Nguyên nhân của bệnh lác mắt và cách điều trị nhanh khỏi

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh lác mắt và cách điều trị nhanh khỏi

19/04/2015 10:41 AM
13,135

Nguyên nhân của bệnh lác mắt và cách điều trị nhanh khỏi. Trong dân gian ta vẫn coi mắt lé là một tật trời sinh. Mà đã là tật trời sinh thì không thể nào làm thay đổi được. Chính quan niệm đó đã gây cho người bị lé mắt một sự lo buồn, mặc cảm, muốn xa lánh bạn bè, khó hòa nhập trong cộng đồng, xã hội, nhất là bệnh nhân là giới nữ.



Thật ra lé là một bệnh giống như trăm ngàn bệnh khác, biểu hiện ở mắt, cũng như ở các giác quan khác trong cơ thể con người.

Mà đã là bệnh tật thì nếu phát hiện sớm, tìm được nguyên nhân, chữa trị đúng phương pháp, có thể đem lại kết quả khả quan cho người bị bệnh về cả hai mặt: chức năng và thẩm mỹ.


Thế nào là lác mắt?

Theo số liệu thống kê  Việt Nam hiện có khoảng 2-3 triệu bênh nhân lác, chiếm 2-4% dân số.

Đáng báo động nhất là hiện tượng lác ở trẻ em ngày càng nhiều và việc các gia đình đưa trẻ đến khám, chữa thường rất muộn. Vậy, lác là gì?

alt

Ảnh minh họa

Lác  là khi ta nhìn vật nào đó, hai mắt không thẳng hàng mà có một mắt lệch đi so với mắt kia. Có thể lệch vào trong gọi là lác trong, lệch ra ngoài gọi là lác ngoài, hoặc lệch lên trên gọi là lác đứng trên, lệch xuống dưới gọi là lác đứng dưới. Lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ ngoại nhãn của mắt, làm cản trở sự phát triển thị giác hai mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực, đồng thời cảm nhận chiều sâu - khả năng định vị một vật nào đó trong không gian 3 chiều – có thể mất thị giác hai mắt.

Có tới 4% trẻ sinh ra đã bị lác

Theo các chuyên gia về mắt thì lác là một bệnh hay gặp với hai biểu hiện chính: rối loạn vận động nhãn cầu dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu (gọi là lác); rối loạn chức năng của mắt: nhược thị, mất thị giác hai mắt.

(Có tới 4% trẻ sinh ra đã bị lác - hiện tượng lệch trục nhãn cầu, biểu hiện bằng độ lác mắt khi quan sát. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhược thị và rối loạn thị giác. Lác mắt có thể là lác trong (nhãn cầu lệch vào trong), lác ngoài (nhãn cầu bị lệch ra ngoài) hay lác đứng (nhãn cầu lệch lên trên hoặc xuống dưới). Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Đôi khi tật khúc xạ như viễn thị gây ra lác trong. Thị lực kém ở một bên cũng có thể gây ra lác.

Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ nhìn theo hai hướng khác nhau và sẽ nhìn thành hai hình. Lúc đó, não sẽ xóa bỏ hình ảnh của mắt lác, ức chế không cho mắt này nhìn và gây ra nhược thị. Vì vậy, người bệnh sẽ mất khả năng nhìn bằng hai mắt đồng thời không có được thị giác hai mắt.

Nhược thị là tình trạng thị lực ở một hoặc cả hai mắt giảm dưới mức bình thường, làm cho khả năng nhìn của mắt kém. Biểu hiện phức tạp của lác chính là sự lệch trục nhãn cầu: có những trường hợp bệnh nhân "lác ẩn" không lộ ra ngoài, phải qua thăm khám mới phát hiện ra. Các loại lác với biểu hiện đơn thuần như: lác trong, lác ngoài, lác đứng; phức tạp hơn là những trường hợp phối hợp cả lác ngang và lác đứng tạo ra độ lác chéo... Nguyên nhân của lác: tình trạng trẻ dưới 6 tháng tuổi bị lác xảy ra thường xuyên, đó là do bẩm sinh; các bác sĩ xác định có tới 20% nguyên nhân của bệnh lác là do di truyền; ngoài ra, người bình thường cũng có thể bị lác sau khi bị sốt cao co giật, đó là do biến chứng.

Nhiều trường hợp gia đình phát hiện trẻ bị lác bẩm sinh thì cho rằng không cần điều trị, trẻ lớn lên sẽ tự khỏi phần lớn các bậc phụ huynh không phát hiện ra những biểu hiện bất thường trong mắt của trẻ đặc biệt là đối với những trẻ không có biểu hiện rõ ràng. Đáng lý phải coi trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh thì thói quen "có bệnh mới cầu bác sĩ” đã trở thành cố hữu của người Việt chúng ta. Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Bích Thủy - Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: "ở nước ngoài, trẻ bị lác dưới 5 tuổi đã được tiến hành phẫu thuật, vì thế tạo cơ hội tốt để trẻ phục hồi thị lực; còn ở nước ta, trẻ có bệnh thường được đưa vào viện giai đoạn 8-10 tuổi là rất muộn. Tại thời điểm đó tiến hành phẫu thuật thường chỉ có tác dụng thẩm mỹ, còn khả năng phục hồi đôi mắt khỏe mạnh là rất khó khăn".

  Nguyên nhân gây bệnh

Về nguyên nhân gây lác, 40% là do bẩm sinh (xuất hiện từ 0-6 tháng tuổi), 40% do tật khúc xạ và 20% do bệnh lý khác. Bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Hồng, phụ trách phòng khám lác Trung tâm Mắt TP HCM, cho biết: Bệnh viễn thị, nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến lác trong (một mắt nhìn lệch vào trong), còn bệnh cận thị không được điều trị có thể gây lác ngoài (một mắt nhìn lệch ra ngoài).

Ba quan niệm sai lầm của các bậc phụ huynh

Sau đây là một số điều mà cha mẹ thường nghĩ đến khi con cái bị lác:
- Lác tuy làm bé "xấu" đi nhưng không gây đau nên không cần điều trị sớm.
- Trẻ nhỏ khó khám và điều trị.
- Nếu điều trị thì phải phẫu thuật, tốn nhiều tiền. Những quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
- Thứ nhất: Điều trị lác bẩm sinh hiệu quả nhất là lúc bệnh mới khởi phát và khi trẻ dưới 2 tuổi. Lác không được điều trị sớm sẽ kéo theo những hậu quả nghiệm trọng.
- Thứ hai: Trẻ nhỏ vẫn có thể khám và điều trị được.
- Thứ ba: Có nhiều phương pháp điều trị, không nhất thiết phải mổ. Ví dụ, nếu nguyên nhân là tật khúc xạ (cận thị, viễn thị) thì chỉ cần cho trẻ đeo kính đúng độ là sẽ hết lác.

Ba nguy cơ khi điều trị muộn

Các nguy cơ đó là:
- Rối loạn cơ vận nhãn.
- Nhược thị (giảm thị lực) mắt lác.
- Mất thị giác 2 mắt (thị giác này cần thiết để nhìn hình nổi và và phân biệt chính xác khoảng cách). Bệnh thường gặp trong trường hợp lác bẩm sinh không được điều trị trước 9 tuổi, gây nhược thị không thể phục hồi. Người mắc bệnh này không thể làm những nghề đòi hỏi sự chính xác cao và hay gặp nguy hiểm khi lái xe.

Ai có thể bị lác?
Lác mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, lác bẩm sinh hoặc mắc phải, cũng có yếu tố di truyền. Người lớn thường lác thứ phát sau một chấn thương mắt, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) không được điều trị hoặc một bệnh lý nào đó, có thể tổn thương ở thần kinh hoặc tại cơ vận nhãn. Trẻ bị lác bẩm sinh thì chưa rõ nguyên nhân, có thể do di truyền.

Lác có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Triệu chứng?

Triệu chứng của lác đơn giản nhất là được thấy hai mắt lệch nhau do người xung quanh phát hiện hoặc khi soi gương. Tuy nhiên, có những trường hợp lác độ nhỏ hoặc lác ẩn thì khó phát hiện hơn.
Triệu chứng có thể là mỏi mắt thường xuyên hoặc khả năng tập trung kém, nhìn mờ do tật khúc xạ kèm theo hoặc do nhược thị.
Nếu lác mắt xảy ra đột ngột, bệnh nhân có thể nhìn đôi do hai mắt nhìn về hai vật đồng thời. Để giảm khó chịu thì bệnh nhân sẽ nghiêng đầu để nhìn, và dần dần não sẽ tự ức chế ảnh ở một mắt để xoá song thị. Hậu quả là gây ra nhược thị ở một mắt.

Lác mắt gây ra tác hại gì

Tác hại cực kỳ quan trọng là nếu lác xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác là làm cho thị giác kém phát triển, có thể gây nhược thị mất khả năng nhìn bằng hai mắt, do đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như không thể làm một số nghề nghiệp đòi hỏi thị giác hai mắt tốt. Ngoài ra với người lớn, lắc mắt làm mất vể thẩm mỹ và là trở ngại rất lớn cho việc giao tiếp trong cuộc sống.
Ở người lớn tuổi, lác mắt đột ngột có thể là báo hiệu một bệnh lý cấp tính ở hệ thần kinh vận động, do đó cần phải khám và tìm nguyên nhân để điều trị.


Điều trị lác như thế nào?

Với những trường hợp lác do sự lệch trục nhãn cầu và nhược thị, điều cần cảnh báo là yếu tố rối loạn thị giác hai mắt, mục tiêu chính của việc điều trị. Đối với các chuyên gia về lác, đây chính là yếu tố quan trọng giúp cho họ tiên lượng và quyết định việc điều trị nội khoa trước và sau phẫu thuật.
Qua thực tế, các bác sĩ chuyên khoa về mắt kết luận: "70% trẻ em lác mắt có kèm theo các tật về khúc xạ: cận thị hoặc viễn thị; ngoài ra là những dị tật khác như: rung nhãn cầu, đục thủy tinh thể, nhãn cầu nhỏ đôi khi cũng đi kèm bệnh lác. Tỉ lệ chữa được lác khá cao, tuy nhiên khả năng này còn phụ thuộc vào việc trẻ có được điều trị sớm hay không". Trước khi tiến hành điều trị cần phải khám lác cơ năng để có những danh giá chuẩn về: chức năng của mắt, do độ lác chẩn đoán hình thái lác và các biểu hiện bất thường của nhãn cầu. Khám mắt phải khám toàn diện, tuân thủ đúng chu trình khám và nhiều khi chu trình khám này kéo dài tới 2-3 tuần. Đối với những trường hợp lác có kèm theo các dị tật khác, nhiều trường hợp những dị tật phải được xử lý trước: bệnh nhân bị đục thủy tinh thể phải tiến hành mổ lấy thủy tinh đục, đặt IOL; trường hợp bị tật khúc xạ thì phải đo khúc xạ và điều chỉnh kính... Đối với những ca lác đơn thuần phải có phác đồ điều trị riêng bao gồm ba bước phức hợp: chỉnh thị, phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu và điều trị phục hồi thị giác hai mắt. Điều trị chỉnh thị được áp dụng cho tất cả những ca có nhược thị ở một hoặc hai mắt. Những chuyên gia hàng đầu về mắt thường tâm đắc với câu: "Trong cuộc chiến đấu với bệnh lác mắt, nếu thất bại trong cuộc chiến chống nhược thị thì coi như mất triển vọng chiến thắng". Chính vì vậy mà việc tiến hành điều trị ở bước này là hết sức quan trọng.
Phương pháp cổ điển nhất nhưng vẫn có tác dụng tốt nhất tại thời điểm này là bịt hoàn toàn mắt lành từ 2-4 tuần, tạo điều kiện để tập trung mắt nhược thị tập luyện phục hồi thị lực. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cần được theo dõi chặt chẽ thị lực mắt bịt vì có thể xảy ra tình trạng "nhược thị đảo ngược" và gây khó chịu về thẩm mỹ cho trẻ.
Bịt mắt lành cục bộ: đây là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất vì dễ thích ứng với trẻ, là phương pháp để phạt mắt lành không được nhìn xa hoặc không được nhìn gần hoặc luôn luôn trong tình trạng nhìn không rõ...
Ngoài hai phương pháp cổ điển trên, có thể áp dụng phương pháp phục thị tập luyện để phục hồi mối quan hệ tay mắt, kích thích tế bào vỏ não... Đây là phương pháp khó nhất: vì quy trình điều trị phức tạp và cần có sự hỗ trợ của máy móc kỹ thuật việc bắt một đứa trẻ phải tuân thủ nghiêm ngặt liệu pháp điều trị như vậy sẽ rất khó khăn và sẽ không có hiệu quả nếu không thực hiện tốt.
Điều trị phẫu thuật lệch trục nhãn cầu là yêu cầu bắt buộc (trừ hình thái lác điều tiết thuần túy đeo kính sẽ hết lác). Vấn đề đặt ra là: nên mổ vào thời gian nào? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán lác. Mổ sớm, khả năng phục hồi chức năng thị giác dễ hơn nhưng khó đánh giá chính xác độ lác; mổ muộn thì chẩn đoán chính xác hơn và có thể phối hợp điều chỉnh quang, chỉnh thị trước và sau phẫu thuật, song khả năng phục hồi thị lực kém hơn. Vậy khi nào tiến hành mổ là phù hợp? Các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật khi đánh giá được độ lác, hình thái lác thị lực và thị giác của hai mắt. Thời điểm thuận lợi nhất là khi trẻ 4-5 tuổi. Cần nhấn mạnh việc chỉ định mổ một hay hai mắt là tùy thuộc vào độ lác hình thái lác, chức năng cơ và một số yếu tố khác như: khả năng quy tụ, độ rộng hẹp của khe mi... Do vậy, trên thực tế có những bệnh nhân lác một mắt nhưng lại mổ hai mắt và ngược lại có trường hợp lác hai mắt song chỉ cần mổ có một mắt.
Phẫu thuật điều trị lệch trục nhãn cầu là khâu cuối cùng trong phức hợp điều trị bệnh lác. Đây là khâu đòi hỏi lòng kiên trì của cả thầy thuốc và người bệnh, khâu quyết định sự thành công của phức hợp điều trị lác. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được kiểm tra lại thị lực, chức năng thị giác hai mắt và được hướng dẫn điều trị cho phù hợp với giai đoạn phục hồi. Bệnh nhân và gia đình người bệnh cần phải ghi nhớ rằng: "Chỉ riêng bác sĩ chẩn đoán đúng, có hướng điều trị đúng là chưa đủ, bệnh nhân cần phối hợp với bác sĩ tuân thủ tốt quy trình điều trị, có như vậy mới hy vọng tìm lại cho người bị lác đôi mắt đẹp về thẩm mỹ và hoàn hảo về chức năng.

bệnh lé có chữa được không? Chữa ở tuổi nào có hiệu quả nhất?

a. Tuổi cần được kiểm tra, phát hiện và chữa trị tốt nhất là tuổi mẫu giáo, từ 2 đến 6 tuổi. Vì kết quả phục hồi chức năng thị giác tùy thuộc:

- Tuổi của trẻ khi bắt đầu điều trị, tuổi càng bé càng dễ phục hồi; nhiều tác giả đã khẳng định nếu được chữa trị trước 3-4 tuổi, kết quả tốt được 92%, 6-8 tuổi được 62%, và trên 10 tuổi chỉ còn 18%.

- Thời gian bị lé lâu hay mới, với bệnh càng lâu, thành cố tật, càng khó phục hồi.

- Phụ thuộc vào kiểu định thị, tức là tính chất của bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị.

b. Việc điều trị lé có nhiều phương pháp, trước hết là phải điều trị nhược thị, nghĩa là phải phục hồi thị lực cho mắt lé: bằng cách điều chỉnh kính đúng số cận, viễn hay loạn thị hoặc bằng luyện tập với nhiều phương tiện: xếp hình, đồ hình, thêu may, xâu hạt cườm... bằng mọi cách tập cho mắt lé tập trung nhìn chính xác vào hình vật. Rồi luyện tập trên máy chỉnh quang (synophtophore) để phục hồi hợp thị cả 2 mắt. Đó là những dụng cụ chuyên dùng cho trẻ con nên được xây dựng trên nguyên tắc khoa học chính xác, nhưng thể hiện bằng các hình vẽ (như trò chơi) dễ hiểu, hấp dẫn đối với trẻ em.

Nếu mắt lé bị nhược thị không do tật khúc xạ, mà do một bệnh khác như đục thủy tinh thể, sụp mi... thì phải giải quyết bệnh đó trước rồi mới luyện tập hợp thị. Cũng có thể là do tổn thương thần kinh, hay tại các cơ vận động, thì lại phải giải quyết bằng vật lý trị liệu, bằng phục dược hoặc bằng phẫu thuật. Mắt lé cũng phục hồi sau khi được điều trị đúng nguyên nhân.

Nói chung là bệnh lé chữa được, nhất là nếu được chữa trị sớm. Nhưng điều trị nhược thị của mắt lé là quan trọng hàng đầu. Vì vậy điều trị lé ngoài sự tinh thông về chuyên khoa, còn đòi hỏi sự kiên trì, cần mẫn của thầy thuốc, kỹ thuật viên chỉnh quang, của gia đình và của bệnh nhi phối hợp.

Ở các nước phát triển, khoa điều trị lé trẻ em được phát triển rộng rãi. Nhưng ở Việt Nam, chỉ mới có khoa điều trị lé ở Hà Nội, Hải Phòng và TP HCM.

c. Người lớn lé có chữa được không? Nếu ở người lớn, thì việc chữa trị lé chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ, tức mổ để điều chỉnh các cơ vận nhãn cho cân bằng, chứ không có khả năng phục hồi thị lực của mắt lé. Vì vậy nên sau một thời gian dễ bị tái phát, và mắt lé vẫn là mắt nhược thị.

Những quan niệm sai lầm về bệnh lé

Có một số người cho lé là tật trời sinh mà đã là tật thì không có khả năng chữa trị. Cũng lại có người cho lé là hiện tượng bên ngoài, nhất là ở trẻ em, thì đó lại là "lé duyên" không cần phải chữa.

Do nhận thức chỉ coi đó là một vấn đề thẩm mỹ, nên không tích cực đưa trẻ đi chữa lé, mà không nhận thấy sự thương tổn về chức năng thị giác và nếu không chữa trị thì mắt lé trở thành mắt mù lòa.

Có một vài thông tin trên báo chí về việc điều trị lé bằng cách bịt kín mắt lành trong một thời gian... Bịt mắt là một trong phương pháp chữa lé, nhưng không phải trong những trường hợp nào cũng áp dụng, bịt trực tiếp hay gián tiếp (bằng thuốc, bằng kính), bịt từng lúc hay thường xuyên... Vì vậy đòi hỏi phải có sự theo dõi quản lý của một phân khoa sâu và những chuyên viên chỉnh quang chứ không phải bác sĩ nào cũng am hiểu thành thạo. Cho nên càng không nên tự chữa ở nhà.

Vậy tốt hơn hết là thấy con trẻ có mắt không bình thường, nhìn lệch, nhìn nghiêng hay quay đầu khi nhìn, mắt hiếng, mắt lé... đều đưa đến khám ở các bệnh viện chuyên khoa Mắt, để được chữa trị đúng phương pháp.







Lác mắt ở trẻ sơ sinh
Bé bị lác mắt - >
Bé bị chàm sữa -
Bệnh nấm da và cách điều trị -
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
bé nhà tôi 5 tuổi,đi khám bác sĩ được chuẩn đoán là lác trong 2 mắt 13 độ, chủ đạo là mắt trái. Xin hỏi chuyên gia trường hợp của cháu có cần thiết phải mổ không? Tuy nhiên thị lực của bé lại rất tốt.
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khám bệnh về trường hợp cụ thể của bé. Nếu mổ thì tuổi của bé hiện tại là khá phù hợp.
Thưa bác sĩ bệnh nhi trung ươn hà nỘi có chữa đc lác k ạ e năm nay 17 tuổi ạ
bac sỹ cho e hỏi e bị lác mắt hồi 8 tuổi e đi mổ một lần oy nhưng chỉ đạt 80% bjo e 20 tuôi oy vậy bác sỹ cho e hỏi nếu bio e đi chữa liệu có khổi không và nên chữa ở đâu
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
Bạn nên đi khám và điều trị sớm nhé. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi bệnh nhân, mức độ lác và nguyên nhân gây lác. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật phụ thuộc vào độ lác và cơ nào bị tổn thương. Bạn có thể tới bệnh viện mắt ở Hà Nội hoặc Sài Gòn nhé. Chúc bạn sức khỏe!
E sinh năm 1990 em bị lác ngoài do bẩm sinh bác sĩ cho e hỏi ở tuổi này em đi chữa có được k tỉ leej thành công là bao nhiêu E cảm onw ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
benh vien nao chua le va bac sy nao gioi
Bệnh lác ở người lớn vẫn có thể điều trị được bạn nhé. Bạn nên tới viện chuyên khoa để được khám và tư vấn cụ thể nhé!
Bệnh viện nào thì đáng tin cậy nhất?
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
vay toi phai dieu tri o dau thi tot bacsy nao dieu tri tot
truoc day luc toi con nho toi bi te nen mat bi le sau khi lon thi tu khoi hien gio toi da duoc nam muoi tuoi toi le tro lai toi cam thay kho chiu vo cung nen toi muon dieu tri cho tot lai thi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
trước đây tôi bị té từ nhỏ nên mắt bị le đến nay 25 tuổi vẫn chưa khỏi tôi cảm thấy rất khó chịu vậy có điều trị được không tôi muốn điều tri cho tốt trở lại thì phải làm sao, điều trị ở bệnh viện nào tốt nhất
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
Cach day 3den 4 nam toi di kham moi phat hien ra la minh mac benh lac.cach day mot tha.thang toi di kham o benh vien mat trung uong ha noi bac bac si chuan doan lac am 30 do .thi toi xin hoi nhu toi xiņ toi bi lac am 30 do hien toi con co the chua duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (12) - Trả lời
Toi bi le tu lúc nho bay gio toi 30 tuoi roi co tri duoc khong
Cháu hiện tại là 14 tuổi . Cháu bị lác bẩm sinh lúc 5 đến 6 tuổi cháu có mổ để kéo mắt nhưng khong khỏi vậy cho cháu hỏi hiện tại chau có chữa được mắt khong và tỉ lệ thành cong là bao nhieu ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cháu hiện tại là 14 tuổi . Cháu bị lác bẩm sinh lúc 5 đến 6 tuổi cháu có mổ để kéo mắt nhưng khong khỏi vậy cho cháu hỏi hiện tại chau có chữa được mắt khong và tỉ lệ thành cong là bao nhieu ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Thưa Bác sĩ e bị lác ngoài liệu có kéo lại đc k ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
mat con toi bi lac ngoai co thuoc dieu tri hay khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Cháu năm nay 22 tuổi cháu bị lác mắt thì có diều trị được không và khả năng phục hồi như thế nào ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
em năm nay 18 tuổi. hiện tại em đang bị cận một bên mắt trái, còn mắt phải vẫn 10/10. khi nhìn nhiều mắt trái em hay bị đau. như vậy cho em hỏi còn chữa đk k? chi phí có quá cao k?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em năm nay 19 tuổi vì hòan cảnh gia đình nên em k đi khám đuơc Vây bác sỹ cho em hỏi chi phí tòan bộ là bao nhiêu ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
bs cho em hỏi e năm nay 22 tuổi 2 e bị cận từ cuối những năm cấp 3 nhưng k đeo kính , và khoảng e năm gần đây em phát hiện phát hiện mình bị lác mắt trái ra phía ngoài mỗi khi chừng mắt lên , có cách nào điều trị hợp lí k ạ , em xin cảm on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý