Nguyên nhân của bệnh run tay và cách điều trị hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Nguyên nhân của bệnh run tay và cách điều trị hiệu quả

19/04/2015 10:43 AM
11,820

Nguyên nhân của bệnh run tay và cách điều trị hiệu quả. Run tay là một chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Bắt đầu từ độ tuổi 45, chứng run tay có thể xuất hiện và nguy cơ còn cao hơn nữa khi quá tuổi này.

Yếu tố cản trở sinh hoạt

Run tay là tình trạng xuất hiện những vận động ngoại ý, tự phát, gặp ở tay hay ở bất kỳ một bộ phận trên hệ thống cơ nào trên cơ thể, run khi nghỉ nhưng cũng có khi run lúc vận động. Những vận động run này có cường độ và biên độ rất khác nhau. Có thể run lớn khiến lắc lư cả người những cũng có khi chỉ là những cử động nhanh nhỏ mà thôi. Đây là một chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi. Bắt đầu từ độ tuổi 45 chứng run tay đã có khả năng xuất hiện và nguy cơ gặp còn cao hơn nữa khi tuổi tăng gây khó khăn trong vận động.

Run tay không phải là biến cố nguy hiểm về sức khỏe. Nhìn chung, chúng không gây thiệt hại về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất, mà điểm đáng chú ý của chứng bệnh này chính là sự cản trở vận động và sinh hoạt. Người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện, khi vệ sinh cá nhân, khi đi lại. Chỉ ở mức độ nặng, người bệnh mới có thể bị chấn thương do tai nạn hay mất thăng bằng gây ngã.

Nguyên nhân gây run tay

Nguyên nhân gây ra chứng run tay ở người cao tuổi trong một số trường hợp cụ thể đã được xác định rõ. Nhưng đa số các trường hợp, nguyên nhân chính xác của tình trạng này vẫn còn là một câu hỏi. Thông thường người ta thường quy run tay vào ba trường hợp sau đây:

- Run lành tính: là loại run xuất hiện khi vận động và mất đi khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nó lại gây nhiều khó chịu trong cuộc sống vì người cao tuổi khó thực hiện những vận động được cho là đơn giản nhất như uống trà. Người bệnh khó có thể cầm được tách trà như bình thường. Các biểu hiện khác kèm theo run tay bao gồm: gật gù đầu, run môi, run lưỡi. Tình trạng run có thể không đối xứng, nghĩa là một bên bị run nhưng một bên lại hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân gây chứng run tay - 1
Chứng run tay thường xuất hiện ở người cao tuổi (ảnh minh họa)

Hiện tượng run tay lành tính thường gặp ở tuổi trên 80, khoảng 10 – 20% dân số bị mắc bệnh này. Có đến một nửa số trường hợp có tiền sử gia đình, còn lại người ta chưa xác định rõ nguyên nhân. Các loại run này lại đáp ứng khá tốt với điều trị bằng các thuốc ức chế beta hay gabapentin, primidone nhưng đây là những biện pháp điều trị không mang tính lâu dài. Run lành tính là loại run thường gặp ở người già.

-  Run do bệnh Parkinson: Parkinson là một bệnh do thiếu hụt chất trung gian thần kinh do pamin trong hệ thần kinh trung ương. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra bệnh bởi một số dấu hiệu như: cứng đờ, khó vận động, tay xoay vòng, không giữ được tư thế. Người bệnh có dáng đi giật cục và cứng nhắc đặc trưng. Điểm khác biệt nhất là run do Parkinson xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi. Vì thế mà chúng ta có thể thấy tay người bệnh run rất mạnh ngay cả khi đang ngồi nói chuyện. Ban đầu là run từng đợt thưa, nhưng sau thì các đợt này mau hơn và ta có cảm tưởng là người bệnh run liên tục.

Những người bị mắc chứng Parkinson có thể bị suy giảm trí nhớ và ảo giác. Việc điều trị bệnh đã được thành công hóa khi xuất hiện những chất đồng vận của dopamine. Tuy nhiên cần hết sức chú ý là trong quá trình điều trị vì các tác dụng phụ gây rối loạn tâm thần hay trên hệ ngoại tháp của các thuốc này gây ra.

- Run do suy giảm chức năng não bộ: Run trong trường hợp này thường là do chức năng não bộ bị suy giảm gây rối loạn điều hòa vận động. Run xuất hiện khi người cao tuổi tập trung chú ý, càng để ý càng run. Liên quan tới tình trạng này là hiện tượng bị bệnh vữa xơ động mạch não có giảm lưu lượng máu não nghiêm trọng. Cũng có thể gặp ở những trường hợp nghiện rượu, uống quá nhiều thuốc chống động kinh loại phenytoin, hội chứng cận u hay teo não bệnh lý thứ phát.

- Thoái hóa nhân xám tế bào thần kinh gây ra tình trạng thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh (trong bệnh Parkinson).
- Tổn thương tế bào thần kinh do chấn thương, đột quỵ não, viêm não, do thuốc (như Amphetamine, Corticosteroid và các loại thuốc điều trị rối loạn tâm thần) và một số bệnh lý khác (hội chứng Parkinson).
- Rối loạn thần kinh (Rối loạn thần kinh thực vật).
- Lão hóa, thoái hóa não ở người cao tuổi (run do tuổi già).
Một số nguyên nhân khác gây run khác cũng được đề cập đến, bao gồm: hội chứng sau cai rượu, ngộ độc thủy ngân, cường giáp, suy gan, đa xơ cứng,... Ở một số trường hợp run có liên quan đến yếu tố gia đình hoặc không xác định được nguyên nhân.

Biểu hiện thường gặp của chứng run

Biểu hiện run rất đa dạng và phong phú, có thể bao gồm: lắc theo nhịp bàn tay, cánh tay, đầu, chân, thân, hoặc giọng nói run run,... Ngoài ra ai cũng có thể gặp triệu chứng run khi mệt, stress, lo âu, căng thẳng, hồi hộp hoặc khi giận dữ. Tuy nhiên, khi run xảy ra không kèm với những thay đổi về trạng thái cảm xúc và xảy ra thường xuyên thì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng bệnh lý.
Run có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở những người trung niên, người già. Tỉ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là như nhau. Đặc điểm run ở mỗi người có thể khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có thể chia thành các nhóm như sau:
- Run khi nghỉ ngơi hay còn gọi là run "tĩnh": xảy ra khi cơ bắp thư giãn, chẳng hạn như khi bàn tay đặt trên đùi hoặc duỗi thẳng khi đứng hoặc đi bộ, run xuất hiện ở tay, chân, thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh Parkinson.
- Run "động": xảy ra khi bệnh nhân hoạt động có chủ ý, run tăng khi cử động, khi tập trung chú ý, giảm lúc nghỉ ngơi, thư giãn. Run "động" thường gặp ở người già và các trường hợp run vô căn.
- Run tư thế: xảy ra khi bệnh nhân giữ tay hoặc một phần cơ thể ở một tư thế đặc biệt trong một thời gian nhất định nào đó. Ví dụ: run tư thế xảy ra khi cơ thể chống lại trọng lực, chẳng hạn như khi giữ cánh tay dang ra.

Phân loại run theo nguyên nhân:

1. Run vô căn (run lành tính hoặc run có yếu tố gia đình): là một rối loạn vận động hay gặp nhất trong các chứng run. Run vô căn thường khởi phát chậm, bắt đầu từ tuổi trung niên, nhưng trong một số ít trường hợp nó xảy ra ở tuổi vị thành niên, sau đó thuyên giảm để rồi xuất hiện trở lại khi về già. Run thường xuất hiện ở một hay hai bàn tay hoặc có thể ở đầu và thanh quản (nói run run), ít khi gặp ở chân. Run xuất hiện khi bệnh nhân làm một động tác nào đó hoặc phải duy trì ở một tư thế nhất định kéo dài và ít xẩy ra lúc nghỉ ngơi.
Một số đặc điểm của run vô căn:
- Run ở tay có thể thấy rõ khi bệnh nhân duỗi thẳng hai tay về phía trước với tư thế ngửa bàn tay, nếu đặt lên bàn tay một tờ giấy biên độ run sẽ rõ rệt hơn. Run xẩy ra khi viết và làm động tác tinh vi nhưng không thấy dạng chữ viết nhỏ dần đi như trong bệnh Parkinson.
- Run ở đầu cũng có thể là run dọc (kiểu gật đầu) hoặc run ngang (kiểu lắc đầu).
- Run ở thanh quản khiến giọng nói trở nên nhỏ và run run, run khi nói thường gặp nhiều ở phụ nữ.
- Riêng ở chân, bệnh nhân hiếm thấy run khi đứng dậy hoặc bắt đầu bước đi, nếu có thì thường là run ở tư thế đứng.
Điểm nổi bật của run vô căn là khám thần kinh không thấy bất thường và tình trạng run thuyên giảm sau khi bệnh nhân uống rượu.
2. Run Parkinson: Là run do tổn thương một nhóm tế bào nhân xám ở vùng đáy não. Đặc điểm run trong bệnh Parkinson là run khi nghỉ ngơi, cùng với chứng run là tình trạng cứng đờ và chậm chạp.
Các dấu hiệu để nhận biết run trong bệnh Parkinson: run rẩy các ngón tay theo một nhịp đều đặn, run rõ hơn nếu người bệnh đặt bàn tay trên đùi, hay để yên tay trên mặt bàn. Nhưng khi họ đưa tay ra để cầm nắm hay làm một việc gì đó, thì run lại giảm đi, thậm chí không còn run. Lúc mới mắc bệnh thường chỉ run một tay, sau vài tháng, vài năm, sẽ bị run ở cả hai tay, đôi khi các động tác run trông giống như động tác đang vê thuốc lào. Ngoài ra cũng có thể bắt gặp tình trạng run ở môi, cằm ở những bệnh nhân này.
3. Run tiểu não: Nguyên nhân là do khối u, đột quỵ, hoặc các bệnh như bệnh đa xơ cứng, một số rối loạn di truyền thoái hóa, hoặc có thể là hậu quả của nghiện rượu mạn tính hoặc lạm dụng một số thuốc từ đó làm tổn thương tiểu não gây ra run. Thông thường bệnh có thể được phát hiện bằng các nghiệm pháp sau đây:
- Ngón tay chỉ mũi: người bệnh nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẵng. Bảo người bệnh lấy ngón tay trỏ chỉ vào mũi.
- Gót chân đầu gối: người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân và lấy gót chân bên này chỉ đúng lên đầu gối bên kia.
Nếu người bệnh không thực hiện được chính xác các động tác trên thì có thể xác định nguyên nhân run là do tiểu não. Ngoài ra còn một số dấu hiệu khác ở chứng run này là nói run, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi theo hình zíc zắc như người say rượu và run tư thế của thân và cổ.
4. Run do rối loạn trương lực cơ: Bệnh rối loạn trương lực cơ có biểu hiện khu trú (từng phần, nửa người) hoặc toàn thể, làm cho bệnh nhân bị một trong các chứng: vẹo cổ, mắt nhắm chặt, co giật mí mắt, co quắp ngón tay, chân đi xoắn lệch một bên, người cong vẹo, không nói được... Cả nam lẫn nữ ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này. Nếu xuất hiện trong thời thơ ấu, đặc biệt là nếu bắt đầu ở chân, bệnh có thể lan sang các phần khác hoặc toàn thân.
5. Run sinh lý: Xảy ra ở hầu hết mọi người, mọi lứa tuổi khi thay đổi cảm xúc đột ngột (như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp), hoặc khi cơ thể kiệt sức, hạ đường huyết, sử dụng các chất kích thích (rượu, cà phê) hoặc sốt. Run thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, không theo chu kì và mất đi khi điều tiết lại cảm xúc.
Chẩn đoán Run
- Khám thực thể để đánh giá chức năng thần kinh. Các bài kiểm tra được sử dụng để xác định những hạn chế chức năng vận động như: khó khăn khi viết, vẽ, cầm nắm. Người bệnh có thể được yêu cầu đặt một ngón tay vào mũi, vẽ một hình xoắn ốc... Bác sĩ sẽ đặt một điện cơ để chẩn đoán các vấn đề về cơ bắp hoặc thần kinh, kĩ thuật này giúp đo lường mức độ hoạt động cơ không ý thức và khả năng đáp ứng của cơ với các kích thích thần kinh. Các yếu tố về gia đình cũng có thể được đưa ra để xem xét.
- Xét nghiệm máu, nước tiểu cũng cần được tiến hành để phát hiện hoặc loại trừ các nguyên nhân gây ra run như: vấn đề về tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa, xác định mức độ bất thường của một số hóa chất, sự tương tác thuốc, tình trạng nghiện rượu mạn tính.
- Chẩn đoán hình ảnh bằng cách sử dụng chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để giúp xác định xem run có phải là hậu quả của một khiếm khuyết cấu trúc hoặc thoái hóa của não.
Phương pháp điều trị?
Cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị chung cho các chứng run. Việc điều trị phụ thuộc vào chẩn đoán chính xác từ nguyên nhân.
- Điều trị bằng thuốc:
Run do Parkinson: thuốc đặc trị là Levodopa – bổ sung chất dẫn truyền thần kinh (Dopamin). Bên cạnh đó có thể sử dụng một số chất đồng vận Dopamin như Pramipexole và Ropinirole. Ngoài ra một số loại thuốc khác được sử dụng để làm giảm bớt run do Parkinson bao gồm Amantadine hydrochloride và các loại thuốc kháng Cholinergic.
Run vô căn có thể được điều trị bằng thuốc chẹn beta, ví dụ như: Propranolol, Nadolol.
Run tiểu não thường không đáp ứng tốt với điều trị bằng thuốc.
Run do rối loạn trương lực cơ có thể đáp ứng với các thuốc an thần như Clonazepam, thuốc kháng acetylcholin và tiêm bắp độc tố Botulinum. Độc tố Botulinum cũng được quy định để điều trị run giọng nói và đầu và một số rối loạn vận động.
Clonazepam có thể được chỉ định chính cho điều trị run tư thế.
Run sinh lý được cải thiện khi nguyên nhân tác động lên tâm lý được khắc phục. Nếu cần điều trị triệu chứng, thuốc chẹn beta có thể được sử dụng.
- Vật lý trị liệu: Phương pháp này cũng giúp bệnh nhân rất nhiều, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách kiềm chế kiểm soát run của cơ, duy trì sự cân bằng của cơ thể. Chẳng hạn, để tránh run giật ở cánh tay, có thể giữ tay sát vào thân mình, đeo vật nặng ở cổ tay hoặc mang thanh nẹp gỗ hoặc kim loại. Các phương pháp vật lý trị liệu này rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân Parkinson, nhất là trong việc giảm tình trạng co cứng cơ.
- Phẫu thuật can thiệp: Phẫu thuật đôi khi cũng được áp dụng khi bệnh Parkinson quá trầm trọng và các biện pháp điều trị bằng thuốc không còn hiệu quả
Kích thích não sâu (DBS) là hình thức phổ biến nhất của điều trị phẫu thuật chấn động, sử dụng các điện cực cấy ghép để gửi tín hiệu điện có tần số cao đển đồi thị. Một thiết bị hoạt động bằng pin được được sử dụng để cung cấp điện đến các khu vực mục tiêu trong não ở vùng điều khiển vận động. Sử dụng một nam châm cầm tay để bật và tắt một máy phát xung được phẫu thuật cấy dưới da. Kích thích điện tạm thời vô hiệu hóa được những chấn động hoặc có thể được đảo ngược, nếu cần thiết, bằng cách tắt điện cực cấy ghép. Pin trong máy phát điện có thể sử dụng được khoảng 5 năm và có thể được thay thế bằng phẫu thuật. Kích thích não sâu hiện đang được sử dụng để điều trị run do Parkinson, run vô căn và run do rối loạn trương lực cơ.
Phẫu thuật mở đồi thị: là phương pháp sử dụng tần số vô tuyến năng lượng phá hủy vĩnh viễn một trung khu của não có liên quan đến bệnh Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn nhiều chức năng khác.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp điều trị thì việc điều chỉnh vấn đề tâm lý cũng có thể góp phần giúp làm giảm các chứng run. Chính vì vậy người thân trong gia đình cần thường xuyên hỗ trợ người bệnh cả về tinh thần cũng như thể chất, giúp họ thích nghi với khó khăn, đặc biệt là các hoạt động thường nhật như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Việc điều trị cùng với các liệu pháp tâm lý và sự động viên của người thân sẽ giúp người bệnh vượt qua bệnh tật và tự tin hơn để hòa nhập với cộng đồng.

Về điều trị thì rất khó khăn vì không có thuốc trị dứt mà chỉ giảm dấu hiệu, giúp khả năng cơ thể ổn định hơn.

Điều trị căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn trong liệt rung Parkinson thì dùng hóa chất bổ sung thiếu chất này ở não bộ hoặc do stress thì dùng các thuốc an thần, thuốc chống co giựt cơ.

Phẫu thuật đôi khi cũng được áp dụng khi bệnh quá trầm trọng, gây khó khăn cho sự sống của người bệnh.

Ngoài ra còn điều trị với gắn các thiết bị kích thích tế thần kinh vào não bộ gọi là Deep Brain Stimulation cũng công hiệu, nhưng thường thường là dành cho các trường hợp run nặng như ở bệnh run khi nghỉ Parkinson.

Nói chung, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh nội, ngoại theo dõi và đưa ra các phương án trị liệu.

Vật lý trị liệu cũng giúp bệnh nhân rất nhiều. Chuyên gia sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách kiềm chế sự run của cơ; hướng dẫn duy trì sự cân bằng của cơ thể. Chẳng hạn, đế tránh run giựt ở cánh tay, có thể giữ tay sát vào thân mình, đeo vật nặng ở cổ tay hoặc mang thanh nẹp gỗ hoặc kim loại.

Thân nhân cần thường xuyên hỗ trợ người bệnh cả về tinh thần cũng như thể chất, giúp họ thích nghi với khó khăn, đặc biệt là các hoạt động thường nhật như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cơ thể. Luôn luôn khích lệ và chỉ dẫn họ cách thức kiềm chế sự run.

Lưu ý là run tay mà lại kém theo cảm giác tê tê ở đầu ngón tay, ½ mình như liệt mất cảm giác, nhức đầu thì kêu cấp cứu vì có thể là dấu hiệu của Stroke tai biến động mạch não.

Dự phòng như thế nào?

Một số trường hợp run tay là do các bệnh lý trước đó ở một cơ quan khác gây ra. Với những trường hợp này, việc điều trị các nguyên nhân bệnh lý đóng vai trò là căn nguyên được coi là những biện pháp thích đáng. Tuy nhiên phần nhiều những trường hợp run tay là do hiện tượng rối loạn thần kinh – cơ khi về già. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện để giảm tốc độ rối loạn thần kinh ở người cao tuổi mang tính chiến lược hơn trong khắc phục chứng bệnh này.


Hỏi đáp liên quan


Tôi chỉ mới gần 30 thôi nhưng sao tay hay bị run vậy bác sĩ? Nó làm tôi rất bất tiện khi làm việc.

Xin bác sĩ cho biết thêm về bệnh run tay, có thể chữa ở bệnh viện nào tốt nhất, tôi đi mấy chỗ rồi nhưng bệnh không giảm?(Bao Trinh- TP.HCM)

AloBacsi trả lời:

Chào bạn Bao Trinh,

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chứng run tay, bao gồm:

- Nhóm run tay sinh lý (run tay không có tổn thương thực thể): thường xảy ra khi có xúc cảm mạnh, thời tiết lạnh hoặc do phải giữ lâu ở một tư thế.

- Run tay trong bệnh lý thần kinh: thường gặp ở các bệnh thực thể ở não – tủy sống như run tay trong bệnh parkinson, run tuổi già; run trong bệnh willson; run trong xơ não, tủy rải rác.

- Run tay do ngộ độc: thường gặp khi bị ngộ độc rượu mãn tính; run tay ở người nghiện morphin, cocain.

- Run tay do bệnh nội tiết: thường gặp ở bệnh cường giáp, basedow.

- Run tay do các bệnh chức năng (phải dùng test tâm lý mới xác định được).

Nguyên tắc chung là điều trị theo nguyên nhân. Chẳng hạn run tay do một bệnh lý khác thì phải điều trị bệnh gốc hoặc run tay do nhiễm độc thì phải loại bỏ độc tố, nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

Bạn nên đến các bệnh viện có chuyên khoa nội thần kinh để khám, xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc mới khỏi được.

Hỏi

Em 22 tuổi, tay lúc nào cũng run bần bật. Người em phát triển bình thường, chỉ có tay là cứ run run và lòng bàn tay hay ra mồ hôi. Vậy em bị bệnh gì, có thuốc gì chữa được?".

Chào bạn,
Run tay có thể do nhiều nguyên nhân bệnh tật gây ra:

Trong bệnh Parkinson , run thường thấy nhất ở các ngọn chi, nhất là chi trên (ngón tay), thoạt nhìn có cảm giác như người bệnh đếm tiền, hoặc cuộn thuốc lá. Run khi yên tĩnh, mất hoặc giảm khi hoạt động, tần số run thường chậm (4-7 lần/giây), nhịp điệu và biên độ đều đặn, khi mệt mỏi hoặc xúc động thì run nhiều, lúc ngủ không bị run.

Bệnh Basedow (cường giáp) cũng thường gây run tay; run ở đầu ngón và bàn tay, run đều, biên độ nhỏ, run tăng lên khi bị xúc động hoặc lo sợ...

Bệnh xơ cứng rải rác cũng gây run hai bàn tay, run xảy ra lúc hoạt động, đồng thời có giật nhãn cầu...

Ngoài ra, trong hội chứng tiểu não, tay cũng bị run khi hoạt động. Một số người hệ thần kinh thực vật không vững cũng có thể bị run tay . Người nghiện rượu mạn tính có thể gây thương tổn tiểu não (cơ quan điều hòa chính xác các cử động cơ thể) cũng gây run tay, khi cai rượu cũng run tay. Thậm chí do tâm lý cũng run tay.

Run tay chỉ là một triệu chứng của nhiều loại bệnh. Nếu run nhiều, run thường xuyên, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và công việc thì bạn nên đi khám ở bệnh viện để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.



Bệnh run tay
Triệu chứng của bệnh Parkinson
Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị bệnh cương giáp
Bệnh basedow
Chữa bệnh ra mồ hôi tay
Nguyên nhân của bệnh Parkinson và cách điều trị


(st)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Chào bác sĩ .Chấu năm nay 17 tuổi tay cháu hay bị run và cháu đã bị từ nhỏ .Lúc cầm vật gì , để thẳng tay hay làm gì đều bị run nhưng run nhẹ thôi .Vậy cháu bị bệnh gì và có cách chữa như thế nào ạ ?
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
có thể do tổn thương phần thần kinh trung ương rồi bạn.Trong đó có hội chứng tiểu não
Bệnh run tay do rất nhiều nguyên nhân, bao gồm: - Nhóm run tay sinh lý (run tay không có tổn thương thực thể): thường xảy ra khi có xúc cảm mạnh, thời tiết lạnh hoặc do phải giữ lâu ở một tư thế. - Run tay trong bệnh lý thần kinh: thường gặp ở các bệnh thực thể ở não - tủy sống như run tay trong bệnh parkinson, run tuổi già; run trong bệnh willson; run trong xơ não, tủy rải rác. - Run tay do ngộ độc: thường gặp khi bị ngộ độc rượu mãn tính; run tay ở người nghiện morphin, cocain. - Run tay do bệnh nội tiết: thường gặp ở bệnh cường giáp, basedow. - Run tay do các bệnh chức năng (phải dùng test tâm lý mới xác định được). Nguyên tắc chung là điều trị theo nguyên nhân. Chẳng hạn run tay do một bệnh lý khác thì phải điều trị bệnh gốc; hoặc run tay do nhiễm độc thì phải loại bỏ độc tố, nâng cao sức đề kháng của cơ thể… Bạn nên đến các chuyên khoa thần kinh, nội tiết để khám, xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc mới khỏi được. Chúc bạn sức khoẻ!
Tôi năm nay 34 tuổi, người phát triển bình thường, chỉ tay cứ run, bàn tay ra mồ hôi nhiều, tay cầm đũa gắp thức ăn không được nếu gặp người lạ và hồi hộp nhưng tim bình thường đã đi điều trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Bà ngoại và mẹ tôi lúc trẻ cũng run nhưng càng về già bệnh càng nặng hơn, đầu cứ lắc qua lắc lại. vậy tôi bị run gì? và có cách điều trị không
hơn 1 tháng trước - Thích (2) - Trả lời
Mẹ tôi cũng bị mắc chứng bệnh như bạn, nhưng giờ đã chữa khỏi. Nếu bạn quan tâm có thể nhắn tin vài mail của mình.Chieubuonmuathu@gmail.com
Trường hợp của bạn rất có thể là biểu hiện của chứng run do rối loạn thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương. Thần kinh thực vật tham gia điều chỉnh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá, bài tiết, chuyển hóa, ví dụ nhịp tim, huyết áp, cảm giác nóng lạnh, ra mồ hôi, co dãn mạch… Gọi là thần kinh thực vật vì nó điều hoà các chức năng của cơ thể không theo ý muốn chủ quan và không chịu sự kiểm soát của ý thức con người. Chứng run do rối loạn thần kinh thực vật có đặc điểm là xuất hiện theo cảm xúc, run tăng lên khi căng thẳng, hồi hộp, lo lắng,… Hiện vẫn chưa có thuốc nào đặc trị cho chứng run do thần kinh thực vật, chủ yếu người bệnh phải tự luyện tập điều chỉnh cảm xúc để giảm run. Khi các triệu chứng run quá nặng và khó kiểm soát bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc ức chế giao cảm hay an thần để giảm triệu chứng. Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số sản phẩm từ Đông y có tác dụng rất tốt với trường hợp run do rối loạn thần kinh thực vật. Chúc bạn sức khỏe!
e năm nay 23 tuổi mà tay e hay bị run khi để tay ở tư thế tự do, khi cầm viết, khi làm việc mệt cũng hay bị run không biết bị run tay do đâu vậy bác sĩ... e bị cũng 2-3 năm nay rồi.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Trước tiên em cần biêt nguyên nhân run tay do đâu mới lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp. Em nên đi khám để được chuẩn đoán cụ thể nhé!
em năm nay 23 tuổi...em là thợ chụp ảnh nhưng cứ mổi lần cầm máy ảnh là bị run tay làm cho hình bị nhòe (kể cả có ống kính chống tung) e đã cố gắng nín thở,thả lỏng để tập trung nhưng không thể thả lỏng hơn được nửa vậy cho em lời khuyên.chân thành cám ơn...
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
em cũng bị như bạn này
chào bác sỉ.em hay bị rung tay,có cam giác tay rung theo nhịp tim.vậy em đang bị bệnh gì và chữa bệnh này như thế nào ạ
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Em năm nay đã 18 tuổi ..em đang học lớp 12, Em bị run ở tay và ở đầu nữa. em viết rất khó khăn và cầm cái gì cũng run hết, cả người em cũng run nữa. Em đã đi khám nhiều rồi mà bác sĩ bảo em bị run vô căn cũng bán thuốc về uống nhiều rồi nhưng em ko thấy đỡ chút nào hết.. em cũng đã uống nhiều thuốc lắm rồi. Bây giờ em thấy người em run lắm, em phải làm sao ạ? Bác sĩ cho em lời khuyên với. em xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
e năm nay 20 tuổi cơ thể e phát triển bình thường. bình thường tay e bị run nhẹ và tăng lên khi làm những công việc tỉ mỉ... bác sĩ có thể giải đáp giúp e được không ak?
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
tôi năm nay 28t tôi có dấu hiệu bị run tay.hay bi run khi viết và khi có cảm giác manh,run khi hồi hộp và khi tiếp xúc đông người nên tôi gặp khó khăn rất lớn trong công việc và khi giao tiếp cho tôi xin hỏi cách khắc phục và cách điều tri và nên đến đâu để điều tri
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
cháu mới 15 tuổi cháu bị run ở tay trái. cứ để tay dữ một vật gì lâu hay chỉ để tay không động đây là tay cháu lại bị run. lúc run nhẹ có lúc run mạnh khiến không cầm được cái gì. bác cho cháu biết cách chữa trị của bệnh .
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bác sỉ xin cho em hỏi em năm nay 21t cách đây 2 năm em có sử dụng ma tuý tổng hợp được 1 năm rưởi và đả cai được 5 tháng hiện giờ tay em có hiện tượng run có khi run mạnh có khi run nhẹ và khi cầm vật thì giản lần và hết luôn vậy bác sỉ cho em hỏi có nguy hiểm không em sợ ảnh hưởng tới não mong bác sỉ tư vấn
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
chào bác sĩ, chau nam nay 21 tuổi cho cháu hỏi là cháu bị bệnh run tay cũng khá lâu rồi khi viết ,khi làm bát cứ việc gì tay cháu đều bi run ,bình thường cháu không làm gì ván bi run ạ nên cho cháu hỏi cháu có phải bị run vô căn không ạ....cháu có thể dùng thuốc gì để điều trị hoặc có phương pháp nào giúp cháu không bị run nữa không ,cháu mong bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu,....cháu cảm ơn ạ!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
em ms 14 tuổi nhưng đã bị run ở đầu ngón tay,em phải làm thế nào ạ
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý