Nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu và cách phòng chống tốt nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu và cách phòng chống tốt nhất

19/04/2015 10:17 AM
789

Nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu và cách phòng chống tốt nhất. Đau nửa đầu là một hội chứng thần kinh với những triệu chứng điển hình: thay đổi khả năng cảm nhận của các giác quan, đau đầu, và buồn nôn. Về mặt sinh lý, đau nửa đầu thường phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông. Bệnh nhân nữ gấp 3 lần bệnh nhân nam; người trẻ mắc nhiều hơn.



Biểu hiện của bệnh


Cơn đau thường đến từ từ, nhưng mỗi lúc một nặng thêm, nối tiếp từ cơn này đến cơn khác khiến người bệnh có cảm giác đầu muốn nổ tung. Cơn kéo dài 2-4 giờ, nhưng cá biệt có thể kéo dài vài ngày, khu trú ở một nửa đầu, đau giật giật theo nhịp mạch đập. Cùng với những cơn đau là cảm giác buồn nôn, nôn, sợ tiếng động và ánh sáng...

Tùy từng cơ địa mà mức độ cũng như thời gian đau của mỗi người khác nhau, nhưng tựu trung, bệnh đau nửa đầu có các triệu chứng rất điển hình: đau mạnh ở một hay cả hai bên đầu, cứng cơ cổ, nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng, buồn nôn và nôn, mệt mỏi và dễ cáu kỉnh, tăng số lần đi tiểu và tiêu chảy. Một số trường hợp đau nặng còn bị ảo giác như thấy các đường zic-zăc và ánh sáng loá. Đó là các cảm giác không bao giờ có thể quên đối với  những người từng bị cơn đau nửa đầu hành hạ.

Các triệu chứng thường gặp nhất của bệnh:

- Đau mạnh ở một hay cả hai bên đầu.

- Buồn nôn và nôn.

- Cứng cơ cổ.

- Nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng.

- Ảo giác như thấy các đường ziczac và ánh sáng loá.

- Mệt mỏi, dễ cáu kỉnh và lầm lẫn.

- Đổi tính.

- Tăng số lần đi tiểu và tiêu chảy.


Vì sao? Ai dễ bị?


Khi lượng máu lên não tự nhiên ít đi, não phản ứng lại với tình trạng thiếu ôxy này bằng cách gây ra đau. Ngoài thiếu ôxy, hậu quả của việc thiếu máu còn làm cho một số mạch máu khác bị giãn nở và viêm tấy, gây ra đau đầu.

Dù đã có vô số công trình nghiên cứu, nhưng cho đến nay y học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Người ta mới chỉ xác định được rằng, ngoài nguyên nhân vận máu lên não kém, bệnh đau nửa đầu còn có thể là do: các gen dị thường trong não truyền đi một tín hiệu bất thường; stress; sự thay đổi hormon thời kỳ kinh nguyệt, trưởng thành, mang thai và mãn kinh ở phụ nữ; thay đổi thời tiết hay độ cao; giấc ngủ thất thường (quá nhiều hay quá ít), sự gián đoạn của giấc ngủ thường ngày; mùi hương quá đậm, đèn quá sáng hay tiếng ồn quá mức; do rượu và một số chất trong thực phẩm… khiến mạch máu co rồi giãn (do tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh) gây ra các cơn đau thắt nửa đầu.

Tác hại

Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những hậu quả nguy hại khác cho sức khỏe, như:

Trầm cảm: đó là bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nên lâu ngày bệnh nhân đau nửa đầu dễ bị trầm cảm hoặc cáu gắt. Những bệnh nhân có kèm thêm chứng mất ngủ, ăn uống không điều độ; đến kỳ kinh nguyệt... càng dễ thấy sự thay đổi tính tình.


Nguy cơ đột quỵ: nguy cơ bị đột quỵ ở những người bị chứng đau nửa đầu cao gấp 2,16 lần so với những người không bị. Đặc biệt, những phụ nữ bị đau nửa đầu dùng thuốc tránh thai có nguy cơ tăng gấp 8 lần so với những người không dùng thuốc.

Ảnh hưởng đến thị giác: Chứng đau nửa đầu ảnh hưởng rất lớn đến thị giác. Điều này rất rõ rệt ở tuổi trung niên. Do có vấn đề bất thường trong việc vận chuyển máu lên não, nên mắt của những người bị đau nửa đầu dễ bị suy thoái võng mạc, dẫn đến mất thị lực và thậm chí mù vĩnh viễn.

Dễ bị tiêu chảy: Cơn đau tác động tới các giác quan, nên đa số bệnh nhân đau nửa đầu rất nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng hoặc một số mùi. Điều đó giải thích vì sao khi bị đau đầu nhiều người còn bị buồn nôn, nôn, hoặc có khi bị tiêu chảy.

Chữa trị cách gì?


Do chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh nên phương pháp điều trị hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc điều trị triệu chứng. Có nghĩa là bệnh nhân được dùng thuốc với 2 mục đích: điều trị và dự phòng các cơn đau. Đối với những bệnh nhân thường xuyên bị cơn đau nửa đầu hành hạ, ngoài điều trị triệu chứng, cắt cơn đau, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân dùng thuốc để dự phòng cơn đau. Đối với phụ nữ, liệu pháp hormon có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của họ.

Ngoài việc dùng thuốc, những người mắc bệnh đau nửa đầu cần hết sức lưu ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt.


Về chế độ ăn uống, bệnh nhân đặc biệt phải kiêng các thực phẩm có chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, nước uống có gas, sôcôla, phomat, xúc xích, dăm bông, mì chính, trái cây họ cam quýt... Nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như cá, cây họ đậu, rau màu xanh sậm, vì có thể giúp giảm bớt tần số đau. Không nên ăn quá nhiều và quá nhanh; không bao giờ được bỏ bữa sáng, vì nếu không bệnh sẽ nặng thêm. Mỗi bữa nên ăn một lượng thức ăn vừa phải và ăn thành nhiều bữa (cứ 3 - 4 giờ ăn 1 lần).

Lối sống khoa học rất quan trọng đối với những người bị đau nửa đầu. Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, thức dậy sớm sẽ giúp tinh thần người bệnh sảng khoái hơn, các cơn đau vì thế cũng giảm đi. Bệnh nhân đau nửa đầu nên tránh xa những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống. Không nên ngồi nhiều trước máy vi tính và nghe nhạc quá to trong một khoảng thời gian lâu. Tập thể dục thể thao cũng là một phương pháp nâng cao sức khỏe và giảm căng thẳng thần kinh, giảm các cơn đau nửa đầu do vận mạch.

Khi bị đau, hãy nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát, hoặc tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán hoặc ép ngón tay lên thái dương bên đau cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mát-xa cổ, sau gáy và cơ... cũng có thể có ích cho những bệnh nhân đau nửa đầu.       

Phòng chống


Những người bị đau nửa đầu nên tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê… tránh thức đêm và những căng thẳng về tinh thần trong cuộc sống. Tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên cũng có thể giảm được các triệu chứng. Chế độ ăn uống bình thường không ảnh hưởng đến bệnh này. Vì thế không cần kiêng khem quá với các loại thực phẩm thông thường.


  • Thay đổi lối sống: ăn chế độ ăn lành mạnh và giữ cho cân nặng của bạn dưới tầm kiểm soát.

  • Những người béo phì thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn. Hút thuốc và uống rượu có thể dẫn đến cơn đau nửa đầu nghiêm trọng, vì vậy hãy tránh xa chúng.

  • Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục nó tốt hơn. Hãy học cách thư giãn và ngủ tốt hơn.

  • Tập thể dục thường xuyên, đi bộ hay bơi lội có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu. Một số món ăn cũng có thể gây đau nửa đầu, hãy hạn chế chúng ra khỏi khẩu phần của bạn.

  • Sắp xếp thời gian hợp lí, ngủ đủ giấc tránh căng thẳng, buồn, lo lắng.

  • Chế độ ăn uống hợp lí cũng giúp bạn đấy, nên ăn những chất có tác dụng bổ máu như: hột vịt lộn, bí đỏ...

  • Có thể mua những loại thuốc bổ não:hoạt huyết dưỡng não, hoạt huyết nhất nhất...

  • Nên đi chơi, du lịch, để giảm stress.



Chữa trị tại nhà
- Ngưng bất kỳ việc gì bạn đang làm và ngồi yên một lúc. Nhắm mắt lại, hít vào và thở ra từ từ. Thư giãn đầu và các cơ cổ.
- Khi bị đau, bạn hãy cố nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát hay đi tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mátxa cổ, sau gáy và cơ… cũng có thể có ích cho bạn.
- Xoa bóp nhẹ rồi mạnh trên các cơ cổ.
- Chườm nóng hoặc tắm nước nóng.
- Nằm nghỉ trong phòng tối và đắp khăn lạnh lên trán.
- Dùng thuốc aspirin, acetaminophen, ibuprofen để làm thuyên giảm chứng nhức đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường có thể làm cho chứng nhức đầu hay xảy ra và nặng thêm.
- Đối với phụ nữ, liệu pháp hormone có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Cần đến y bác sĩ khi
- Nhức đầu dữ dội và không thể chữa trị tại nhà.
- Chứng nhức đầu liên tục xảy ra hơn ba lần mỗi tuần mà không biết rõ nguyên nhân.
- Chứng nhức đầu xảy ra thường xuyên và nặng hơn.
- Chứng nhức đầu làm mất ngủ hoặc nặng hơn vào buổi sáng.
- Cần phát hiện hoặc loại trừ nguyên nhân gây ra chứng nhức đầu, cần được bác sĩ tư vấn.


Biến chứng nguy hiểm

Đau nửa đầu (Migraine) hay còn gọi là thiên đầu thống là những cơn đau ở một bên đầu đến bất thình lình như trời giáng, cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng. Các triệu chứng đi kèm: ù tai, mờ mắt, nhìn ánh đèn chói lại càng đau. Tiếp đến là xuất hiện cơn buồn nôn, có khi nôn đến mật xanh, mật vàng. Có trường hợp đau nhói nửa đầu, cơn đau càng giật mạnh theo nhịp thở, khiến nhiều người bị “đo ván” hàng giờ đồng hồ, dù uống thuốc giảm đau nhưng vẫn chẳng thấy ăn thua. Gặp tiếng ồn của xe cộ hay máy móc là đầu như muốn nổ tung.

Nếu không được điều trị, cơn đau nửa đầu sẽ kéo dài liên tục trong nhiều giờ, thậm chí đến vài ngày. Đáng sợ hơn, đau nửa đầu lâu ngày còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: suy giảm trí nhớ, mất ngủ, khó tập trung, trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc dẫn đến mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng xếp đau nửa đầu là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật và ngày càng là vấn nạn lớn của toàn cầu. Riêng với phụ nữ, đau nửa đầu xếp vị trí thứ 9 trong số những nguyên nhân gây tàn tật.

   Đau nửa đầu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: trầm cảm, đột quỵ, mù lòa…

Đau nửa đầu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: trầm cảm, đột quỵ, mù lòa…

Thủ phạm gây đau nửa đầu

Theo các nghiên cứu gần đây, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh chất gây giãn mạch Nitric Oxide và Histamine. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Cơ chế phức tạp này dẫn đến những rối loạn mạch, khiến mạch máu não giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên cơn đau nửa đầu.

Nghiên cứu tại Đại học Graz (Áo) cho thấy, ở những bệnh nhân đau nửa đầu, các men chống gốc tự do thấp hơn nhiều so với nhóm bình thường. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra chỉ số phản ứng oxy hóa trong máu tăng cao, sinh ra vô số gốc tự do gây hại cho mạch máu.

Ngoài tác nhân gốc tự do, những cơn đau nửa đầu còn là hậu quả của các yếu tố khác, như sự di truyền gen dễ bị tổn thương, ảnh hưởng của các kích thích dây thần kinh cảm giác, sự phóng thích các peptides thần kinh...

Giải pháp phòng ngừa

Hiện nay, điều trị đau nửa đầu bao gồm điều trị cơn đau cấp và điều trị dự phòng. Trong mọi trường hợp đau nửa đầu, biện pháp cần thiết là để cho cơ thể và tinh thần được nghỉ ngơi. Người bệnh không nên dùng thuốc giảm đau liên tục trong thời gian dài, vì có thể gây ra tác dụng phụ.

Việc bổ sung các chất chống gốc tự do gần đây đã được các nhà khoa học khuyến cáo nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu chứng đau nửa đầu. Các chất chống gốc tự do quý từ thiên nhiên, như Anthocyanin trong Blueberry giúp hạn chế sản sinh các chất giãn mạch, giảm phản ứng viêm, bảo vệ thành mạch máu, khơi thông dòng máu cho não.


Bí quyết đơn giản để tránh những cơn đau nửa đầu


Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, kết hợp tập thể dục đều đặn... là những bí quyết mà Thùy Trang đã áp dụng để đẩy lui chứng đau nửa đầu của mình.

Những hôm thời tiết thay đổi, Thùy Trang (30 tuổi, giáo viên) lại bị đau nửa đầu. Thùy Trang chia sẻ: “Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản chút nào, bởi hiện tại không có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm được căn bệnh này”.

Đau nửa đầu là một biểu hiện của chứng nhức đầu có nguyên nhân, bắt nguồn từ hiện tượng rối loạn của hệ thống mạch máu não. Đặc điểm cơ bản của chứng đau nửa đầu là đau đầu theo từng cơn. 

Khởi đầu là cơn đau nửa đầunhẹ, có thể một năm bị đau đầu vài lần, sau đó chu kỳ đau đầu sẽ xuất hiện nhiều hơn, vài tháng thậm chí là vài tuần bị một lần... Khi những cơn đau nửa đầu xuất hiện nhiều lần, điều này có nghĩa là bệnh nhân đang ở tình trạng nặng và cần phải được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân của đau nửa đầu có thể là do tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, thời tiết thay đổi...

Thùy Trang chia sẻ: “Khi thời tiết thay đổi thất thường là lúc những cơn đau nửa đầu dữ dội sẽ 'ghé thăm' mình ngay. Thường mình bị đau nhức ở một bên đầu, vùng trán, hố mắt và thái dương”.

Trước đây, trong túi Thùy Trang lúc nào cũng có những viên thuốc giảm đau để cắt nhanh cơn đau nửa đầu. Thế nhưng việc phụ thuộc vào những loại thuốc giãn mạch và tăng tuần hoàn não không phải là cách hay vì chúng có thể có tác dụng phụ. Bác sĩ luôn dặn Trang rằng tuyệt đối không được dùng quá liều vì thuốc có thể dẫn đến những tác hại không lường trước được.

Được biết, chỉ cần thay đổi lối sống, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn có thể đẩy lui được chứng bệnh này, Thùy Trang lên quyết tâm dành thời gian chăm sóc cho bản thân.


Bí quyết đơn giản để tránh những cơn đau nửa đầu 1

Thay đổi chế độ ăn uống


Điều đầu tiên Thùy Trang muốn thay đổi đó là chọn cho mình một chế độ ăn thích hợp, lành mạnh và một điều quan trọng là kiểm soát được cân nặng của bản thân. 

Trang cho biết: “Những người béo phì thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn những người kiểm soát được cân nặng của mình”.

Theo những lời khuyên của bác sĩ, Thùy Trang hạn chế tối đa ăn những thực phẩm có thể gây ra những cơn đau nửa đầu như: hải sản, sôcôla, cacao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn.

Tìm hiểu, Thùy Trang còn nhận thấy có khá nhiều thực phẩm dinh dưỡng có thể chống lại các quá trình gây ra bệnh đau nửa đầu

Trang chia sẻ: “Nếu bạn giống tôi, bạn có thể ăn thật nhiều đậu đen, sữa đậu nành, đậu phụ, bánh mỳ, ngũ cốc, chuối… vì chúng chứa nhiều magie. Magie lại là một trong những khoáng chất vô cùng cần thiết cho con người. Nó giúp tăng cường chức năng của thần kinh lẫn cơ bắp, chặn đứng được 'thủ phạm' gây chứng đau nửa đầu”.

Ngoài ra Trang còn gợi ý nhóm thực phẩm có chứa Omega 3 như cá hồi, trứng, thịt, dầu đậu nành cũng rất tốt cho chị bởi chúng giúp ích cho những ai đang căng thẳng, lo âu. Nhóm thực phẩm này giúp bản thân người đau nửa đầu thấy dễ chịu thoải mái - một điều mà sẽ đẩy lùi được chứng bệnh khó chịu này.

Lạc quan, tránh căng thẳng

Stress là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đau nửa đầu. Vì thế Thùy Trang thường xuyên F5 (làm mới) cuộc sống của mình bằng những buổi đi dã ngoại với gia đình, đồng nghiệp. Và Trang luôn cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời hết mức có thể. 

Kéo dài sự căng thẳng là nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu, chị biết rõ điều này.  Trang nói: "Stress cũng có thể xảy ra khi bạn lo lắng về tài chính, hoặc gặp một cuộc khủng hoảng nào đó. Cách tốt nhất để loại bỏ căng thẳng liên quan đến chứng đau nửa đầu là bạn hãy cố gắng làm giảm sự căng thẳng càng nhanh càng tốt, bằng cách tìm kiếm cho mình một thú vui nào đó. Lo lắng và phiền muộn không giải quyết được vấn đề gì, mình nhận ra rằng vui vẻ, lạc quan sẽ tốt hơn rất nhiều, cuộc sống sẽ hoàn toàn tuyệt vời, tích cực”.

Tích cực chính là một bí quyết khiến những cơn đau nửa đầu này ngày càng ít đến "quấy rối" Trang.

Tập luyện thể thao

Ngoài những giờ lên lớp dạy học, Thùy Trang dành cho bản thân mình 1 tiếng mỗi ngày để thiền định. Trang cho rằng, thư giãn và thiền có thể giúp cho quá trình căng thẳng của não được ức chế, dịu xuống, các mạch máu được thư giãn, tránh được tình trạng đau nửa đầu rất hiệu quả.

Thiền định có tác dụng điều chỉnh mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại. Ngoài tác dụng thư giãn, nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể. Người tập thiền tốt sẽ tạo lập được trạng thái cân bằng của hệ thần kinh, điều hòa được các nhu cầu sinh hoạt tinh thần.

Một lời khuyên Thùy Trang dành cho các chị em khi bị những cơn đau nửa đầu ghé qua, cách tốt nhất để chúng tan biến đó là tự bản thân mỗi người nên tự học lấy cách thư giãn, một giấc ngủ sâu sẽ rất tốt trong trường hợp này. 

Thêm vào đó, Thùy Trang chia sẻ: “Những lúc bị đau nửa đầu, mình thường nhờ tới sự giúp đỡ của anh xã. Những cái mát-xa cổ, vai, gáy nhẹ nhàng rất có ích lúc này”.

Chữa chứng đau nửa đầu ở nữ

Nguyên nhân chứng đau nửa đầu (migraine) đến nay vẫn chưa được làm rõ. Có 10% dân số mắc bệnh này, trong đó phụ nữ mắc gấp ba lần nam. Cơn đau xuất hiện do nhiều yếu tố như co hoặc giãn mạch máu não, tăng chất trung gian hóa học serotonin hoặc tích lũy ion canxi trong tế bào thần kinh. Bệnh có biểu hiện lúc đầu là hoa mắt, giảm thị lực, nhức mắt... Đau nửa đầu là chứng bệnh ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống và cần được điều trị kịp thời.


Cách dùng thuốc


Những yếu tố nội tiết liên quan rất nhiều đến cơn đau nửa đầu ở nữ. Bằng chứng là ở người vốn đã có bệnh đau nửa đầu thì cơn thường tăng lên trong thời kỳ hành kinh, nặng lên khi dùng thủ thuật cắt buồng trứng hoặc khi dùng thuốc tránh thai; trái lại khi mang thai bệnh nhẹ đi nhiều. Ở người chưa bị bệnh đau nửa đầu khi dùng thuốc tránh thai, bệnh có thể xuất hiện.

Để kiểm soát hội chứng đau nửa đầu khi cơn đau thưa, dùng các loại thuốc chữa triệu chứng. Nhóm thuốc hay được dùng là kháng viêm không sterioid như aspirin (hoặc paracetamol, ibuprofen, diclofenac). Thuốc ức chế chất dẫn truyền đau prostaglandin làm giảm cơn đau. Cũng có thể dùng ergotammin (hoặc dihydroergotamin), thuốc làm co mạnh mạch ngoại vi từ đó tác dụng trực tiếp đến quá trình bệnh lý đau.
 

 Đau nửa đầu là chứng bệnh hay gặp ở nữ giới.
Đau nửa đầu là chứng bệnh hay gặp ở nữ giới.

Khi cơn đau dày có thể dùng các thuốc phòng ngừa, nhằm tránh cơn đau tái phát. Các thuốc này có tác dụng trực tiếp đến các yếu tố tạo ra cơn đau. Có thể dùng thuốc flunarizin ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh, pizotifen chống lại sự tăng cường chất trung gian hóa học. Cơn đau nửa đầu thường xuất hiện theo chu kỳ. Khi cơn đau sắp xuất hiện, người bệnh nhạy cảm có thể nhận biết với những biểu hiện ban đầu ở mắt. Có thể uống thuốc phòng ngừa nhưng uống thuốc ngừa cơn đau vào đúng thời điểm cần thiết chứ không dùng thường xuyên để phòng bệnh. Vì nếu dùng thường xuyên sẽ độc. Ngay cả ergotamin cũng có thể uống trước để ngừa cơn đau như vậy nhưng không uống thường xuyên để phòng bệnh vì dùng kéo dài sẽ gây co mạch (dẫn đến hoại tử).

Và những lưu ý

Khi hành kinh thì cơn đau nửa đầu tăng lên. Sắp đến ngày có kinh cần theo dõi sát, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu khác thường ở mắt thì cần uống thuốc ngay. Uống thuốc sớm thì cơn đau có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng nhẹ.

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường có các rối loạn vận mạch, có người còn bị các bệnh về tim mạch. Các thuốc chống đau nửa đầu nhóm triptan, chẳng hạn như rizatriptan được khuyến cáo không dùng trong bệnh thiếu máu cục bộ tim (đau thắt ngực, có tiền sử nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ thầm lặng có bằng chứng); co thắt động mạch vành (đau thắt ngực prinzmetal); tăng huyết áp không kiểm soát được và các bệnh tim mạch khác. Các thuốc khác trong nhóm như naratriptan, sumatriptan cũng có các tác hại trên tim mạch tương tự, tuy mức độ có khác rizatriptan. Vì vậy, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh không dùng hoặc phải rất cẩn thận khi dùng một số loại thuốc trong nhóm triptan. Tốt nhất là nên khám tầm soát các bệnh tim mạch trước khi quyết định dùng các thuốc thuộc nhóm này.

Phụ nữ khi sinh có thể đã dùng ergometrin (một hoạt chất lấy từ nấm cựa gà) để cầm máu sau sinh. Nếu có cơn đau nửa đầu thì nhất thiết không được dùng thuốc đau nửa đầu triptan vì việc dùng cùng lúc (hoặc vừa mới dùng xong ergometrin) sẽ gây tương tác bất lợi.

Khi có thai cần kiêng hoặc dùng thận trọng một số thuốc chữa đau nửa đầu như aspirin. Thuốc ức chế việc tiết prostaglandin nên gây ngộ độc trên tim phổi và thận của thai, gây ức chế tập kết tiểu cầu tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai, nguy hiểm nhất là gây đóng sớm ống động mạch thai nhi làm tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp trẻ sơ sinh. Gần đây, các nhà nghiên cứu Canada nhận thấy, việc dùng aspirin (và ibuprofen) làm tăng nguy cơ dị tật thai. Vì thế không dùng cho người có thai, nhất là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Aspirin còn gây ức chế co bóp tử cung trì hoãn việc chuyển dạ, vào thời kỳ sắp sinh càng không được dùng thuốc này. Các kháng viêm không steroid khác tuy không gây hại nhiều như aspirin nhưng cũng có một số tác hại cho thai theo cơ chế tương tự, vì thế cũng không được dùng. Ergotamin tăng cường co bóp tử cung gây sẩy thai, không dùng cho người mang thai. Thông thường khi mang thai bệnh nhẹ hẳn, nhưng nếu vẫn bị đau nửa đầu có thể dùng một số thuốc trong nhóm triptan nhưng thận trọng (vì thông tin tác dụng nhóm thuốc này trên thai chưa đầy đủ).

Với người cho con bú, cần thận trọng khi dùng các thuốc trên trong thời gian cho con bú (các thuốc này tiết qua sữa, mức gây hại cho trẻ).

Với người rong kinh, băng huyết (khi hành kinh hay đẻ): không dùng aspirin vì thuốc ức chế tập kết tiểu cầu làm tăng sự chảy máu.

Nếu thấy xuất hiện cơn đau nửa đầu trong lần đầu hoặc thấy cơn đau nửa đầu cũ nặng lên khi dùng thuốc tránh thai thì nên ngừng thuốc tránh thai, thay thế bằng biện pháp tránh thai khác.

Trong một số trường hợp đau nửa đầu (hành kinh, cắt buồng trứng, mang thai), việc dùng thuốc đau nữa đầu cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc chuyên khoa nội tiết để có các phối hợp điều trị nội tiết.
Đau nửa đầu không gây nguy hiểm lớn nhưng dai dẳng, nặng lên theo thời gian, ảnh hưởng đến lao động học tập. Cần tham khảo bác sĩ, dược sĩ chọn lựa thuốc thích hợp, có sẵn thuốc để chữa kịp thời cơn đau, tốt hơn nữa là nhận biết và uống thuốc ngừa cơn, làm cho cơn đau ít xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng nhẹ hơn. 


Hỏi đáp liên quan


Hỏi:  Tôi bị đau nửa đầu đã nhiều năm nay, lúc đi khám tại bệnh viện, bác sĩ cho uống hỗn hợp thần kinh thấy khỏi, sau đó lại tái phát.
Tôi uống lại hỗn hợp thần kinh, nhưng tác dụng ngày càng giảm, có người khuyên dùng thuốc chống nôn (stugeron) thấy cũng đỡ.Xin hỏi dùng 2 loại thuốc trên lâu dài có ảnh hưởng gì không? Muốn chữa khỏi bệnh thì phải uống thuốc gì? ở đâu? Nguyễn Văn Chương Email: ttdbkttvhy1@...

Trả lời:
Đầu là nơi hội tụ của các đường kính dương, qua đó huyết tinh hoa của ngũ tạng, khí thanh dương của phủ lục đều hội tụ ở đầu. Cần phải làm nhiều khám nghiệm trước khi chữa vì có rất nhiều loại đau nhức đầu.

Migraine: Đau đầu từng cơn 8 - 10 giờ kèm theo buồn nôn hoặc tái diễn nhiều lần trong tuần, trong năm.

Đau dây thần kinh mặt: Đau dữ dội trên mặt, trên đường đi của dây thần kinh tam thoa. Đó có thể là một cơn ngắn của bệnh dây thần kinh tam thoa, có thể đau liên miên liên quan đến viêm xoang, đau răng, tai, mắt hoặc ở mặt từng cơn 10 phút đến 1 giờ, nhiều lần trong ngày hoặc đêm kèm theo nước mắt.

Đau đầu còn là triệu chứng của viêm màng não, chảy máu não, chảy máu màng não, tăng áp nội sọ do bất kỳ nguyên nhân nào. Đau đầu cũng có thể do cao huyết áp, thiểu năng hô hấp, ngộ độc rượu, thuốc lá, thấp cột sống và rối loạn thần kinh chức năng.

Theo y học cổ truyền, đau đầu là triệu chứng chủ quan thấy ở nhiều chứng bệnh khác nhau, thường chia ra đầu thống và đầu phong. Bệnh nhẹ, mới mắc là đầu thống, đau phát đột ngột, dễ giải và chóng lành. Bệnh nặng là đầu phong, lâu khỏi, đau lúc phát, lúc ngưng, khỏi rồi lại tái phát. Trong điều trị cần phải dựa vào tà khí lúc đó để chữa.

Đau đầu do ngoại cảm thường có biểu hiện cấp, đầu đau liên tục, đau mạnh. Đau đầu do nội thương thường phát triển từ từ, lúc đau, lúc không, đau không mạnh. Đau đầu do khí trệ huyết ứ đờm trọc thường là chứng trong hư có thực, bản hư tiêu thực.

Khi bị đau đầu nên đi khám để tìm nguyên nhân thì việc điều trị sẽ có kết quả hơn. Thuốc hỗn hợp thần kinh có tác dụng an thần giảm đau đầu, còn Stugeron là thuốc tuần hoàn não có tác dụng tăng cường oxy cho não, có tác dụng giảm đau đầu do tuần hoàn não. Nhưng không cứ hễ đau đầu là dùng 2 loại thuốc này và đương nhiên dùng lâu 2 loại thuốc này cũng không có lợi.

Đông y có bài thuốc “cửu não thang” chữa các chứng đau đầu khá hiệu quả. Thành phần gồm tân di (12g), xuyên khung (16g), tế tân (4g), bạch chi (12g), mạn kinh tử (8g), đương quy (12g). Sắc uống 1 thang/ngày. Nếu bị đau đầu lâu ngày không khỏi bạn nên đến khoa thần kinh của các bệnh viện. 





Thuốc trị bệnh đau nửa đầu
Thuốc đông y chữa bệnh đau nửa đầu cực hiệu
Chữa bệnh đau nửa đầu trái rất hiệu quả
Bài thuốc chữa bệnh đau nửa đầu chuẩn nhất ..
Ăn gì để chữa bệnh đau nửa đầu nhanh khỏi .
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng đông y hiệu nghiệm



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý