Nguyên nhân của bệnh cận thị và phương pháp phòng chống cận thị cho trẻ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Nguyên nhân của bệnh cận thị và phương pháp phòng chống cận thị cho trẻ

19/04/2015 10:17 AM
953

Nguyên nhân của bệnh cận thị và phương pháp phòng chống cận thị cho trẻ. Cận thị thường xuất hiện và tiến triển nhanh ở lứa tuổi thanh thiếu niên, tuổi đến trường học. Ở Việt Nam, trong những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3 này, cận thị học đường đang có chiều hướng ngày càng tăng lên ở lứa tuổi học sinh các cấp học.




Tỷ lệ học sinh bị cận thị tăng lên theo cấp học. Học sinh các trường chuyên bị cận thị cao hơn học sinh các trường không chuyên; Học sinh đầu cấp học (lớp 1) đã bị cận thị (tỷ lệ từ 1-5%); Các cháu ở lứa tuổi mầm non đã xuất hiện cận thị; Trước đây, tỷ lệ học sinh nam bị cận thị cao hơn học sinh nữ, nhưng bây giờ tỷ lệ này đã ngang bằng, thậm chí có trường, học sinh nữ bị cận thị còn cao hơn học sinh nam; Những năm trước, tỷ lệ học sinh bị cận thị ở các thành phố, thị xã cao hơn học sinh nông thôn rất rõ, nhưng nay, sự chênh lệch này đã không còn lớn lắm.

Nguyên nhân trẻ bị cận thị

Trẻ thiếu ngủ hoặc ít ngủ: đặc biệt là từ 7-9 tuổi và 12-14 tuổi, trong khoảng thời gian này nếu trẻ ngủ quá ít hoặc do không đủ thời gian để ngủ vì cha mẹ bắt học quá nhiều rất dễ gây ra cận thị.

Trẻ sinh ra mà trọng lượng cơ thể quá nhẹ: hầu hết trẻ sinh ra với trọng lượng cơ thể dưới 2,5kg, đến tuổi thiếu niên đều bị cận thị.

Trẻ sơ sinh thiếu tháng: trẻ sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên thường bị cận thị từ khi học vỡ lòng. Bố mẹ bị cận thị rất dễ di truyền sang con cái, mức độ di truyền này liên quan mật thiết với mức độ cận thị của bố mẹ. Thông thường bố mẹ bị cận thị dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con cái rất nhỏ. Nếu bố mẹ bị cận thị từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái là 100%.

Trẻ em xem ti-vi quá gần: nếu như ngày nào trẻ em cũng xem ti-vi nhiều hơn 2 giờ, với khoảng cách từ mắt tới ti-vi nhỏ hơn 3m sẽ làm cho thị lực suy giảm rất nhiều.

Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. (ảnh minh họa)
Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. (ảnh minh họa)


 Yếu tố nguy cơ

Do môi trường học tập của
học sinh chưa tốt được thể hiện ở các điểm sau: chiếu sáng nơi học (phòng học, góc học tập) của các em chưa đủ sáng. Bàn ghế học tập không phù hợp với tầm vóc của học sinh.

Do tư thế khi ngồi học của học sinh sai trong các giờ học, nhất là khi viết bài hay làm bài tập, các em để mắt gần sát mặt bàn mà không được nhắc nhở.

Do các em quá “say mê” đọc những cuốn sách tranh hoặc truyện có cỡ chữ quá nhỏ hay vừa đi vừa đọc, vừa nằm vừa đọc, vừa học làm cho mắt chóng bị mỏi.

Do chương trình
học tập chính khóa quá tải so với lứa tuổi các em như thời gian học tại lớp trong 1 ngày, 1 tuần tại trường quá dài (từ 6 – 7 giờ trong ngày hoặc 30 – 36 giờ trong tuần). Ngoài ra, các em còn phải học thêm từ 1 – 2 buổi trong 1 tuần, do đó mắt càng bị căng thẳng thêm.

Hiện nay, học sinh từ nhỏ tuổi cho đến lớn tuổi đang có xu hướng sử dụng các loại thiết bị vi tính ngày càng nhiều và càng tăng cho nên con mắt vốn đã bị mỏi mệt trong quá trình học tập nay lại tiếp tục mệt mỏi thêm.

Nói tóm lại, đôi mắt của học sinh ngày hôm nay phải sử dụng quá nhiều trong học tập mà rất ít được nghỉ ngơi, trong lúc nhà trường và bố mẹ lại rất ít quan tâm hoặc quan tâm không đúng. Từ đó đôi mắt trong sáng của các em đang từ tinh nhanh sẽ chuyển dần sang mệt mỏi dẫn tới tình trạng “cận thị giả” rồi chuyển tới cận thị thật. Đến lúc đó e rằng đã muộn và đôi mắt của con cháu mình bắt đầu phải “mang theo đôi mục kỉnh”.

Nên định kỳ khám mắt cho trẻ để phát hiện và điều trị cận thị.

Cần có biện pháp hữu hiệu

  Trước hết, nhà trường cần phải có cán bộ y tế trường học để sớm phát hiện những học sinh có dấu hiệu suy giảm thị lực qua sự hướng dẫn các em tự kiểm tra thị lực của bản thân trên bảng thị lực treo tại phòng học và sớm có biện pháp đề phòng.
Thực hiện việc chiếu sáng (chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo) đầy đủ tại các phòng học, đặc biệt là bảng treo tường phải đầy đủ ánh sáng. Trang bị, cải tạo hoặc sắp xếp lại bàn học và ghế ngồi tại các phòng học sao cho kích thước của bàn và ghế phù hợp với tầm vóc của học sinh các cấp học.
Nhà trường cần sắp xếp chương trình học tập cho từng cấp học sao cho phù hợp với từng độ tuổi. Sắp xếp thời khóa biểu trong ngày, trong tuần hợp lý và xen kẽ giữa những môn học cần phải sử dụng mắt trong thời gian dài, ngắn trong một buổi học và tuần học. Tuyệt đối không tổ chức học thêm hay luyện thi khi các em đang còn phải tập trung học những môn chính khóa.
Trong những giờ đứng lớp, thầy cô giáo nhắc nhở các em khi ngồi học phải ngay ngắn để tránh cận thị.




Phòng ngừa

Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh. Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền. Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ.

Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 – 50cm. Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho  trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng  phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập thể thao, thể dục.

Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp củathị giác. Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất đi kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6-9 tuổi.

Ai nên phẫu thuật lasik chữa cận thị

Lasik là phương pháp điều trị các tật về khúc xạ tia laser. Phẫu thuật lasik tuyệt đối không gây đau cả trong và sau khi phẫu thuật. Về mặt lý thuyết, sau phẫu thuật lasik, bệnh nhân sẽ có sức nhìn tốt hơn. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bệnh nhân sau phẫu thuật lasik thành công có thể thường xuyên đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, ngồi nhiều giờ liên tục trước máy tính… mà không lo lắng về nguy cơ mắc các tật khúc xạ và không phải ai cũng có thể mổ lasik chữa cận thị.

Phẫu thuật lasik là một cuộc cách mạng trong phẫu thuật khúc xạ vì tính chính xác và thị lực hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. Vì vậy, nếu bạn không muốn mang kính gọng thì có thể mang kính tiếp xúc khi tham gia một số hoạt động. Nếu vì ngành nghề đặc biệt không được mang kính gọng và kính tiếp xúc mới mổ lasik.


 

 Phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. (ảnh minh họa)

Phẫu thuật lasik không phải dành cho tất cả bệnh nhân cận thị. (ảnh minh họa)



Độ tuổi

Với người trên 40 tuổi, khả năng điều tiết của mắt sẽ giảm theo thời gian, độ kính lão bạn đeo sẽ ngày càng tăng. Sự tăng này tùy theo sức khỏe và tình trạng mắt của mỗi người. Do vậy nếu một người cận nặng trên 40 tuổi mà đi mổ lasik sẽ bị tốn tiền hai lần (một lần cho phẫu thuật lasik và một lần cho phẫu thuật phaco sau này) mà độ chính xác của mắt sau mổ lại không cao. Vì vậy nếu cận trên 6 độ và trên 40 tuổi thì bệnh nhân nên chờ một thời gian nữa, khi có đục thủy tinh thể sẽ giải quyết cả cận và đục thủy tinh thể trong một phẫu thuật sẽ đạt độ chính xác cao hơn.

Độ cận

Nếu bạn chỉ cận nhẹ 1-2 độ, không bị lệ thuộc kính thì không cần phải mổ, vì sau này khi 40 tuổi bị lão thị sẽ không cần đeo kính. Nếu cận trên 6 độ thì nên thận trọng theo dõi độ cận và luôn nhớ là chỉ mổ khi độ cận thật ổn định. Tỉ lệ bị cận tái phát sẽ cao hơn nhóm cận thị dưới 6 độ. Điều kiện để được phẫu thuật lasik là phải từ 18 tuổi trở lên, tốt nhất là chỉ mổ khi độ cận dưới 10 độ, tuổi dưới 40, độ loạn dưới 5 độ.

Bên cạnh đó, người được phẫu thuật phải ổn định tật khúc xạ ít nhất trong 6 – 12 tháng (trong 1 năm không tăng quá 0,75 độ) không có các bệnh cấp hoạc mãn tính tại mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào, Glocom, giác mạc hình nón…, không có bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến phẫu thuật. Phẫu thuật lasik không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Khi bị cận thị, nên đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa mắt, khi được bác sĩ tư vấn không nên mổ thì đó là những lời khuyên tốt, nên tuân thủ. Bạn đừng quá kỳ vọng vào phương pháp mổ lasik và tìm nơi khác để “được mổ” thì hậu quả vô cùng tai hại vì đã có những trường hợp bị mù cả hai mắt sau phẫu thuật lasik chữa cận thị.


Phân loại

 
Theo các sách chuyên sâu về mắt có 2 loại cận thị:
 
1. Cận thị nhẹ :
 
Dưới 6 diôp: đáy mắt không có tổn thương ở mạch võng mạc. Độ cận tăng dần từ tuổi học đường đến trưởng thành, tuổi thành niên rồi cố định. Đeo kính phân kỳ thì thị lực trở lại bình thường. Nếu cận thị nhẹ diễn biến bình thường nơi người có sức khỏe bình thường, độ cận sẽ không thay đổi cho đến lúc lớn tuổi, lúc đó lão thị sẽ làm giảm số Diôp, khi đọc sách có thể hạ số kính hoặc bỏ kính.
 
2. Cận thị nặng (Cận thị bệnh):
 
Trên 7 Diôp, dù đeo kính thị lực vẫn không đạt được mức bình thường, mắt trông lớn có vẻ như hơi lồi, đáy mắt có nhiều suy biến nơi mạch mạc và võng mạc.
 
Nhược thị là tình trạng mắt không đưa được những thông tin rõ nét về hình ảnh của sự vật lên não, trung tâm thị giác tại não sẽ lười hoạt động và từ từ dẫn đến giảm khả năng phân tích của não dẫn đến giảm sút thị lực mặc dù không có tổn thương thực thể nào tại mắt.
 
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra cận thị.
 
- Do Thủy tinh thể quá phồng hoặc do nhãn cầu dài quá làm cho hình ảnh hiện lên trước võng mô. Bình thường đường kính trước sau của nhãn cầu vào khoảng 20mm, nơi người Cận thị đường kính đó gia tăng làm cho mắt dài quá khổ, hình ảnh thu vào võng mạc bị khuếch tán gây ra mờ, không rõ.
 
- Do không biết điều tiết mắt, bắt mắt làm việc (đọc sách, xem truyền hình…) quá lâu gây mỏi cơ mắt, đọc sách ở nơi không đủ ánh sáng.   
 
Điều trị
 
Thị lực có thể phục hồi nếu nhược thị được điều trị khi trẻ dưới 6 tuổi, nhưng khi trẻ đã lớn sẽ rất khó thậm chí không thể hồi phục. Trong trường hợp nhược thị sâu có thể dẫn đến lé, song thị . . . Do vậy phát hiện sớm để được điều trị kịp thời là rất quan trọng.
 
Ở người lớn khi bị cận thị có thể phát hiện sớm nhưng trẻ em đa số chỉ phát hiện khi các cháu bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, lộn chữ hoặc bé học sút kém lúc đó mới đi khám và đeo kính thì hơi muộn.
 
Có nhiều phương pháp điều trị cận thị:
 
1. Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ. Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển.
 
2. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.
 
3. Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.
 
3. Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.
 
Phối hợp:
 
- Đeo kính phân kỳ thích hợp với độ Diôp của mắt.
 
- Không xem sách ở nơi thiếu ánh sáng.
 
- Không bắt mất làm việc quá lâu.
 
- Hai người nam nữ đều cận thị nặng (quá 9 Diôp trở lên) không nên lập gia đình với nhau để tránh ảnh hưởng di truyền cho con cháu.
 
- Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Không nên học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm.
 
- Theo các chuyên gia Nhật Bản: người cận thị ăn nhiều chất ngọt có thể làm cho bệnh phát triển thêm do thành phần đường quá nhiều sẽ làm giảm lượng sinh tố B1 thậm chí làm sụt hàm lượng Canxi trong cơ thể khiến cho khả năng đàn hồi của mắt kém đi, dẫn đến giảm thị lực.

Có thể dùng bài tập sau đây để giảm bớt và phòng ngừa cận thị.
 
- Ngồi ở ghế nheo 2 mắt lại khoảng 3 - 5 giây, mở ra 3 - 5 giây. Tập 6 - 8 lần.
 
- Chớp mắt nhanh thật nhanh trong suốt 1 - 2 phút.
 
- Đứng lên nhìn về phía trước mắt 2 – 3 phút. Nâng ngón tay trỏ bên phải lên cách mắt khoảng 20 – 25cm, nhìn vào đầu ngón tay 5 phút, hạ xuống. Tập 10 lần.
 
- Giơ tay về phía trước nhìn đầu ngón tay, đưa ngón tay từ từ vào gần mắt cho đến khi thấy nhòa thành 2. Lập lại 8 lần.
 
- Ngồi xuống che mi mắt lại, xoa bóp quanh hốc mắt trong 1 phút.
 
- Đứng lên nâng bàn tay phải lên cách mắt 25 - 30cm duỗi một ngón tay và nhìn nó bằng 2 mắt 3 - 5 giây. Dùng tay trái che mắt trái nhìn bằng mắt phải 3 - 5 giây rồi đổi sang mắt phải. Tập 6 lần mỗi bên 3 lần. 
 
Trường hợp của em nên đi khám chuyên khoa Mắt, tùy theo từng trường họp và hoàn cảnh cụ thể mà Bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị thích họp cho em!



Phòng ngừa cận thị ở trẻ em

- Một trong những điều cốt yếu nhất về thị lực là ánh sáng thích hợp. Hãy luôn luôn đảm bảo cho con bạn có ánh sáng tốt khi đọc sách hoặc học tập. Cả ánh sáng quá mạnh lẫn ánh sáng quá mờ đều làm cho mắt trẻ mệt mỏi, cần phải tránh.

- Không để trẻ đọc sách, viết chữ liền trong thời gian dài. Chỉ 1 giờ là phải nghỉ đọc, viết một lát, nhìn ra xa để cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn. Cũng không nên xem ti vi 2 – 3 giờ liền.

- Kiểm soát khoảng cách đọc sách và viết chữ của trẻ. Khoảng cách từ mắt đến mặt trang sách, trang giấy cần khoảng 30 - 50cm. Đồng thời phải chú ý đến cả tỷ lệ cao thấp của ghế tựa. Nếu độ cao này không thích hợp, phải điều chỉnh.

- Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn. Khi viết không để đầu trẻ nghiêng ngả hoặc không nằm xem sách, vừa ăn vừa xem sách báo, xem ti vi, hoặc vừa đi vừa xem.

- Cần hình thành thói quen tự giác, kiên trì làm những động tác nhắm mắt, không những làm vào thời gian qui định trên lớp học, mà ngay cả sau những lúc học tập, xem sách đều cần thường xuyên làm.

- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm gồm các chất protein và vitamin. Khi học tập căng thẳng, càng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng, tăng cường tập luyện thể thao thể dục.

- Giáo dục cho trẻ thói quen giữ gìn đôi mắt sạch sẽ.

- Trẻ em nên được kiểm tra thị lực ít nhất mỗi năm một lần để đảm bảo sự phát triển thích hợp của thị giác.

Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc tật cận thị, hãy kiểm tra thị lực cho con ngay lập tức, để tình trạng không nặng thêm. Thời điểm tốt nhất để kiểm tra thị lực cho trẻ là trước khi bé bắt đầu đến trường. Thị giác và tình trạng mắt mập mờ không được phát hiện có khả năng gây mù trong tương lai, đặc biệt suốt trong những giai đoạn quyết định của sự phát triển mắt, tức là từ 6 – 9 tuổi.


Điều trị cận thị

Người cận thị nhìn xa rõ khi được chỉnh kính phân kỳ (kính – điốp hay gọi là kính cận thị).

Kính gọnglà một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa (các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp). Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.

Ngoài kính gọng bệnh nhân có thể dùng kính tiếp xúc, phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc.

Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm).

Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng cận thị như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc … dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng một số phương pháp thích hợp làm hạn chế tăng số kính cận thị tiến đến ổn định độ cận thị và đề phòng biến chứng cận thị.

Vật lí trị liệu: tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như : Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp.

Phẫu thuật:

- Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.

- Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị ổn định có thể phẫu thuật điều trị cận thị bỏ kính bằng laser excimer (LASIK).

Cận thị tiến triển (tăng số kính) – đây không chỉ là đơn thuần rối loạn chức năng thị giác có thể chỉnh kính mà là một biểu hiện bệnh lý có biến chứng tương đối nguy hiểm. Phương pháp dùng laser hồng ngoại năng lượng thấp có độ dài bứơc sóng 1,3 micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi kết hợp luyện tập điều tiết trên máy là một trong những phương pháp mới, hiện đại điều trị tiến triển cận thị ở trẻ em dựa trên nguyên lý: Tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của cơ điều tiết.




Cách phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em
Bệnh cận thị ở trẻ em -
Thực phẩm chữa bệnh cận thị hiệu quả
Hướng dẫn làm giảm cận thị hiệu quả
Mắt loạn thị -
Bài tập cho mắt khỏe đẹp -




(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý