Nguyên nhân của bệnh hạ canxi máu và cách chữa trị, phòng bệnh hợp lý

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh hạ canxi máu và cách chữa trị, phòng bệnh hợp lý

19/04/2015 10:30 AM
16,236

Nguyên nhân của bệnh hạ canxi máu và cách chữa trị, phòng bệnh hợp lý. Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hoóc-môn và đông máu… do vậy nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm xảy ra.

Hạ canxi máu thường gặp ở những người có chế độ ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid...; hoặc mắc các rối loạn nội tiết: suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp... Việc cần thiết là nhận biết cơn hạ canxi máu và sơ cứu, tránh hốt hoảng quá mức.

Vai trò của canxi trong cơ thể

Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, nó đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormon và đông máu. Trẻ em thiếu canxi, ngoài việc bị còi xương, chậm tăng chiều cao còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm... Người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, còng lưng, gai cột sống, gai gót chân và nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác.


Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là do thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Nhu cầu hằng ngày với một chế độ ăn đầy đủ phải bảo đảm cung cấp khoảng 1.000mg canxi qua đường ăn uống thì có khoảng 200mg canxi bị đào thải qua đường mật và các dịch tiêu hóa khác.
 
Mỗi ngày có khoảng 200 - 400mg canxi được hấp thu từ ruột vào máu và quá trình này phụ thuộc vào nồng độ vitamin D trong máu, phần canxi còn lại đào thải qua phân. Gần 99 % canxi trong cơ thể tập trung ở trong xương, chủ yếu dưới dạng tinh thể hydroxyapatite. Chỉ 1% canxi trong xương là tự do trao đổi với dịch ngoài tế bào, do đó luôn sẵn sàng để điều chỉnh nồng độ canxi trong máu luôn ổn định. Nồng độ canxi toàn phần bình thường trong máu được duy trì dao động từ 8,8 đến 10,4 mg/dl (2,20 - 2,60mmol/l).


Hạ canxi huyết là gì?

Hạ canxi huyết nói một cách đơn giản là nồng độ canxi huyết thanh toàn phần trong máu giảm nhiều. Nồng độ canxi trong máu của người trưởng thành bình thường là 4.5-5.5mEq/L. Canxi không chỉ quan trọng đối với xương và răng, nó còn đóng vai trò cốt yếu trong việc giúp đỡ các cơ bắp vận động cũng như đảm bảo sự hoạt động của các tế bào thần kinh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hạ canxi, nhưng phổ biến hơn hết vẫn là tình trạng ăn uống không đầy đủ do bận rộn, nhịn ăn hoặc ăn kiêng giữ dáng. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hạ canxi, bao gồm:

- Dùng một số loại thuốc nhất định có tính lợi tiểu, có chứa estrogen, thuốc hạ huyết áp,magie…
- Mắc bệnh hồng cầu lưỡi liềm hay các bệnh máu mãn tính khác.
- Dùng nhiều cà phê khiến cơ thể khó hấp thụ canxi.


Các nguyên nhân gây hạ canxi máu


Hạ canxi máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8mg/dl (2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặccanxi ion hóa dưới 4,7mg/dl (1,17mmol/l). Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ canxi máu: tăng tạo xương trong khi cung cấp canxi không đủ (trẻ em đang giai đoạn phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ); mắc hội chứng kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài; suy tuyến cận giáp trạng, làm giảm bài tiết parathyroid hormon gây hạ canxi máu, tăng photpho máu và thường gây nên cơn tetani mạn tính; thiếu hụt vitamin D; bệnh lý thận: bệnh lý ống thận, suy thận.
 
Các nguyên nhân khác như thiếu hụt magiê, viêm tụy cấp, giảm albumin máu, tăng photpho máu; uống các thuốc gây hạ canxi huyết như thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin), rifampicin, truyền máu nhiều, thuốc cản quang, dùng liều cao calcitonin...


Hạ canxi máu thường gặp ở những người ăn thức ăn thiếu canxi, cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D, bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu mạn tính hoặc dùng nhiều thuốc lợi tiểu dạng furosemid...

- Rối loạn nội tiết: suy tuyến cận giáp trạng, tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp...

- Giảm albumin máu, tăng phosphat máu, dùng kháng sinh nhóm aminosid...

Hạ canxi máu, tức là khi nồng độ canxi huyết tương toàn phần thấp hơn 2,2 mmol/l hay 8,8 mg/dL

Nói chính xác hơn, hạ canxi máu được định nghĩa khi nồng độ canxi ion hóa trong huyết tương thấp hơn 1,16 mmol/l (hay 4,6 mg/dL) bởi chính các phần tử canxi ion hóa này mới là thành phần được lưu hành có tác dụng sinh học dưới sự điều hòa của các hoóc-môn của cơ thể.


 Trong 100 ml máu ở người khỏe mạnh bình thường có 2 - 2,5 mmol canxi (100 mg/l) được tồn tại dưới 3 dạng: Gắn với proteine 40%, dạng muối kết hợp với phosphate, bicarbonate, citrate từ 5% - 10%, số còn lại ở dạng ion hóa  bảo đảm cho hoạt động điện sinh lý của các tế bào. Hàng ngày cơ thể hấp thu vào cơ thể 25 mmol canxi và đào thải ra qua đường phân là 20 mmol và qua đường nước tiểu 5 mmol. Do vậy, hoóc-môn tuyến giáp có vai trò huy động canxi từ xương ra máu, đồng thời vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi đưa tới xương. Trong thực tế chúng ta thường gặp thiếu canxi nhiều hơn là trường hợp thừa.


Có nhiều nguyên nhân gây hạ canxi máu như: khi ăn các thức ăn thiếu canxi kéo dài hoặc cơ thể giảm khả năng hấp thu canxi do thiếu vitamin D; bị cắt đoạn ruột, mắc hội chứng giảm hấp thu canxi mãn; khi sử dụng thuốc lợi tiểu dạng furosemid...; rối loạn nội tiết như suy tuyến cận giáp trạng; tăng tiết calcitonin trong ung thư tuyến giáp...; giảm albumine máu, tăng phosphore máu, dùng kháng sinh nhóm aminosid...


Khi thiếu canxi, ta thấy xuất hiện các dấu hiệu như chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động... Do vậy nhiều khi dễ nhầm với bệnh hạ đường huyết hay uốn ván.


Trường hợp hạ canxi máu cấp (tức các triệu chứng chỉ xuất hiện rõ khi lượng canxi máu giảm nhiều), thoạt tiên người bệnh có cảm giác tê bì ở đầu chi, lưỡi, quanh miệng, đồng thời thấy hồi hộp, lo âu mệt mỏi.

Sau đó mới xuất hiện sự co thắt các thớ cơ ở đầu chi, chuột rút và thấy rõ khi gõ vào cơ, khi thở nhanh và sâu hoặc khi thắt garo ở chi. Khi hiện tượng co thắt cơ ở tay tạo thành hình dáng “bàn tay đỡ đẻ” hoặc gây duỗi cứng đùi, cẳng chân và các ngón, dẫn đến chi khó cử động. Có khi có thể gây co thắt cơ thanh môn làm hoa mắt khó thở, tiểu buốt, chướng bụng, đục thủy tinh thể...


Trong công tác trị liệu chứng hạ canxi máu nếu gặp cấp tính cần đưa ngay đi viện cấp cứu để tiêm vào tĩnh mạch chậm dung dịch calcichlorure hay gluconat. Lâu dài, cần ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, trứng, tôm, cua, cá, ốc, rong biển... Thường xuyên tắm nắng hoặc uống bổ sung dầu cá vào mùa đông để cơ thể tạo và có đủ vitamin D nhằm hấp thu và dự trữ canxi tốt. Mặt khác, uống canxi D ngày 4 viên, chia 2 lần.



Dấu hiệu nhận biết hạ canxi

Hạ canxi khởi đầu bằng các triệu chứng: tê môi, lưỡi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân. Sau đó là sự co cơ khắp cơ thể. Co thắt các cơ ở tay tạo ra dấu hiệu “bàn tay đỡ đẻ”: các ngón tay không xòe ra được. Co thắt các cơ ở chân tạo ra “dấu bàn đạp”: bàn chân duỗi ra như thể đang đạp xe đạp.

Hạ canxi cũng đồng thời làm co thắt các cơ vùng mặt và các cơ toàn thân gây đau đớn; co thắt các cơ hô hấp gây khó thở. Trong những trường hợp nặng hơn có thể gây co giật toàn thân hoặc khu trú.

Thông thường cơn hạ canxi cần có những kích thích mới biểu hiện rõ, ví dụ như cãi nhau, tức giận, buồn bã, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cảm sốt…

Làm gì khi bị hạ canxi máu? - 1

Tránh các kích thích từ bên ngoài vì dễ gây khởi phát cơn hạ canxi (ảnh minh họa)


Sơ cứu người bị hạ canxi máu


Khi gặp trường hợp bị hạ canxi máu, đầu tiên người xung quanh phải thật bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ mát để nghỉ ngơi. Vỗ nhẹ 2 bên má bệnh nhân để giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung (ở giữa mũi và miệng).

Kiểm tra trong đồ đạc bệnh nhân nếu có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì cho bệnh nhân uống. Nếu 2 hàm răng bệnh nhân cứng lại không mở ra được thì bắt buộc phải dùng thìa bón vào miệng bệnh nhân, hoặc đánh thức cho bệnh nhân tỉnh để uống thuốc.

Sau đó, nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Điều trị hạ canxi máu

Trong trường hợp hạ canxi máu cấp tính như cơn tetani thì nên điều trị bằng tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng 10 phút 10ml canxi gluconat hoặc canxi clorua 10 %, các triệu chứng thường hết nhanh chóng sau tiêm nhưng tác dụng thường ngắn, chỉ kéo dài vài giờ. Do đó có thể tiêm nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch chậm (20-30 ml canxi gluconate 10% pha trong 1l glucose 5% truyền trong 12-24 giờ).

Đặc biệt lưu ý ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc trợ tim digoxin (truyền rất chậm và theo dõi điện tim liên tục). Khi cơn tetani phối hợp với hạ magie máu, phải bổ sung đồng thời cả magie cùng với canxi. Trong trường hợp hạ canxi máu sau mổ cắt tuyến cận giáp thì chỉ cần bổ sung canxi bằng đường uống (1g/ngày) là đủ.

Với hạ canxi máu mạn tính, bổ sung canxi bằng đường uống và đôi khi phối hợp với vitamin D là đủ. Có thể dùng canxi gluconat hoặc canxi carbonat, bảo đảm 1-2g canxi/ngày. Với trường hợp hạ canxi máu do suy thận thì nên sử dụng calcitriol vì thuốc không cần chuyển hóa thêm tại thận nữa. Với trường hợp suy tuyến cận giáp thì nên sử dụng calcitriol với liều lượng từ 0,5-1 mcg/ngày. Trong trường hợp giả suy tuyến cận giáp thường chỉ cần điều trị bằng canxi đơn thuần (1mg/ngày).

Muốn phòng bệnh, tất cả mọi trường hợp đều phải tăng cường các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, phomát... và tăng cường tập thể dục ngoài trời (tăng tổng hợp vitamin D làm tăng hấp thu canxi ở ruột).



Làm thế nào để phòng tránh?


Thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng cách ăn nhiều tôm, cua, ốc, nghêu, sò, mực...; uống sữa và kết hợp với tắm nắng dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng để da tổng hợp vitamin D. Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn các loại rau củ như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả sung khô, đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn. Uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem.

 Nên ăn những thức ăn giàu canxi như cua, cá...

Nên ăn những thức ăn giàu canxi như cua, cá...


 
Nên ăn hải sản. Cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 tuần 1 lần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể và đừng quên cắt giảm cafe, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.

Hạ canxi máu có nguy hiểm?

Nên thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng việc ăn cá và các loại hải sản

Canxi đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone và đông máu… Vì vậy, nếu thiếu canxi, rất nhiều chứng bệnh nguy hiểm sẽ xảy ra, trong đó có chứng hạ canxi máu.

Vì sao bị hạ canxi máu?

TS.BS Trần Thị Minh Hạnh - Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, trẻ em thiếu canxi không chỉ bị còi xương, chậm tăng chiều cao mà còn bị còi cọc, khóc đêm, hay giật mình khóc thét, đổ mồ hôi trộm... Còn người lớn thiếu canxi thì bị loãng xương, gai cột sống, gai gót chân, hạ canxi máu.

Cũng theo BS. Minh Hạnh thì hạ canxi trong máu là khi nồng độ canxi huyết thanh toàn phần dưới 8,8mg/dl (2,20mmol/l) trong điều kiện protein huyết thanh bình thường, hoặc canxi ion hóa dưới 4,7mg/dl (1,17mmol/l). Có nhiều nguyên nhân gây hạ canxi máu như tăng tạo xương trong khi cung cấp canxi không đủ đối với trẻ em đang giai đoạn phát triển nhanh hoặc phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa me; mắc hội chứng kém hấp thu do rối loạn tiêu hóa kéo dài; thiếu hụt vitamin D; các bệnh lý về thận… Với những người bị hạ canxi trong máu, triệu chứng thường không có biểu hiện rõ rệt. Tuy nhiên, do canxi tham gia vào hoạt động điện thế của mạng tế bào nên thường ảnh hưởng đến thần kinh cơ, gây ra những triệu chứng như bứt rứt, khó chịu, chuột rút ở cơ chân, cơ bàn tay, những cơn co giật ở trẻ có thể gây nguy hiểm khiến trẻ không thở được. Một số trường hợp khác có triệu chứng chóng mặt, xây xẩm vì máu không lên được não khi thay đổi tư thế. Để xác định có bị hạ canxi trong máu hay không, người bệnh cần đến bệnh viện để thử máu vì chỉ có phương pháp thử máu mới xác định chính xác tình trạng này. 

Khi gặp trường hợp có người bị ngất vì hạ canxi máu, cần phải giữ bình tĩnh, đỡ bệnh nhân rồi đưa vào chỗ thoáng mát để nghỉ ngơi. Sau đó, vỗ nhẹ hai bên má bệnh nhân nhằm giữ cho bệnh nhân tỉnh táo. Nếu ngất lâu hãy thử ấn huyệt nhân trung ở giữa mũi và miệng. Nên xem trong đồ đạc bệnh nhân có mang theo canxi viên dạng sủi thì pha 1 viên vào 1 cốc nước, đợi thuốc tan hết thì đưa cho bệnh nhân uống. Nếu bệnh nhân không mang theo viên canxi dạng sủi thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.

Đừng quá lo lắng

BS. Minh Hạnh khuyên bệnh nhân đừng quá lo lắng khi nghe BS nói rằng mình có triệu chứng hay dấu hiệu của hạ canxi máu. Vì đây là tình trạng mà bạn có thể thay đổi được qua chế độ ăn uống của mình. Lượng dự trữ canxi trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, đó là do thức ăn, nước uống đưa vào, hấp thu canxi từ ruột và đào thải qua thận. Vì vậy, cần thực hiện chế độ ăn đủ canxi bằng việc ăn cá mòi, cá thu và các loại cá đóng hộp nguyên xương là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. Bên cạnh đó, cố gắng ăn ít nhất 1 tuần 1 lần các món tôm nguyên vỏ, ốc, hến và các loại sò để bổ sung một lượng canxi đáng kể cho cơ thể. Nên ăn các loại rau củ như lá mù tạc, cải thìa, đậu bắp, bông cải, bí xanh, rau bina và củ cải. Bổ sung quả đậu trắng, đậu phộng, đậu đỏ và đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn. Uống sữa đậu nành và các loại sữa bò nguyên kem. Chỉ nên dùng viên canxi bổ sung khi có chỉ định của BS. Đặc biệt, nên cắt giảm cà phê, rượu và muối vì những chất này thường kìm hãm khả năng hấp thu canxi.

Với phụ nữ mang thai cũng như trẻ đang phát triển, hãy bổ sung thực phẩm giàu canxi trong thực đơn của mình. Chỉ nên ăn đủ chứ không nên bổ sung quá nhiều. Ở người bình thường mỗi ngày cần 500mlg/ngày, với phụ nữ mang thai là 800-1.000 mlg/ngày. Ngoài ra, cần dành ít nhất 10-20 phút để tắm nắng vào sáng sớm sẽ giúp cơ thể hấp thu được vitamin D.






Bà bầu bổ sung canxi khi nào là tốt cho thai nhi
Khắc phục tình trạng thiếu canxi ở trẻ
Thiếu canxi, bà bầu dễ đẻ non, thai chết lưu?
Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh kiết lỵ
Phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai -
Xử lý trẻ bị co giật như thế nào



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
cach tri benh ha can xi trong mau bang thuoc nam
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Với bệnh hạ canxi máu bạn nên sử dụng thuốc tây để điều trị, mình chưa biết phương pháp chữa hạ canxi máu bằng thuốc nam nào cả.
Vk minh cung bi bênh nay .va dang ương thóc nam ma
xin hỏi, bệnh hạ canxi máu có thể chữa khỏi hẳn bằng thuốc tây không ạ!
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Trong trường hợp hạ canxi máu cấp tính như cơn tetani thì nên điều trị bằng tiêm tĩnh mạch chậm trong khoảng 10 phút 10ml canxi gluconat hoặc canxi clorua 10 %, các triệu chứng thường hết nhanh chóng sau tiêm nhưng tác dụng thường ngắn, chỉ kéo dài vài giờ. Do đó có thể tiêm nhắc lại hoặc truyền tĩnh mạch chậm (20-30 ml canxi gluconate 10% pha trong 1l glucose 5% truyền trong 12-24 giờ). Đặc biệt lưu ý ở bệnh nhân đang sử dụng thuốc trợ tim digoxin (truyền rất chậm và theo dõi điện tim liên tục). Khi cơn tetani phối hợp với hạ magie máu, phải bổ sung đồng thời cả magie cùng với canxi. Trong trường hợp hạ canxi máu sau mổ cắt tuyến cận giáp thì chỉ cần bổ sung canxi bằng đường uống (1g/ngày) là đủ. Với hạ canxi máu mạn tính, bổ sung canxi bằng đường uống và đôi khi phối hợp với vitamin D là đủ. Có thể dùng canxi gluconat hoặc canxi carbonat, bảo đảm 1-2g canxi/ngày. Với trường hợp hạ canxi máu do suy thận thì nên sử dụng calcitriol vì thuốc không cần chuyển hóa thêm tại thận nữa. Với trường hợp suy tuyến cận giáp thì nên sử dụng calcitriol với liều lượng từ 0,5-1 mcg/ngày. Trong trường hợp giả suy tuyến cận giáp thường chỉ cần điều trị bằng canxi đơn thuần (1mg/ngày). Muốn phòng bệnh, tất cả mọi trường hợp đều phải tăng cường các thức ăn giàu canxi như tôm, cua, cá, sữa, phomát... và tăng cường tập thể dục ngoài trời (tăng tổng hợp vitamin D làm tăng hấp thu canxi ở ruột).
Đối với hạ calci máu có chống chỉ định xoa nắn chi cho bệnh nhân không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
người ăn chay bị hạ canxi thì nên bổ sung thực phẩm gì ạ???
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý