân tán.

Ung thư biểu mô tuyến thường xâm lấn nhanh chóng thành dạ dày, xâm nhập sang cơ niêm mạc , lớp dưới niêm mạc, và đến lớp cơ trơn của thành ống tiêu hóa. Các tế bào ung thư biểu mô tuyến dạng ruột có cấu trúc hình ống bất thường, phân bố thành nhiều lớp, có nhiều ống tuyến, giảm cấu trúc đệm

 Thường thì chuyển sản ruột cũng hay xảy ra ở các vùng niêm mạc xung quanh. Tùy vào cấu trúc tuyến, sự đa hình thái và sự tiết dịch của tế bào mà ung thư biểu mô tuyến có thể có 3 cấp độ biệt hóa: tốt, trung bình và kém.

Còn trong ung thư biểu mô tuyến dạng phân tán (dạ dày có dạng như cái chai/lọ bằng da, ung thư xơ cứng, chứa nhiều dịch nhày, dịch keo) các tế bào ung thư thường không liên kết và tiết dịch thẳng vào khoảng khe ngoại bào tạo ra những khoang lớn chứa chất nhày/ chất keo (mà trên ảnh chụp là những khoảng "trống"). Nó không biệt hóa rõ ràng lắm. Nếu chất nhày nằm trong tế bào ung thư, nó đẩy nhân tế bào ra rìa tế bào, tạo nên dạng "Tế bào dạng nhẫn đóng dấu".
Khoảng 5% ung thư dạ dày là ung thư hạch bạch huyết .
Ngoài ra còn có u carcinoid và u cấu trúc đệm.

Ung thư dạ dày là một bệnh ác tính khá phổ biến, nhưng lại rất khó để chẩn đoán sớm. Ung thư dạ dày thường gặp ở lứa tuổi 50 - 60 và nam bị nhiều hơn nữ.

Những người có nhóm máu A tỷ lệ bị ung thư dạ dày cao hơn những người có nhóm máu khác. Người bị viêm dạ dày thể teo thì khả năng bị ung thư dạ dày từ 6 - 12%.

Ung thư dạ dày cũng mang yếu tố di truyền, điều này thể hiện, nếu trong nhà có người bị ung thư dạ dày thì tỷ lệ con, cháu bị cao hơn gấp 4 lần so với những người khác. Ngoài ra chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân gây nguy cơ ung thư dạ dày: ăn các thức ăn xào, rán, nướng chả, hun khói…

Triệu chứng của ung thư dạ dày:

Các triệu chứng của ung thư dạ dày thường rất mơ hồ và không rõ ràng nên việc chẩn đoán sớm là rất khó. Nhưng mọi người cũng có thể căn cứ vào một số biểu hiện dưới đây để xác định mình có bị ung thư dạ dày hay không:

- Bị viêm dạ dày mãn tính, đặc biệt ở thể teo

- Người bệnh cảm thấy là chán ăn, đầy bụng. Sau khi ăn xong thì thấy khó tiêu, có thể kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn.

- Cảm thấy người gầy, sút cân, cơ thể bị suy nhược.

- Có các biểu hiện: sốt dai dẳng không tìm được nguyên nhân. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu.

- Có những trường hợp là ỉa phân đen mà không rõ lý do.

- Nếu ung thư dạ dày đã ở giai đoạn muộn thì ngay bản thân người bệnh có thể sờ thấy khối u ở vùng thượng vị. Khối u thường rắn chắc, nổi rõ sau khi ăn và ít di động. Người bệnh sẽ thấy rất đau đớn, khi ăn vào bệnh nhân nôn rất nhiều và thể trạng suy sụp nhanh.

Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?

Ung thư dạ dày có thẻ được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, hoá trị liệu và tia xạ.

Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với những người ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Phẫu thuật có thể cắt bỏ một phần, 2/3, 2/4, 4/5, thậm chí cắt toàn bộ dạ dày. Sau 5 ngày bệnh nhân đã có thể ăn uống trở lại và chỉ khoảng sau 10 - 14 ngày là có thể ra viện.

Hoá chất trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Các thuốc này thường được dùng phối hợp với nhau trong một tuần, sau đó nghỉ thuốc từ 2 - 3 tuần rồi lại dùng tiếp. Nếu ở giai đoạn sớm, hoá trị liệu có thể hỗ trợ cho phẫu thuật và tia xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại tỏng cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.

Điều trị bằng tia xạ: Dùng các tia phóng xạ để diệt các tế bào ung thư. Sau phẫu thuật, có thể dùng tia xạ tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ còn có thể dùng cùng với các hoá chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.


UNG THƯ DẠ DÀY VÀ TẬP THỂ DỤC

Ung thư dạ dày là ung thư phát triển trong các mô dạ dày. Viện Ung thư Quốc gia ước tính rằng đã có 21.000 trường hợp mới của bệnh ung thư dạ dày được chẩn đoán ở Hoa Kỳ trong năm 2010. Đáng chú ý nhất, ung thư dạ dày gây khó chịu mệt mỏi, giảm cân và bụng. Tập thể dục là luôn luôn mang lại lợi ích cho một lối sống lành mạnh và có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn sau khi điều trị. Nó cũng có thể có thể ngăn chặn ung thư dạ dày xảy ra ở nơi đầu tiên. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về tập thể dục sau khi điều trị ung thư dạ dày.

Có một vài yếu tố nguy cơ phát triển ung thư dạ dày ra khỏi kiểm soát của bạn và một số đang trong vòng kiểm soát của bạn. Biết các yếu tố nguy cơ của bạn cho phép bạn thực hiện các quyết định y tế hiểu biết cùng với bác sĩ của bạn. Hãy ghi nhớ rằng có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị ung thư dạ dày. Các yếu tố nguy cơ được ra khỏi kiểm soát của bạn bao gồm tuổi, giới tính, tiền sử gia đình, chủng tộc - người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị ung thư dạ dày - hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori trong hệ thống tiêu hóa của bạn, tiếp xúc với bụi nhất định và khói và điều kiện sức khỏe trước .

Các yếu tố nguy cơ trong kiểm soát của bạn bao gồm một chế độ ăn uống của các loại thực phẩm khô và hun khói so với một sự phong phú của trái cây và rau thuốc lá, và sử dụng rượu quá mức, lối sống ít vận động và béo phì nam.

ĐIỀU TRỊ
Điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào liệu các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể của bạn và giai đoạn của ung thư dạ dày chẩn đoán của bạn. Đối với bản thân ung thư dạ dày, điều trị thường bao gồm các loại phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và một sự kết hợp với y học cổ truyền châu á.

TẬP THỂ DỤC SAU KHI ĐIỀU TRỊ
Sau khi trải qua điều trị ung thư dạ dày và được phục hồi, sẽ là rất tốt để sống một lối sống lành mạnh và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh. Bác sĩ của bạn rất có thể sẽ giúp bạn phát triển một hình thức tập thể dục thích hợp và kế hoạch vật lý trị liệu sẽ cải thiện sức mạnh của bạn và mức độ năng lượng. Giúp bạn cảm thấy tốt hơn sau khi điều trị ung thư ngoài việc giữ cho bạn khỏe mạnh trong và sau khi phục hồi.

PHÒNG CHỐNG

Một số yếu tố nguy cơ đối với ung thư dạ dày có thể tránh được nhưng nhiều người không thể. Ví dụ, bạn có thể thay đổi lối sống và thói quen ăn uống của bạn nhưng bạn không thể thay đổi độ tuổi của bạn. Hút thuốc ít hoặc ngừng hoàn toàn, tập thể dục và ăn uống lành mạnh có thể bảo vệ bạn chống lại nhiều loại ung thư. Sống một lối sống ít vận động không bằng cách tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên là luôn luôn tốt cho bạn. Ngoài ra, tập thể dục có thể giúp bạn ngăn chặn béo phì, mà là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày.


Ung thư dạ dày, nguy cơ từ lối sống

Ung thư dạ dày là một trong năm loại ung thư thường gặp tại Việt Nam. Triệu chứng bệnh thường mơ hồ nên bệnh nhân khi nhập viện thường ở trong giai đoạn muộn. Tại Hà Nội, ung thư dạ dày đứng hàng thứ nhì trong mười loại ung thư ở cả hai giới nam và nữ; còn tại TPHCM, ung thư dạ dày xếp hàng thứ ba ở nam và đứng thứ năm ở nữ.

ungthu_da_day.jpg

Nhiều yếu tố nguy cơ

Cho đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày nhưng y học nhận thấy có một số yếu tố nguy cơ liên quan đến căn bệnh này. Tuổi càng cao càng dễ mắc bệnh hơn và người dân có điều kiện sống thấp dễ bị ung thư dạ dày.

Nam giới bị ung thư dạ dày nhiều hơn nữ giới do liên quan đến việc hút thuốc lá. Ngoài ra, những người ăn nhiều thức ăn nướng, hun khói, tẩm gia vị nhiều dễ bị ung thư dạ dày.  Ung thư dạ dày còn do viêm dạ dày mạn tính vì nhiễm vi trùng Helicobacter pylori, đây là một loại vi trùng sống thường trú trong dạ dày. Tuy có liên hệ đến vi trùng nhưng ung thư dạ dày không có tính lây lan từ người sang người. Ngoài ra, ung thư dạ dày còn liên quan đến yếu tố di truyền.

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như loét dạ dày hay nhiễm trùng  nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng mơ hồ như trên kéo dài, người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Điều trị sớm, khả năng khỏi bệnh cao

Hiện nay, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa và điều trị tốt nếu bệnh nhân đến bác sĩ khi bệnh chưa chuyển sang giai đoạn di căn. Các xét nghiệm cần thiết để tầm soát ung thư tái phát gồm có: xét nghiệm sinh hóa, X-quang, nội soi dạ dày, CT scan ổ bụng và dùng các chất chỉ điểm ung thư. Ngoài ra, tầm soát ung thư cũng là cách phòng ngừa căn bệnh này.

Ung thư dạ dày được chia thành 4 giai đoạn, khi bệnh đã diễn đến giai đoạn 4, ung thư dạ dày có thể lan qua gan, tụy, hạch bạch huyết và các cơ quan khác nên tiên lượng rất xấu. Nếu không điều trị, ung thư dạ dày sẽ gây ra các biến chứng như nghẹt dạ dày, thủng khối u, chảy máu khối u...

Phẫu thuật là cách điều trị chính cho ung thư dạ dày, thầy thuốc sẽ cắt bỏ bán phần, toàn phần hay có thể cắt thêm lách hoặc cơ quan khác rồi tạo một dạ dày giả bằng ruột tùy theo mức độ xâm lấn của khối u. Khi ung thư lan rộng không còn cắt bỏ được và dạ dày bị nghẹt, phẫu thuật viên sẽ nối dạ dày và ruột non để thức ăn lưu thông được từ trên xuống như bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là phẫu thuật mang tính tạm bợ và tiên lượng rất xấu.

Việc theo dõi sau khi điều trị ung thư dạ dày rất quan trọng vì ung thư có thể tái phát âm thầm mà không gây triệu chứng gì bất thường. Khi thấy cơ thể mình khác lạ thì bệnh nhân nên đến gặp thầy thuốc để được kiểm tra lại và chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày

Cần lưu ý cách ăn uống sau mổ vì vài ngày đầu bệnh nhân rất mệt và có ống thông dạ dày giúp đường khâu nối mau lành. Sau mổ, bệnh nhân có thể cảm thấy yếu sức một thời gian và có thể bị tiêu chảy hoặc bón hoặc chảy máu, nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể kiểm soát bằng cách thay đổi khẩu phần và dùng thuốc.

Biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân ung thư dạ dày sau điều trị là chán ăn gây sụt cân nhanh, vì vậy đôi khi phải nuôi ăn cho bệnh nhân qua đường tĩnh mạch hoặc qua đường ruột. Một hậu chứng khác là hội chứng dumping xảy ra khi thức ăn hay thức ăn lỏng vào ruột non quá nhanh khiến bệnh nhân thấy đau bụng quặn cơn, buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy và chóng mặt.

Phòng ngừa ung thư dạ dày chủ yếu dựa vào cách ăn uống và khẩu phần, tránh hút thuốc lá, tránh thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc có nhiều chất hóa học như nitrate, nên ăn rau cải tươi, chanh và các chất chứa nhiều vitamin C khác sẽ giúp tránh ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.

Thói quen làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày

Uống rượu, hút thuốc, ăn nhiều chất béo, thức ăn chứa nhiều chất Nitrosamin, ăn ít rau xanh, hoa quả… là những yếu tố dễ dẫn đến bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Đây là hai căn bệnh nguy hiểm vì có diễn tiến âm thầm và khó điều trị.

phong benh ung thu-da-day-300x199 Thói quen làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày



Không hút thuốc để
phòng bệnh ung thư thực quản

Mỗi năm thế giới có khoảng 600.000 ca ung thư thực quản và dạ dày, riêng ở Việt Nam là 7.000 ca. Thông thường người bệnh được chẩn đoán muộn, phải phẫu thuật cắt bỏ khối u và tái tạo phức tạp. Tỷ lệ sống thêm 3 năm là dưới 5%.

Rượu, thuốc lá là những tác nhân gây bệnh hàng đầu. Nghiên cứu gần đây của Viện Ung thư Sloan – Kettering (Mỹ) trên 1.143 bệnh nhân ung thư thực quản, ung thư dạ dày và từ năm 1993 đến 1995 cho thấy, thói quen sống hằng ngày với các chất kích thích có thể trực tiếp gây bệnh.

Ung thư thực quản đoạn 2/3 trên, có mô bệnh học là carcinôm tế bào gai thường gặp ở những người uống nhiều rượu, nguy cơ là 72%. Nếu uống rượu kèm theo hút thuốc lá và ít ăn rau xanh, trái cây thì nguy cơ lên tới 90%.

Ung thư thực quản đoạn 1/3 dưới, mô bệnh học là carcinôm tuyến gặp ở những đối tượng thừa cân, mập phì; hút thuốc lá. Nếu ít ăn rau xanh, trái cây và có hội chứng trào ngược dạ dày thì nguy cơ mắc bệnh tăng mạnh.

Ung thư dạ dày vùng tâm vị hay gặp ở những người hút thuốc lá và dư thừa cân. Còn ung thư dạ dày ở các vị trí khác là do ăn thức ăn hong khói, nguy cơ là 41%.

Để phòng bệnh ung thư thực quản và dạ dày nên :

  • Bỏ thói quen hút thuốc và uống rượu.

  • Hãy cố gắng kết hợp nhiều trái cây rau và chất xơ vào chế độ ăn uống mỗi ngày.

  • Giảm ăn thực phẩm mặn và hun khói

  • Nên giữ cân nặng vừa phải

  • Bổ sung thêm các loại vitamin A, B2, C…



Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày
Nhận biết ung thư dạ dày như thế nào?
Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày -
Ung thư thực quản
Ăn kiêng cho người bị ung thư -
Thức ăn cho người bị bệnh dạ dày


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý