Kinh nghiệm phượt Campuchia giá rẻ cực hữu ích cho các mem

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm phượt Campuchia giá rẻ cực hữu ích cho các mem

19/04/2015 10:47 AM
907

Kinh nghiệm phượt Campuchia giá rẻ cực hữu ích cho các mem. Chỉ cần "lận túi" khoảng 3–4 triệu và passport còn thời hạn ít nhất 6 tháng, bạn có thể vi vu khám phá kỳ quan, thắng cảnh của đất nước này.


Chuẩn bị

Mua và tham khảo cuốn Lonely Planet về Campuchia mua ở khu Phạm Ngũ Lão. Cuốn này giới thiệu đầy đủ thông tin nhà nghỉ, quán ăn, các điểm cần tham quan, giá vé từng địa điểm...., có giá khoảng  3 – 5 USD, riêng tại Campuchia là 20 USD.

Visa

Bạn có thể lên lãnh sự quán Campuchia (địa chỉ: 41 Phùng Khắc Khoan, P. Đa Kao, Quận 1) làm trước. Chi phí cho visa du lịch (loại T) là 20 USD và cho visa phổ thông (loại E) là 25 USD. Hoặc đến ngày đi, khi lên xe bạn đưa passport nhờ tài xế làm giúp với giá 24 USD.

Di chuyển

Bạn có thể mua vé đi Siem Riep hay Phnôm Pênh tại các hãng xe như  Mai Linh, Sapaco, Mekong Express hay một số hãng xe Campuchia (trên đường Phạm Ngũ Lão).

Nếu có ý định tham quan Phnôm Pênh và Siem Riep, để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, bạn nên đặt vé làm hai lần là từ Sài Gòn – Siêm Riep giá 14 USD, rồi từ Siem Riep - Phnôm Pênh giá 7USD. Bên cạnh đó, bạn có thể đi tàu thủy từ Phnômpenh đến  Siemreap. Thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng, giá vé 22–25 USD.

Nếu thích tắm biển Sihanoukville, bạn có thể thêm vào hành trình của bạn theo thứ tự Sài Gòn - Sihanoukville  - Phnom Pênh – Siêm Riep - Sài Gòn.  Từ Sihanoukville – Phnom Pênh mất khoảng 5 tiếng, giá vé 10–15 USD.

Ngoài ra, bạn có thể đến Sihanoukville theo lịch trình Sài Gòn - Hà Tiên - Kampot - Sihanoukville (ngắn hơn nhiều so với tuyến Sài Gòn – Phnôm Pênh - Sihanoukville).

Tại mỗi thành phố, bạn có thể bạn có thể thuê xe ôm (giá 1000 Riel/km), xe tuk tuk hay xe đạp để tham quan, khám phá các địa danh, thắng cảnh.

Đến vào thời gian nào

Bạn có thể đến Campuchia vào bất kì tháng nào trong năm.

Khách sạn, nhà nghỉ

Tại Campuchia có 2 loại dành cho du khách là Guest House và Hotel. Nếu xác định đi bụi, khám phá là chính, nên chọn  Guest House để tiết kiệm.

Một số website để bạn đặt vé trước (không nên đến nơi mới đặt phòng):

http://www.hostelbookers.com/hostels/cambodia/
http://www.tripadvisor.com/
http://www.travelfish.org/

Đặc sản Campuchia

Những món ăn nên thử tại Campuchia gồm các món từ côn trùng như dế, bò cạp, nhện, baba…, pohook, các món nướng, các món được chế biến từ thịt bò, gà, hay cá… Các món mua về gồm các khô cá, khô rắn, đường thốt nốt, lạp xưởng (giá khoảng 8 – 10 USD).

Địa điểm tham quan

Nhắc đến Campuchia, người ta nghĩ ngay đến Angkor wat và Ankor Thom tại Siem Riep. Tuy đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian, nhưng vẻ uy nghi, hùng vĩ, cổ kính của nó luôn để lại ấn tượng mạnh với du khách. Ngoài kiến trúc, đường nét, đền thờ hay các bức tượng lớn, các họa tiết nhiều hình dáng được khắc trên các viên gạch, trên bậc thang hay tầng gạch của nền tháp cũng giúp bạn hiểu thêm về nghệ thuật kiến trúc cổ của đất nước này.

Bên cạnh đó, kỳ quan Angkor còn mê hoặc bạn với đền Bayon nổi tiếng. Nơi có hàng trăm gương mặt khác nhau trên hàng chục pho tượng phật bốn mặt. Đền Ta prohm với cây cổ thụ mọc trùm lên ngôi đền và là phim trường Tomb Raider. Quảng trường đấu voi hay 12 ngôi tháp mô phỏng hình dáng của 12 con vật trong 12 con giáp.

Tour tham quan Biển Hồ trên thuyền hay dạo đêm ở khu phố Tây (giống khu phố tây ở Sài Gòn) bằng xe tuk tuk cũng mang đến những trải nghiệm thú vị tại phành phố du lịch này của Campuchia.

Thủ đô của Campuchia chào đón bạn với hoàng cung lộng lẫy, chùa vàng chùa bạc uy nghiêm, chợ đêm nhộn nhịp, chợ lớn sầm uất.... Song cũng tại Phnom Pênh, bạn sẽ không kiềm được nước mắt hàng ngàn bộ xương rải rác trên đất, hàng trăm sọ người trên kệ, những cảnh tra tấn tàn nhẫn tại với Cánh Đồng Chết. hay Bảo tàng diệt chủng... Một điểm nhấn khá thì vị cho chuyến rong chơi của bạn tại thủ đô này là đi xe qua cầu Kim Cương, nơi xảy ra thảm cảnh kinh hoàng nhất thế giới.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên ghé đến Tượng đài độc lập để chụp hình hay ghé ngôi chùa không dành cho trinh nữ, Wat Phnom Pênh để chiêm bái.

Ngoài vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình của biển, du lịch tại Sihanoukville chưa phát triển và khá hoang sơ. khá hoang sơ. Có thể tạm chia Sihanoukville thành 3 khu vực hkác nhau. Khu vực thứ nhất là Occheuteal Beach và Serendipity Beach, nơi này tập trung rất nhiều guesthouse, hotel và có khu phố Tây nên khá nhộn nhịp;  khu vực hai là hai rresort khá nổi tiếng Sokha Beach và Independence Beach. Điểm trừ là ít chỗ chơi, buổi tối đường đi cũng khá nguy hiểm; khu vực thứ ba là Otres Beach,Victory Beach, thuờng được dân phượt ưu tiên lựa chọn vì giá dịch vụ khá rẻ.

Gợi ý lịch trình tham quan:

Ngày 1 và ngày 2: Sài Gòn – Siem Riep. Đến Siem Riep nghỉ ngơi, dạo chợ đêm. Sáng hôm sau tham quan Angkor. Chiều đi Biển Hồ.

Ngày 3 và ngày 4: Siem Riep – Phnom Pênh. Đến nơi thì thì tham quan Hoàng cung, Chùa vàng chùa bạc, tượng đài độc lập. Tối tham quan chợ đêm, thuê xe tuk tuk tham quan Phnom Pênh về đêm . Ngày hôm sau tham quan các địa danh như Cánh đồng chế, bảo tàng diệt chủng, Wat Phnom Pênh…

Ngày 5 và ngày 6: Sáng ngày 5 từ Phnôm Pênh – Sihanoukville. Đến nơi tắm biển, thưởng thức hải sản, dạo cảng, khám phá thành phố đêm. Sáng hôm sau lên xe về Sài Gòn theo lịch trình Sihanoukville – Kampot – Hà Tiên – Sài Gòn hay Sihanoukville – Phnôm Pênh – Sài Gòn.

Mang gì khi đến Campuchia

Bất kỳ trang phục nào bạn thích. Lưu ý là khi đi thăm quan các chùa hay Hoàng cung thì phải ăn mặc kín đáo, lịch sự.

Mang giày dép bệt vì sẽ đi khá nhiều.

Mang áo khoác, nón, dù, kem chống nắng.

Mang đầy đủ các vật dụng, đồ vệ sinh cá nhân.

Mang các loại thuốc cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.

Không nên đi một mình và đi quá khuya.

Luôn mang theo Passport và cuốn Lonely Planet.

Có thể sử dụng cả tiền Việt, đô la và đồng Riel trong mua bán, vì thế bạn không cần đổi sang đồng Riel.

Một số cung đường bạn có thể lên tour:

Sài Gòn – Siem Riep – Phnom Pênh – Sihanouville – Kompot – Hà Tiên – Sài Gòn (dài ngày)

Sài Gòn – Siem Riep – Phnom Penh – Sài Gòn (4 ngày 3 đêm)

Sài Gòn – Shihanouville – Phnom Penh – Sài Gòn

Sài Gòn – Hà Tiên – Kampot - Sihanuoville – Phnom Pênh – Sài Gòn

Sài Gòn – Phnom Penh (2 gnày 1 đêm)

Sihanoukville – Kampot – Hà Tiên – Sài Gòn

Sài Gòn - Sihanoukville – Phnôm Pênh – Sài Gòn.

Chúng tôi khởi đầu từ cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) nhập cảnh vào Campuchia, đi thẳng đến thủ đô Phnom Penh ở, chơi, tham quan 2 ngày; tiếp đến xuống vùng biển Sihanoukville và Kampot.  Mỗi nơi ở chơi cũng 2 ngày rồi trở về Việt Nam qua cửa khẩu Hà Tiên. Chuyến du lịch bụi 6 ngày đêm thật trọn vẹn trên xứ Chùa Tháp tính đúng tính đủ mọi chi phí, mỗi người tốn chưa đến 3 triệu đồng!

* Đi đường ngắn tốn hơn đường dài

Đi du lịch tự túc ở Campuchia có lẽ khoản chi phí tốn kém nhiều nhất là… tiền xe. Nhưng thực ra là giá vé xe đường dài lại khá rẻ. Đi từ TP.Hồ Chí Minh (lên xe ở “phố Tây” Phạm Ngũ Lão, quận 1) đến Phnom Penh bằng xe Limousine bus khá sang trọng chỉ với giá 13 USD (tương đương 280 ngàn đồng). Từ Phnom Penh đi Sihanoukville trên lộ trình dài đến 230km bằng xe Express bus lộng lẫy, mát rượi chỉ có 7 USD/người. Vé này chỉ cần đặt trước tại quầy tiếp tân nhà khách là đến giờ có mini bus đến tận nơi đón chở ra bến xe G.S.T. xác nhận vé lên xe Express đi Sihanoukville. Từ thành phố biển Sihanoukville đang là điểm đến mới thu hút khách du lịch nhiều nhì Campuchia (sau Siem Reap) hiện nay đến Kampot - một tỉnh cũng vùng biển nhưng được xem là “vương quốc trái cây” của đất nước Chùa Tháp chỉ cách nhau 110km, tôi nhờ tiếp tân của nhà khách đặt vé đi xe mini bus với giá 7 USD/người. Nói chung giá vé xe đường dài là khá rẻ.

Bên bãi biển đẹp ở Sihanoukville.

Bên bãi biển đẹp ở Sihanoukville.

 Thế nhưng, tốn đến không ngờ đối với dân du lịch tự túc lại là những cuốc xe đường ngắn, từ bến xe vào nhà nghỉ, từ nhà nghỉ đến các điểm tham quan… Dân lái xe tuk tuk, taxi hoặc honda ôm rất mê du khách Việt, nhất là gặp được đoàn khách chúng tôi có cả bô lão (ông anh vợ tôi đã 85 tuổi), nhi đồng (đứa cháu ngoại tôi mới 4 tuổi) rất ngại đi bộ. Trong khi đó, “Tây ba lô” thường rất… vô tư lội bộ giữa trời nắng nóng như thiêu như đốt trên đất Chùa Tháp, nhờ đó giảm được khoản chi rất đáng kể. Cũng may, đoàn chúng tôi có 4 người lớn và 1 đứa bé đi kèm, ngồi vừa đủ trên một xe tuk tuk nên mắc mà chia ra cũng thành rẻ.

Và vào một buổi chiều ở Kampot, chúng tôi còn kêu tuk tuk chở đến vùng cao nguyên Tek Chhou để chỉ ngồi bên bờ suối hoang sơ thưởng thức món gà đồi nướng, lẩu gà cùng cơm nương của bà con dân tộc thiểu số nơi đây. Chuyến xe đi ăn này tốn đến 12 USD.

* Chuyện ở, chuyện ăn

Đã có dịp lang thang một vài nơi trên đất Thái, Singapore, Malaysia, Lào... nên việc chọn chỗ nghỉ trọ của tôi bao giờ cũng “ưu tiên” là… nhà khách (guesthouse), chứ không phải là khách sạn (hotel), vì khách sạn từ 3 sao trở lên quá mắc tiền, còn dưới tiêu chuẩn đó thì phòng ốc cũ kỹ, giường nệm tồi tàn. Tôi khoái ở nhà khách vì giá rẻ, hợp với túi tiền dân đi du lịch bụi và vì sự thân thiện, cởi mở của những chàng trai, cô gái Tây, Nhật, Phi, Hàn… ăn mặc thoải mái, đứng xếp hàng tán gẫu với nhau để chờ đến lượt bước vào... phòng vệ sinh, nhà tắm chung một cách thoải mái, vui vẻ. Còn gặp nhau ngoài đường, trên xe bus thì những người ở chung nhà khách thường vẫy tay chào hỏi, gọi nhau í ới.

Đông đảo du khách đến với Sihanoukville.

Đông đảo du khách đến với Sihanoukville.

Dân ba lô thường thuê loại phòng có tên là Dorm Room khá phổ biến ở các khu phố Tây ở Phnom Penh, Siem Reap, Sihanoukville, Kampot, Kep... chỉ có giá 3 USD. Loại phòng 1 giường có máy lạnh cho 2 khách chia sẻ nhau cũng chỉ có giá 4-6 USD. Cạnh các bãi biển ở Sihanoukville còn có nhiều loại Bungalow có giá 6 - 11 USD.

Do đi cả bầu đoàn, nên ở Phnom Penh, chúng tôi chọn một phòng máy lạnh 2 giường đôi, có phòng vệ sinh riêng của một nhà khách có tiếng ở ngay chợ mà thả bộ ra bờ sông cũng gần với giá 18 USD/ngày đêm.

Ở Sihanoukville, chúng tôi cũng thuê được căn phòng tương tự trong ngôi nhà gỗ có cây xanh rất đẹp mắt của một nhà khách có vị trí giữa 2 bãi biển đông khách Tây nhất là Serendipity và Ochheuteal với giá 20 USD/ngày đêm. Ở Kampot, chúng tôi thuê phòng có 2 giường to đùng trong một villa gỗ gần chợ Samaki và cách quảng trường có biểu tượng trái sầu riêng không xa lắm với giá 8 USD (không máy lạnh).

Đổi tiền riel xài có lợi hơn!

Đối với du khách nước ngoài, tiền được sử dụng phổ biến nhất ở Campuchia là... USD. Nhưng kinh nghiệm cho tôi thấy là để tiết kiệm, ngoài một số tiền USD cần phải “thủ” để chi trả trong khu vực dành cho người nước ngoài, du khách nên đổi lấy tiền riel để sử dụng, có lợi hơn rất nhiều. 1 USD bằng 4 ngàn  riel.

Còn chuyện ăn thì hầu như mọi nhà khách ở Campuchia đều có mini restaurant. Và đầu bếp của các nhà hàng nhỏ này chế biến các món ăn Âu, Tây đều ngon với giá rẻ. Đặc biệt, hải sản như: tôm, mực, sò huyết… được chế biến theo kiểu Tây có giá chỉ 2,5 - 3 USD. Những món này uống với bia Angkor thì rất ngon. Ngoài bờ biển còn có các quầy nướng hải sản thơm lừng, mấy xe bán nhện, bò cạp, dế… chiên giòn cũng khá hút khách. Nhưng nhiều du khách lại thích món mực nướng xiên que do mấy người phụ nữ Campuchia gánh đến tận nơi, nướng tại chỗ với giá 2 USD cho xâu 10 con mực nướng. Bia Angkor ngon có tiếng, giá trong quán bar, nhà hàng thường 1,5-2 USD/lon. Được một người mới quen ở Kampot chỉ, tôi hay mua bia ở các đại lý của người địa phương chỉ có 2 ngàn riel (bằng 0,5 USD)/lon. Những nhà hàng ở đây thấy khách xách bia bên ngoài vào uống chẳng than phiền gì cả!

Chỉ sau mấy bữa đầu khen lấy khen để món ăn Tây, vợ chồng người anh và vợ tôi đã thấy nhớ cơm, thèm... hủ tiếu. Thế là chúng tôi lê la ra mấy quán ăn ở lề đường. Ở đây cơm, cháo, hủ tiếu, mì, hột vịt lộn, chè, xôi, chim, gà nướng… thứ gì cũng có mà bán với giá rẻ rề, trong đó tôi nhớ hủ tiếu Nam Vang chỉ có 4 - 5 ngàn riel/tô...



Chia sẻ kinh nghiệm của các mem



Phần A1: DI CHUYỂN
- Giữa các địa điểm (Saigon, Phnom Penh (PP), Siem Reap (SR), Sihanoukville (SV)): bằng Bus

- Di chuyển gần trong các địa điểm: Tuk tuk

Phần A1.1: Xe BUS: giá vé và lịch trình

  • SG – PP (hoặc ngược lại):

  • PP – SR (hoặc ngược lại) hay PP – SV (hoặc ngược lại): 5-6$ (lúc mình đi hãng Capitol là 5$)

  • SG – SR/SV (hoặc ngược lại): tuyến đi thẳng: 20$, tuyến “chuyển xe” ~15-16$


(đừng book vé qua ks/guesthouse, thường họ báo giá cao hơn 1$/vé)

- Nói là đi thẳng, nhưng thực ra cũng nghỉ ở Phnom Penh 1 tí, tuyến này mắc hơn là 2 tuyến riêng lẻ (SG – PP và PP – SR/SV). Tụi nhà xe giải thích là: vé đi thẳng, thì sẽ chắc chắn mình được đi sớm, không phải đợi.

- Thời gian di chuyển:

  • SG - PP: 7-8 giờ
  • PP - SR: 7-8 tiếng.
  • PP - SV: 5-6 tiếng



- Mình giải thích thêm về cái khác nhau của “vé đi thẳng” và “vé chuyển xe” nhé:
Đường đi SG – SR chia làm 2 đoạn:
. Đoạn 1: SG – PP, khởi hành lúc 6g45, tới PP khoảng 1g30
. Đoạn 2: PP – SR, bạn khởi hành lúc 2g30

“Vé đi thẳng” đảm bảo bạn sẽ khởi hành đoạn 2 lúc 2g30, “vé chuyển xe”, nó sẽ cho bạn khởi hành đoạn 2 lúc 4g (hay 4g30). Mình có thể mua 2 đoạn riêng biệt bằng 2 vé riêng biệt, tuy nhiên, đoạn 2 khởi hành lúc 2g30 không phải lúc nào cũng còn vé.
Đó là lý do tại sao “vé đi thẳng” mắc hơn “vé chuyển xe”

- Thông tin về các hãng xe của Cam:
http://www.canbypublications.com/cambodia/buses.htm
> Xe Sorya:
http://www.ppsoryatransport.com/eng/index.php (có lịch trình, tuyến xe)
> Xe Capitol:
http://www.capitoltourscambodia.com/index.php?page_id=4 (có lịch trình, tuyến đi và giá vé luôn)
(Các hãng Paramount. Sapaco, Virak mình k đề cập vì mình k tìm hiểu sâu)

- Tuyến xe đi đêm:
Thông tin trên website của các hãng thì k thấy tuyến chạy đêm.
Tuy nhiên theo 1 bạn trên dd thì tuyến PP - SR thì có tuyến chạy đêm. Nếu bạn nào muốn save thời gian di chuyển thì check thử xem sao. Lúc mình đi mình cũng k biết vụ này.

- Lưu ý: trạm đến:
> Xe Sorya sẽ thả bạn ngay trung tâm, cách Central Market cỡ 2' đi bộ
> Xe Capitol sẽ thả bạn ngay trạm của hãng, ngay guesthouse capiol luôn, muốn ra Central Market phải đi Tuk Tuk (1.5-2$)

- NƯỚC UỐNG:
Chỉ có chặng SG - PP (hay ngược lại) thì có nước uống thôi nhé, nội bộ trong Cam thì không phát nước.

Phần A1.2: Xe Tuk tuk để di chuyển ở các điểm đi:
- Tuktuk tham quan Angkor: 12$/ngày, nếu có luôn xem bình minh thì 15$
Lúc deal nhớ hỏi luôn là giá đó có luôn nước uống (trong lúc tham quan) không nhé. Kì đó, mình k để ý vụ này, mình book 15$/ngày, lúc đi họ có đưa nước, lúc xong hỏi trả tiền nước thì họ bảo “it depends on u”, sau đó mình đưa thêm cho họ 1 ít luôn tiền nước và tip.

Book Tuktuk trước: các bạn có thể contact với 2 anh này:
> Anh Savuth: +855 1285 7218 (anh này k có email, các bạn gọi hay nt qua cho ảnh, ảnh sẽ trả lời). Lần vừa rồi mình đi anh này, khá hiền.
>
http://www.templetowntours.com. Anh này thì thấy trên 1 bài viết của diễn đàn, các bạn tự kiếm contact info. trong trang này nha.

- Di chuyển khoảng cách gần: ~1$/km

Phần A1.3: Kinh nghiệm và khuyến cáo của mình:
- Giá: mình đã đề cập ở trên. VP của Capitol bên VN thì ok, nhưng khi bạn hỏi VP của Sorya ở VN, nó sẽ “hét” giá thế này:

SG – SR đi thẳng: 23$, chuyển xe: 20$,
PP – SR/SV: 9$

Nếu muốn đi Sorya, các bạn phải deal giá mạnh miệng với nó. Lơ tơ mơ là bị nó vớt ngay, mà nó mở miệng ra mà “ngọt như đường”, chị lấy em giá tốt đó. Mình mém dính chưởng vì tin người. Kì đó, đoàn mình 15ng, nếu mua lượt SR-PP, và PP – SV 9$ coi như mất toi 120$.

- Không nên mua vé tuyến PP – SR/SV ở VN, vì sẽ cao hơn ~1$ so với mua ở Cam. (lúc ghé PP, các bạn đặt vé cũng được, mà nên đặt trước 1-2 ngày)

- Khi di chuyển bên Cam: xe Capitol tốt hơn Sorya, chạy nhanh hơn, và đón khách ít hơn Sorya. Còn tuyến SG – PP hay ngc lại thì cả 2 đều ok.

- Nếu nhóm đi đông, có thể nói tụi nhà xe đón mình ở KS hay điểm nào đó.

- Lưu ý khí qua cửa khẩu Mộc Bài:
1 số line tụi Hải Quan sẽ đòi ăn tiền của mình, nó bảo mình đóng tiền. Nhưng mình không phải đóng khoản nào cho vụ này hết.

Lúc nhóm mình đi, chưa biết về vụ này, nên 1 số bạn đã bị mất 20K. Từ đó rút kinh nghiệm là: nếu tụi hải quan đòi, các bạn cứ bảo là "mấy anh đưa quy định đóng tiền ra cho tui xem, đóng tiền có biên lai gì không???" hoặc đại khái vậy... nhất quyết không đưa tiền cho tụi nó

Phần A2: Sim điện thoại & đổi tiền:

Sim điện thoại: Không nên mua ở cửa khẩu.

Lý do:
- Ở cửa khẩu nó bán 60K, và bảo bạn là tài khoản 3-4$ và gọi về Vn được. Nhưng thực chất 3-4$ là tk nội mạng, ngoại mạng được có 0.2$ hay sao á, gọi về vn nc chưa dc 1 phút là sạch. Nó lừa mình đóa...
- Ở PP, cái sim tương tự chỉ có 1.5-2$ thôi, đặc biệt là khu Central Market, gần cái Sorya Shopping Center, đầy chỗ bán sim, tha hồ vô chọn lựa.

Hôm trước bọn mình mua sim của Metfone, gọi nội mạng quá trời trong 3-4 ngày mà chưa hết tiền.


Đổi tiền để tiêu sài:
Thông tin chung:

- Campuchia chấp nhận tiền USD 100%. Tất tần tật từ siêu thị đến bán cửa hàng bán lẻ, hay tuk tuk hoặc mua vé.... Còn VND được chấp nhận ở 1 số nơi, nhưng khá ít.

- Tỉ giá: 1usd = 4000 Riel (tiền của Cam)

- 1 số nơi k sử dụng đồng 2usd, hình như là do dị đoan hay sao đó.


Rút ra từ chuyến đi vừa rồi, mình lưu ý các bạn thế này:

1. Nên đổi nhiều USD lẻ, để dùng cho những thứ lặt vặt, không cần thiết phải đổi Riel trước. (như đã nói ở trên: Cam chấp nhận usd 100%)

2. Không đổi tiền Riel ở cửa khẩu Mộc Bài
Nếu làm vậy các bạn sẽ bị lỗ.

Cửa khẩu: 1tr vnd = 180K riel (tính ra 100$ = 378K Riel)
Trong các city: 1$ = 4K Riel (100$ = 400K Riel)


3. Khi mua những món lặt vặt, giá trị nhỏ: nên deal giá bằng Riel.
Còn lúc trả tiền thì bằng usd hoặc Riel thì tùy các bạn.
Đôi khi chai nước 1000 Riel (0.25$) thôi, nếu bạn deal bằng usd thì thông thường tính là 0.5$ hay 1$, mình sẽ bị lỗ.

4. Trả giá là 1 trải nghiệm thú vị ở Cam:
Dân Cam cũng nói thách bà cố nội luôn ^^, dễ thấy nhất là quần áo, giày dép, đồ lưu niệm, hoặc xe Tuk Tuk. Tuy nhiên, được cái là trả giá không được thì thôi, k có chửi rủa, đốt phong long như ở VN.
Ở PP hay các chợ đêm, giá món đồ thường chỉ = 1/2 so với giá họ nói lúc đầu, thậm chí có khi chỉ 1/3.

Kinh nghiệm thực tế của bọn mình:
- Ở Siem Reap, cái áo thun "I love Cambodia" hay tương tự: 2$ (họ chào giá 4$)
- Ở PP, cái áo có biểu tượng Starbuck: 2.5$ (chào giá: 5$), áo Thái chất lượng tốt hơn, nhìn vải cũng thấy liền: 7-7.5$ (chào giá: 9$, chỗ thì 10$, chỗ thì chào 15$)
- Cái khăn vằn: giá 2$ (chào giá là 4$)
- Móc khóa (1 block 6 cái): 2.5 -3$ (chào giá 5-6$)


Phần A3: KHÁCH SẠN - NHÀ NGHỈ
Các bạn nên tham khảo thông tin này trong cuốn lonely planet guide book, hoặc qua internet để có thông tin về địa điểm, giá cả của ks/nhà nghỉ thế nào. Tùy vào nhu cầu mà các bạn chọn lựa cho thích hợp.

Giá cả:
Giá khách sạn, nhà nghỉ ở Cam rất rất rẻ so với các nước khác.
Guesthouse thì:

Phòng 2 giường (thường nó gọi là double) thì mặt bằng giá khoảng 12 - 15$ thôi.
Phòng đơn (1 giường) thì chắc ỡ 10 - 12$.


Mình cũng dạng du lịch tiết kiệm nên k tìm hiểu các high-class Hotel.

Location:

> PP: khu trung tâm là Central market (chợ này giống như chợ Bến Thành ở SG vậy), xung quanh đây có rất nhiều ks/guesthouse. Các trung tâm mua sắm cũng gần đây.
Royal Palace cách đây chỉ khoảng 1.5km

> SR: Khu Pub Street là khu phố Tây, buổi tối đông vui, sát bên là Old Market. Đây là khu trung tâm của Siem Reap. Chọn vị trí gần đâu là được.

> SV: chia làm 2 khu:
1. Khu downtown: với đường Ekareah là trục đường chính, các bến xe (Sorya, Capitol, Paramount) đều nằm ở đây. Khu này thì cách biển khoảng 3-4km. Đi Tuktuk đến biển cũng mất 1.5-2$
2. Gần biển: có nhiều bãi biển, ở gần các bãi đều có những ks/guesthouse.
Tùy vào bạn muốn đi những đâu thì chọn vị trí cho phù hợp


Booking:
- Qua Agoda hay Booking.com gì đó như các bạn trên dd hay làm.
- Qua email, điện thoại, hoặc website. (những thông tin có thể tìm qua ebook hoặc internet)
Lúc bọn mình đi, mình book trước ks qua điện thoại, thỏa thuận giá rồi book, đơn giản. K đưa tiền trước gì cả.


CENTRAL MARKET Ở PHONM PENH


KHU PUB STREET Ở RIEM REAP



Phần A4: LINH TINH VỀ ĂN UỐNG, QUÁN XÁ, TOUR ĐI ĐẢO, THAM QUAN ANGKOR
1. Ăn uống ở Siem Reap:
Theo mình thì ở SR nấu ăn khá ngon. Giá cả cũng không mắc.
Khi tham quan Angkor, tới trưa, các anh tài xế Tuk Tuk "có khuynh hướng" là chở các bạn vào ăn các nhà hàng gần khu Angkor, những khu này khá mắc (chắc tụi nó có hoa hồng). Rẻ mà ngon là ở khu phố Tây (khu Pub Street, Pb St Alley)

Giá trung bình: ~2$/phần ăn.
Nếu vào tiny restaurant thì đắt hơn 1 chút: 2.5-4$/món
Bia bọt: cũng rẻ 1$/chai, họ có Angkor beer, Ken và vài loại popular cũng có.

Mình recocommend cho các bạn 2 chỗ ăn mà tụi mình ghé, khẩu vị rất ok

  • Quán bình ăn bình dân (ngôi sao màu đỏ) (1.5-3$ phần): quán gia đình, mấy anh chị em tự phục vụ. Must-try: Mango shake (1$/ly) ở quán này, so great!!!

  • Khmer kitchen restaurant: (ngôi sao màu xanh): (2-5$/phần)
    Suggested menu: Tom Yum, Tom Kha, curry, grilled rib bone (sườn nướng)... Đừng order món gỏi xoài, họ làm k ngon (chắc k hợp khẩu Việt)

  • Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm ở cuốn Lonely planet ebook.

  • Các quán xá lề đường, xe đẩy cũng nhiều, tha hồ lựa chọn... tùy ý thích.


CLUB: Nếu tối sung thì có thể ghé vào 2 club (cũng trong khu phố Tây, các bạn search google map cái là ra à): "Temple Club" và "Angkor What". 2 club này hoành tráng, nhạc rần rần và rất nhiều khách Tây.
Giá cũng rất rất bình dân, chả mắc gì đâu, mình và tụi bạn khá ngạc nhiên, bên VN chắc k có giá này rồi! Bên Temple Club có mấy bàn bida, có sân khấu nhỏ nhỏ để lên nhảy. Bên "Angkor What" thì mình chưa vô, nhưng lần đó thấy đông lắm, 1 số phải sắp hàng trước cửa đợi tới lượt vào.

2. Ăn uống ở Sihanoukville:
Theo thông tin các bạn trên diễn đàn thì tối mình cũng dạo dọc bờ biển ăn hải sản. Mình thì dạo bãi Ochheuteal, giá: 3-4$/phần, (có chỗ 3$, chỗ 4$).
Hơi thất vọng vì hải sản k phong phú như mình nghĩ, chủ yếu chỉ là mực, tôm, và cá. Nghêu sò ốc hến, cua ghẹ thì khá là hiếm. Các bạn dạo 1 vòng thấy quán nào có nhiều món, giá rẻ thì ghé vào.
Và nấu nướng cũng k hợp khẩu vị như ở SR, night-life ở đây cũng k nhộp nhịp như ở SR. Mặc dù cũng có 1 số quán bar cà phê, nhưng khá vắng khách.
Có cái lạ là tiết mục "bắn pháo hoa" ở bãi biển, cũng thú vị.

Sihanouk mình cũng k khám phá nhiều, vì mình đi chỉ 1 ngày, mà mình chạy luôn ra đảo chơi, k ở đất liền.

3. Tour đi đảo ở Sihanoukville:
Ở Sihanoukville, các bạn nên đi tham quan đảo sẽ thú vị hơn là ở các bãi biển gần đất liền. Ở các đảo biển sạch hơn đẹp hơn.
Tour đi đảo: các bạn có thể hỏi ks/guesthouse, giá 12 – 15$, đi 2-3 đảo tùy tour.

Tuy nhiên nếu nhóm bạn đi đông, nên thuê riêng 1 chiếc thuyền (60$/day, nhờ ks/gueshouse book dùm mình), đi thả cửa, muốn đi đâu cũng được, muốn tới đảo nào thì tới, ăn uống tự túc. Nhóm mình đi đến 14ng nên chọn phương án này, tự do thoải mái. Còn có thể bảo họ chở mình ra ngắm san hô.

Nổi tiếng nhất các đảo là Đảo Tre (Bamboo Island), Đảo Thỏ, Đảo khỉ…
Các bạn tham khảo thông tin về các đảo ở đây:
http://me.zing.vn/apps/blog?params=/...l/id/746704415


4. Tham quan quần thể Angkor (Siem Reap)
Angkor là 1 quần thể các tượng đài, ngôi đền được xây dựng từ khoảng 1000 năm trước, phân bố rải rác trên 1 diện tích 8 x 15km. Dù đã hơn 1000 năm, nhưng công trình kiến trúc này vẫn giữ được những nét độc đáo mà hầu như tất cả du khách phải thán phục. Tuy rằng 1 số tượng đài đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thời gian.

Giá vé tham quan Angkor: 20usd/ngày, 40usd/3ngay, 60usd/tuần. (khi thuê Tuktuk mấy ảnh sẽ chở bạn đến chỗ mua vé vào Angkor, k cần phải lo)
3 điểm quan trọng nhất của quần thể này là: Angkor Wat, Angkor Thom và Đền Bayon nằm trong khu Angkor Thom. Ngắm bình mình ở Angkor Wat là 1 điều nên trải nghiệm!!!
Các bạn xem sơ đồ về quần thể Angkor:



5. Thông tin về PP
Các bạn nên tham khảo ebook hoặc các topic khác vì mình chỉ lang thang ở Phnom Penh 3 tiếng thôi, trong lúc chờ xe về, nên chỉ dạo quanh khu Central Market, đi chợ và mua đồ.






Kinh nghiệm du lịch bụi Singapore
Kinh nghiệm du lịch Anh
Kinh nghiệm du lịch Geneva
Kinh nghiệm du lịch bụi Bangkok -
Kinh nghiệm du lịch bụi Lào -
Kinh nghiệm du lịch bụi Paris




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý