Nguyên nhân của bệnh đau họng và cách chữa trị hiệu quả nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh đau họng và cách chữa trị hiệu quả nhất

19/04/2015 10:20 AM
19,717

Nguyên nhân của bệnh đau họng và cách chữa trị hiệu quả nhất. Cứ vào thời điểm giao mùa, bệnh viêm họng lại có cơ hội bùng phát và nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh dễ chuyển thành mãn tính . Việc xác định nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng sẽ giúp chúng ta có thể phòng tránh được sự tái phát của bệnh nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng

 

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng

Nguyên nhân của bệnh viêm họng

Hầu như bất kỳ chứng đau họng nào cũng đều là do sự ảnh hưởng của một số loại virus, vi trùng và làm gây ra cảm lạnh hoặc cúm. Đau họng là một trong những căn bệnh thường xuyên xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Theo nghiên cứu của bộ y tế cho thấy: Kể từ khi vi trùng dễ dàng lây lan, đặc biệt là ở trẻ em, một vi-rút viêm họng có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.

Virus

Có nhiều virus gây ra đau họng. Cảm lạnh thông thường là một trong những biểu hiện đầu tiên, tiếp theo là bệnh cúm và bạch cầu. Có một số bệnh có thể đóng góp gây ra bệnh đau họng như sởi, thủy đậu. Những loại virus này có thể làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu, dẫn đến đau và sưng cổ họng.

Nhiễm trùng do vi khuẩn

Đau cổ họng có thể được gây ra do nhiễm trùng bởi vi khuẩn. Ví dụ, cầu chuỗi cổ họng có thể làm cho cổ họng cảm thấy cực kỳ thô và đau. Viêm amiđan có thể gây ra đau cổ họng nghiêm trọng, cả trước và sau khi phẫu thuật. Bạch hầu là một chứng rối loạn rất nghiêm trọng.

Chất gây ô nhiễm

Ô nhiễm không khí ngoài trời có thể góp phần gây ra đau họng, và không khí trong phòng cũng không phải là ngoại lệ. Đó là vì không khí xung quanh bị bao bọc bởi chất gây ô nhiễm, chẳng hạn như khói thuốc lá, có thể làm không khí nặng thêm hoặc thậm chí gây ra đau cổ họng. Dị ứng từ lông thú nuôi, nấm mốc và phấn hoa cũng có thể làm một người bị viêm họng.

Acid trào ngược

Acid trào ngược xảy ra trong người, một khi các acid dạ dày tràn vào thực quản, gây ra chứng ợ nóng. Acid dạ dày có thể trở lại cổ họng thông qua tất cả các con đường, kích thích cổ họng và thực quản rất nhiều. Đau cổ họng có thể là một vấn đề xảy đến cho những người có acid trào ngược, do đó, điều tốt nhất là nên giải quyết các vấn đề về trào ngược axit.

Trạng thái khô khan

Khi khí hậu trong phòng là quá nóng, thường xảy ra trong những tháng mùa hạ(mùa nóng), nó có thể làm cho một người cảm thấy khó chịu và đau cổ họng, đặc biệt là sau khi ngủ dậy. Biện pháp tốt nhất là thoát khỏi những căn phòng có không khí nóng bức và khô hanh. Không dùng miệng để hít thở không khí lạnh, vì điều này có thể gây viêm cổ họng.

HIV và các nhiễm trùng

Những người có xét nghiệm dương tính với virus HIV => hệ thống miễn dịch của họ sẽ bị suy yếu dần. Điều này dẫn đến nhiễm trùng tai, điều này gây ra đau cổ họng mãn tính. Các khối u cũng có thể xảy ra trong cổ họng ở những người hút thuốc hoặc uống rượu quá nhiều, gây ra đau họng mãn tính, trừ khi họ được điều trị.
Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.
Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
 

p58321 Bệnh viêm họng   Nguyên nhân và những biến chứng

Nguyên nhân gây bệnh

-  Viêm họng có rất nhiều nguyên nhân, phần lớn do virus (80%) như adenovirus, rhinovirus, virus hợp bào đường thở, virus cúm, virus sởi… còn 20% do các vi khuẩn. Đó là các loại liên cầu, tụ cầu, phế cầu, H.Influenzae… Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng gây thấp tim, viêm khớp, viêm thận – những bệnh khá nguy hiểm.

Bác sĩ Lê Thanh Mai (Phòng khám 466 Trần Khát Chân, Hà Nội) cho biết, đau họng do nhiều nguyên nhân: Có người cứ cảm là ho, đau họng. Có người do nói, la hét quá độ, hoặc không khí quá khô… mà viêm. Có người đêm ngạt mũi vô tình thở bằng miệng là sáng ra đã đau họng. Có khi đau họng là giọng khản đặc, thậm chí mất tiếng, luôn phải hắng giọng, khạc đờm hàng tháng dù không ho, không sốt…

Viêm họng gia tăng còn do ô nhiễm môi trường, khói xăng, bụi đường, rác thải công nghiệp… làm đau rát vùng họng, nuốt đau, vướng, chảy nước mũi, ngạt tắc mũi (một bên hoặc cả hai bên), đau đầu, ù tai, ho…  có khi kèm viêm họng hạt, gây sốt. Người hay bị cảm lạnh, cổ họng rất hay bị viêm và có đờm khi trở trời, đổi mùa, nóng lạnh bất thường. Khi bệnh mới mắc mà không kịp thời chữa trị sẽ biến chứng thành viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa cấp…
Tuy nhiên, theo BS Lê Thanh Mai, không phải trong trường hợp nào cũng uống kháng sinh.  Thực tế, kháng sinh chỉ cần khi tiêu diệt các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể, còn vi khuẩn gây đau họng chỉ khu trú ở thành cổ họng, chỉ cần điều trị một số loại thuốc ngậm thông dụng hoặc một số bài thuốc đông y cũng có thể dứt bệnh.

Phân loại.

Viêm họng có thể chia làm hai loại lớn: viêm họng cấp tính và viêm họng mạn tính.

Viêm họng cấp tính:

Có hai thể là viêm họng đỏ và viêm họng trắng.

Viêm họng đỏ cấp tính:

Biểu hiện: sốt, mệt mỏi, thường sốt đột ngột 39-40 độ C, đau mình mẩy, kém ăn, trẻ em quấy khóc. Nếu do nhiễm khuẩn thì các biểu hiện nhiễm khuẩn khá rõ rệt như môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, bộ mặt bơ phờ mệt mỏi.

Người bệnh thấy đau họng, rát họng khi uống nước hoặc nuốt nước bọt, nhưng với các chất rắn nuốt ít đau hơn, bệnh nhân khó nuốt, rát họng. Ho là dấu hiệu thứ hai hay gặp hơn cả, có thể ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng có mùi hôi, thay đổi tiếng nói. Cụ thể: giọng không được trong, hơi khàn, có khi khàn hẳn. Khám trong họng thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amidan sưng to, đỏ. Khám ngoài có thể thấy hạch ở góc hàm sưng đau.

Viêm họng trắng cấp tính: Phần lớn là viêm họng bạch hầu và viêm họng vincent. Triệu chứng toàn thân thường có bộ mặt nhiễm độc, nhiễm trùng, sốt không cao nhưng biểu hiện nhiễm độc khá rõ rệt: mặt xanh tái, mệt mỏi, bơ phờ, đái ít…

Biểu hiện: Nuốt đau, nuốt vướng, ho vừa có đờm, tiếng có thể thay đổi. Khám thực thể sẽ thấy họng, đặc biệt trên mặt amidan có giả mạc màu trắng bám chắc vào amidan.

Còn với viêm họng vincent thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người già, giả mạc thường mỏng, dễ bong, khi bóc giả mạc phía dưới là một lớp loét nông.

Ngoài ra, viêm họng trắng thường có hạch ở vùng cổ.

Viêm họng mạn tính:

Llà một bệnh rất phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu lại là các yếu tố nội tạng, ngoại lai như rượu, thuốc lá, hơi độc, khói, bụi.

Các triệu chứng lâm sàng thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ hay mệt mỏi. Dấu hiệu cơ năng quan trọng nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt dấu hiệu ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan có thể có ít đờm làm bệnh nhân rất khó chịu phải khạc nhổ suốt ngày.

Khám thực thể không phát hiện gì đặc biệt, chỉ có thể thấy tình trạng trong họng niêm mạc sung huyết đỏ, xuất tiết như nước cháo, nước hồ dính ở thành sau họng, hoặc các tổ chức lympho phát triển mạnh ở thành sau họng người ta hay gọi là viêm họng quá phát hoặc viên họng hạt.

Loại viêm họng ít gặp hơn cả niêm mạc họng teo, khô, có thể có ít vẩy ở thành sau họng.

Những biến chứng

Biến chứng tại chỗ như gây nên áp xe, hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp xe thành sau họng.

Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, đặc biệt ở trẻ em là viêm tai giữa (trẻ nghe kém, chảy nước tai, ù tai…), biến chứng này hay gặp hơn cả, nhiều khi không phát hiện được, nhất là viêm tai giữa ứ dịch không thủng màng nhĩ.

Ngoài ra, viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm thanh, khí, phế quản, viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Những biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim…

Cách điều trị bệnh viêm họng

Nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm họng

Đau họng có thể làm cho bạn cảm thấy rất khó chịu, đau đớn khi nuốt thức ăn, thức uống hay khi nói. Vậy để có một cảm giác dễ chịu hơn bạn hãy cùng mình tìm hiểu các phương pháp giải quyết nhé!

Đưa ra lý do đau họng của bạn sẽ cung cấp cho bạn cách giải quyết tốt nhất. Bằng cách nhận thức về những triệu chứng mà bạn đang gặp phải, sẽ đóng góp phần lớn vào việc chữa trị đau họng của bạn.

Các xoang chảy nước là kết quả của bệnh cảm lạnh thông thường; đó là những nguyên nhân được công nhận gây ra đau họng và các triệu chứng liên quan khác như: sốt, nhức đầu và khó chịu dạ dày.

Lạnh – Nếu lạnh là lý do làm đau cổ họng của bạn, thì bạn cần phải giảm bớt hoạt động của bạn và giữ cho cơ thể khỏi bị quá nóng hoặc lạnh. Bạn cần nghỉ ngơi và uống nước cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.

Cúm – Nếu bạn có triệu chứng của bệnh cúm là đau nhức cơ thể, sốt, và mất vị giác khi ăn; uống, thì bạn có thể cần phải đến ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời. Ớn lạnh cũng là một dấu hiệu chắc chắn của bệnh cúm => điều này sẽ gây ra bệnh đau họng.

Giảm hút thuốc khi bệnh, nếu bạn có thể bỏ luôn thì càng tốt

Hãy thử thêm chanh và mật ong vào một cốc nước nóng, sau đó khuấy nó lên, và chờ cho nó nguội trước khi uống. Điều này có thể làm giảm sự khó chịu của cổ họng.

Nếu bạn bị sưng cổ họng vì uống nước nóng. Hãy thử uống nước mát hoặc nước mát lạnh để giảm bớt triệu chứng này. Cố gắng không nói chuyện để giảm kích thích và nguy cơ của sự hình thành viêm thanh quản.

Muối là một phương thuốc thay thế tuyệt vời cho viêm họng vì nó là một chất khử trùng tự nhiên. Nó là chất có khả năng chống nhiễm trùng mạnh. Muối cũng giúp tiêu diệt các vi trùng gây nhiễm trùng. Rửa nước muối cũng cải thiện lưu thông trong khu vực bị ảnh hưởng. Tăng cung cấp máu, cung cấp oxy nhiều hơn và chữa bệnh nhanh hơn, và cũng mang đến các kháng thể để bảo vệ cho các khu vực này khỏi nhanh hơn và hiệu quả.

Thói quen xúc họng bằng nước muối cũng có thể giúp ngăn ngừa đau họng xảy ra. Xúc họng với một kết hợp của ½ đến 1 thìa cà phê muối vào 1 cốc nước ấm mỗi ngày một lần sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh đau cổ họng đau đớn, được gây ra bởi nhiễm khuẩn tụ cầu khuẩn.

Nếu bạn làm những việc trên mà vẫn không cải thiện được bệnh thì nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ.

Để đề phòng viêm họng:

- Nên vệ sinh răng miệng hằng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn.

- Chú ý mang khẩu trang, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải…

- Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.

- Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm cơ thể, với trẻ em phải giữ ấm vùng cổ với áo cổ cao, khăn choàng khi trời lạnh.

- Đảm bảo chế độ ăn hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Cần tăng cường những loại thực phẩm giàu virtamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

- Có thể áp dụng súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc trị viêm họng.

Trong Đông y, đối với những trường hợp viêm họng mãn, tái đi tái lại nhiều lần thì có thể ngậm mật ong để hỗ trợ điều trị.

Nguyên tắc điều trị:

Như đã nói, phần lớn nguyên nhân gây viêm họng là do virus, những trường hợp viêm họng này điều trị chứng như hạ sốt, giảm đau, giảm ho, chống viêm mà không cần dùng kháng sinh.

Chỉ những trường hợp do viêm họng do vi khuẩn mới phải dùng kháng sinh, hiệu quả nhất là chỉ định kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ.

Với viêm họng do bạch hầu phải chuyển ngay bệnh nhân vào các khoa truyền nhiễm để điều trị dứt khoát, không ddieef trị tại nhà. Bệnh nhân được dùng kháng sinh đúng liều đồng thời với các biện pháp giải độc.

Nếu là viêm họng mạn tính thì có thể sử dụng các biện pháp đốt hạt nhưng phải thận trọng, tránh gây tỏn thương cho niêm mạc do đốt.

Chăm sóc cơ thể khi bị viêm họng rất quan trọng bao gồm: Vệ sinh mũi họng, giữ ấm cho họng, ăn các loại thức ăn dễ nuốt, uống nhiều nước, đặc biệt là nước quả để tăng sức đề kháng cho cơ3 thể.

Phòng bệnh:

Vệ sinh răng, miệng, hongjhangf ngày (đánh răng, súc miệng bằng nước muối loãng)

Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoaifddeer tránh bụi và khí ô nhiễm, không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đa, đặc biệt là những người thường xuyên bị viêm họng.

Phát hiện và điều trị kịp thời, dứt điểm các bệnh của họng và bệnh của các cơ quan liên quan đến họng (răng, miệng, mũi, xoang…) để mầm bệnh không có khả năng tồn tại và lan vào vùng họng.

Không tuỳ tiện dùng thuốc nhất là các loại kháng sinh. Dùng, đúng liều, đng thời gian các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Caand tuyên truyền giáo dục cho mọi người hiểu biết về tac hại cua viêm họng và hậu quả của bệnh thấp tim do viêm họng gây ra.
 

Món ăn chữa viêm họng

nuoc cam


 

Mùa đông lạnh lẽo dễ gây viêm họng, có thể dùng các món ăn để phòng và chữa bệnh.

Không vội dùng thuốc

Viêm họng là chứng viêm mãn niêm mạc họng. Nguyên nhân (theo y học cổ truyền) phần lớn là do phế thận âm hư, hư hỏa thượng viêm là chính. Triệu chứng: khó chịu đau họng, ngứa khan, cảm thấy rất nóng rát, như có dị vật, thường có động tác hắng giọng… Kiểm tra họng thấy màu đỏ sẫm, huyết quản nổi to, có các hạt như bọt nước.

Khi viêm họng, nhiều người thường vội vàng dùng thuốc kháng sinh để điều trị, làm cho cơ thể mệt mỏi, khô kiệt, nhất là trẻ em sau đợt điều trị gầy còm, chán ăn, mệt mỏi… Trên thực tế, nhiều khi dùng những món ăn, đồ uống đơn giản mà có tác dụng bổ dưỡng lại chữa được viêm họng.

Dùng các món ăn có tính cam hương (ngọt, mát), có tác dụng chủ yếu là dưỡng âm thanh phế, sinh thuận táo, tư âm giáng hỏa, thanh lợi yết hầu. Dưới đây là một số món ăn, thức uống chữa viêm họng có hiệu quả.

Nước huyền mạch cam cát

Thành phần: huyền sâm 10g, mạch đông 12g, cam thảo 6g, cát cánh 6g, đường trắng 15g.

Chế biến: Rửa sạch các vị thuốc, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, rồi hạ nhỏ lửa nấu thêm 30 phút, dùng vải xô lọc lấy nước, cho đường vào khuấy đều để dùng. Mỗi ngày dùng một lượng như thế, chia uống 3-5 lần.

Nước sâm mạch

Thành phần: hồng sâm 10g, mạch đông 15g, đường trắng 15g.

Chế biến: Rửa sạch mạch đông, hồng sâm, thái miếng mỏng cùng bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, nấu với lửa lớn đến sôi 2-3 phút, cho đường vào khuấy đều là được. Dùng thường xuyên.

Nước quả sung

Quả sung tươi đem rửa sạch, thái nhỏ hoặc vắt lấy nước để dùng.

Nước lê, mật ong

Thành phần: lê 500g, mật ong 100g.

Chế biến: Rửa sạch lê, gọt vỏ bỏ hạt, xay nát, bỏ mật ong vào khuấy đều là được. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 100g.

Cháo kha tử, đảng sâm

Thành phần: kha tử 15g, đảng sâm 15g, ngũ vị 6g, bách hợp 25g, gạo tẻ 100g, đường trắng 30g.

Chế biến: Rửa sạch 3 vị thuốc, dùng vải xô bọc kín kha tử, đảng sâm và ngũ vị, cùng gạo tẻ và bách hợp bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho đến sôi, rồi hạ nhỏ lửa hầm thành cháo, vớt bỏ túi thuốc, cho đường vào là được. Chia làm 2 lần dùng trong ngày.

Canh ba ba

Thành phần: thịt ba ba 300g, kha tử 15g, bách hợp 15g.

Chế biến: Đem thịt ba ba, kha tử, bách hợp rửa sạch, bỏ vào nồi, cho nước vừa đủ, đun to lửa cho sôi, nhỏ lửa hầm đến khi thịt ba ba chín là được. Bỏ xác thuốc, dùng canh thịt.
(st)

 

 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em bị đau họng thường xuyên .đã đi nội soi nhưng bác sĩ cho thuốc về uống cũng ko khỏi ,uong nhiu thuoc ko khoi chan khong uong nua. giờ mỗi lần uống nước lạnh là lại đau ,xin cho e hỏi bệnh của em có chữa được không ah
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý