Cách cư xử khéo léo với nhà chồng bí quyết để mẹ chồng thương bạn như con đẻ

seminoon seminoon @seminoon

Cách cư xử khéo léo với nhà chồng bí quyết để mẹ chồng thương bạn như con đẻ

19/04/2015 10:56 AM
1,337
iệc xây dựng mối quan hệ tốt với mẹ chồng không phải là chuyện dễ. Nhưng nếu bạn chăm chút đầu tư thời gian để xây dựng mối quan hệ này tốt đẹp ngay từ đầu thì mọi việc không quá khó như bạn nghĩ. - See more at: http://www.marry.vn/nhung-sai-lam-cua-nang-dau-lam-mat-long-me-chong-ew#sthash.qXvOvTvG.dpuf
ho dù họ muốn đối xử với bạn bằng sự tử tế hay khiến cuộc sống của bạn trở nên ngột ngạt thì việc tìm cách điều chỉnh cho phù hợp quả thực không mấy dễ dàng. Những tình huống cụ thể sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn. - See more at: http://vtv.vn/Doi-song/Cach-ung-pho-kheo-leo-khi-gap-rac-roi-voi-nha-chong/75966.vtv#sthash.52tdLyo5.dpuf

ách ứng phó khéo léo khi gặp rắc rối với nhà chồng

Thứ năm 18/07/2013 07:00

(VTV News)- Cho dù họ muốn đối xử với bạn bằng sự tử tế hay khiến cuộc sống của bạn trở nên ngột ngạt thì việc tìm cách điều chỉnh cho phù hợp quả thực không mấy dễ dàng. Những tình huống cụ thể sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn.

1. Họ muốn làm bạn, thậm chí là bạn thân của bạn

Được gia đình chồng yêu quý đương nhiên tốt hơn bị ghét, nhưng bạn cần có một chút riêng tư. Tuy nhiên:

• Nếu mẹ chồng muốn bạn đi ăn trưa cùng nhưng bạn không thích hoặc không có thời gian, hãy hẹn bà một buổi khác và có sự tham gia của ông xã. Bạn không thể không quan tâm đến bà, nhưng vì đó là mẹ của chồng bạn nên chỉ còn cách cư xử ôn hòa dù không thoải mái.

• Nếu chị dâu của bạn muốn đến chơi lâu với bạn hoặc tán gẫu trên điện thoại, bạn có thể thoái lui một cách tế nhị như: “Nghe có vẻ hay đấy, nhưng em chỉ có 30 phút thôi thì có được không?”.

2. Họ ghét bạn

Chúng ta có thể đoán được cảm giác của những người sống quanh bạn. Nhưng nếu ông xã muốn bạn cố gắng hơn nữa hoặc cần mất nhiều thời gian hơn để họ thích bạn thì cũng phải cố gắng bằng cách:

• Khen cách nuôi dạy con cái của họ. Bạn có thể nói: “Gần đây, bé An nhà anh chị ngoan thật. Bé dọn bếp cực kỳ gọn gàng, sạch sẽ”.

Angry woman photo
 

Dù là vấn đề gì chăng nữa, bạn cũng nên biết cách kiểm soát tình huống. (Ảnh minh họa)

• Nếu chỉ có một người trong gia đình chồng tỏ vẻ lạnh nhạt với bạn thì hãy tập trung vào những người khác. Việc có mối quan hệ tốt với các thành viên còn lại sẽ chứng tỏ bạn được số đông yêu quý và điều đó hoàn toàn tự nhiên và xứng đáng.

3. Họ muốn cả nhà đi du lịch cùng nhau

Bây giờ bạn với gia đình chồng đã chính thức là người một nhà và sẽ có lúc bạn được mời tham gia những chuyến nghỉ dài ngày cùng đại gia đình. Bạn thật may mắn! Nhưng nếu không thích việc đó xảy ra thường xuyên, bạn nên:

• Đi cùng 1 lần. Còn nếu họ đề nghị lần tới, bạn có thể trả lời một cách an toàn: “Bọn em đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời cùng gia đình năm ngoái nhưng thực sự muốn được đi riêng một chuyến trong năm nay”.

• Nếu chấp nhận đi với đại gia đình và ở trong cùng một khách sạn, hãy yêu cầu được xếp 1 phòng ở tầng khác để hai bạn có không gian riêng tư.

4. Họ hỏi vay tiền

Cho dù chị dâu hay em trai chồng đề nghị bạn cho họ vay một khoản tiền lớn thì tình huống này cũng có thể khiến bạn khó chịu.

• Trước khi đồng ý hay bực tức, bạn nên nói chuyện với ông xã và thảo luận mọi khía cạnh. Liệu vợ chồng bạn có phải là lựa chọn duy nhất của họ? Việc đó có làm ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm của bạn? Bạn có cần khoản tiền đó cho việc riêng?

• Nếu đồng ý cho vay, bạn nên văn bản hóa số tiền và thời gian hoàn trả và đề nghị họ ký nhận. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ luật sư xem qua để tránh những phiền phức về sau gây sứt mẻ tình cảm gia đình.

5. Họ thường xuất hiện không đúng lúc

Họ gọi điện hay đến khi vợ chồng đang bận “giao ban” hay phá hỏng khoảng thời gian lãng mạn của hai bạn. Về cơ bản, họ bước vào cuộc sống của bạn vào những thời điểm mà bạn thực sự không mong muốn. Nếu vậy, bạn cần:

• Thiết lập giới hạn kèm theo một lời giải thích (trong trường hợp họ không biết) như “Chúng ta hãy trao đổi về vấn đề đó qua email hoặc chat vào ngày mai nhé. Vợ chồng anh chị thực sự mệt mỏi sau 9 giờ tối”.

• Nhờ ông xã can thiệp trực tiếp với họ: “Nhà anh chị luôn hiếu khách nhưng với lịch sinh hoạt bất thường, anh chị cần được thông báo trước khi em ghé chơi”.

- See more at: http://vtv.vn/Doi-song/Cach-ung-pho-kheo-leo-khi-gap-rac-roi-voi-nha-chong/75966.vtv#sthash.27zBFfDl.dpuf

Cách ứng xử khéo léo với nhà chồng bí quyết để mẹ chồng thương bạn như con đẻ. Mẹ chồng đã từng làm vợ, làm mẹ nên ít nhiều cũng hiểu được những tình cảm và mong muốn của cô con dâu mới về nhà chồng. Tuy nhiên, để có được tình yêu thương chân thật và sự hòa hợp giữa mẹ chồng và nàng dâu không phải là điều dễ dàng. Mỗi gia đình có truyền thống và cách ứng xử khác nhau, nếu bạn không khéo thì “nét văn hóa mới” mà bạn đưa vào nhà chồng có thể không phù hợp.

ho dù họ muốn đối xử với bạn bằng sự tử tế hay khiến cuộc sống của bạn trở nên ngột ngạt thì việc tìm cách điều chỉnh cho phù hợp quả thực không mấy dễ dàng. Những tình huống cụ thể sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn. - See more at: http://vtv.vn/Doi-song/Cach-ung-pho-kheo-leo-khi-gap-rac-roi-voi-nha-chong/75966.vtv#sthash.52tdLyo5.dpuf





CÁCH ỨNG XỬ KHÉO LÉO VỚI NHÀ CHỒNG

ách ứng phó khéo léo khi gặp rắc rối với nhà chồng

Thứ năm 18/07/2013 07:00

(VTV News)- Cho dù họ muốn đối xử với bạn bằng sự tử tế hay khiến cuộc sống của bạn trở nên ngột ngạt thì việc tìm cách điều chỉnh cho phù hợp quả thực không mấy dễ dàng. Những tình huống cụ thể sau sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn.
1. Họ muốn làm bạn, thậm chí là bạn thân của bạn

Được gia đình chồng yêu quý đương nhiên tốt hơn bị ghét, nhưng bạn cần có một chút riêng tư. Tuy nhiên:

• Nếu mẹ chồng muốn bạn đi ăn trưa cùng nhưng bạn không thích hoặc không có thời gian, hãy hẹn bà một buổi khác và có sự tham gia của ông xã. Bạn không thể không quan tâm đến bà, nhưng vì đó là mẹ của chồng bạn nên chỉ còn cách cư xử ôn hòa dù không thoải mái.

• Nếu chị dâu của bạn muốn đến chơi lâu với bạn hoặc tán gẫu trên điện thoại, bạn có thể thoái lui một cách tế nhị như: “Nghe có vẻ hay đấy, nhưng em chỉ có 30 phút thôi thì có được không?”.

2. Họ ghét bạn

Chúng ta có thể đoán được cảm giác của những người sống quanh bạn. Nhưng nếu ông xã muốn bạn cố gắng hơn nữa hoặc cần mất nhiều thời gian hơn để họ thích bạn thì cũng phải cố gắng bằng cách:

• Khen cách nuôi dạy con cái của họ. Bạn có thể nói: “Gần đây, bé An nhà anh chị ngoan thật. Bé dọn bếp cực kỳ gọn gàng, sạch sẽ”.

Angry woman photo
 

Dù là vấn đề gì chăng nữa, bạn cũng nên biết cách kiểm soát tình huống. (Ảnh minh họa)

• Nếu chỉ có một người trong gia đình chồng tỏ vẻ lạnh nhạt với bạn thì hãy tập trung vào những người khác. Việc có mối quan hệ tốt với các thành viên còn lại sẽ chứng tỏ bạn được số đông yêu quý và điều đó hoàn toàn tự nhiên và xứng đáng.

3. Họ muốn cả nhà đi du lịch cùng nhau

Bây giờ bạn với gia đình chồng đã chính thức là người một nhà và sẽ có lúc bạn được mời tham gia những chuyến nghỉ dài ngày cùng đại gia đình. Bạn thật may mắn! Nhưng nếu không thích việc đó xảy ra thường xuyên, bạn nên:

• Đi cùng 1 lần. Còn nếu họ đề nghị lần tới, bạn có thể trả lời một cách an toàn: “Bọn em đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời cùng gia đình năm ngoái nhưng thực sự muốn được đi riêng một chuyến trong năm nay”.

• Nếu chấp nhận đi với đại gia đình và ở trong cùng một khách sạn, hãy yêu cầu được xếp 1 phòng ở tầng khác để hai bạn có không gian riêng tư.

4. Họ hỏi vay tiền

Cho dù chị dâu hay em trai chồng đề nghị bạn cho họ vay một khoản tiền lớn thì tình huống này cũng có thể khiến bạn khó chịu.

• Trước khi đồng ý hay bực tức, bạn nên nói chuyện với ông xã và thảo luận mọi khía cạnh. Liệu vợ chồng bạn có phải là lựa chọn duy nhất của họ? Việc đó có làm ảnh hưởng đến khoản tiết kiệm của bạn? Bạn có cần khoản tiền đó cho việc riêng?

• Nếu đồng ý cho vay, bạn nên văn bản hóa số tiền và thời gian hoàn trả và đề nghị họ ký nhận. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ luật sư xem qua để tránh những phiền phức về sau gây sứt mẻ tình cảm gia đình.

5. Họ thường xuất hiện không đúng lúc

Họ gọi điện hay đến khi vợ chồng đang bận “giao ban” hay phá hỏng khoảng thời gian lãng mạn của hai bạn. Về cơ bản, họ bước vào cuộc sống của bạn vào những thời điểm mà bạn thực sự không mong muốn. Nếu vậy, bạn cần:

• Thiết lập giới hạn kèm theo một lời giải thích (trong trường hợp họ không biết) như “Chúng ta hãy trao đổi về vấn đề đó qua email hoặc chat vào ngày mai nhé. Vợ chồng anh chị thực sự mệt mỏi sau 9 giờ tối”.

• Nhờ ông xã can thiệp trực tiếp với họ: “Nhà anh chị luôn hiếu khách nhưng với lịch sinh hoạt bất thường, anh chị cần được thông báo trước khi em ghé chơi”.
- See more at: http://vtv.vn/Doi-song/Cach-ung-pho-kheo-leo-khi-gap-rac-roi-voi-nha-chong/75966.vtv#sthash.52tdLyo5.dpuf


Cư Xử Với Gia Đình Chồng


Cấp độ 1 : Chịu đựng

Đây là quan điểm của khá nhiều nàng dâu, đặc biệt khi mới về nhà chồng. Quan điểm này nếu cô dâu mới không tự nguyện thì cũng được gia đình hai bên khuyến khích với những lý do như “nhịn đi cho dễ sống”, rồi “nó là em, chấp làm gì” hay “cố chịu đi, đằng nào cũng chỉ một thời gian ngắn nữa rồi em nó sẽ lấy chồng”… Đa phần những nàng dâu thường phải nhẫn nhịn, chịu đựng sự lười biếng một cách cố tình của em chồng, cách ứng xử vô tâm, thiếu tế nhị, sự vòi vĩnh về mặt tiền bạc với anh trai, những va chạm về lời ăn tiếng nói hàng ngày với chị dâu… Nghe thì có vẻ không quan trọng, không đáng chấp nhặt nhưng nếu diễn đi diễn lại hàng ngày sẽ tạo ra sức ép lớn đối với nàng dâu mới cả về tinh thần và thể chất. Chưa kể, các bà cô rất dễ được đà lấn tới, nếu được cha mẹ “đồng lòng”. Như thế sự chịu đựng, tâm lý của nàng dâu mới sẽ trở nên nặng nề hơn.

Đừng đẩy chồng bạn vào tình huống khó xử phỉa bênh vợ hoặc bênh em gái

Để chịu đựng trở thành chấp nhận: Thay vì nghĩ, mình đang phải chịu đựng các thành viên nhà chồng, bạn nên coi và chấp nhận điều đó như là điều tất yếu trong cuộc sống hôn nhân. Suy nghĩ được vậy, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, đỡ ấm ức hơn. Thay đổi người khác luôn khó hơn thay đổi chính bản thân mình, thái độ của chính mình. Hãy nghĩ rằng, sự có mặt của mình đã làm xáo trộn những mối quan hệ tình cảm, nếp sống vốn có của nhà chồng và các thành viên như mẹ chồng, em chồng. Hãy nghĩ rằng các thành viên đều cần có thời gian để làm quen, điều chỉnh, để hiểu nhau hơn. Song song đó, đừng quên chia sẻ những gì bạn cảm thấy bức xúc, điều gì bạn cảm thấy em chồng đối xử quá đáng với chồng một cách thật nhẹ nhàng, tế nhị và đúng thời điểm. Chia sẻ để anh ấy hiểu những nỗ lực, cố gắng của bạn, để nhận được sự động viên. Đừng đẩy chồng bạn vào tình huống khó xử phỉa bênh vợ hoặc bênh em gái. 


cu xu voi gia dinh chong, cach gia nhap vao gia dinh chong, me chong nang dau, anh cuoi, nha hang tiec cuoi, cuoi hoi viet nam, tap chi cuoi, luu y khi ve nha chong, nang dau, me chong, me chong mien bac, me chong mien nam, me chong kho tinh

Cấp độ 2: Đối phó

Thực ra, với người thân trong gia đình, đối phó không phải là cách ứng xử hay, vì nó đẩy mọi người vào sự đối đầu, căng thẳng, dễ khiến không khí trở nên ngột ngạt. Nhưng rất nhiều bạn gái ngày này không muốn làm vợ một cách cam chịu, nhẫn nhục để được tiếng dâu hiền. Họ cá tính, thẳng thắn, muốn tạo lập sự bình đẳng giữa các thành viên, muốn được tôn trọng. Và khi có những người cố tình tạo sự bất bình đẳng, cố tình gây khó dễ bất chấp phải trái như các bà cô lắm chiêu thì cũng cần đến một số cách đối phó. Ví dụ: Nắm quyền quản lý các khoản chi tiêu trong nhà để đảm bảo ngân sách không bị thủng bởi thói tiêu xài phung phí của em chồng, tạo cho mình một số đồng minh thân cận trong nhà như bố mẹ chồng, anh chị em khác để không bị đơn độc, thẳng thắn trao đổi với chồng để xác định rõ đâu là những việc riêng của hai vợ chồng, người khác không nên can thiệp vào…

Đối phó không phải là cách ứng xử hay, vì nó đẩy mọi người vào sự đối đầu, căng thẳng

Làm thế nào để đối phó một cách dễ chịu, không biến gia đình thành “lò lửa”?: Trước hết, dù có khó chịu đến mấy với bà cô bên chồng thì hãy coi cô ấy là người nhà, là em của mình. Như thế việc đối phó sẽ được đặt trên nền tảng là tình cảm. Các cô em thường tranh thủ công kích vào những nhược điểm của chị dâu, vậy hãy đáp trả một cách ngọt ngào bằng việc không ngừng hoàn thiện mình. Bạn không đẹp nhưng bạn có thể duyên dáng, ăn vận, nói năng khéo léo. Việc nấu ăn chưa ngon vẫn có thể thay đổi được khi bạn chịu khó tìm tòi, học hỏi. Thẳng thắn mà nói, cuộc chiến giữa chị dâu – em chồng đôi khi cũng chỉ là cách để cả hai muốn thể hiện, khẳng định tình cảm, vị trí của mình với một người đàn ông (chồng – anh trai). Vì thế thay vì dành quá nhiều tâm, sức để lo đối đầu một cách trực tiếp với em chồng, bạn hãy khiến chồng ngày càng tin, yêu mình và ủng hộ mình hơn.

Cấp độ 3: Chinh phục

Sẽ là lý tưởng nhất nếu bạn chinh phục được bà cô bên chồng vì khi đó bạn sẽ có thêm một người bạn gái, em gái đáng quý. Đây là công việc rất khó nhưng không phải bất khả thi. Bạn hãy thử nhé!

Đừng bỏ lỡ những thời điểm thuận lợi: Cùng là phụ nữ và có thể không chênh lệch nhau quá nhiều tuổi nên bạn cần nhạy cảm để có mặt đúng lúc và biết làm những điều hợp lý trong một số thời điểm đặc biệt như: cô em chồng có bạn trai cần người tâm sự, những ngày dành cho phụ nữ, ngày đặc biệt, khi cô em có những sự cố về tình cảm, tìm hiểu, chuẩn bị lấy chồng… Những món quà nhỏ, ý nghĩa cũng là cách tranh thủ tình cảm tốt chứ không nên mua chuộc bằng tiền.
 
Thành viên mới sẽ giúp ích rất nhiều trong việc gắn kết tình cảm chị dâu - em chồng

Bắt đầu bằng tình cảm chân thành: Những gì từ trái tim sẽ đến được với trái tim. Nếu cố gắng bao dung, nhường nhịn, chịu khó tìm hiểu bạn vẫn có thể nhìn thấy được đời sống tình cảm, những góc khác ở bà cô tưởng như không thể hòa hợp. Khoảng cách giữa hai bên có thể rút lại qua những lần tâm sự, chuyện trò. Phụ nữ mà, có vô vàn chuyện để buôn.
Chứng tỏ “năng lực” làm dâu: Khi bạn là một nàng dâu biết cách vun vén, chăm sóc gia đình, đối xử biết điều với các thành viên thì cô em chồng cũng phải tâm phục khẩu phục mà thôi.
Kết nối nhờ con cái: Bạn có tin không nhưng sự thật là sự xuất hiện của một đứa trẻ rất có thể sẽ thay đổi hoàn toàn mối quan hệ tình cảm của chị dâu – em chồng. Tạo cho em chồng có nhiều cơ hội gần gũi, chăm sóc, thương yêu bé cũng là cách để gắn kết thêm mối quan hệ chị dâu – em chồng.




THAM KHẢO THÊM:

Cách giúp nàng dâu gây được ấn tượng tốt với bố mẹ chồng.

Với nhiều nàng dâu, bố mẹ chồng là những người khó lấy lòng hơn bất kỳ ai khác, kể cả sếp

Nhưng 6 cách sau sẽ giúp bạn gây được ấn tượng tốt với họ và được gia đình chồng yêu quý, tin cậy thực sự. Bạn có thể thành công trong sự nghiệp nhưng chưa chắc bạn đã thành công trong cuộc sống cá nhân nếu như không biết cách khéo léo ứng xử. Thực tế, với nhiều nàng dâu, bố mẹ chồng là những người khó lấy lòng hơn bất kỳ ai khác, kể cả sếp của họ. Tuy nhiên, thiết lập được mối quan hệ thân tình với những người thân trong gia đình chồng, đặc biệt là bố mẹ chồng và giữ được tình cảm tốt đẹp ấy trong nhiều năm về sau không phải là điều không thể làm được. Bạn

1. Tìm cách gần gũi

Bạn có thể lôi kéo mọi thành viên trong gia đình chồng, đặc biệt là bố mẹ chồng cùng tham gia vào các công việc lặt vặt để làm mới căn nhà của mình như xây mới một hàng hiên, cùng làm vườn… Mặc dù chỉ là những việc nhỏ nhặt, nhưng qua đó bạn và bố mẹ chồng có nhiều khoảng thời gian gần gũi nhau hơn, cùng chia sẻ và nói chuyện nhiều hơn. Bố mẹ chồng cũng hiểu rõ hơn về con người bạn, qua đó tin tưởng và yêu quý bạn thay vì dè chừng khi tiếp xúc.

2.Thường xuyên đưa bố mẹ chồng đi chơi cùng

Có thể nhiều cặp vợ chồng sẽ muốn có khoảng không gian riêng tư để hẹn hò khi đi ra ngoài chơi. Thế nhưng, thỉnh thoảng bạn cũng nên đề nghị chồng cùng rủ bố mẹ ra ngoài hàng ăn tối như một bữa cơm gia đình hoặc rủ bố mẹ đi dạo và uống nước.



Bố mẹ chồng cũng hiểu rõ hơn về con người bạn, qua đó tin tưởng và yêu quý bạn thay vì dè chừng khi tiếp xúc. Những cảm xúc mà cặp đôi trẻ được hưởng thụ cũng sẽ tác động đến tâm lý của cặp đôi già và từ đó họ cũng có cái nhìn thoáng hơn cho những phút riêng tư của hai vợ chồng.

3.Không bao giờ kể xấu chồng trước mặt bố mẹ chồng

Trong những lúc trò chuyện với bố mẹ chồng, là nàng dâu thông minh, bạn không nên nói về những khía cạnh tiêu cực trong cuộc hôn nhân của mình. Suy cho cùng, đó vẫn là con trai của họ và là chồng bạn, sẽ không tốt nếu như vợ cứ luôn kể xấu chồng trước mặt bố mẹ chồng. Ngoài ra, nếu bạn thường bất đồng quan điểm về các vấn đề như chính trị và tôn giáo với bố mẹ chồng thì tuyệt đối tránh xa những chủ đề đó khi nói chuyện với bố mẹ chồng.

4.Biết lựa chọn thích hợp

Khi phải quyết định một vấn đề trái với mong muốn của bố mẹ chồng, bạn cần lựa chọn thời điểm phù hợp để quyết định đứng lên bảo vệ chính kiến của mình hay im lặng để cho mọi thứ diễn ra trong hòa bình. Dù bạn lựa chọn hành động như thế nào thì bạn luôn luôn phải nhớ thể hiện thái độ tôn trọng bố mẹ chồng. Kiên nhẫn và cố gắng cuối cùng sẽ được đáp trả xứng đáng.

5.Hỏi lời khuyên của bố mẹ chồng

nàng dâu mới, còn có nhiều điều bỡ ngỡ, bạn nên tận dụng điều đó để hỏi ý kiến bố mẹ chồng và nhờ họ tư vấn cho những khúc mắc của mình, dù đó chỉ là những điều nhỏ nhặt thì cũng khiến bố mẹ chồng bạn cảm thấy họ như là những thành viên quan trọng của gia đình và cảm thấy con trai dù lấy vợ nhưng họ không mất con mà còn có thêm một đứa con ngoan nữa. Hãy khen ngợi bố mẹ chồng bất cứ khi nào bạn có thể, chỉ cần là bạn không làm quá lên là được.

6.Nói chuyện cởi mở với bố mẹ chồng

Nói chuyện cởi mở và trung thực với bố mẹ chồng của bạn. Hỏi ý kiến của họ về việc xây dựng hạnh phúc gia đình, gìn giữ hạnh phúc đó và các chủ đề khác trong cuộc sống. Nói chuyện với bố mẹ chồng của bạn về bất cứ chủ đề gì mà cả bạn và họ đều cảm thấy thú vị.

Lời kết:

Hãy bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh để duy trì không khí thân ái, hòa hợp trong gia đình. Nếu lời phê bình của bố mẹ chồng là hợp lý thì nên tiếp thu để hoàn thiện bản thân. Đừng vì tự ái mà làm mọi chuyện trở nên căng thẳng, nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như giận dỗi với chồng và tránh mặt bố mẹ anh ấy. Hãy suy nghĩ một cách thực tế: Bạn phải mất cả đời để biết cách yêu thương cha mẹ ruột của mình và làm cho họ cảm thấy hạnh phúc. Vì vậy, đừng mong rằng bạn sẽ làm được điều đó với hai người xa lạ trong vòng vài tháng. Phải mất nhiều năm, có thể là sau khi sinh con rồi thì có lẽ bạn mới thực sự làm cho bố mẹ chồng yêu thương, tin cậy mình.


Những sai lầm của nàng dâu làm mất lòng mẹ chồng

damcuoi

Gửi bởi: damcuoi - Cô dâu | 4201 - 17/10/2012

  • 3007 Xem
  • 1 Thích
  • 1 Bình luận.
  • Chia sẻ

Chia sẻ ngay Bạn có những kinh nghiệm cưới thú vị?

Việc xây dựng mối quan hệ tốt với mẹ chồng không phải là chuyện dễ. Nhưng nếu bạn chăm chút đầu tư thời gian để xây dựng mối quan hệ này tốt đẹp ngay từ đầu thì mọi việc không quá khó như bạn nghĩ. Marry.vn sẽ giúp bạn điểm qua những sai lầm thường gặp của các nàng dâu khiến mẹ chồng mất lòng. Hy vọng, bạn sẽ tự đúc rút cho mình những kinh nghiệm quý báu: 

Không gần gũi hỏi thăm mẹ chồng thường xuyên

Nếu bạn ở riêng, hãy chú ý dành thời gian để gần gũi mẹ chồng. Bằng cách điện thoại hỏi thăm chuyện nhà, hỏi thăm sức khỏe vài ngày một lần, những khi trái gió trở trời hoặc đến thăm bà bất chợt sẽ khiến bà cảm thấy được quan tâm. Đừng để lúc chồng gọi cho mẹ, rồi xin nói với vài câu hoặc chồng phải nhắc bạn mới miễn cưỡng gọi điện. Đặc biệt, thời gian cuối tuần nên được dành để cả nhà cùng về thăm nhà bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng.

Bạn hãy điện thoại hỏi thăm mẹ chồng chuyện nhà, hỏi thăm sức khỏe những khi trái gió trở trời

Nếu bạn ở riêng, thời gian cuối tuần nên được dành để cả nhà cùng về thăm nhà bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng

Không nhớ một số ngày đặc biệt

Khi về làm dâu, bạn nên nhớ và thể hiện sự quan tâm với bố mẹ chồng trong những ngày đặc biệt như ngày sinh nhật/kỉ niệm ngày cưới của bố mẹ chồng, ngày phụ nữ (20-10, 8-3),… Nên ghi vào lịch làm việc có chức năng nhắc nhở để đảm bảo bạn không bỏ lỡ chúng. Những món quà nho nhỏ, có ghi tên của cả hai vợ chồng bạn cùng lời chúc mừng sẽ là rất tuyệt vời để tạo sự gần gũi giữa con dâu và nhà chồng.

Một bữa cơm gia đình vào ngày đặc biệt cũng chính là món quà ý nghĩa bạn dành tặng mẹ chồng

Một bữa cơm gia đình đầm ấm cũng là món quà bạn dành tặng mẹ chồng trong những ngày đặc biệt 

Có thái độ phản ứng khi không hài lòng

Bạn hãy ghi nhớ rằng, không một ai có thể lúc nào cũng làm đúng. Vì thế, kể cả khi bạn không sai mà mẹ chồng phê bình, thì hãy bình tĩnh, không nên có thái độ phản ứng ngay lúc đó. Bạn có thể khéo léo tìm cách khác để mẹ có thể hiểu mình hơn, chẳng hạn những lúc vui vẻ chuyện trò, bạn gợi lại câu chuyện và nhẹ nhàng đưa ra quan điểm của mình.

Bạn nên nhớ rằng, khéo léo và nhẹ nhàng, dịu dàng sẽ hóa giải mọi hiểu lầm, bực tức

Kể cả khi bạn không sai mà mẹ chồng phê bình, thì hãy bình tĩnh, không nên có thái độ phản ứng ngay lúc đó

Không cùng chia sẻ sở thích

Mẹ chồng và bạn là hai thế hệ cách biệt với những sở thích khác nhau. Có rất nhiều mẹ chồng và nàng dâu cùng có sở thích xem phim Hàn Quốc, khi đó họ có thể hòa hợp để trao đổi về các nhân vật, tình tiết trong phim. Nhưng nếu sở thích của bạn không phải là sở thích của mẹ chồng, thì đừng nên cứ thao thao bất tuyệt chỉ nói về nó mà không chú ý gì đến bà. Đã là phụ nữ thì ắt hẳn phải có một sở thích, niềm vui chung và hãy tận dụng nó để kéo ngắn lại khoảng cách giữa bạn và mẹ chồng.

Hãy tận dụng sở thích chung để kéo ngắn lại khoảng cách giữa bạn và mẹ chồng

Nếu sở thích của bạn không phải là sở thích của mẹ chồng, thì đừng nên cứ thao thao bất tuyệt chỉ nói về nó mà không chú ý gì đến bà

Phản ứng với cách mẹ chồng chăm con, chăm cháu

Bạn nên hiểu rằng, chồng bạn đã được mẹ chồng chăm chút từ tấm bé. Bởi vậy, bà là người gần gũi và hiểu tính cách, thói quen, sở thích… của chồng bạn nhất. Và vì đã nuôi chồng bạn trưởng thành đến ngày hôm nay, thì với bà việc nuôi trẻ con cũng không có gì xa lạ. Đừng cố tỏ ra bạn là người nắm được hết các điều đó và phản kháng ngay lập tức lại những điều bà góp ý trong việc chăm chồng, nuôi con. Nếu muốn nuôi con theo cách riêng của mình, bạn cũng nên tùy vào hoàn cảnh cụ thể để có cư xử khéo léo, tinh tế.  

Nếu muốn nuôi con theo cách riêng của mình, bạn cũng nên tùy vào hoàn cảnh cụ thể để có cư xử khéo léo, tinh tế

Nếu muốn nuôi con theo cách riêng của mình, bạn cũng nên tùy vào hoàn cảnh cụ thể để có cư xử khéo léo, tinh

- See more at: http://www.marry.vn/nhung-sai-lam-cua-nang-dau-lam-mat-long-me-chong-ew#sthash.qXvOvTvG.d

Cách cư xử với mẹ chồng

Mẹ chồng nói nhiều

Đó là điểm chung của người già. Các bà mẹ thường cảm thấy khi con dâu bước vào nhà thì quyền chi phối của mình bị thu hẹp. Thế nên, bà hay dùng lời nói để can dự vào mọi việc trong gia đình. Những lúc đó, bạn hãy chịu khó lắng nghe ý kiến, tâm sự của người già, hãy cứ để bà nói hết. Qua những lần như thế, bạn có thể rút ra một vài điều bổ ích cho mình bởi người già nói có nhiều cái đúng. Bạn cũng nên gần gũi hỏi han mẹ chồng. Những câu hỏi thăm sẽ làm cho mối quan hệ của bạn và mẹ chồng thêm gắn bó, hòa thuận.

Nếu mẹ chồng nói những lời khó nghe thì bạn nên hiểu rằng bà có điều gì ấm ức ở trong lòng và đang tìm cách để nguôi cơn giận. Để bà hết nóng giận, bạn hãy dùng lời lẽ hòa nhã, thân thiện để cảm hóa bà.

Mẹ chồng tỏ ra chi ly tính toán

Gặp trường hợp này bạn chớ có bình luận sau lưng bởi nếu đến tai bà, bạn sẽ lãnh đủ sự bực tức. Hãy lắng nghe mẹ chồng tính toán những khoản thu chi cụ thể. Mới đầu nghe có vẻ khó chịu nhưng đó thực sự là cách để bạn học phương pháp chèo chống gia đình. Do vậy, bạn cứ nói: “Tháng nào mẹ cũng tính toán tiền nong chi tiêu thật hợp lý, mẹ chỉ bảo cho con với”. Thấy cô con dâu thành thật như vậy, mẹ chồng bạn sẽ thổ lộ hết kinh nghiệm được đúc kết mấy chục năm qua cho bạn nghe.

Bạn hãy lựa cơ hội để nói ý kiến của mình. Nếu mẹ chồng chi ly quá, bạn không cần nói thẳng với bà mà hãy dẫn bà đi dạo một khu phố nhộn nhịp, ngắm nhìn những cửa hàng, siêu thị, dắt bà đến xem một số nhà bạn bè mà họ mới sắm đồ, xem cách chi tiêu của họ và nói: “Mẹ xem xã hội thay đổi nhanh thật, nhà mình đâu phải không có điều kiện, tội gì mà không mua sắm thêm vài thứ cần thiết cho gia đình". Dần dần mẹ chồng bạn sẽ hào phóng hơn.

Khi mẹ luôn nghiêng về phía em chồng

Phận làm dâu nên biết giữ miệng, không nên chỉ trích trước mặt hay sau lưng về em chồng hoặc các thành viên trong gia đình. Bạn luôn nhớ, cô em là do mẹ chồng đẻ, lẽ tất nhiên bà phải tin yêu cô ấy hơn bạn. Đừng dằn vặt về điều này mà hãy xem đó là điều bình thường. Để tránh trường hợp mẹ thiên vị em quá đáng, bạn hãy tìm cách thân thiện với em chồng. Thực ra cũng không khó lắm đâu, thỉnh thoảng có thể dẫn cô ấy đi picnic hay đi mua sắm cùng bạn.

Những điều tối kỵ khi nói với mẹ chồng


Tránh nói những điều sau đây, bạn sẽ lấy được lòng mẹ chồng đấy!

"Con thích ở nhà bố mẹ con hơn"

"Chắc chắn rằng nàng dâu nào cũng thích và cảm thấy thoải mái khi ở nhà bố mẹ đẻ mình hơn. Tuy nhiên đừng dại mà nói thẳng điều đó trước mặt mẹ chồng. Trong khi bạn cảm thấy dễ chịu khi ở nhà mẹ đẻ thì các bà
mẹ chồng lại dễ có suy nghĩ bạn về nhà mẹ đẻ để nói xấu nhà chồng, để không phải phục vụ họ, để quà cáp, biếu xén bố mẹ đẻ... Nói tóm lại là họ hay có tâm lý so đo mình với nhà thông gia và không mấy hài lòng khi con dâu yêu quý, quan tâm đến bố mẹ đẻ hơn.

Dù đây có là mong ước thường trực thì bạn nên hiểu rằng, đi lấy chồng nghĩa là bạn đã gia nhập vào một gia đình mới nên dù muốn hay không, cách tốt nhất bạn vẫn nên cố gắng hòa thuận, yêu quý nhà chồng, có như thế thì cuộc sống ở đây mới mong được êm ấm.

Từ kinh nghiệm của bản thân, tôi nghĩ rằng mỗi khi có kế hoạch về nhà bố mẹ đẻ, bạn nên thông qua chồng mình và xin phép bố mẹ chồng, tránh những hiểu lầm không đáng có xảy ra. Còn khi mẹ chồng tỏ ra khó chịu vì cho rằng bạn hay về nhà ngoại, bạn nên tâm sự với chồng để anh ấy gỡ rối giúp bạn", Nguyễn Lam - 33 tuổi, giáo viên tiểu học, chia sẻ.
 
"Giá mà mẹ dạy con trai mẹ tốt hơn"

“Một lần tôi bóng gió với mẹ chồng rằng giá mà bà dạy dỗ chồng tôi biết tự lập từ sớm thì giờ anh đã tự giải quyết được mọi việc lớn nhỏ trong nhà chứ không cần hết mẹ lại đến vợ hỗ trợ. Sự thật là anh ấy đã được chiều chuộng quá nhiều nên cái gì cũng ỷ lại cho người khác. Vậy mà mẹ chồng lại chỉ thẳng vào mặt nói tôi láo, dám xúc phạm bà.

Tôi đem chuyện tâm sự với một số người bạn thì được các chị lớn tuổi hơn khuyên rằng tôi nói như thế khiến bà tự ái, thậm chí tức giận là phải. Bởi lẽ, dù có sống chung hay sống riêng thì chuyện giữa hai vợ chồng cũng là chuyện riêng của hai người, đừng đổ lỗi hay lôi mẹ chồng vào cuộc, điều đó không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm rối tung mọi việc lên.

Những điều tối kỵ khi nói với mẹ chồng - 1

Tôi đem chuyện tâm sự với một số người bạn thì được các chị lớn tuổi hơn khuyên rằng tôi nói như thế khiến bà tự ái, thậm chí tức giận là phải. (ảnh minh họa)

Thay vì nói với mẹ chồng, hãy thẳng thắn nhưng khéo léo 'chỉnh đốn' chồng mình. Hãy phân tích để anh ấy hiểu rằng bạn cần một chỗ dựa, một người sẻ chia, con cái bạn cần một người cha có trách nhiệm...", Trần Thị Hồng Hoa - 27 tuổi, nhân viên PR, kể lại câu chuyện của mình.
 
"Chúng con quá bận nên không có thời gian về thăm bố mẹ"

"Số tôi khá vất vả bởi đã lấy chồng xa quê. Công việc bận rộn, nhà nội thì xa nên một năm may ra hai vợ chồng cũng chỉ về thăm nhà được 1, 2 lần. Tôi cũng thấy áy náy vì điều đó nhưng điều kiện không cho phép nên chỉ thường xuyên gọi điện về hỏi thăm mẹ chồng. Trên điện thoại thì bà ậm ừ ra chiều thông cảm nhưng lại đi nói với người nọ người kia rằng 'Chúng nó mải kiếm tiền quên cả bố mẹ', 'Nó (chồng tôi) lấy vợ Bắc nên mất gốc rồi", 'Chắc vợ chồng nó phải giàu lắm vì quanh năm bận rộn thế cơ mà'.

Những câu nói mỉa mai ấy 'bay' đến tai khiến tôi ấm ức lắm, đành tâm sự với chồng. Thế là anh lại gọi điện về rủ rỉ với mẹ. Mà lạ là con trai nói bận rộn thì bà tin thật, thế mà tôi nói thì bà cứ lẳng lặng như mình đang giả vờ.

Từ đó, tôi đã biết ý của mẹ chồng. Khi nào có kế hoạch về quê cụ thể mới thông báo cho bà biết để bà không mong đợi nhiều. Còn không, tôi chỉ gọi điện về hỏi thăm sức khỏe, tình hình ở nhà thôi, không đả động gì đến chuyện bận rộn nữa. Ngoài ra, khi nào chồng gọi điện về nhà, tôi lại nhấm nháy anh than thở vợ chồng bận việc tối ngày, giờ mới được cơm nước... Như thế mẹ chồng lại có vẻ thông cảm và thương hai vợ chồng hơn, không trách cứ gì nữa". Đây là tâm sự của bạn Trần Hương Vân - 28 tuổi, viên chức nhà nước.

"Mẹ nói với con gái mẹ giúp con"

"Em chồng tôi đã lập gia đình nhưng vẫn thường xuyên đưa con sang nhà tôi (cũng là nhà bố mẹ chồng) ăn ở, ngủ lại. Tôi chẳng mấy dễ chịu mỗi lần cô ấy sang, đặc biệt là lần nào đến cũng tự tiện dùng đồ của tôi, cho con bày biện khắp nhà mà chẳng thu dọn gì. Đến bữa ăn xong em chồng cũng không thèm dọn dẹp. Tôi đánh tiếng với mẹ chồng, ra ý nhờ bà nhắc nhở cô ấy giúp. Thế là bà sửng cồ lên với tôi ngay lập tức, bảo tôi ích kỉ, hẹp hòi...

Giờ thì tôi đã hiểu, con dâu và con gái luôn có một khoảng cách xa vời mà dù bạn có nỗ lực đến mấy thì vẫn không thể gần gũi, được mẹ chồng yêu thương, chiều chuộng như đối xử với con gái.

Hơn thế nữa, mối quan hệ chị dâu - em chồng cũng nhạy cảm và phức tạp chẳng kém gì mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu. Vì thế, trông chờ sự giúp đỡ của mẹ chồng trong tình huống này là sai lầm lớn, bởi điều đó chẳng khác nào bạn đang bắt mẹ chồng chọn lựa giữa hoặc con gái - hoặc con dâu. Và tất nhiên, bà phải chọn con gái bà chứ", Trịnh Thị Kiều Anh - 32 tuổi, Nhân Chính (Hà Nội), cho biết.

"Mẹ không biết cách dạy dỗ bọn trẻ"

"Một lần, tôi đã nghe được câu chuyện của mẹ chồng nói với người hàng xóm rằng 'Nếu con dâu tôi được quyền quyết định thì chắc chẳng bao giờ nó cho tôi động chạm gì đến con nó'. Tôi về ngẫm nghĩ lại thì đoán ra chắc bà vẫn còn giận bởi câu nói của tôi: 'Mẹ cứ kệ chúng nó chơi, mẹ không biết cách dạy dỗ bọn trẻ bây giờ đâu'.

Không ít lần tôi và mẹ chồng đã mâu thuẫn với nhau chỉ vì cách dạy dỗ con cháu. Tôi thì cho rằng bà cổ hủ, lỗi thời, bà thì nghĩ tôi bảo thủ, lúc nào cũng coi mình là nhất.

Có lẽ, trừ khi bạn phát hiện ra điều gì quá nghiêm trọng, có tác hại rõ ràng đến con mình thì bạn mới nên góp ý thẳng thắn với mẹ chồng. Mà tốt nhất, trong trường hợp đó bạn cũng nên nhờ chồng lên tiếng. Còn lại, mọi lời góp ý của bạn về cách dạy dỗ, chăm sóc bọn trẻ với mẹ chồng đều sẽ khiến bà phật ý", Diệp Chi - 30 tuổi, Hà Đông (Hà Nội), tâm sự.
 
"Chẳng nghĩ lấy chồng lại khổ thế này!"

"Sự thật là tôi chưa từng hình dung cuộc sống gia đình lại vất vả đến thế. Lấy chồng về, chồng tôi làm ăn thua lỗ, nợ nần kha khá nên bao nhiêu vốn liếng cả hai chăm chỉ làm lụng được đều phải dồn vào trả nợ. Rồi khổ hơn là lúc sinh con, đầu tắt mặt tối biết bao việc suốt cả ngày, chẳng có thời gian mà làm gì cho riêng mình nữa.

Một lần ngồi nấu cơm với mẹ chồng, thấy bà thật lòng thương con thương cháu, tôi mới tâm sự thật rằng 'Con chẳng nghĩ lấy chồng lại khổ thế này'. Bà nghiêm mặt nói tôi ngay 'Sao từ đầu nhà tôi phản đối cô không thôi luôn đi, giờ còn than nghèo kể khổ. Con ngoan, chồng tốt như thế cô còn muốn gì nữa? Người ta còn lấy phải chồng đểu đến đâu vẫn phải chấp nhận, đằng này được voi đòi tiên à?'.

Chưa bao giờ tôi chứng kiến mẹ chồng tức giận đến thế. Tôi sợ quá, ngồi im không dám nói năng gì. Từ đấy, dù có thấy khó khăn, vất vả thế nào tôi cũng chẳng dám hé răng nửa lời tâm sự gan ruột với mẹ chồng. Đúng là người ta nói chẳng sai, mẹ chồng vẫn là mẹ của chồng thôi, không bao giờ thông cảm và yêu thương mình được như mẹ đẻ cả", Mai Thanh - 35 tuổi, nhân viên bán hàng, chia sẻ.

9 cách phàn nàn khéo léo với chồng

 Mỗi khi bạn định nói với chồng mình những việc quan trọng thì anh ấy lại lảng tránh hoặc thấy khó chịu. Dưới đây là 9 cách phàn nàn để chồng bạn lắng nghe.

“Gia đình anh ghét em”
Khi bạn nói câu này thì chồng bạn sẽ hiểu là: “Gia đình anh thật khó chịu và đó là lỗi của anh khiến họ không thích em”. Phụ nữ thích nói về các mối quan hệ trong khi đàn ông lại nghĩ đến vấn đề giải quyết chúng. Khi những lời phàn nàn có những từ như “anh, gia đình anh” thì chồng bạn sẽ có cảm giác bị công kích thay vì nghe rằng bạn muốn được anh ấy giúp đỡ. Thay vì phàn nàn về gia đình anh ấy tại sao bạn lại không nói với anh ấy rằng: “Em muốn thân thiết hơn với gia đình anh. Vậy em nên làm thế nào?”.

Thay vì phàn nàn hãy nói khéo với chồng bạn


“Em nghĩ anh cần một công việc mới rồi đấy”
Lúc này anh ấy sẽ hiểu là: “Anh đúng là kẻ vô tích sự. Tôi ước gì mình lấy được người kiếm ra nhiều tiền hơn”. Khi bạn đánh giá về sự lựa chọn nghề nghiệp của anh ấy sẽ động chạm đến bản lĩnh đàn ông của anh ấy. Thay vì thế, bạn nên nói với anh ấy rằng: “Em nghĩ công việc hiện tại không đền bù thỏa đáng cho anh. Anh nên tìm một việc khác tốt hơn”.

“Em mong anh dành thời gian nhiều hơn cho bọn trẻ”
Chồng bạn hiểu là: “Anh là một ông bố tồi”. Đừng chỉ trích cách nuôi dạy con cái của anh ấy sẽ khiến anh ấy không thoải mái khi ở cùng bọn trẻ. Đàn ông thích được hỏi ý kiến, điều đó làm tăng lòng tự tin ở họ. Hãy nói với chồng bạn: “Bọn trẻ rất thích chơi với anh, tại sao anh lại không nghĩ ra một số trò chơi cùng với chúng nhỉ?”.

“Sao em cứ phải làm tất cả việc nhà chứ”
Câu này với chồng bạn có nghĩa là: “Anh đúng là kẻ lười biếng”. Đàn ông không giỏi trong việc đồng cảm với phụ nữ. Anh ấy sẽ chẳng nói: “Em nói đúng. Em đã phải làm việc quá sức”. Nếu khéo léo, bạn nên bảo anh ấy: “Em rất vui khi anh lau nhà ngày hôm qua. Chúng ta có thể liệt kê danh sách các việc nhà và chia nó ra không nhỉ?”. Khen ngợi những việc làm của anh ấy sẽ tạo động lực cho anh ấy tiếp tục giúp đỡ bạn. Một khi anh ấy đã giúp đỡ bạn làm việc nhà, hãy để anh ấy làm chúng theo cách riêng của mình.

“Anh đi chơi với bạn bè còn nhiều hơn là đi với em đấy”
Chồng bạn sẽ hiểu rằng: “Anh thích ở bên bạn bè mình hơn là em”. Anh ấy có thể nghĩ rằng bạn không đánh giá cao thời gian anh ấy ở bên bạn, hơn nữa anh ấy tin rằng việc anh ấy xem bóng đá hay chơi bài cùng bạn bè là những việc không bao giờ bạn thích làm cùng anh ấy. Sao bạn không nói với anh ấy rằng: “Em tôn trọng thời gian anh dành cho bạn bè nhưng em hơi ghen tỵ khi anh ra ngoài chơi mà không có em”. Sau đó bạn có thể tiến xa hơn như: “Em muốn vợ chồng mình ra ngoài cùng nhau nhiều hơn. Thứ bảy này chúng mình có nên ăn tối ở nhà hàng không nhỉ?”.

“Anh chẳng bao giờ nói với em bất cứ việc gì cả”
Chồng bạn sẽ hiểu là: “Mối quan hệ của chúng ta đang gặp rắc rối và anh là người có lỗi”. Phụ nữ thường có xu hướng liên kết các vấn đề với nhau còn đàn ông chỉ muốn làm một việc tại một thời điểm. Một câu quy kết như thế sẽ không khuyến khích chồng bạn đối thoại đâu. Hãy nỏi với anh ấy: “Hình như anh đang căng thẳng về công việc. Hãy nói cho em nghe điều gì khiến anh phiền lòng vậy?”. Cách này sẽ chứng minh rằng bạn muốn giúp đỡ anh ấy giải quyết những phiền hà của bản thân.

“Anh không đánh giá cao em”
Chồng bạn sẽ hiểu là: “Anh không yêu em”. Phụ nữ muốn được khẳng định thông qua lời nói, đàn ông muốn thể hiện sự cảm kích thông qua hành động. Bạn có thể nói với anh ấy bằng cách khác: “Đôi khi, em cũng cần được khen ngợi về những nỗ lực cho gia đình. Em biết đôi khi mình quên việc thừa nhận những nỗ lực của anh. Chúng ta cũng nên khen ngợi nhau nhiều hơn phải không?”.

“Anh không bao giờ gặp gỡ bạn bè của em cả”
Chồng bạn lại hiểu rằng: “Anh không bao giờ quan tâm đến những gì quan trọng với em”. Thay vì phàn nàn, bạn thử nói với anh ấy rằng: “Em hay khen ngợi anh với bạn bè. Họ cũng muốn gặp anh để xem anh tuyệt vời thế nào. Em rất vui khi anh gặp gỡ họ”.

“Lúc nào anh cũng chỉ biết công việc”
Chồng bạn hiểu là: “Anh yêu công việc hơn cả em đấy”. Anh ấy biết rằng bạn không vui khi anh ấy vùi đầu vào công việc hơn là ở nhà. Vì thế, để anh ấy bớt cảm giác tội lỗi về việc này bạn hãy nói với anh ấy cảm giác của bạn khi anh ấy vắng nhà thường xuyên và sự thỏa hiệp để anh ấy có thể vừa dành thời gian cho gia đình vừa hoàn thành tốt công việc. Bạn có thể ngọt ngào với anh ấy: “”Em biết công việc ở cơ quan rất bận rộn nhưng em cũng muốn anh giúp đỡ em chăm sóc con cái và về ăn tối với em. Tuần này anh có thể về sớm hơn được không, nếu không bận lắm anh có thể nấu bữa tối rồi làm việc khi em cho bọn trẻ đi ngủ được chứ?”. Cách nhờ vả khéo léo này thì ông chồng nào có thể từ chối chứ.




Cư xử với gia đình chồng thế nào
Bí quyết cư xử với mẹ chồng
Cư xử với người yêu cũ của chồng
Gây ấn tượng với bố mẹ chồng tương lai
Đối xử với em chồng thế nào cho khéo
Cư xử với gia đình chồng thế nào
Đối xử với con riêng của chồng như thế nào?
Cư xử với gia đình vợ như thế nào?





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý