Sa cơ quan

seminoon seminoon @seminoon

Sa cơ quan

18/04/2015 10:40 AM
239

Có một tên khác cho hiện tượng sa cơ quan, đó là “chứng giãn sàn khung chậu” và hiện tượng này xảy ra khi các cơ bắp khung chậu trở nên yếu, khiến cho một hay nhiều cơ quan của bộ phận nằm trong vùng chậu nho ra và tụt xuống khỏi vị trí. Người ta chú ý và tụt xuống khỏi vị trí. Người ta chú ý tới hiện tượng này khi áp lực trong ổ bụng gia tăng như khi rặn đi cầu, họ hay khiêng nặng. Cơ quan thường hay bị sa nhất là tử cung. Tuy nhiên bàng quang, trực tràng, niệu đạo cũng có thể bị sa. Trong trường hợp một hay nhiều cơ quan bị tụt xuống, vách âm đậo có thể bị dồn xuống, có khi tới âm hộ. Nếu tử cung bị sa, cổ tử cung có thể nhô ra ngoài.

Có nhiều kiểu sa cơ quan không?

Nếu trục trặc phình vào vách âm đạo, người ta gọi đó là sa trực tràng; nếu là niệu đạo, là sa niệu đạo; nếu bàng quan tụt xuống vách âm đạo, thì gọi là sa bàng quang.

Tại sao lại xảy ra như vậy?

Sa cơ quan gần như bao giờ cũng là do trước đó có tổn thương các cơ bắp, cổ tử cung và mô nâng đỡ tử cung, đặc biệt là trong trường hợp bạn đã sanh quá nhanh hoặc người ta đã để bạn chuyển dạ quá lâu (ngày nay thì ít có chuyện đó), hoặc vì em bét lớn quá.

Triệu chứng:

- Đau lưng

- Có cảm giác trằn nặng trong khung chậu.

- Giao hợp đau hay mất khả năng đạt tới cực khoái nếu âm đạo chùng lỏng.

- Són đái khi căng thẳng.

- Đi tiểu rắc (sa niệu đạo)

- Khó chịu khi đi cầu, đi cầu khó khăn (sa trực tràng)

- Đi tiểu rắc và có triệu chứng đau kiểu viêm bàng quang, đi tiểu rát (sa bàng quang)

Tôi có phải đi bác sĩ không?

Nếu bạn bị đau lưng hay bất ổn nghiêm trọng vùng ổ chậu, hoặc nếu bạn đi tiểu, đi tiêu gặp khó khăn, bạn hãy đi bác sĩ càng sớm càng tốt.

Bác sĩ sẽ làm gì?

Bác sĩ sẽ khám bên trong vùng chậu của bạn và phỏng vấn bạn, hỏi về những lần sanh trước, ví dụ như em bé có lớn hơn bình thường không, hay giai đoạn hai của tiến trình chuyển dạ có để kéo dài quá lâu không, hay có để cổ tử cung bị rách không

Nếu bạn ở tuổi trung niên, các mô thường mất trương lực sau tuổi mãn kinh và những tổn thương tích lại do sinh những năm trước cũng có thể dẫn tới trường hợp bị sa cơ quan

Trị liệu ra sao?

Nếu chỉ sa nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giữ thói quen hàng ngày luyện tập các bài tập Kegel để củng cố các cơ bắp sàn khung chậu.

Nếu sức bạn yếu không tính đến chuyện phẫu thuật được, hay trong những ca nhẹ hơn, người ta có thể cho bạn đeo một vòng đỡ tử cung đặt cao trong âm đạo. Tuy nhiên, vòng này cũng không được đeo trong thời gian kéo dài quá lâu, vì nó có thể làm loét niêm mạc mỏng do cọ xát. Người ta thường điều chỉnh lại một trường hợp sa cơ quan nghiệm trọng bằng phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Người ta có thể cắt, lấy đi tử cung và phần cơ bắp bị kéo rách, kể cả cổ tử cung. Trong một vài trường hợp, người ta có thể thực hiện phẫu thuật tái tạo qua đường âm đạo.

Trong trường hợp bạn dư cân, điều này có thể khiến cho chứng bệnh sa cơ quan càng khó chịu hơn, nên bác sĩ sẽ khuyên bạn nên giảm cân.

Tôi có thể làm được làm gì?

Nếu bạn bị đau lưng, bạn tránh đứng lâu và nên có tư thế đứng, ngồi ngay ngắn. Bạn hãy đeo thắt lưng bó chặt để chống lại cảm giác trằn nặng trong vùng chậu

Trong trường hợp gặp khó khăn trong giao hợp, bạn và chồng bạn có thể cần thăm dò những cách khác để đạt tới khoái cảm tình dục.

Bạn nên đeo những tấm lót đũng quần nhẹ nếu bạn bị chứng són đái quấy rầy khi bạn chơi thể thao hay chạy, hoặc khi áp lực trong ổ bụng gia tăng. Trong trường hợp chứng són đái do căng thẳng trở nên nghiêm trọng hơn và khiến cho bạn lúng túng, bạn nên đi khám bác sĩ điều trị.

Cách trị liệu quan trọng nhất để phòng bệnh là ý thức về những bài tập sàn khung chậu trong khi mang thai. Khởi sự tập lại ngay sau khi sanh em bé, dù là bạn có bị khâu vài mũi hay không, có thể ngăn chặn được sự phát triển của một chứng sa cơ quan.

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý