Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạng tử cung và biện pháp phòng ngừa

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạng tử cung và biện pháp phòng ngừa

19/04/2015 10:33 AM
299

Nguyên nhân của bệnh lạc nội mạng tử cung và biện pháp phòng ngừa. Bệnh khá phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.

Mỗi ngày, hàng triệu người trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả từ căn bệnh này.

Lạc nội mạc tử cung là gì?


Lạc nội mạc tử cung là một bệnh thường gặp trong các bệnh phụ khoa. Theo thống kê được đăng tải trên website của Tổ chức Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung thế giới: cứ 10 phụ nữ trong độ tuổi sinh nở thì có một người bị lạc nội mạc tử cung.

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Nội mạc tử cung có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái cho thai nhi "nằm". Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những nội mạc tử cung bong ra thành mảng nhỏ) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung đọng lại ở những nơi này và cứ thế mà phát triển, nên gọi là lạc nội mạc tử cung.

Nguyên nhân của lạc nội mạc tử cung?

Những nguyên nhân làm cho máu kinh chảy ngược trở lại cũng chính là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Lạc nội mạc tử cung có nguy hiểm không?

Nếu hệ miễn dịch bị rối loạn thì lớp nội mạc đi "lạc" vào ống dẫn trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng... sẽ phát triển tại đó, tạo thành những ổ lạc nội mạc tử cung, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng và có thể biến chứng thành vô sinh.

Những triệu chứng biểu hiện khi bị lạc nội mạc tử cung?

Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa, Bệnh viện Phụ sản TW, đã chia sẻ thì chị em bị đau bụng dữ dội vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng kinh thất thường lúc ít lúc nhiều thì phải nghĩ tới bệnh lạc nội mạc tử cung. Khi bị lạc nội mạc tử cung, người bệnh thường có các triệu chứng như:  đau bụng dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt; đau trong và sau khi giao hợp, khi đi vệ sinh và một số triệu chứng khác như mệt mỏi, buồn nôn, xuất huyết nhiều làm ảnh hường đến mọi sinh hoạt...


Đối tượng nào dễ bị lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra với bất kì chị em nào trong độ tuổi sinh sản và thường biến mất sau độ tuổi mãn kinh.

Bị lạc nội mạc tử cung là sẽ không thể mang thai được nữa?

Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có liên quan đến hiếm muộn do làm giảm dự trữ noãn ở buồng trứng, ảnh hưởng đến chức năng phóng noãn và thụ tinh giữa noãn với tinh trùng. Tuy nhiên, không phải ai bị lạc nội mạc tử cung đều bị hiếm muộn.

Lạc nội mạc tử cung vẫn được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Về lý thuyết, 10- 15 % phụ nữ vô sinh có lạc nội mạc tử cung. Nhưng ngược lại, phụ nữ vô sinh thì từ 45-50% là do lạc nội mạc tử cung. Nếu lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng sẽ ảnh hưởng đến khâu phóng noãn (làm cho trứng không lớn lên được). Nếu lạc nội mạc tử cung ở vòi tử cung dẫn đến tắc thì lại càng khó khăn hơn cho việc có thai.  

Sau khi phẫu thuật, lạc nội mạc tử cung vẫn có thể tái phát?

Trong trường hợp người bị lạc nội mạc tử cung chưa được phẫu thuật triệt để thì vẫn có khả năng bị tái phát lạc nội mạc tử cung.


4 nhóm chị em có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh có thể gặp ở bất kì chị em nào. Tuy nhiên, có những chị em có nguy cơ bị bệnh cao hơn những chị em khác và có thể phải chịu ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung. Lớp nội mạc này thường bong ra khi hành kinh và được tái tạo trở lại khi sạch kinh. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại vào buồng trứng, khoang bụng, bàng quang, trực tràng hoặc buồng trứng... Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là "lạc".


Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng trước hoặc trong ngày có kinh nguyệt. Khi hết kinh, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.


Lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung thường gặp ở độ tuổi sinh sản và biến mất sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này thì lại chưa được xác định cụ thể. Các triệu chứng ban đầu của bệnh cũng không rõ ràng. Nhưng sau một thời gian bị lạc nội mạc tử cung, nhiều chị em nhận thấy có những triệu chứng chung là: xuất hiện rối loạn kinh nguyệt (ra huyết nhiều khi có kinh), đau bụng khi hành kinh ngày càng nặng và kéo dài, đau khi giao hợp. Trong trường hợp nặng, lạc nội mạc tử cung còn có thể ảnh hưởng nặng nề tới khả năng sinh sản của chị em.


Có thể nói, lạc nội mạc tử cung là một trong số những yếu tố khiến chị em vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung. Bạn hãy xem mình có thuộc nhóm những chị em có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung như dưới đây không nhé.


4 nhóm chị em có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung 1

Có những chị em có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao hơn chị em khác. Ảnh minh họa


1. Chị em bị thừa cân, béo phì


Những người béo phì thường có lượng mỡ tích trữ trong cơ thể khá lớn, điều này có thể làm tăng estrogen trong máu, làm mất cân bằng nội tiết và tác động đến dòng chảy của kinh nguyệt. Từ đó, lượng nội mạc tử cung cũng tăng lên theo, khả năng nội mạc đi "lạc" cũng dễ xảy ra hơn và dẫn đến triệu chứng lạc nội mạc tử cung.

2. Chị em thường xuyên bị rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là cụm từ để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh… Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường ở tuổi bắt đầu hành kinh, tuổi mãn kinh, quá sớm hoặc quá muộn, về chu kỳ và số ngày hành kinh quá dài hoặc quá ngắn, về số lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít, về những triệu chứng đau đớn hoặc khó chịu trong khi hành kinh, về tình trạng không phóng noãn trong kỳ kinh… 

Chu kì kinh nguyệt không ổn định, nhất là trong trường hợp kéo dài có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn cogn, gây nên các bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng... Tất cả những yếu tố này đều có thể góp phần làm cho máu kinh chảy ngược trở lại và gây ra lạc nội mạc tử cung.

3. Những người ít vận động

Những người ít vận động là những người có xu hướng tích tụ nhiều chất béo trong nhiều, do đó, nhóm đối tượng này có nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cao gấp 2 lần so với những người thường xuyên vận động thể chất.

Ngoài ra, hấp thụ và tích trữ quá nhiều chất béo có thể dẫn đến sự gia tăng các bệnh sản phụ khoa, làm thay đổi lượng estrogen và mất cân bằng nội tiết. Sự mất cân bằng nội tiết có thể làm tăng sự phát triển của màng trong tử cung, gây ảnh hưởng đến dòng chảy của kinh nguyệt, làm cho kinh nguyệt dễ chảy ngược trở lại và tăng nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung.

4. Những người có lịch sử gia đình liên quan đến bệnh này

Lạc nội mạc tử cung là bệnh có theo gen di truyền vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người bị lạc nội mạc tử cung thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh này. Do đó, lịch sử gia đình là một trong những yếu tố gia tăng nguy cơ khiến người phụ nữ dễ mắc ung thư nội mạc tử cung.

Nói như vậy không có nghĩa là nếu lịch sử gia đình bạn có người bị lạc nội mạc tử cung thì chắc chắn bạn sẽ bị. Bạn có thể tránh nguy cơ lạc nội mạc tử cung phát tác bằng cách:


- Vệ sinh hàng ngày sao cho vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo. Cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo, không nên xối nước hay thụt rửa sâu bên trong âm đạo để tránh vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên tử cung gây tái viêm loét, khó khăn trong việc điều trị viêm nhiễm. Không làm dụng rửa bằng các dung dịch vệ sinh phụ nữ vì có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo, làm cho vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển.

Đặc biệt trong những ngày "đèn đỏ" càng cần giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Ngoài ra, chị em nên ăn những đồ ăn lành mạnh và thường xuyên duy trì thói quen vận động, thể dục hàng ngày.


Mách chị em cách ăn uống để không bị lạc nội mạc tử cung

Nếu chủ động ăn uống đúng cách, chị em có thể phòng được bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc giảm thiểu ảnh hưởng do bệnh gây ra.

Chế độ ăn uống là một phần quan trọng của cuộc sống. Sức khỏe của bạn cũng phụ thuộc rất nhiều vào những gì bạn ăn. Nếu chọn các thức ăn lành mạnh, bạn hoàn toàn có thể phòng được bệnh tật, bao gồm cả các bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Chắc chắn bạn đã từng nghe nhiều đến việc ăn uống lành mạnh, đặc biệt là ăn để giảm cân. Nhưng bạn có biết rằng bạn cũng hoàn toàn có thể phòng bệnh phụ khoa, cụ thể là bệnh lạc nội mạc tử cung nhờ ăn uống đúng cách.

Lạc nội mạc tử cung là một rối loạn phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ đến nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Nó xảy ra khi lớp mô nội mạc tử cung bình thường (lớp niêm mạc của tử cung) phát triển bên ngoài tử cung. Điều này có nghĩa là mô đặt không đúng chỗ có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong ổ bụng. 

Ở một số phụ nữ, lạc nội mạc tử cung có thể có chỉ là một vài mô đơn lập, không lan rộng hoặc phát triển, trong khi ở những người khác, lạc nội mạc tử cung có thể lây lan khắp xương chậu và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh nếu không được điều trị hiệu quả.

Nhưng chị em cũng không nên lo lắng quá vì nếu chủ động trong ăn uống, chị em có thể phòng được bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc giảm thiểu ảnh hưởng do bệnh gây ra.


- Uống đủ nước


Uống đủ nước mỗi ngày là việc không thể thiếu với bất kì ai. Uống nước có tác dụng thải các tạp chất trong cơ thể ra ngoài theo đường tiểu để làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. 

Bạn nên uống nhiều nước lọc và giảm các loại đồ uống có đường như nước trái cây ngọt, cà phê có đường và nước soda... Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng điều trị viêm màng dạ con một cách tự nhiên. Chính nhờ nước làm sạch hệ thống và cung cấp đủ nước cho cơ thể mà các cơ quan trong cơ thể mới hoạt động tốt, tránh được tình trạng các lớp niêm mạc tử cung bị bong ra mà không tan, đóng cục và đi lạc vào ổ bụng gây lạc nội mạc tử cung. 


Mách chị em cách ăn uống để không bị lạc nội mạc tử cung 1

Ảnh minh họa


- Chọn các thực phẩm giàu protein

Ăn ít chất béo và lựa chọn thực phẩm giàu protein như thịt cá, thịt gà... cũng là một cách để phòng bệnh lạc nội mạc tử cung.

Protein (chất đạm) là thành phần dinh dưỡngquan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể, có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào. Để các tế bào trong cơ thể khỏa mạnh, việc cung cấp protein cho chúng là cần thiết. 

Các thực phẩm giàu protein còn góp phần duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể, nhờ đó giảm được tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới và nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cũng được hạn chế.

Các thực phẩm giàu protein có thể kể đến như thịt nạc, cá, thịt gia cầm, các thực phẩm chế biến từ bơ sữa, lạc, các sản phẩm chế biến từ đậu tương...

- Ăn trái cây và rau quả tươi, lành mạnh

Ăn trái cây tươi và rau quả là một cách tuyệt vời để điều trị lạc nội mạc tử cung tự nhiên. Các loại rau lá xanh và trái cây có màu sậm thường tốt hơn cả vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà cơ thể cần. Các vitamin và chất chống oxy hóa này có tác dụng lọc máu và thải tạp chất ra ngoài cơ thể, giữ cho máu và cơ thể khỏe mạnh.

Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi có hiệu quả trong việc làm giảm các phản ứng để tạo estrogen trong cơ thể, cân bằng hormone trong cơ thể và giảm nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung hoặc làm cho tình trạng bệnh dễ chịu, nhanh khỏi hơn.


Mách chị em cách ăn uống để không bị lạc nội mạc tử cung 2

Ảnh minh họa


- Loại bỏ thực phẩm giàu chất béo

Các loại thực phẩm chiên ran, đồ ăn nhanh... thường rất giàu chất béo và không có lợi cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. 

Nếu ăn nhiều những thực phẩm này, bạn sẽ nhanh chóng tăng cân và bị béo phì. Béo phì hay thừa cân là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mỡ tích trữ trong cơ thể khá lớn. Điều này có thể làm tăng estrogen trong máu, làm mất cân bằng nội tiết và tác động đến dòng chảy của kinh nguyệt. Từ đó, lượng nội mạc tử cung cũng tăng lên theo và dẫn đến triệu chứng lạc nội mạc tử cung.


Hỏi đáp liên quan

“Tôi 32 tuổi, đã có một con. Khi chưa có gia đình, tôi hay bị đau bụng kinh. Gần đây, trước và trong khi hành kinh, tôi thường bị đau dữ dội ở bụng dưới. Tôi định sinh con thứ hai nhưng mấy năm nay mỗi khi gần chồng tôi lại bị đau và cũng không đậu thai. Đi khám, siêu âm, nội soi đều được chẩn đoán là lạc nội mạc tử cung. Tại sao lại bị bệnh này và liệu tôi có thể sinh con được không?”.

Trả lời:

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung, thường bong ra khi hành kinh và lại được tái tạo khi sạch kinh. Ngoài ra nó có nhiệm vụ như một cái đệm êm ái giúp thai nhi "nằm" ở đó. Lạc nội mạc tử cung là do máu kinh (có lẫn những mảnh nhỏ của nội mạc tử cung bong ra) bị chảy ngược trở lại. Thường nó chảy vào ống dẫn trứng, qua ống dẫn có thể thấm vào khoang bụng, bàng quang, trực tràng và có thể "chạy" tới buồng trứng. Những mảnh vụn của nội mạc tử cung cắm vào những nơi này và cứ thế mà phát triển, vì thế gọi là "lạc".

Tất cả những yếu tố làm cho máu kinh chảy ngược lại đều có thể là nguyên nhân gây lạc nội mạc tử cung. Ở con gái, có thể do trong ngày hành kinh, cổ tử cung đóng kín (lẽ ra phải hé mở) nên khi tử cung co bóp đẩy máu kinh ra thì máu chảy ngược lại. Ở phụ nữ có gia đình, đa số nguyên nhân là do giao hợp khi có kinh, dương vật đã đẩy máu kinh đi ngược lại.

Khi nội mạc tử cung phát triển dầy lên thì những mảnh "lạc" này cũng to ra, trương lên, chứa đầy máu. Thế là bạn bị đau trước khi hành kinh. Rồi khi nội mạc tử cung chảy máu, các mảnh lạc này cũng chảy máu mà không có đường thoát ra. Bạn thấy đau dữ dội khi hành kinh là vì vậy. Máu ứ sẽ tạo cơ hội cho viêm nhiễm, rất dễ gây dính ở các cơ quan này. Hết kinh, "chiến sự" tạm thời lắng dịu, những mảnh "lạc" tạo thành những mô sẹo. Đến chu kỳ sau lại thế. Số lượng các mô lạc chỉ có tăng lên chứ không có giảm đi.

Thường được chẩn đoán là lạc nội mạc tử cung thì bạn ít khả năng có thai. Các bác sĩ phụ khoa sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai nhằm hạn chế sự phát triển của bệnh. Có thể mổ nội soi bằng laser nhằm đốt những mảnh "lạc". Nếu phụ nữ đã lớn tuổi mới bị lạc nội mạc tử cung thì khi mãn kinh những mảnh "lạc" sẽ tự teo lại.



Lạc nội mạc tử cung
Cắt tử cung
Xét nghiệm vô sinh nữ -
Nguyên nhân ung thư nội mạc tử cung
Tắc ống dẫn trứng
Cắt bỏ tử cung



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý