Nguyên nhân của bệnh lao và cách điều trị thích hợp nhất cho người bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh lao và cách điều trị thích hợp nhất cho người bệnh

19/04/2015 10:33 AM
165

Nguyên nhân của bệnh lao và cách điều trị thích hợp nhất cho người bệnh. Lao là một căn bênh truyền nhiễm thường gặp ở nước ta, lao lây lan nhanh chóng tới mức báo động, vi khuẩn lao đã bị kháng thuốc và phát triển lây lan bệnh nhanh chóng từ người này sang người khác. Vậy nguyên nhân, triệu chứng bệnh lao là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết sau.


Nguyên nhân bệnh lao

  • Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao, lây nhiễm qua đường hô hấp từ người này sang người kia.

  • Do thường xuyên hoạt động ở nơi bị ô nhiễm, nhiều khí uế, nơi ẩm ướt tối tăm, bụi bẩn điều kiện để vi khuẩn lao phát triển gây bệnh.

  • Do việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, tiếp xúc với chất thải có chứa vi khuẩn lao như đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi …

  • Ngoài ra có thể do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước….thì cũng dễ mắc lao da, lao ống tiêu hóa, lao dạ dày,…

Triệu chứng bệnh lao

Triệu chứng bệnh lao, nhung dau hieu nhan biet mac benh lao

  • Sốt nhẹ vào chiều và tối.

  • Mệt mỏi.

  • Chán ăn, giảm sút cân.

  • Da xanh, thiếu máu.

  • Lao phổi:
    - Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, ho có đờm, ho ra máu.
    - Tức ngực, khó thở.

  • Lao hạch: Xuất hiện các hạch to dính với nhau thành từng khối nổi rõ trên da, ấn vào không đau.

  • Lao xương khớp: đau tại vị trí bệnh.

  • Lao màng não: đau đầu, nôn, táo bón, nặng thì hôn mê, co giật.

Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng bệnh lao mà các bạn nên biết để phát hiện bệnh sớm nhất và có cách điều trị hiệu quả. Hi vọng những kiến thức đó sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe.

Nhiều rủi ro của bệnh lao phổi có thể lây lan

    * Người cao tuổi.
    * Trẻ em.
    * Những người cơ quan miễn dịch yếu, chẳng hạn như mắc bệnh AIDS, hoá học trị liệu, hoặc uống thuốc chống lại nôn mửa sau khi cấy cơ quan.

    * Người mắc bệnh thường xuyên liên hệ với người khác.
    * Sống chung trong môi trường đông đúc hoặc không vệ sinh ở chỗ ở.
    * Chế độ ăn uống hằng ngày không đủ thành phần dinh dưỡng.

Yếu tố sau đây có thể tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn lao trong công đồng

    * Nhiễm bệnh HIV.
    * Những cá nhân không nhà ở (môi trường sinh sống tồi tệ hoặc chế độ hằng ngày không đủ thành phần dinh dưỡng).

Ở Mỹ, trung bình khoảng 100.000 người có 10 trường hợp bệnh lao phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ thay đổi đáng kể do khu vực cư trú và tầng lớp kinh tế xã hội:

    * Bệnh lao lây lan (ảnh hưởng toàn thân thể)
    * Nhiễm khuẩn mycobacterial.



Triệu chứng bệnh lao phổi.

  • Ho và sốt nhẹ.

  • Mệt mỏi.

  • Giảm cân.

  • Ho ra máu.

  • Sốt và đổ mồ hôi đêm.

  • Ho đờm dãi.

  • Đau ngực.

  • Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ban đêm.

  • Thở khò khè.

Người có triệu chứng như lao cũng có thể coi là nguồn lây. Những dấu hiệu thay đổi của cơ thể có thể nghi ngờ mắc lao như: ho kéo dài, khạc ra đờm, cảm giác mỏi mệt toàn thân, chán ăn, sụt cân, cảm thấy khó thở, tức ngực, có khi ho ra máu. Nếu thấy ho khạc kéo dài trên ba tuần, uống thuốc ho thông thường không khỏi kèm thêm mỏi mệt và sốt nhẹ về chiều thì phải đi khám bệnh và làm xét nghiệm đờm tại bệnh viện.

Xét nghiệm đờm tìm khuẩn lao là tiêu chuẩn quan trọng để điều trị sớm. Người bệnh không được khạc nhor bừa bãi xuống đất. Bệnh càng phát triển thì nên ngủ riêng giường, dùng bát, chén, đũa riêng và phải luộc sôi sau khi dùng. Áo quần, chăn màn hằng tuần phải được luộc sôi sau khi giặt. Khi nói chuyện có thể đeo khẩu trang. Người bệnh phải khạc nhổ đờm vào ống nhổ riêng sau đó đem ngâm trong nước vôi 20% rồi mới đổ vào cầu tiêu hoặc chôn xuống đất.

Biện pháp phòng tránh

- Không khạc nhổ bừa bãi khi tham gia giao thông để không gây ảnh hưởng cho những người xung quanh. Khi ho, hắt hơi, khạc nhổ phải lấy tay hoặc khăn giấy che miệng lại.

- Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc với người bệnh hay đi ra ngoài.

- Thực hiện nét lịch sự, văn minh nơi công cộng để phòng chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh lao.

- Không dùng chung đồ dùng, ăn chung đồ ăn với người bệnh.

- Khi phát hiện ra bệnh, cần đến các trung tâm y tế gần nhất để được khám và chữa trị kịp thời.

  • Nếu bạn bị lao phổi, nên ở nhà một thời gian nhằm tránh lây lan cho những người khác.

  • Bệnh lao phổi hiện nay có thể chữa khỏi được bằng thuốc nhưng bạn phải tuân thủ đúng theo những lời dặn của bác sĩ điều trị. Những loại thuốc thường dùng để trị bệnh lao phổi là: Isoniazid, Rifampin, Pyrazinamide, Ethambutol, Strpetomycin…





Dấu hiệu và cách phòng ngừa bệnh lao phổi -
Bệnh lao ruột chuẩn đoán và điều trị
Mẹo chữa hắc lào hiệu quả
Bệnh basedow
Bệnh bụi phổi Silic -



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý