Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm và bài thuốc chữa chứng tiểu đêm hiệu nghiệm

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm và bài thuốc chữa chứng tiểu đêm hiệu nghiệm

19/04/2015 10:28 AM
9,574

Nguyên nhân của bệnh tiểu đêm và bài thuốc chữa chứng tiểu đêm hiệu nghiệm. Thật là phiền toái khi buổi tối không ngủ được, lại phải thức trắng để… đi tiểu nhưng nhiều người bỏ qua vì cho là “chuyện nhỏ” hoặc ngại nói. Mấy ai biết, tiểu đêm là triệu chứng của nhiều bệnh lý, và do cả những nguyên nhân hết sức đơn giản.


 Chứng tiểu đêm   Nguyên nhân và giải pháp

Chứng tiểu đêm – Ảnh minh họa

Nguyên nhân

Nguyên nhân từ bệnh lý…

Trục trặc của tuyến tiền liệt : thường gặp nhất là bướu lành tiền liệt tuyến. Đây là bệnh hay gặp ở nam giới, chỉ đứng thứ hai trong các bệnh liên quan đến niệu khoa, nguyên nhân vẫn chưa được xác định. Vấn đề ở đây là: khi tuyến tiền liệt to, sẽ dẫn đến ngăn cản dòng nước tiểu và kích thích bàng quang, và triệu chứng thường gặp là đi tiểu nhiều lần, kể cả vào ban đêm. Có bệnh nhân đi 4 – 5 lần, có người “thê thảm” hơn khi thức trắng đêm bởi cả chục lần đi tiểu.

Viêm bàng quang: ai cũng biết bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu, sau khi đã được thận lọc qua. Viêm bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng dù là viêm bàng quang mãn tính hay cấp tính, bao giờ cũng khiến người bệnh cứ mắc tiểu dù vừa tiểu xong, đi tiểu nhiều lần, không ngoại trừ cả ban đêm và tiểu són.

Sỏi thận: biểu hiện lâm sàng của sỏi thận rất đa dạng do tuỳ thuộc vào vị trí, độ to nhỏ của sỏi, vào các biến chứng do sỏi gây ra. Trong số các triệu chứng lâm sàng thường kèm theo bao giờ cũng có các biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục… cả ban ngày lẫn ban đêm. Cần lưu ý trong nhiều trường hợp hòn sỏi cỡ 4 – 5 mm ở thận vẫn có thể chung sống hoà bình trong nhiều chục năm.

… và không do bệnh lý

Uống nhiều nước: nhiều người có thói quen uống nhiều nước vào buổi tối, vì nghĩ sẽ giúp thận dễ dàng làm việc, loại bỏ những chất độc hại khi ngủ. Rõ ràng, “có vào” thì phải “có ra”, uống nhiều nước như thế, nửa đêm thức giấc giải quyết cái chuyện “đầu ra”, là điều tất nhiên! Đó là chưa kể uống nhiều nước còn có thể dẫn đến tình trạng đa niệu, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Do các chất kích thích: nếu ban ngày khổ chủ đã dùng các chất kích thích như rượu, trà, càphê thì đêm tiểu nhiều là tất nhiên, vì đây là những thứ có tác dụng lợi tiểu, kích thích bàng quang gây tiểu thường hơn.

Do lớn tuổi: khả năng tái hấp thu kém, bài tiết từ tiết niệu giảm, dẫn đến tình trạng phải đi tiểu nhiều lần hơn, kể cả vào ban đêm.

Do mang thai: với rất nhiều thai phụ, tình trạng tiểu đêm xảy ra do các nội tiết tố từ nhau thai tiết ra và do tử cung to ép lên bàng quang. Ngoài ra, chấn thương do sinh nở gây tổn thương niệu đạo cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, tiểu đêm.

Do thuốc: khi phải dùng những thuốc lợi tiểu theo chỉ định để chữa bệnh tăng huyết áp và bệnh phù thũng do suy tim, suy thận và xơ gan, bệnh nhân phải chấp nhận những phản ứng phụ kèm theo như tiểu nhiều, trong đó có tiểu đêm. Ngoài ra nhóm chẹn kênh canxi dùng buổi tối cũng có thể gây tiểu đêm.

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học hiện đại

Chứng tiểu đêm thường hay xảy ra ở người trưởng thành, không có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ tuy có sự khác nhau về giới tính. Chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung… Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt… Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như:

(1) Do các bệnh lý tại đường tiết niệu như nhiễm khuẩn tiết niệu, suy thận hoặc các bệnh lý thận mạn tính khác, rối loạn chức năng bàng quang bẩm sinh, tăng tạo nước tiểu vào ban đêm vì các nguyên nhân khác nhau, rối loạn phản xạ thần kinh điều khiển bài niệu ở bàng quang…

(2) Do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc.

(3) Do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ…

Nguyên nhân và cách chữa trị chứng tiểu đêm - 1

Nguyên nhân tiểu đêm cũng có thể do các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ… (ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, chức năng tiểu tiện trong cơ thể chủ yếu do hai cơ quan là thận và bàng quang đảm nhiệm. Y văn có câu: “thận chủ thủy quản lý sự đóng mở, bàng quang chủ chứa nước tiểu, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần nên trách cứ vào thận và bàng quang”.

Đối với người trẻ tuổi khỏe mạnh, âm dương cân bằng và đầy đủ thì ban đêm ít tiểu tiện. Khi tuổi cao, ban đêm đi tiểu tiện nhiều, đó là thủy hỏa đều bất túc. Chứng đi tiểu tiện nhiều vào ban đêm ở người cao tuổi phần lớn là do Thận dương hư và yếu. Vả lại ban ngày là dương, ban đêm là âm, ban đêm âm thịnh dương suy, cho nên ban đêm tiểu tiện nhiều lần thực là do dương khí suy yếu gây nên.

Về điều trị, nên chú trọng ôn bổ thận dương. Nói chung căn cứ vào vai trò khí hóa của bàng quang, điều trị, nên chú trọng bổ khí và làm vững bàng quang. Thận muốn khỏe phải bổ thêm tỳ, cho nên phải kiêm bổ cả tỳ thận, cùng một lúc vừa ôn dương vừa cố sáp.

Giải pháp nào cho chuyện tiểu đêm?

Vấn đề điều trị đối với chứng tiểu đêm là rất quan trọng, bởi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, sức khoẻ. Tuỳ theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý là với gần 20 nguyên nhân khác nhau của chứng tiểu đêm, chắc chắn không một loại thuốc nào có thể trị chung cho ngần ấy bệnh lý, như nhiều mẫu quảng cáo thuốc đường mật! Ông bà ta có câu “đúng thầy, đúng thuốc”. Hãy để công việc chẩn đoán, điều trị cho các bác sĩ, đừng tự mình làm theo lời đồn thổi của quảng cáo, hay tự mình bắt bệnh, tự điều trị. Nguy hiểm hơn, là nghe theo lời hướng dẫn từ người quen, để rồi tiền mất, mà bệnh thì ở lại!


Cách gì hạn chế đi tiểu đêm?

Với những NCT không mắc một số bệnh như tiểu đường,viêm đường tiết niệu hoặc u xơ tiền liệt tuyến... thì hạn chế ăn canh trong bữa cơm tối, đặc biệt là các loại rau, canh có tính chất lợi tiểu như các loại cải..., hạn chế uống nước, bia nhất là bia lạnh trước khi đi ngủ.


Để hạn chế uống nước thì không nên ăn mặn. Trước khi lên giường đi ngủ buổi tối luôn luôn nhớ đi tiểu. Đối với những trường  hợp NCT mắc một số bệnh viêm đường tiết niệu, cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt, không nên để cho bệnh trở thành mạn tính rất khó điều trị và mắc thêm chứng tiểu đêm rất phiền toái cho người bệnh.

Những bệnh như tiểu đường, u xơ tiền liệt tuyến, sỏi đường tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang) cũng cần được điều trị tích cực để bệnh mau chóng ổn định và hạn chế bớt chứng tiểu đêm. NCT nên tập thể dục nhẹ nhàng  tạo thành thói quen trước khi đi ngủ buổi tối để giấc ngủ được kéo dài hơn, ngủ sâu hơn làm quên đi việc phải đi tiểu đêm.

Không nên ngủ với không khí lạnh quá (mùa đông phải đủ ấm, mùa hè không nên nằm dưới điều hòa nhiệt độ thấp), vì lạnh gây co mạch ngoại biên làm tăng máu đi qua thận và nước tiểu cũng được tăng nhanh hơn.

Phòng ngừa bệnh đi tiểu đêm nhiều

Uống đủ lượng nước trong ngày. Không nên uống quá nhiều nước

Không nên uống bia, nước chè, cà phê buổi chiều và tối vì rất lợi tiểu.

Không nên ăn mặn, vì ăn mặn phải uống nhiều nước sẽ gây nên tình trạng đi tiểu nhiều về đêm.

Nếu bạn đi Tiểu nhiều trong ngày (khoảng 15 - 20 phút một lần hoặc trên 20 lần một ngày) thì bạn nên đi khám để các bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân và cho bạn phương pháp điều trị tốt nhất.


Một số bài thuốc dành cho người mắc chứng tiểu đêm

Có thể lựa chọn và sử dụng món ăn – bài thuốc của y học cổ truyền và các thực phẩm chức năng có công dụng dự phòng và hỗ trợ trị liệu chứng tiểu đêm như sau:

Bài 1: phá cố chỉ 12g, ích trí nhân 12g, sà sàng tử 8g, thổ ty tử 12g, khiếm thực 12h, kim anh từ 12, tiểu hồi hương 5g, cam thảo 3g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Bài liên quan:

Khốn khổ "tiểu đêm"

Bài 2:Bầu dục lợn hoặc dê 1 đôi làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với khiếm thực 50g, chế đủ gia vị, ăn trong ngày, 7 ngày là một liệu trình.

Bài 3: Bàng quang lợn 1 cái, làm sạch rồi nhét đầy mẫu lệ vào bên trong, buộc kín miệng rồi đem đun trong 15 phút, sau đó bỏ bết mẫu lệ, ăn bàng quang và uống nước dùng, 7 ngày là một liệu trình.

Bài 4: Xương sống lợn (còn cả tủy) 3 đốt, hạch đào nhân 30g, đỗ trọng 15g, tất cả đem hầm nhừ, ăn nóng.

Bài 5: Bạch quả 5 trái, hạt bí đao 30g, hai thứ đem nấu chín ăn, 10 ngày là một liệu trình.

Theo y học cổ truyền, tiểu đêm phân ra làm hai thể hư hàn và hư nhiệt, với biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cách chữa khác nhau.

Món ăn chữa chứng tiểu đêm

Do hư nhiệt, hư hàn

Theo lương y Vũ Quốc Trung, với thể hư hàn, gốc bệnh là do thận dương hư suy, bàng quang không ước thúc (bó chặt), không thể chế được thủy, mất điều hòa khống chế cho nên dịch tiểu luôn nhiều. Thường thấy eo lưng đau, khí đoản (ngắn), tứ chi mềm thiếu sức, đại tiện lỏng, tiểu đêm nhiều. Trong trường hợp này phải dùng phép “ấm thận mạnh dương”. Dùng bài thuốc “kim quỷ thận khí hoàn” với các vị thuốc và liều lượng như sau: địa hoàng 24g, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, trạch tả 10g, phục linh 10g, đan bì 6g, quế chi 6g, hắc phụ tử 6g. Cho thuốc vào 750 ml nước, sắc còn 250 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

Với thể hư nhiệt, gốc bệnh là do thận âm hư suy, thận khí mất bền chặt, âm thiếu nóng trong, thủy không hàm dưỡng mộc cái dụng của can quá thừa, sơ tiết quá mức nên ban đêm đi tiểu nhiều lần. Thường có biểu hiện lâm sàng: ban đêm phiền nóng, miệng đắng, họng khô, lòng bàn chân bàn tay nóng, eo lưng mỏi, gối mềm, tai ù, đại tiện khô táo, nước tiểu hơi vàng, đêm tiểu nhiều lần, tiểu són. Trong trường hợp này phải dùng phép “tư dưỡng thận âm, thanh nhiệt cố sáp”. Dùng bài thuốc “tri bá địa hoàng hoàn”, với các vị thuốc và liều lượng như sau: thục địa 24g, sơn thù 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 10g, phục linh 10g, đan bì 10g, tri mẫu 6g, hoàng bá 6g. Cho 750 ml nước vào sắc còn 250 ml chia uống 3 lần trong ngày.

Dùng món ăn

Ngoài việc dùng thuốc, có thể dùng món ăn để cải thiện chứng tiểu đêm.

Một cái cật heo, đậu dao 1 miếng. Rửa sạch cật heo, xẻ đôi, rồi nhồi đậu dao vào trong đó, cho vào nồi, thêm nước, đun nhỏ lửa cho chín, nêm nếm gia vị vừa ăn. Người bị nhẹ ăn 2 – 4 ngày. Người bị nặng ăn 4 – 8 ngày.
Thịt ba ba 250g, thịt gà 150g. Ba ba và thịt gà rửa sạch, chặt miếng. Cho thêm nước và gia vị nấu cho chín nhừ rồi ăn.
Gà mái vàng loại nhỏ (500g), làm sạch cho vào nồi cùng 30g hoàng kỳ và 30 thục địa, đổ thêm nửa lít nước vào hầm kỹ cho đến khi gà nhừ, bỏ bã thuốc, ăn thịt gà và uống nước.
Gan gà trống 1 bộ, thỏ ty tử 15g, gạo tẻ 60g, nước sạch 750ml. Cho tất cả vào hầm kỹ thành cháo ăn.

Người mắc chứng tiểu đêm cần chú ý đi tiểu trước khi đi ngủ, hạn chế uống nước vào buổi tối.





Làm sao để hết đi tiểu đêm
Đi tiểu không kiểm soát ở phụ nữ -
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Làm sao để hết đi tiểu nhiều lần
Ngứa âm đạo và đi tiểu buốt
Dấu hiệu nhận biết thận yếu



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
toi bi tieu dem nhieu lan xin bac si tu van xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
dia chi tin cay chua tien liet tuyen o hoi dong y so 1 ba trieu ha dong
toi 34 tuoi bi di tieu dem nhieu .toi muon chua benh nay o dau la khoi dc thua bac sy
Xin cho biet lam sao de dieu tri duoc benh di tieu dem
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý